Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Lối ra đầy chông gai

http://www.tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/th%c3%a1ng%209/18-9/_bw_817224384.jpgTấn Đức

Theo: saigontime

(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Với những bằng chứng rõ như ban ngày như thế này thì bao giờ ĐCS mới tuyên bố trên thông tin đại chúng là suy thoái đang đi dần vào cuộc sống người dân.
Bài viết dưới đây là một bài viết về tình trạng dự báo nhu cầu xi măng của VN và thế giới sai lầm, dẫn đến “kẹt” nguyên cả hệ thống 16 nhà máy xi-măng mà trong đó, 90 triệu dân tộc tôi phải đóng thuế để trả nợ cho 4 nhà máy xi-măng trong đó có nhà máy xi-măng Đồng Bành.

Tôi từng đảm nhiệm những chức vụ làm báo cáo tiền khả thi và khả thi của dự án, tôi cũng từng đóng vai trò thẫm định những báo cáo này.

Với kinh nghiệm này, những dự án xi-măng hay bauxite này sẽ không xảy ra tình trạng hoang phí usd như thế này nếu tôi là Thủ Tướng.

Đành rằng Thủ Tướng có một quỹ thời gian rất giới hạn so với cả ngàn, cà triệu chuyện xẩy ra hằng ngày, nhưng với cương vị Thủ Tướng, tôi sẽ phỏng vấn và bổ nhiệm Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư ít nhất phải có một cái nhìn tổng thể về kinh tế, kỹ thuật, thị trường thế giới, xu hướng kinh tế.

Chỉ có y tá và hoạn lợn mới không ý thức được Bộ Trưởng của mình giỏi hay tồi tới cở nào, khi thử việc rồi hậu quả tàn phá (độ trể 4 hay 5 năm) lúc đó mới biết thì đã quá trể cho 90 triệu dân VN rồi.

Những dự án như đường QL 20 vận tải Alumina từ Dak Nông về cảng Kê gà bây giờ mới bắt đầu với kinh phí 4000 tỉ vnd (200 triệu usd), bauxite v.v…

90 triệu dân tộc chúng ta sắp có cơ hội được thật sự đi bầu khi đảng CS tan rã, hãy sáng suốt dùng lá phiếu của mình để chọn người tài, có tâm, có tầm nhìn xa với kinh tế thế giới (đừng bầu cho Hoạn Lợn và y tá làm Thủ Tướng).

Những bài viết như thế này của tôi như là hình thức vận động tranh cử, các bạn chọn thì tôi sẽ nhận lãnh để giúp cho 90 triệu dân tộc chúng ta.

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
—————————
Lối ra đầy chông gai
Tấn Đức
Sản xuất xi măng tại một nhà máy ở tỉnh Bình Phước. Hiện nay nguồn cung trong ngành xi măng đang quá dư thừa so với nhu cầu. Ảnh: Thanh Tao.
(TBKTSG) – Xuất khẩu đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với ngành xi măng trong bối cảnh nguồn cung đã quá dư thừa so với nhu cầu. Nhưng theo một số doanh nghiệp trong ngành, đây là hướng đi bất khả thi.
Năm 2010, khi thị trường Việt Nam bắt đầu thừa xi măng, Bộ Xây dựng mới nhớ đến cam kết xuất khẩu của ba công ty xi măng có vốn đầu tư nước ngoài và đã gửi công văn thúc ép họ thực hiện cam kết.
Đến cuối năm, toàn ngành xuất khẩu được gần 1 triệu tấn xi măng và clinker, nhưng không phải từ ba công ty này, mà chủ yếu nhờ Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và Công ty Xi măng Vissai Ninh Bình.
Tám tháng đầu năm nay, ngành xi măng xuất khẩu 2,8 triệu tấn xi măng và clinker, mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó Vissai Ninh Bình và Vicem vẫn là hai đơn vị đóng góp nhiều nhất.
Dù vậy, một số doanh nghiệp thuộc Vicem vẫn cho rằng xuất khẩu xi măng là bất khả thi.
“Cái khó của ngành xi măng Việt Nam không phải do thiếu thị trường xuất khẩu, mà thiếu năng lực cạnh tranh và điều kiện hạ tầng cơ bản để xuất hàng”, tổng giám đốc một công ty xi măng cho biết.
Không như nhiều hàng hóa khác, xi măng là mặt hàng cồng kềnh nhưng giá trị thấp. Vấn đề nan giải nhất đối với việc xuất khẩu xi măng là chi phí vận chuyển. Vì vậy, thị trường xuất khẩu tốt nhất đối với ngành xi măng là các nước Đông Nam Á và Nam Á, những nước không quá xa Việt Nam. Nhưng đây cũng là đích nhắm của những nhà sản xuất xi măng lớn trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Đài Loan.
Có thể nói, xi măng Việt Nam rất khó chen chân vào những thị trường gần ở châu Á. Hầu hết các dây chuyền sản xuất xi măng của Việt Nam mới được đầu tư, trong khi đối thủ cạnh tranh ở khu vực đã giải quyết xong chuyện khấu hao. Chỉ riêng khác biệt này cũng đủ để giá thành xi măng Việt Nam cao hơn của Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Nếu tính thêm chênh lệch về lãi vay ngân hàng, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn bất lợi hơn.
Thành quả xuất khẩu của ngành xi măng trong tám tháng đầu năm nay chủ yếu nhờ hợp đồng xuất 1,2 triệu tấn clinker của Vissai Ninh Bình sang Bangladesh, qua trung gian một công ty của Hồng Kông, và nỗ lực đưa xi măng, clinker sang các nước láng giềng Lào, Campuchia… của Vicem. Để cạnh tranh được với Thái Lan, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể xuất xi măng thành phẩm với giá 55 đô la Mỹ/tấn, tương đương 60-65% giá bán lẻ trong nước. Một cái giá khó có thể được gọi là hiệu quả.
Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ là những thị trường nhập khẩu xi măng lớn. Nhiều doanh nghiệp xi măng trong nước đã tìm hiểu về khả năng xuất khẩu đến các khu vực này và một số đã bỏ ngay ý định, còn một vài đơn vị khác thì xuất vài chục ngàn tấn để thăm dò.
Theo tổng giám đốc một công ty xi măng, để xuất đi những thị trường xa như vậy, phải sử dụng tàu có trọng tải ít nhất 50.000 tấn thì mới đủ bù đắp chi phí vận chuyển. Nhưng Việt Nam lại chưa có cảng nào cho tàu chở xi măng trọng tải lớn như vậy cập bến. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải dùng sà lan, chở xi măng ra chỗ neo tàu ngoài biển để xếp hàng.
“Để xếp lên tàu 50.000 tấn xi măng theo cách này, sẽ mất khoảng một tháng, rồi thêm một tháng vận chuyển bằng đường biển sang châu Phi và sau đó mất gần một tháng nữa đưa xi măng từ tàu lên bờ và vận chuyển tới công trình”, ông cho biết. Đối với xi măng, thời hạn sử dụng chỉ khoảng sáu tháng, nên việc mất nhiều thời gian để bốc xếp, vận chuyển như vậy làm cho nguy cơ xi măng bị giảm chất lượng rất cao.
Ngoài ra, việc huy động nhanh số lượng xi măng lớn cũng là trở ngại không nhỏ. Về lý thuyết, một số công ty có thể sản xuất 50.000 tấn xi măng chỉ trong vòng một tuần. Nhưng chẳng ai dám mạo hiểm bỏ thị trường trong nước để ưu tiên cho các hợp đồng xuất khẩu.
Ngay cả khi khắc phục được các trở ngại trên, việc có nên hay không sản xuất xi măng để xuất khẩu cũng là vấn đề cần được xem xét. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, không nên phát triển xi măng thành ngành xuất khẩu, vì mặt hàng này có giá trị thấp, ít hiệu quả. Quan trọng hơn là xi măng sản xuất từ nguyên liệu đá vôi, là loại tài nguyên không tái tạo. Các núi đá vôi thường là những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và đóng vai trò quan trọng về môi trường sinh thái. Xuất khẩu xi măng đồng nghĩa với bán tài nguyên và cả cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
Chính vì vậy, phát triển xi măng đến mức dư thừa, phải tìm thị trường xuất khẩu là hướng đi thiếu khôn ngoan. Vấn đề quan trọng đối với ngành xi măng hiện nay không phải là tìm đường xuất khẩu, mà cần xem xét lại việc quy hoạch, tiến độ phát triển năng lực sản xuất, thậm chí là tạm ngưng triển khai một số dự án. Đây là một đề xuất cũ, từng được một số chuyên viên của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Xi măng nêu ra cách nay hai năm.

Không có nhận xét nào: