Pages

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

'Trung Quốc không muốn leo thang'

Giàn khoan của CNOOC
Trung Quốc thấy sự thôi thúc phải đảm bảo nguồn cung năng lượng, theo ông Gary Li
Một nhà nghiên cứu hàng hải từ Trung Quốc nói Bắc Kinh không muốn leo thang thêm nữa trong căng thẳng hiện nay.

Nhưng chuyên gia hải quân Carl
 Thayer từ Australia cũng nói có bảy tàu hải quân của Giải phóng Quân Nhân Dân có mặt ở các vị trí quanh giàn khoan.Ông Gary Li, phân tích gia cao cấp về hàng hải của tổ chức IHS với 8.000 nhân viên trên toàn cầu nói hãng dầu khí CNOOC của Trung Quốc cho tàu hải cảnh bán quân sự hộ tống giàn khoan.

Mặc dù vậy cho tới nay dường như chỉ có tàu hải cảnh đối mặt với các tàu của cảnh sát biển Việt Nam.
Ông Li nhận xét trong phỏng vấn với BBC tiếng Trung:
"Điều này cho thấy Trung Quốc không muốn leo thang thêm nữa; và chuyện Việt Nam phải dựa vào các cuộc biểu tình ở trong nước cho thấy họ không đủ sức cản Trung Quốc."
"Nhất là từ sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc cảm thấy sự thôi thúc phải có nguồn cung năng lượng được đảm bảo, ít phụ thuộc hơn vào nguồn cung từ Trung Đông, phát triển nhiên liệu sạch và hỗ trợ cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng."
Chuyên gia Gary Li
Ông Li cũng cho rằng việc hạ giàn khoan của CNOOC nằm trong chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng của Bắc Kinh.
"Nhất là từ sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc cảm thấy sự thôi thúc phải có nguồn cung năng lượng được đảm bảo, ít phụ thuộc hơn vào nguồn cung từ Trung Đông, phát triển nhiên liệu sạch và hỗ trợ cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
"Diễn biến giàn khoan của CNOOC xảy ra vào thời điểm Trung Quốc tập trung vào phát triển ngành công nghiệp ngoài khơi mạnh hơn cũng như giữa lúc các công ty nhà nước Trung Quốc chịu sức ép phải nắm được các nguồn lực ngoài khơi."
Chuyên gia này cũng cho rằng CNOOC đánh giá tiềm năng dầu khí ở vùng họ mang giàn khoan tới lớn hơn so với đánh giá của các chuyên gia khác.

'Võ miệng'

Trong khi đó trang The Diplomat hôm nay cũng có bài nói chuyện CNOOC đưa tài sản trị giá một tỷ đô la vào Biển Đông như hiện nay cho thấy "tính chất chính trị và được lên kế hoạch từ trước" của động thái này.
BấmThe Diplomat cũng nói Trung Quốc "đánh cược với độ tự tin cao là bất chấp sự khiêu khích [qua việc đặt] giàn khoan dầu, Việt Nam sẽ chỉ phản bác bằng võ miệng và sự kiềm chế - chứ không phải bằng vũ lực."
Trang mạng này cũng nói tuyên bố của Hoa Kỳ coi hành động của Trung Quốc là "khiêu khích" sẽ không đủ để ngăn các hành động tương tự của Trung Quốc trong tương lai.
Bản thân truyền thông Trung Quốc có vẻ giảm nhẹ tính nghiêm trọng của vụ việc trong khi truyền thông Việt Nam được bật đèn xanh để công kích trực diện Trung Quốc về việc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam.

Không có nhận xét nào: