Pages

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Dựa vào dân để chống tham nhũng?

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
Tại hội nghị tòan quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, do Ban Bí thư trung ương đảng cộng sản Việt Nam tổ chức hôm thứ hai 30 tháng 11 vừa qua tại Hà Nội, giới lãnh đạo đảng và chánh phủ khẳng định rằng, “chiến dịch chống tham nhũng chỉ thành công khi biết dựa vào người dân


Source cpv.org.vn
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ X của Đảng


Nói một đằng làm một nẻo
Lên tiếng trước hội nghị, phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kiêm phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng cho rằng, đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, trực tiếp và thường xuyên của tòan bộ hệ thống chính trị và xã hội.

Cũng tại hội nghị tòan quốc tổng kết công tác ngăn chống tham nhũng, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí Thư đảng khẳng định rằng, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chỉ thành công khi đảng và chánh phủ biết dựa vào người dân. Theo ông, nạn tham nhũng vẫn là một thách thức lớn, được xem là một nguy cơ mà đảng và nhà nước luôn cảnh báo và đặc biệt quan tâm.
Sau khi theo dõi nội dung của hội nghị tòan quốc chống tham nhũng được quảng bá trên các báo, đài phát thanh và truyền hình, ông Mai, một cư dân tại thành phố Hồ Chí Minh nói lên suy nghỉ của mình:

“Đó là trò lừa phỉnh thôi, chỉ là câu nói cho vui, dựa vào người dân thế nào được? Các ông ấy muốn đá bóng vừa thổi còi, nói dựa vào dân là mỵ dân.”


Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng


Cô giáo Bùi Thị Thành, một nạn nhân của vụ tham nhũng kể rõ về hoàn cảnh của mình, trong một vụ chiếm đoạt đất đai mới xảy ra:
“Nói lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, tham nhũng vẫn cứ tràn lan, tivi cũng nói như thế, nhưng thật ra thì họ không hề dựa vào người dân. Cụ thể là tại đường Kha Vạn Cân, em đang sống, họ làm vành đai Tân Sơn Nhất, Bình Lợi, người dân không hề chống, chịu chấp hành nhưng phải trả cho dân đủ đất, bồi thường đủ diện tích, mà dân đã đóng thuế và chánh phủ phải bồi thường theo giá thị trường, có thể chấp nhận được. Thực tế, họ bồi thường giá thấp hơn, không bằng một phần ba giá bình thường.

Họ cố tình cưỡng chế, cướp đất, phá nhà, cho xe ủi tới phá, đào bới nền nhà, làm mất tang chứng, lấy xà bần đem bán, rồi đổ đất khác vào, xóa hiện trường nhà mình, vì họ biết mình có giấy tờ đúng đắng, rõ ràng. Điều đó họ biết rất rõ, nhưng vẫn cứ làm càn, họ đâu cón dựa vào dân đâu.”

Tham nhũng hối lộ: một đại dịch
Ông Hoàng, một người dân cũng gặp hoàn cảnh bị mất nhà cửa nói rằng, cơ quan truyền thông chỉ là những phương tiện do nhà nước kiểm soát:
“Nói một đằng làm một nẻo, báo đài là tiếng nói của đảng thì phải nói theo chủ trương của nhà nước, chứ không bao giờ dám nói ngược lại, làm như vậy báo đó sẽ bị đóng cửa, khôngb thể nói theo kiểu đối lập được”.
Theo ông thì chuyện phòng chống tham nhũng rất khó thực hiện tại Việt Nam:

“Đi khiếu nại thì họ xuống giựt sập nhà của tôi luôn, tôi đang ở trong một cái lều. Vấn đề chống tham nhũng thì người dân luôn mong ước, nhưng mong ước ngoài tầm tay, cái này là đại dịch rồi, càng ngày càng nhiều, người dân có chống tham nhũng cũng bất thành công.”
Báo Pháp Luật Việt Nam cũng cho rằng, mỗi cán bộ, mỗi đảng viên trong tất cả các tổ chức đảng từ trung ương đến địa phương phải thật sự gương mẫu trong chủ trương thực hiện chính sách chống tham nhũng, đồng thời phải trực tiếp tham gia, hưởng ứng, lãnh đạo cuộc đấu tranh này thì mới có thể xoay chuyển được tình thế. Mặt khác, qua phát biểu từ “người dân thấp cổ, bé miệng” thì thành tích chống tham nhũng được tổng kết và báo cáo không phản ảnh đúng với hòan cảnh thật của xã hội Việt Nam, thực tế với lý thuyết hòan toàn trái ngược nhau.

Không có nhận xét nào: