Thu hoạch bông ở châu Phi
TỪ BÔNG TỚI THƯƠNG MẠI TỰ DO- TRÒ BỊP BỢM KHỐN NẠN CỦA LŨ BÓC LỘT LOÀI NGƯỜI
Lời dẫn: Báo chí VN thời gian gần đây quá thổi phồng về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cứ như nếu vào được TPP là mọi gia đình VN tự dưng được "đổi đời"!. Có người còn mạnh miệng tuyên bố: "Trung Quốc lập kỷ lục thế giới khi liên tục tăng trưởng 10% trong 7 năm liền nhưng điều đó sẽ trở thành nhảm nhí khi Việt Nam tăng trưởng 30%/năm nếu được vào Tpp & chỉ sau 3 năm, VN sẽ đứng đầu châu Á"?! Quả là những tuyên truyền ngu dốt và nhảm nhí. Dưới đây Google.tienlang giới thiệu bài viết của chuyên gia Kinh tế Kim Như Hoàng.
********
TPP toi đời đến năm 2017 mới đàm phán lại, có người khóc lóc vì "ngành dệt may VN mất đi cơ hội" khi thuế suất bằng không. Thoạt nhìn, ồ, điều đó mới hấp dẫn làm sao khi thị trường của chúng ta đang là Mỹ. Thật tốt nếu hàng của VN ngập tràn trên đất Mỹ với giá rẻ... nước ta sẽ kiếm bộn tiền và là cơ hội cho hàng trăm nghìn việc làm mỗi năm....
Mọi chuyện nếu đơn giản như vậy thì thế giới đã tốt đẹp nhường nào. Thế nhưng mọi thứ mĩ miều ấy được vẽ ra chỉ để che dấu cho một sự thật phũ phàng và sự bịp bợm khốn nạn: Thuế suất chỉ bằng không, khi hàng hóa đó phải có nguyên liệu nhập từ nội khối, nghĩa là chúng ta nói bái bai với nguồn nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc, các quốc gia Trung phi và nhập về nguyên liệu giá cao từ các quốc gia "nội khối" mà cụ thể là Mỹ và các quốc gia khác, nơi các công ty đa quốc gia đã độc quyền phân phối từ lâu. Mất đi lợi thế cạnh tranh của mình, chúng ta sẽ phá sản hàng loạt vì không chịu nổi giá cao và thuế nặng, nghĩa là, công dân nước ta chỉ còn cách trần lưng làm thuê cho chúng trên chính đất nước mình. Hầu hết các mặt hàng khác thế mạnh của chúng ta đều là mặt hàng gia công, từ giày da, kim khí... đến thậm chí cả NÔNG NGHIỆP- thành trì cuối cùng của kinh tế đất nước. Tại sao lại gia công ấy à, đó là vì giống, phân bón, thuốc trừ sâu của chúng ta sản xuất không đủ cho nông dân dùng- thứ chúng ta lúc này và cho tới khi gia nhập TPP vẫn nhập giá rẻ từ các nước khác "ngoại khối", lúc đó, nông dân của chúng ta không bán được sản phẩm do đội giá, do cạnh tranh từ các quốc gia khác với thuế suất bằng không... Nghĩa là phá sản hàng loạt, và đất đai lần nữa tập trung như đồn điền thực dân dưới tay của những tập đoàn khổng lồ từ Mỹ. Điều đó khác quái gì kỉ nguyên thực dân năm nào? TPP không làm tăng lên giá trị sản xuất của đất nước chúng ta, mà chỉ chuyển tiềm năng của chúng ta thành tiền cho bọn tài phiệt quốc tế!
*****
Nói về bông, mình cũng muốn kể một câu chuyện không liên quan khác như thế này với các bạn để các bạn thôi ảo tưởng về tự do thương mại: Bông của các quốc gia châu phi là một trong những nguồn bông nhiều và tốt nhất trên thế giới. Đơn giản là vì không chỉ khí hậu cha của hợp với trồng bông, mà công nghệ khai thác bông ở đây do quá lạc hậu mà chất lượng lại thành ra cao. (Nghe vô lý đúng không?).
Bông khai thác bằng tay không bị tổn thương sợi như khai thác máy công nghiệp trong khi giá cả nhân công ở châu Phi thì khỏi phải bàn- cực rẻ. Điều đó dẫn đến việc bông từ Mỹ, châu Âu không cạnh tranh được với các sản phẩm từ những quốc gia đói nghèo ấy. Chúng đã rắp tâm tiêu diệt khả năng xuất khẩu từ châu Phi nghèo đói bằng cách áp thuế chống bán phá giá, bằng đủ mọi điều kiện thương mại để bông châu Phi không còn chỗ dung thân. Lúc đó, chính chúng đã mua lại bằng các con đường trung gian, ép giá các quốc gia châu Phi để bán lại vào châu Âu, bán lại cho các quốc gia khác và kiếm lời trên sự kêu cứu của nông dân và người dân châu lục này... Thủ tục để chứng minh gốc gác nguồn hàng chỉ là trò mèo với bọn môi giới quốc tế mà thôi.
Các quốc gia khác muốn tiếp cận với nguồn bông này, hoặc bị gây khó khăn do ngăn cản hoạt động của các ngân hàng thương mại, hoặc do thao túng nguồn cung..., buộc phải qua chúng mới có thể mua được. Chúng đã bóc lột các nước nghèo trên thế giới như thế đó!
Cái gọi là tự do thương mại mà phương Tây luôn rêu rao là như vậy! Nên đừng có ảo tưởng vào chúng nếu muốn cứu lấy chủ quyền kinh tế nước nhà!
KIM NHƯ HOÀNG
(Googletienlang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét