Giới lãnh đạo Bắc Kinh hiện đang phải đau đầu với Ngải Vị Vị, người nghệ sĩ Trung Quốc tài ba nhưng nổi tiếng là hay nói thẳng. Để khóa miệng ông, chính quyền đã dùng biện pháp bắt giam, nhưng không mấy hiệu quả. Gần đây, họ dùng thủ đoạn tài chánh, truy thuế cực cao, và đòi trả thật nhanh. Âm mưu này cũng có nguy cơ thất bại vì nghệ sĩ đang được dân chúng hết lòng ủng hộ.
Báo giới Pháp ngày 09/11/2011, từ Le Figaro đến Libération, đã theo dõi diễn biến tình hình một cách lý thú, nhất là trước cảnh hàng chục ngàn người ồ ạt bỏ tiền ra giúp ông Ngải Vị Vị trả thuế. Phải nói là chính quyền Trung Quốc đã giam giữ ông Ngải Vị Vị trong hai tháng trời (từ tháng Tư đến tháng Sáu). Hành động này đã làm dấy lên là sóng phản đối ở ngoài nước, buộc chính quyền phải thả ông ra.
Không chịu thua, chế độ đã sử dụng một biện pháp tài chính "chính đáng" để đánh gục ông : Truy thuế thật cao - 15 triệu yuan (1, 7 triệu euro) – và phải trả trước ngày 15/11. Thế nhưng chính quyền không ngờ là họ lại phải đứng trước một tình huống khó xử : người Trung Quốc ồ ạt quyên góp giúp người nghệ sĩ cứng đầu này trả thuế.
Le Figaro trong hàng tựa ở bài báo trang quốc tế ghi nhận : « Hàng ngàn người Trung Quốc đã góp tiền giúp Ngải Vị Vị » và nhìn thấy là ông đang trở thành mối nhức óc khó xử đối với Bắc Kinh. Việc hàng ngàn người động viên nhau để giúp Ngải Vị Vị là một thất bại mới trên mặt hình ảnh đối với chính quyền, bị gậy ông đập lưng ông.
Le Figaro nhắc lại chỉ trong 4 ngày, hơn 20.000 người đã đóng góp khoảng 6 triệu yuan. Mỗi sáng, ông Ngải Vị Vị đều thấy tiền rải rác trên sân của nhà của ông, bọc quanh trái cây, hay xếp thành hình máy bay. Tiền cũng được chuyển qua bưu điện, qua internet. Chính quyền Bắc Kinh không ngờ là có một phản ứng như thế từ phía người dân.
Không chỉ góp tiền, nhưng người góp tiền cũng kèm theo những bình luận khó chịu đối với chính quyền. Một người cho biết đã cho 289,64 yuan, con số nhắc đến cuộc đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 4/6/1989.
Libération chạy tựa : « Thất bại của chính quyền vang dội » cho bài phỏng vấn dài mà ông Ngải Vị Vị dành cho thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh Philippe Grangereau thực hiện.
Trong phần mở đầu, Liberation giải thích là đối với người Trung Quốc bây giờ, nghệ sĩ Ngải vị Vị là người đấu tranh cho tự do của họ. Ông đã không ngừng lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc vi phạm quyền người dân. Tờ báo trích lời một đạo diễn, cùng với một chục người khác đến tận nơi hôm qua trao tiền giúp ông Ngải Vị Vị trả thuế. Đạo diễn này giải thích : « Tại vì Trung Quốc không có bầu cử tự do cho nên đối với tôi, đây là cách để nêu thái độ bất bình của tôi trước đường lối độc đoán của chính quyền ».
Bên cạnh nhà đạo diễn, có một doanh nhân mang đến 3 xấp tiền dầy, cũng giải thích : « Phong trào dân chủ đã bắt đầu với bức tường dân chủ năm 1979 và đấu tranh không ngơi nghỉ từ thời đó. Những gì chúng tôi không đạt được với phong trào Thiên An Môn 1989, chúng tôi tiếp tục đeo đuổi bây giờ ».
Trả lời câu hỏi Libération, ông Ngải Vị Vị cho biết phần đông những người gởi tiền cho ông là thanh niên, họ thường sử dụng Internet và biết ông, họ nói với ông ‘’chúng tôi ủng hộ ông’’, và họ biết là sẽ lấy lại được tiền của họ một khi ‘’chúng tôi đưọc sống trong tự do’’.Họ cũng nói với ông là ‘’họ biết những gì ông làm và giúp đỡ ông không khác gì tự giúp mình’’.
Ông Ngải Vị Vị cho biết ông còn rất phân vân là có trả thuế bị truy đòi hay không. Trả thuế truy đòi tức là ông thừa nhận có gian lận thuế, tức là phạm pháp nhưng không trả thì có thể bị kết án 7 năm tù. Ông chưa biết sẽ quyết định ra sao.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đang gây tranh luận
Cũng nhìn về Trung Quốc, Le Monde nêu bật ví dụ về một nhân vật khác cũng đang làm cho Bắc Kinh khó chiụ, và gây ra tranh cãi, nhưng giữa một số cư dân mạng và báo giới. Tờ báo giới thiệu trong hàng tựa : « Người Mỹ, đại sứ và anh hùng của người dân Trung Quốc ». Ai cũng đoán được rằng nhân vật này không ai khác hơn là ông Gary Locke, đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.
Thông tín viên Le Monde tại thủ đô Trung Quốc mở đầu bài viết với hình ảnh ông Gary Locke, mặc một chiếc sơ mi, tay áo xắn lên, cắm nhang trước một ngôi mộ. Cảnh diễn ra ngày 04/11 vừa qua, gần một ngôi làng tỉnh Quảng Đông, gần thành phố Đài Sơn. Vây quanh ông Locke có khoảng 40 dân làng.
Theo Le Monde, với cử chỉ thắp nhang trước mộ tổ tiên trên đây, đại sứ Mỹ đã tô thêm một điểm son nơi gương mặt mới của nước Mỹ, gương mặt khá bất ngờ mà Gary Locke là đại diện ở Trung Quốc. Sự kiện này cũng làm cho chính quyền Bắc Kinh bất ngờ và bối rối, khó chiụ, trước cảm tình mà cư dân mạng dành cho ông vì bị quyến rũ trước thái độ đơn giản, bình dân của một nhân vật cấp cao như thế và lại là.. người Mỹ, đại diện cho Hoa Kỳ.
Ông Gary Locke đã trở nên một gưong mặt rất quen thuộc đối với nguời Trung Quốc, do nhiệm vụ của ông nhưng cũng đồng thời do gốc gác của ông. Nhưng theo Le Monde, chính là tư cách đơn giản của ông ở vị trí một đại sứ đã được cảm tình cư dân mạng Trung Quốc.
Trên các blog, họ đã chuyền nhau hình chụp lén ông Gary Locke ở sân bay Seattle vào tháng 8, ông đứng trước quầy cà phê Starbucks, một túi đeo lưng trên tay. Rồi ảnh chụp gia đình ông đến sân bay Bắc Kinh, từ vợ chồng, con cái, mỗi người tự kéo va li của mình, họ đi máy bay hạng thông thường.
Ông Gary Locke đã chinh phục được cảm tình, vì đó là điều rất nhạy cảm ở Trung Quốc, nơi cư dân mạng thường xuyên chế nhạo cảnh hách dịch của các quan chức Trung Quốc, mà theo họ, không thể tự tay xách chiếc ô hay chiếc cặp nhỏ của mình. Tháng 9 vừa qua, thì ông Locke và gia đình lại thu hút chú ý khi xếp hàng như mọi người để lên toa cáp treo xem Vạn Lý Trường Thành.
Thái độ này của Đại sứ Mỹ ngược lại, đã bị tờ báo Quang Minh chỉ trích. Theo tờ báo, tư cách người gốc Hoa của ông Locke dễ thu hút cảm tình người dân thường. Đối với tờ báo này, ai có thể khẳng định đấy không phải là ý đồ của Mỹ, sử dụng một người Trung Hoa để gây xáo trộn chính trị ở Trung Quốc. Tờ báo tố cáo Gary Locke mang nặng chủ nghiã thực dân mới của Mỹ.
Một cư dân mạng Trung Quốc đã trả lời : thực dân mới kiểu đó này thì đáng « mở rộng vòng tay đón chào ».
Lụt lội tại Thái Lan : Doanh nhân cố vớt vát những mất mát
Nhìn sang châu Á, Le Figaro theo dõi tình hinh lụt lội Thái Lan, nhưng chú ý đền thiệt hại của các công ty xí nghiệp, đặc biệt trong ngành điện tử. Thiệt hại tính đến hàng tỷ đô la.
Tác động rất lớn đối với thế giới. Tờ báo nêu lên con số 1000 công ty trong ngành điện tử và xe hơi bị đóng cửa, trong lúc 25% đĩa cứng trên thế giới được sản xuất tại Thái Lan. Nhìn chung có đến 20.000 nhà máy đóng cửa, di tản nguời ở 7 khu công nghiệp.
Thiệt hại to lớn như thế, cho nên giới sản xuất ra sức vớt vát được gì thì cứ làm. Le Figaro mô tả cảnh tại khu công nghiệp Ban Pa - in, từ công nhân đến lãnh đạo xí nghiệp đều ngụp lặn trong nước để cứu vớt sản phẩm của mình. Ca nô, thuyền bè tấp nập : những người lặn ngụp dưới cả mét nước chuyển cho người mang áo phao những sản phảm, linh kiện lấy ra được.
Le Figaro cũng tả cảnh một giám đốc người Pháp của một công ty vải sợi, từ một tuần nay, mỗi ngày chân quấn bao nylon, lội trong nước bùn, đi đến các nơi gia công để cứu hàng của mình. Ông tự lập bản đồ tỉ mỉ những nơí trọng yếu bị nước dâng lên.
Điều đáng ngại hiện nay trong thiên tại tại Thái Lan, là tình hình rối ren. Đến giờ không ai nói được lúc nào thì nước rút. Và ngược lại với Nhật Bản các tập đoan hiện nay ở Thái Lan không ước lượng được thời điểm hoạt động trở lại bình thường.
Bị chỉ trích trong cách xử lý, đối phó với nạn lụt, thời hậu thiên tai cũng sẽ là một thách thức lớn đối với chính chính quyền Bangkok. Theo Le Figaro, các tập đoàn nước ngoài sẽ không ồ ạt rời Thái Lan, nhung chắc chắn họ phải xét lại kế hoạch đặt cơ sở ở Thái Lan, để công việc sản xuất của họ không quá lệ thuộc vào cơ sở tại nước này.
Ý : Berlusconi bị thị trường tống khứ
Hồ sơ thời sự lớn thu hút báo giới Pháp hôm nay hiển nhiên là tình hình khủng hoảng tài chính vùng đồng euro, và thông báo từ chức của thủ tướng Ý Berlusconi. Les Echos nêu mối liên hệ giữa hai sự kiện ngay trong hàng tít trang nhất, và tóm lược nhận định chung : ‘‘Các thị trường đẩy Berlusconi ra cửa’’.
Nhắc lại thủ tướng Ý đã hứa ra đi sau khi những biện pháp khắc khổ được thông qua, Les Echos tiết lộ là số phận của thủ tướng Ý đã được an bài vào chiều qua, ngay sau kết quả bỏ phiếu ở Quốc hội. Tuy giành phần thắng nhưng thủ tưóng Ý đã mất đa số trong trong cuộc biểu quyết về bản kết toán tài chính ngân sách 2010, và đồng minh của ông là Liên Đoàn Phưong Bắc đã thẳng thừng yêu cầu ông nhường chỗ lại cho người khác.
Trong bài xã luận, tờ báo nhận thấy là việc ông Berlusconi từ chức là điều hợp lý. Bị mất đa số, lại bị đồng minh là chủ tịch Liên đoàn Phương Bắc, Umberto Bossi bỏ rơi thì ông Berlusconi quả là đã lâm vào tình thế khó chiụ nổi.
Les Echos cho là không phải lần đầu tiên mà chính trường Ý rơi vào sóng gió, nhưng trong tình cảnh khủng hoảng nợ hiện nay thì duy trì ông Berlusconi đứng đầu chính phủ là điều không thể đươc nữa. Ông đã không đưa ra được một kế hoạch khả dĩ để vực dậy tài chính nhà nước, lại dính đến đầy rẫy những vụ tai tiếng mất uy tín, ông Berlusconi đã trở nên yếu tố gây bất ổn định, hỗn loạn.
Tổng thống Ý đã thấy rõ điều này và đã đề nghị thủ tướng từ chức. Les Echos nêu bật nhũng con số đáng ngại : nợ công của Ý lên hơn 1.900 tỳ euro, 1200% GDP, lãi suất công trái của Ý lên mức không chiụ nổi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang đặt Ý trong vòng giám sát của họ. Khủng hoảng của Ý là khủng hoảng của cả Châu Âu, vì đây là nền kinh tế thứ 3 của Châu Âu.
Đối với Les Echos, rút kinh nghiệm thời kỳ Berlusconi, Ý phải có được một ê kíp lãnh đạo nghiêm túc, đó là điều khẩn cấp đối với Ý và cả đối với Châu Âu.
Không chịu thua, chế độ đã sử dụng một biện pháp tài chính "chính đáng" để đánh gục ông : Truy thuế thật cao - 15 triệu yuan (1, 7 triệu euro) – và phải trả trước ngày 15/11. Thế nhưng chính quyền không ngờ là họ lại phải đứng trước một tình huống khó xử : người Trung Quốc ồ ạt quyên góp giúp người nghệ sĩ cứng đầu này trả thuế.
Le Figaro trong hàng tựa ở bài báo trang quốc tế ghi nhận : « Hàng ngàn người Trung Quốc đã góp tiền giúp Ngải Vị Vị » và nhìn thấy là ông đang trở thành mối nhức óc khó xử đối với Bắc Kinh. Việc hàng ngàn người động viên nhau để giúp Ngải Vị Vị là một thất bại mới trên mặt hình ảnh đối với chính quyền, bị gậy ông đập lưng ông.
Le Figaro nhắc lại chỉ trong 4 ngày, hơn 20.000 người đã đóng góp khoảng 6 triệu yuan. Mỗi sáng, ông Ngải Vị Vị đều thấy tiền rải rác trên sân của nhà của ông, bọc quanh trái cây, hay xếp thành hình máy bay. Tiền cũng được chuyển qua bưu điện, qua internet. Chính quyền Bắc Kinh không ngờ là có một phản ứng như thế từ phía người dân.
Không chỉ góp tiền, nhưng người góp tiền cũng kèm theo những bình luận khó chịu đối với chính quyền. Một người cho biết đã cho 289,64 yuan, con số nhắc đến cuộc đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 4/6/1989.
Libération chạy tựa : « Thất bại của chính quyền vang dội » cho bài phỏng vấn dài mà ông Ngải Vị Vị dành cho thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh Philippe Grangereau thực hiện.
Trong phần mở đầu, Liberation giải thích là đối với người Trung Quốc bây giờ, nghệ sĩ Ngải vị Vị là người đấu tranh cho tự do của họ. Ông đã không ngừng lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc vi phạm quyền người dân. Tờ báo trích lời một đạo diễn, cùng với một chục người khác đến tận nơi hôm qua trao tiền giúp ông Ngải Vị Vị trả thuế. Đạo diễn này giải thích : « Tại vì Trung Quốc không có bầu cử tự do cho nên đối với tôi, đây là cách để nêu thái độ bất bình của tôi trước đường lối độc đoán của chính quyền ».
Bên cạnh nhà đạo diễn, có một doanh nhân mang đến 3 xấp tiền dầy, cũng giải thích : « Phong trào dân chủ đã bắt đầu với bức tường dân chủ năm 1979 và đấu tranh không ngơi nghỉ từ thời đó. Những gì chúng tôi không đạt được với phong trào Thiên An Môn 1989, chúng tôi tiếp tục đeo đuổi bây giờ ».
Trả lời câu hỏi Libération, ông Ngải Vị Vị cho biết phần đông những người gởi tiền cho ông là thanh niên, họ thường sử dụng Internet và biết ông, họ nói với ông ‘’chúng tôi ủng hộ ông’’, và họ biết là sẽ lấy lại được tiền của họ một khi ‘’chúng tôi đưọc sống trong tự do’’.Họ cũng nói với ông là ‘’họ biết những gì ông làm và giúp đỡ ông không khác gì tự giúp mình’’.
Ông Ngải Vị Vị cho biết ông còn rất phân vân là có trả thuế bị truy đòi hay không. Trả thuế truy đòi tức là ông thừa nhận có gian lận thuế, tức là phạm pháp nhưng không trả thì có thể bị kết án 7 năm tù. Ông chưa biết sẽ quyết định ra sao.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đang gây tranh luận
Cũng nhìn về Trung Quốc, Le Monde nêu bật ví dụ về một nhân vật khác cũng đang làm cho Bắc Kinh khó chiụ, và gây ra tranh cãi, nhưng giữa một số cư dân mạng và báo giới. Tờ báo giới thiệu trong hàng tựa : « Người Mỹ, đại sứ và anh hùng của người dân Trung Quốc ». Ai cũng đoán được rằng nhân vật này không ai khác hơn là ông Gary Locke, đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.
Thông tín viên Le Monde tại thủ đô Trung Quốc mở đầu bài viết với hình ảnh ông Gary Locke, mặc một chiếc sơ mi, tay áo xắn lên, cắm nhang trước một ngôi mộ. Cảnh diễn ra ngày 04/11 vừa qua, gần một ngôi làng tỉnh Quảng Đông, gần thành phố Đài Sơn. Vây quanh ông Locke có khoảng 40 dân làng.
Theo Le Monde, với cử chỉ thắp nhang trước mộ tổ tiên trên đây, đại sứ Mỹ đã tô thêm một điểm son nơi gương mặt mới của nước Mỹ, gương mặt khá bất ngờ mà Gary Locke là đại diện ở Trung Quốc. Sự kiện này cũng làm cho chính quyền Bắc Kinh bất ngờ và bối rối, khó chiụ, trước cảm tình mà cư dân mạng dành cho ông vì bị quyến rũ trước thái độ đơn giản, bình dân của một nhân vật cấp cao như thế và lại là.. người Mỹ, đại diện cho Hoa Kỳ.
Ông Gary Locke đã trở nên một gưong mặt rất quen thuộc đối với nguời Trung Quốc, do nhiệm vụ của ông nhưng cũng đồng thời do gốc gác của ông. Nhưng theo Le Monde, chính là tư cách đơn giản của ông ở vị trí một đại sứ đã được cảm tình cư dân mạng Trung Quốc.
Trên các blog, họ đã chuyền nhau hình chụp lén ông Gary Locke ở sân bay Seattle vào tháng 8, ông đứng trước quầy cà phê Starbucks, một túi đeo lưng trên tay. Rồi ảnh chụp gia đình ông đến sân bay Bắc Kinh, từ vợ chồng, con cái, mỗi người tự kéo va li của mình, họ đi máy bay hạng thông thường.
Ông Gary Locke đã chinh phục được cảm tình, vì đó là điều rất nhạy cảm ở Trung Quốc, nơi cư dân mạng thường xuyên chế nhạo cảnh hách dịch của các quan chức Trung Quốc, mà theo họ, không thể tự tay xách chiếc ô hay chiếc cặp nhỏ của mình. Tháng 9 vừa qua, thì ông Locke và gia đình lại thu hút chú ý khi xếp hàng như mọi người để lên toa cáp treo xem Vạn Lý Trường Thành.
Thái độ này của Đại sứ Mỹ ngược lại, đã bị tờ báo Quang Minh chỉ trích. Theo tờ báo, tư cách người gốc Hoa của ông Locke dễ thu hút cảm tình người dân thường. Đối với tờ báo này, ai có thể khẳng định đấy không phải là ý đồ của Mỹ, sử dụng một người Trung Hoa để gây xáo trộn chính trị ở Trung Quốc. Tờ báo tố cáo Gary Locke mang nặng chủ nghiã thực dân mới của Mỹ.
Một cư dân mạng Trung Quốc đã trả lời : thực dân mới kiểu đó này thì đáng « mở rộng vòng tay đón chào ».
Lụt lội tại Thái Lan : Doanh nhân cố vớt vát những mất mát
Nhìn sang châu Á, Le Figaro theo dõi tình hinh lụt lội Thái Lan, nhưng chú ý đền thiệt hại của các công ty xí nghiệp, đặc biệt trong ngành điện tử. Thiệt hại tính đến hàng tỷ đô la.
Tác động rất lớn đối với thế giới. Tờ báo nêu lên con số 1000 công ty trong ngành điện tử và xe hơi bị đóng cửa, trong lúc 25% đĩa cứng trên thế giới được sản xuất tại Thái Lan. Nhìn chung có đến 20.000 nhà máy đóng cửa, di tản nguời ở 7 khu công nghiệp.
Thiệt hại to lớn như thế, cho nên giới sản xuất ra sức vớt vát được gì thì cứ làm. Le Figaro mô tả cảnh tại khu công nghiệp Ban Pa - in, từ công nhân đến lãnh đạo xí nghiệp đều ngụp lặn trong nước để cứu vớt sản phẩm của mình. Ca nô, thuyền bè tấp nập : những người lặn ngụp dưới cả mét nước chuyển cho người mang áo phao những sản phảm, linh kiện lấy ra được.
Le Figaro cũng tả cảnh một giám đốc người Pháp của một công ty vải sợi, từ một tuần nay, mỗi ngày chân quấn bao nylon, lội trong nước bùn, đi đến các nơi gia công để cứu hàng của mình. Ông tự lập bản đồ tỉ mỉ những nơí trọng yếu bị nước dâng lên.
Điều đáng ngại hiện nay trong thiên tại tại Thái Lan, là tình hình rối ren. Đến giờ không ai nói được lúc nào thì nước rút. Và ngược lại với Nhật Bản các tập đoan hiện nay ở Thái Lan không ước lượng được thời điểm hoạt động trở lại bình thường.
Bị chỉ trích trong cách xử lý, đối phó với nạn lụt, thời hậu thiên tai cũng sẽ là một thách thức lớn đối với chính chính quyền Bangkok. Theo Le Figaro, các tập đoàn nước ngoài sẽ không ồ ạt rời Thái Lan, nhung chắc chắn họ phải xét lại kế hoạch đặt cơ sở ở Thái Lan, để công việc sản xuất của họ không quá lệ thuộc vào cơ sở tại nước này.
Ý : Berlusconi bị thị trường tống khứ
Hồ sơ thời sự lớn thu hút báo giới Pháp hôm nay hiển nhiên là tình hình khủng hoảng tài chính vùng đồng euro, và thông báo từ chức của thủ tướng Ý Berlusconi. Les Echos nêu mối liên hệ giữa hai sự kiện ngay trong hàng tít trang nhất, và tóm lược nhận định chung : ‘‘Các thị trường đẩy Berlusconi ra cửa’’.
Nhắc lại thủ tướng Ý đã hứa ra đi sau khi những biện pháp khắc khổ được thông qua, Les Echos tiết lộ là số phận của thủ tướng Ý đã được an bài vào chiều qua, ngay sau kết quả bỏ phiếu ở Quốc hội. Tuy giành phần thắng nhưng thủ tưóng Ý đã mất đa số trong trong cuộc biểu quyết về bản kết toán tài chính ngân sách 2010, và đồng minh của ông là Liên Đoàn Phưong Bắc đã thẳng thừng yêu cầu ông nhường chỗ lại cho người khác.
Trong bài xã luận, tờ báo nhận thấy là việc ông Berlusconi từ chức là điều hợp lý. Bị mất đa số, lại bị đồng minh là chủ tịch Liên đoàn Phương Bắc, Umberto Bossi bỏ rơi thì ông Berlusconi quả là đã lâm vào tình thế khó chiụ nổi.
Les Echos cho là không phải lần đầu tiên mà chính trường Ý rơi vào sóng gió, nhưng trong tình cảnh khủng hoảng nợ hiện nay thì duy trì ông Berlusconi đứng đầu chính phủ là điều không thể đươc nữa. Ông đã không đưa ra được một kế hoạch khả dĩ để vực dậy tài chính nhà nước, lại dính đến đầy rẫy những vụ tai tiếng mất uy tín, ông Berlusconi đã trở nên yếu tố gây bất ổn định, hỗn loạn.
Tổng thống Ý đã thấy rõ điều này và đã đề nghị thủ tướng từ chức. Les Echos nêu bật nhũng con số đáng ngại : nợ công của Ý lên hơn 1.900 tỳ euro, 1200% GDP, lãi suất công trái của Ý lên mức không chiụ nổi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang đặt Ý trong vòng giám sát của họ. Khủng hoảng của Ý là khủng hoảng của cả Châu Âu, vì đây là nền kinh tế thứ 3 của Châu Âu.
Đối với Les Echos, rút kinh nghiệm thời kỳ Berlusconi, Ý phải có được một ê kíp lãnh đạo nghiêm túc, đó là điều khẩn cấp đối với Ý và cả đối với Châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét