Một nhóm làm phim tại hải ngoại vừa cho ra đời một bộ phim tài liệu mang tựa đề Thảm họa bắc thuộc, nói về quan hệ Việt nam Trung quốc. Sau đây là trao đổi giữa Kính Hòa và ông Chu Lynh, một trong những người thực hiện bộ phim về việc xây dựng bộ phim cũng như nội dung của nó. Ông Chu Lynh cho biết:
Ông Chu Lynh: Cuốn phim Thảm họa bắc thuộc đã được thực hiện trong hơn hai năm, với cái nội dung chính yếu là nhận diện cộng sản Trung Hoa, và nhận diện cộng sản Việt nam trong cái thảm kịch đưa đất nước Việt nam vào tình trạng thảm họa bắc thuộc. Sau đó chúng tôi có nói tới, đề cập tới một phần khá quan trọng, đó là những ngọn lửa Việt xuất phát từ trong quá khứ của lịch sử Việt nam cho đến ngày hôm nay. Những người trong nước, đặc biệt là giới trẻ, tổ chức thành những đoàn thể để mà lên tiếng về cái thảm họa bắc thuộc ngày hôm nay. Và sau cùng là chúng tôi cũng gửi đi một thông điệp, thông điệp này trước tiên là của tiền nhân, kế tiếp là của những nạn nhân trong thảm kịch bắc thuộc.
Kính Hòa: Hiện nay Việt nam là một quốc gia độc lập, thế thì cái đe dọa là như thế nào để Việt nam lệ thuộc Trung Hoa như ông vừa nói, thì ông có thể nói rõ hơn không?
Ông Chu Lynh: Chuyện Bắc thuộc không phải chỉ có bây giờ mà nó xuất phát từ trong quá khứ. Nhưng mà người Tàu không làm gì được nước Việt nam, bởi vì lúc đó triều đình với dân là một để chống lại quân xâm lăng từ phía bắc. Nhưng ngày hôm nay, triều đình tức là cộng sản Việt nam không đứng về phía dân chúng, tức là không đứng về phía dân tộc, cho nên người dân rất khó lòng chống lại người Tàu. Ngược lại thì cộng sản Việt nam đã toa rập, thần phục, tiếp tay cho người Tàu để mở cửa, từ biên giới cho đến các lĩnh vực khác, để người Tàu chiếm các cuộc đấu thầu, những cuộc đấu thầu có tính chiến lược về kinh tế và quốc phòng đều lần lượt nằm trong tay người Tàu. Chúng tôi không đi vào chi tiết vì trong cuốn phim có nõi rõ những lãnh vực đó.
Nội dung chính yếu là nhận diện cộng sản Trung Hoa, và nhận diện cộng sản Việt nam trong cái thảm kịch đưa đất nước Việt nam vào tình trạng thảm họa bắc thuộcÔng Chu Lynh
Chúng tôi nghĩ rằng nếu mà ngày nay, cộng sản Việt nam trở về với dân tộc và đứng về phía dân chúng, thì chúng tôi nghĩ sẽ không có thảm họa bắc thuộc.
Kính Hòa: Thưa ông Chu Lynh, đây là một bộ phim tài liệu, vậy thì ông có thể cho biết những nguồn tài liệu nào đã được sử dụng và những nhân vật nào xuất hiện trong phim?
Ông Chu Lynh: Tài liệu về thảm họa bắc thuộc trôi nổi trên Internet rất là nhiều. Mà nếu mình lấy tài liệu trên Internet thì phải nói là rất khó khăn vì có quá nhiều tài liệu. Có nhiều bài báo có tính cách nghiên cứu, mà nhận định cũng không thuần nhất, thì cái nhiệm vụ của chúng tôi khi làm phim tài liệu là lọc và hệ thống hóa tất cả những dữ diệu trong quá khứ, và hiện tại. Chúng tôi lọc ra và chọn những tài liệu. Cộng với một số nhà nghiên cứu có uy tín ở hải ngoại, đồng thời chúng tôi cũng có phỏng vấn một số người trong nước.
Đặc biệt chúng tôi có mời ba nhân vật ngoại quốc là đạo diễn David Setter, ông là đạo diễn của bộ phim The age of Delirium, hình như dịch ra là Thời đại mê sảng. Giáo sư Stephen Young, ông là Giáo sư tại trường Đại học Hamline, Minnesota. Và sau cùng là Giáo sư Carlyle Thayer là chuyên viên về Đông Nam Á, rất nổi tiếng chuyên về bình luận vấn đề thời sự của Đông Nam Á. Nói tóm lại chúng tôi phỏng vấn 21 người.
Kính Hòa: Thưa ông Chu Lyng, trờ về với cái vấn đề bắc thuộc, có vẻ như người ta nói một trong những nguyên nhân của nó là do sự đồng ý thức hệ giữa hai đảng đang cầm quyền ở Trung quốc và Việt nam, có phải đó là nguyên nhân mà nhóm làm phim cho rằng dẫn tới thảm họa bắc thuộc của dân tộc Việt nam hay không?
Ông Chu Lyng: Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Carlyle Thayer có nói cái vấn đề là trước đây là ý thức hệ, nhưng cộng sản Việt nam không ngờ là ý thứ hệ bây giờ không còn nữa, mà bây giờ là ý thức dân tộc, quyền lợi của dân tộc. Cộng sản Việt nam đâu có ngờ rằng bây giờ là quyền lợi của Trung quốc. Khi nhận ra bây giờ đã quá muộn rồi, cái ý thức hệ bây giờ không còn nữa.
Kính Hòa: Dạ thưa ông, người ta cũng hay nói rằng là Việt nam đang thực hiện một chính sách gọi là chính sách đu dây giữa các cường quốc. Và dường như là họ cũng có những nổ lực như là mua sắm vũ khí, đôi khi họ cũng lên tiếng mạnh mẽ chống lại Trung quốc. Thì liệu khi nói rằng họ sẽ dẫn tới thảm họa bắc thuộc thì có quá đáng hay không?
Giáo sư Carlyle Thayer có nói cái vấn đề là trước đây là ý thức hệ, nhưng cộng sản Việt nam không ngờ là ý thứ hệ bây giờ không còn nữa, mà bây giờ là ý thức dân tộc, quyền lợi của dân tộcÔng Chu Lynh
Ông Chu Lynh: Chúng tôi không phải là những bình luận gia về thời cuộc, tuy nhiên nói về phương diện tài liệu, thì nếu bây giờ cộng sản Việt nam sắm tàu bè thì theo chúng tôi cũng là một cái điều cần, nhưng những cái lực lượng đó chưa chắc đối lại nổi với Trung quốc. Cái vấn đề bây giờ là nội lực của mình là chính chứ không phải là những vũ khí đó. Những vũ khí đó nếu đi kèm với nội lực, cộng sản Việt nam nếu khía thác được cái tinh thần dân tộc của mình, cái độc lập. Viện trợ của các nước chỉ là phần nhỏ.
Nếu nói là đu dây thì theo tôi nghĩ cộng sản Việt nam họ không có đủ khả năng để đu dây. Bởi vì đu dây là đu dây đường dài, chứ còn họ đu dây trong một thời gian thì người ta thấy cái sự man trá của họ.
Kính Hòa: Trước khi dừng lời, ông còn có ý nào nữa không về bộ phim này để nói với quí khán thính giả?
Ông Chu Lynh: Dạ thưa đó là một điều chưa được đề cập đến, hoặc đề cập đến mà quá sơ sài. Nếu ông Trung tá thủy quân lục chiến Hoa Kỳ James Zumwalt có nói về biến cố đá Garma, ông nói rằng đó là một thảm sát mà thế giới chưa biết đến, nhưng có một tổn thất lớn nhất là dân chúng tại biên giới sáu tỉnh phía bắc. Đây cũng là một thảm sát mà thế giới chưa biết đến. Người dân Việt nam trong nước hay ngoài nước nên chú ý tới cái điều này. Chúng tôi nghĩ là nếu ở trong nước có những nhà báo độc lập, những nhà làm phim độc lập, chứ không phải của nhà nước, làm một cuốn phim, một phóng sự, một bài viết về tình tại biên giới, về cái thảm kịch của họ, từ chiến tranh 1979 cho đến giờ, thì chúng tôi nghĩ là rất hữu ích cho đất nước.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét