Nhật Bản thắt chặt an ninh xung quanh quần đảo tranh chấp và tái khẳng định quyền sở hữu đối với chuỗi đảo, một năm sau sự kiện nước này quốc hữu hóa các hòn đảo, gây ra tranh cãi gay gắt với Trung Quốc .
Căng thẳng vẫn còn cao, với Bắc Kinh cử một số tàu tuần duyên xuất hiện ở quanh khu vực các hòn đảo hôm thứ Ba.
Trung Quốc mô tả vụ mua đảo này là không hợp lệ .Nhật Bản mua các hòn đảo mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài, từ một chủ sở hữu tư nhân của Nhật Bản một năm trước đây .
Bắc Kinh cho hay đã tiến hành 59 cuộc tuần tra gần quần đảo kể từ năm ngoái với các tàu ra vào khu vực mà Nhật Bản nói là lãnh hải của họ .
Hôm thứ Tư, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản với các đảo.
"Chúng tôi ngăn chặn tàu của chính quyền Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của chúng tôi, với các tàu của chúng tôi ở rất gần các tàu Trung Quốc"
Yuma Miyako, quan chức tuần duyên Nhật Bản
"Các hòn đảo này hiển nhiên là lãnh thổ của Nhật Bản.
“Chúng tôi duy trì lập trường chủ quyền bất khả tranh cãi đối với nó," ông nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói giám sát đã tăng lên trong khu vực có các hòn đảo nhưng không cho biết thêm chi tiết, theo hãng tin Associated Press.
Trong khi đó quan chức phụ trách Phòng vệ Bờ biển Yuma Miyako nói với hãng AFP rằng cơ quan này được đặt trong trạng thái “báo động cao” nhân đánh dấu một năm sự kiện quốc hữu hóa.
"Chúng tôi ngăn chặn tàu của chính quyền Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của chúng tôi, với các tàu của chúng tôi ở rất gần các tàu Trung Quốc," quan chức này nói .
‘Phi cơ không người lái’
Trung Quốc đã điều một số tàu tuần tra bảo vệ bờ biển tới khu vực xung quanh các hòn đảo tranh chấp kể trên vào hôm thứ Ba, dẫn tới việc Nhật Bản triệu đại sứ của Bắc Kinh ở Tokyo đến để phản đối.
"Quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quần đảo Điếu Ngư là mạnh mẽ. Nhật Bản phải chuẩn bị gánh chịu các hậu quả của hành động khiêu khích này"
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TQ, Hồng Lỗi
Ông Suga cũng cho biết hôm thứ Ba rằng Tokyo đang cân nhắc việc đóng các viên chức dân sự trên hòn đảo như một lựa chọn, điều đã làm Bắc Kinh phản ứng giận dữ.
"Quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quần đảo Điếu Ngư là mạnh mẽ," phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.
"Phía Nhật Bản phải chuẩn bị gánh chịu các hậu quả của hành động khiêu khích này."
Báo chí Trung Quốc cũng đánh dấu sự kiện một năm bằng việc ca ngợi các tàu Trung Quốc tuần tiễu tới khu vực quần đảo.
"Nhân ‘một năm đánh dấu' từ khi Nhật Bản tổ chức trò 'mua' quần đảo Điếu Ngư, thực hiện trò hề của cái gọi là 'quốc hữu hóa', tuần duyên của Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ và thái độ kiên quyết bảo vệ các quyền trên biển của chúng ta," tờ Nhân dân Nhật báo nói.
"Trung Quốc cần nắm cơ hội để thuyết phục nhiều người trên khắp thế giới hơn về những động cơ nguy hiểm về quyền trên biển của Nhật Bản," một bài xã trên tờ Hoàn cầu Thời báo nói thêm.
Hôm thứ Hai, một phi cơ được cho là không người lái của Trung Quốc đã được phát hiện trong không phận quốc tế gần quần đảo, gây nên mối quan ngại từ phía Nhật Bản .
Quần đảo nằm ở phía đông của Trung Quốc và tọa lạc ở mạn tây nam của Okinawa, Nhật Bản.
Các hòn đảo nằm gần tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng và là một khu vực có nguồn lợi phong phú cho đánh cá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét