Nữ Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston (thứ 5 từ trái sang) và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (thứ 2 từ phải sang) trong hội nghị 2+2.REUTERS/Yuya Shino |
Lưu Tường Quang / Tú Anh
Nhật và Úc bắt tay chặt chẽ với hiệp ước hợp tác an ninh quốc phòng, trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi sẽ dành chuyến công du đầu tiên sang Tokyo và cho biết sẽ « đối đầu» với Trung Quốc khi cần thiết. Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách «tự vệ tập thể của Nhật ». Cả ba quốc gia dân chủ đều do cánh hữu lãnh đạo. Phải chăng một liên minh tam cường đang hình thành để đối phó với Trung Quốc ?
Tại Diễn đàn An ninh khu vực Shangri-La hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6, qua thông điệp của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp các nước trong khu vực Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo và gián tiếp lên án Trung Quốc đối xử với các lân bang theo kiểu lấy thịt đè người mà chính nước Nhật hùng mạnh, cũng là nạn nhân từng ngày trên mặt biển và trên không phận Hoa Đông.
Tuy nhiên, trái với thái độ phô trương, kẻ cả của Bắc Kinh, Tokyo từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật.
Vào giữa thập niên 2000, ý niệm xây dựng một vòng cung từ Ấn Độ ngang Nhật Bản kéo dài xuống tận Nam Thái Bình Dương với Úc đã từng được ba vị Thủ tướng lúc đó là Junichiro Koizumi của Nhật, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn đã phát họa và được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W.Bush ủng hộ.
Tuy nhiên, ý niệm này đã không được tiến hành một phần vì tại Washington, đảng Dân chủ lên thay đảng Cộng hòa mà một phần, như tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi của đảng Dân Tộc, lúc còn ở thế đối lập, chê trách đảng Quốc Đại quá nhu nhược đối với Trung Quốc làm New Delhi mất uy thế trên trường quốc tế và bị Bắc Kinh lấn áp.
Mười năm sau, không hẹn mà nên, cả ba nền dân chủ ở Châu Á-Thái Bình Dương đều do cánh hữu lãnh đạo. Tháng 7 năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu An ninh mới của Mỹ, do cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell thành lập, và cũng là nơi cung cấp chuyên gia chiến lược cho Nhà Trắng, quan tâm đặc biệt đến khả năng xây dựng một liên minh hải quân Nhật-Úc- Ấn.
Phải chăng thời cơ đã đến để hình thành một « bàn cờ chiến lược » Nhật-Úc và Ấn và nếu thêm Hoa Kỳ sẽ chuyển thành tứ cường theo đội hình « kim cương », học thuyết an ninh của…Shinzo Abe ?
Trong bối cảnh trục Nhật- Úc được củng cố với kết quả hội nghị 2+2 tại Tokyo, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
Nhà phân tích Lưu Tường Quang : « Tại Shangri-La, ông Shinzo Abe đã khơi lại khả năng một « tam cường » khu vực… Để làm gì ? Chúng ta phải phân biệt lời lẽ ngoại giao và thực chất bên trong hậu trường. Nước nào cũng nói cần có liên hệ tốt với Trung Quốc, không bao vây Trung Quốc.
Trên thực tế, bên trong hậu trường, bên trong những cuộc thảo luận của các hội đồng nội các, từ Tokyo, Jakarta đến Canberra đều công nhận sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc là một mối đe dọa cho vùng Châu Á- Thái Bình Dương. Các nước khu vực có sự thỏa hiệp với nhau chặt chẽ hơn và đồng thời, một cách đơn phương, họ gia tăng chi phí quốc phòng…một tam giác, một bàn cờ chiến lược đang hình thành ».
Tuy nhiên, trái với thái độ phô trương, kẻ cả của Bắc Kinh, Tokyo từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật.
Vào giữa thập niên 2000, ý niệm xây dựng một vòng cung từ Ấn Độ ngang Nhật Bản kéo dài xuống tận Nam Thái Bình Dương với Úc đã từng được ba vị Thủ tướng lúc đó là Junichiro Koizumi của Nhật, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn đã phát họa và được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W.Bush ủng hộ.
Tuy nhiên, ý niệm này đã không được tiến hành một phần vì tại Washington, đảng Dân chủ lên thay đảng Cộng hòa mà một phần, như tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi của đảng Dân Tộc, lúc còn ở thế đối lập, chê trách đảng Quốc Đại quá nhu nhược đối với Trung Quốc làm New Delhi mất uy thế trên trường quốc tế và bị Bắc Kinh lấn áp.
Mười năm sau, không hẹn mà nên, cả ba nền dân chủ ở Châu Á-Thái Bình Dương đều do cánh hữu lãnh đạo. Tháng 7 năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu An ninh mới của Mỹ, do cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell thành lập, và cũng là nơi cung cấp chuyên gia chiến lược cho Nhà Trắng, quan tâm đặc biệt đến khả năng xây dựng một liên minh hải quân Nhật-Úc- Ấn.
Phải chăng thời cơ đã đến để hình thành một « bàn cờ chiến lược » Nhật-Úc và Ấn và nếu thêm Hoa Kỳ sẽ chuyển thành tứ cường theo đội hình « kim cương », học thuyết an ninh của…Shinzo Abe ?
Trong bối cảnh trục Nhật- Úc được củng cố với kết quả hội nghị 2+2 tại Tokyo, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
Nhà phân tích Lưu Tường Quang : « Tại Shangri-La, ông Shinzo Abe đã khơi lại khả năng một « tam cường » khu vực… Để làm gì ? Chúng ta phải phân biệt lời lẽ ngoại giao và thực chất bên trong hậu trường. Nước nào cũng nói cần có liên hệ tốt với Trung Quốc, không bao vây Trung Quốc.
Trên thực tế, bên trong hậu trường, bên trong những cuộc thảo luận của các hội đồng nội các, từ Tokyo, Jakarta đến Canberra đều công nhận sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc là một mối đe dọa cho vùng Châu Á- Thái Bình Dương. Các nước khu vực có sự thỏa hiệp với nhau chặt chẽ hơn và đồng thời, một cách đơn phương, họ gia tăng chi phí quốc phòng…một tam giác, một bàn cờ chiến lược đang hình thành ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét