Pages

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bản án Vinalines trên báo chí quốc tế

Ông Dương Chí Dũng và các bị cáo nghe tuyên án tại tòa hôm 16/12
Hai lãnh đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12.
Ông Dương Chí Dũng, 56 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Sau đây là một số phản ứng và ý kiến của truyền thông quốc tế về sự kiện này.
Ông Mai Văn Phúc, 56 tuổi, nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên phó vụ trưởng Vụ Vận tải, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 18 năm tù về tội cố ý làm trái.
Bloomberg:
Các bản án có vẻ ra chỉ dấu về sự trừng phạt các công ty nhà nước trong bối cảnh Việt Nam cố gắng cải tổ hệ thống quốc doanh và hệ thống ngân hàng oằn gánh vì tỉ lệ nợ xấu cao nhất Đông Nam Á.
Nói với Bloomberg, kinh tế gia Alan Pham của quỹ VinaCapital ở TP. HCM nhận xét: “Nếu án tử hình được thi hành, nó sẽ thực sự là sự ngăn chặn. Còn nhiều vụ khác chưa bị đưa ra ánh sáng.”
Wall Street Journal:
Nhiều người Việt Nam cho rằng tham nhũng là một trong những yếu tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế yếu kém trong nhiều năm nay.
Điều này đã làm giảm đi đáng kể vị thế của Đảng Cộng sản cũng như chính phủ, buộc nhà cầm quyền phải tăng nỗ lực trong công tác chống tham nhũng.
"Đây là bản án nghiêm khắt hiếm thấy ở một đất nước cộng sản nơi mà quan chức cấp cao hiếm khi bị buộc tội."
Hãng thông tấn Reuters
AP:
Tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với hai cựu lãnh đạo của tổng công ty hàng hải Vinalines vào thứ Hai trong động thái nhằm chứng minh chính quyền đang đẩy mạnh công tác chống tham nhũng.
Sự bất mãn của người dân trước nạn tham nhũng hoành hành đang đe dọa trực tiếp tính chính danh của lãnh đạo Việt Nam, trong lúc chính quyền đang đối đầu với một nền kinh tế đình trệ và sự bùng nổ của lực lượng phản kháng trên mạng.
Các nhà lãnh đạo đã tuyên bố sẽ tăng cường nỗ lực trong công tác phòng chống tham nhũng, tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng họ không có bản lĩnh để giải quyết những vấn đề sâu rộng hơn ngoài việc sử dụng những bản án.
Từ Hà Nội, tiến sỹ Nguyễn Quang A nói hai bản án tử hình không đủ để triệt tiêu nạn tham nhũng mà cần phải có những biện pháp để phòng ngừa tham nhũng ngay từ ban đầu.
Reuters:
Đây là bản án nghiêm khắc hiếm thấy ở một đất nước cộng sản nơi mà quan chức cấp cao hiếm khi bị buộc tội.
Bản án này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang tìm cách tái cơ cấu hàng trăm doanh nghiệp nhà nước nhằm phục hồi nền kinh tế đang bị bao phủ bởi nợ xấu, phần lớn là do chính các doanh nghiệp này gây ra.
Việt Nam đã muốn đưa Vinalines trở thành một trong những công ty hàng hải lớn nhất thế giới trong một phần kế hoạch thiết lập những tập đoàn nhà nước thành công theo mô hình tương tự các chaebol của Nam Hàn.
Tuy nhiên cũng giống như tất cả mọi doanh nghiệp nhà nước, vốn được hưởng nguồn tín dụng thoải mái, Vinalines đã gặp thảm họa khi mở rộng ra những ngành không liên quan như bất động sản và chứng khoán.
Tập đoàn này sau đó đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cho đến cuối năm 2011 đã nợ đến 2 tỷ đôla, theo báo cáo của chính phủ hồi năm ngoái.
Có thể gia đình ông Dương Chí Dũng sẽ kháng án
Tân Hoa Xã:
Vụ án tham nhũng của Vinalines là vụ thứ ba được đưa ra xét xử kể từ tháng 11 năm nay trong lịch trình xét xử 10 vụ tham nhũng nghiêm trọng khác tại Việt Nam.
AFP
Việt Nam đã tuyên án hai cựu lãnh đạo Vinalines, doanh nghiệp nhà nước đầy tai tiếng, vì tội tham nhũng, trong động thái nhằm xoa dịu sự bất mãn của dư luận.
Quan ngại về các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu dấy lên sau khi tập đoàn Vinashin đứng trước bờ vực phá sản hồi năm 2010 do khối nợ hàng tỷ đôla.
Một số dự án gây lỗ của Vinashin sau đó đã chuyển qua cho Vinalines, mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng công ty này không đủ khả năng quản lý chúng.
Việt Nam bị cho là một trong những nước nhiều tham nhũng nhất trên thế giới, và vấn nạn này là một trong những yếu tố khiến người dân bất mãn nhất.
Nạn tham nhũng, quản lý yếu kém và khối nợ khổng lồ của các doanh nghiệp nhà nước được cho là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn kinh tế mà nước này đang đối mặt.

Không có nhận xét nào: