Theo trang tin Strategy Page, Hải quân Mỹ đã đặt hàng các nhà thầu gấp rút thiết kế và sản xuất cho họ mục tiêu bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc.
Rõ ràng họ đã tính toán và nhận ra rằng các quốc gia có nguy cơ lớn nhất trở thành kẻ thù của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm do Trung Quốc sản xuất .
Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều tên lửa chống tàu loại C-801 hoặc C-802, bản thân họ cũng sử dụng các loại tên lửa này. Trong đó, C-801 có chiều dài 5.81m, đường kính 0,36m, trọng lượng 636kg và có tầm bắn tối đa khoảng 42km. C-801 gần giống với loại tên lửa Exocet của pháp, và người ta cho rằng nó được thiết kế dựa trên nền tảng Exocet.
Biến thể cao cấp hơn của C-801 là C-802A với chiều dài 6,8m, đường kính 0,36m, trọng lượng 682kg và lắp đầu đạn nặng 165kg. C-802 có tầm bắn tối đa là 120km, và đạt tốc độ lên đến 250m/s.
Tên lửa hành trình cận âm C-802 của Trung Quốc sản xuất. |
Thiết kế tên lửa Exocet của Pháp có trọng lượng 670kg, tầm bắn 70km (biến thể gần đây đã tăng tầm lên 180km) đã xuất hiện được khoảng hơn 30 năm. Nó từng được sử dụng trong các cuộc chiến và có độ tin cậy khá cao. C-802 mặc dù không được “siêu việt” như Exocet nhưng nó có hình dáng tương tự và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hành trình hoàn thiện nâng cấp “biến thể Exocet” của họ.
Ngoài việc phát triển và khẩn trương đưa vào sử dụng mục tiêu bay cận âm, cách đây 3 năm Hải quân Mỹ đã đưa loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu siêu thanh vào hoạt động trong quân đội.
Mục tiêu bay siêu thanh này định danh là GQM-163A Coyote SSST (supersonic sea-skimming target). Nó được trang bị 2 động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực dòng thẳng ramjet cho hành trình bay chính. GQM-163A có thể đạt tầm bắn tới 110km và tốc độ hành trình lên đến 2.600km/h.
Coyote được sử dụng với mục đích mô phỏng chân thực nhất của cuộc tấn công từ tên lửa hành trình siêu thanh Klub của Nga, giúp các chiến hạm Mỹ luyện tập dần với việc đối phó với loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm này. Sẽ có ít nhất là 39 quả GQM-163A được chế tạo với giá thành 515.000 USD/quả. Như vậy GQM-163A sẽ là mục tiêu bay tên lửa đầu tiên của Mĩ sử dụng thành công động cơ phản lực dòng thẳng ramjet và công nghệ này giờ đây có thể được áp dụng trên các loại tên lửa khác.
Mục tiêu bay siêu thanh GQM-163A Coyote SSST. |
Coyote sẽ là câu trả lời của Mỹ trước tình hình có rất nhiều quốc gia đã trang bị các tên lửa chống tàu siêu âm khác. Đặc biệt, có người còn lo sợ rằng tên lửa chống tàu 3M54 của Nga (thuộc tổ hợp tên lửa Klub), loại được sử dụng ở các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc không thể bị đánh chặn.
Với trọng lượng 2 tấn và có thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533mm trên tàu ngầm Kilo, 3M54 lắp đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 300km, và có thể đạt vận tốc lên tới 3.000km/h trong một phút trước khi tiếp cận mục tiêu.
Điều khiến cho 3M54 trở nên đặc biệt nguy hiểm chính là tính năng tăng tốc trước khi tiếp cận mục tiêu của nó, tính năng này sẽ hoạt động khi tên lửa chỉ còn cách mục tiêu khoảng 15km. Ở vị trí ấy, tên lửa sẽ di chuyển ở độ cao khoảng 30m.
Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa. Tính năng tăng tốc độ khi đến gần mục tiêu giúp cho tên lửa di chuyển quãng đường 15km cuối cùng chỉ trong vòng dưới 20 giây, điều này sẽ gây khó khăn cho các loại vũ khí chống tên lửa trong việc "hạ gục" chúng.
Mỹ rất ngán ngại tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S vốn trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc. Trong ảnh là kỹ sư Nga nạp đạn 3M-54 vào tàu ngầm Kilo. |
Tên lửa 3M54 cũng tương tự như một loại tên lửa trước đó của Nga được sử dụng trong chiến tranh lạnh, đó là 3M80. Loại này có đầu đạn lớn hơn 300kg và tầm bắn thấp hơn 120km. Đáng lưu ý, 3M80 hiện được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Những tên lửa này đang được xem xét để sử dụng như một “sát thủ tàu sân bay”, thế nhưng không ai biết được sẽ có bao nhiêu trong số chúng sẽ được dùng để phóng vào các tàu sân bay, chứ chưa nói đến việc đánh chìm chúng. Thêm vào đó, tên lửa của Nga có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, và thường được xem là vận hành một cách thất thường.
(Kiến thức)
1 nhận xét:
Chuẩn bị gì cho mệt muốn diệt nó phải diệt trong trứng nước ... trung cọng có câu'' trảm mã trà '' cho nó ăn uống no say rồi lấy nó ra làm trà uống chơi ! liệu người MỶ CÓ ĐỦ SIÊU để làm việc đó ...không ? hay là đợi rồng đủ lông đủ cánh khạt ra lửa , tạo đủ vây đủ thế đánh một trận ra trò luôn ... công nhận mỷ hào hoa thật chờ mạ má sưng đáy anh cao bồi ạ...j chỉ tiết một đều rằng trung cong nôn móng tranh ngôi bá chủ , hơi vội lộ mặt thật gian ác của mình ... đẻ đối phương trở tay thoải mái tiết thật tham thì thâm...
Đăng nhận xét