Pages

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Ước tính 40% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phá sản

Tư Giang

Theo: thesaigontime

(TTHN) – Tốc độ tan rã của doanh nghiệp VN trong trận suy thoái này (ngay cả tôi chứng kiến 5, 6 cuộc suy thoái bên Úc) là “tàn phá”, tiếng Anh gọi là “snow ball effect” tức là tốc độ “quả banh tuyết từ đỉnh rơi xuống” (những cơn bão tuyết bắt đầu rơi từ đỉnh xuống bởi một quả tuyết bằng quả golf, nhưng trên đường tuột dốc xuống thì nó lôi cuốn càng ngày càng to và khi đến gần chạm đáy thì là một bảo tuyết, tàn phá tất cả những gì trên hành trình của nó (người trượt tuyết, sinh vật v.v..).
Suy thoái bắt đầu là đầu tháng 9.2011, đến ngày 01.10.2011 đả có báo cáo 48.700 doanh nghiệp (trong tổng số 600.000 doanh nghiệp phá sản).KT – Đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động
Và hôm nay, 40% của 600.000 doanh nghiệp phá sản, tức là 240.000 (tròn số) doanh nghiệp phá sản, một sự gia tăng gần 200.000 doanh nghiệp trong tháng thứ 2.

Điều này cũng rất dễ lý giải, mặc dù ĐCS cố tình đổ thừa là vì nợ công Châu Âu và lạm phát sẽ giảm còn 10% năm 2012 nhưng doanh nghiệp không ai tin là tháng 12.2011 lạm phát là 19 ~20% rồi vào năm 2012, sẽ còn 9.99% (cho là tháng 12.2012 cũng bất khả thi).
Điều này cho tôi thấy thông điệp của tôi về suy thoái có ảnh hưởng rất mạnh, doanh nghiệp tin là suy thoái sẽ là 5 hay 7 năm nên họ vội vã cắt lỗ và “ẩn dật” thay vì cầm cự rồi biết rằng một năm cầm cự với tiền mặt bằng, thợ thầy cầm chừng cũng không chịu nỗi huống gì 5 hay 7 năm.
Càng được sự ủng hộ ngầm của báo lề phải lấy bài tôi và kiểm chứng thực tế rồi sửa thành phóng sự thì thông điệp của tôi sẽ được truyền đạt trên kênh chính thống với 90 triệu người xem.
Đối với tôi, tôi càng cám on8 những PV hành động vì lương tâm và sự thật, vì lợi ích của 90 triệu dân tộc thay vì hành động theo chỉ thị của đảng, phản bội dân tộc VN.
Cuối cùng, phải nhìn nhận là ĐCS có công rất lớn trong sự tan rã nhanh chóng này của nền kinh tế vì 90 triệu dân từ thành thị tới thôn quê đều mỗi ngày đọc tin ngân hàng phá sản, sáp nhập, bảo đảm vnd 50 triệu, vàng và usd không bảo đảm, hàng xóm rút tiền ào ào khỏi ngân hàng, doanh nghiệp đuổi việc, cửa hàng hoành tráng dẹp tiệm, mặt bằng trống không, BĐS ế ẩm (2 khách rút thăm trong PVL “đại hạ giá chung cư” phải hủy bỏ), Vinashin bị kiện bên Anh, tham nhũng làm suy sụp tập đoàn và tổng cty, TTCK mỗi ngày mỗi rớt bây giờ chỉ còn 400.
Bào giờ người dân sẽ biểu tình đuổi bọn bất tài đả tàn phá cuộc sống của 90 triệu dân tộc ta, chắc là không lâu đâu nhỉ ??? Sức người có hạn và hạn mức chịu đựng đang tiến tới “không chịu đựng được nữa”

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Ước tính 40% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phá sản
Tư Giang
Thứ Tư, 9/11/2011, 16:47 (GMT+7)
Khoảng 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ được cho là đã phá sản – Ảnh TL.
(TBKTSG Online) – Số doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hay rút lui khỏi thị trường đã gia tăng nhanh chóng về cuối năm do tác động của kinh tế suy giảm, theo Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sỹ Kiêm cho rằng có địa phương báo cáo số doanh nghiệp phá sản hiện nay của họ lên tới 40%, có địa phương báo cáo 50%.
“Dù thế nào, đến nay số doanh nghiệp phá sản, mất khỏi thị trường là gấp đôi con số của tháng 7 năm nay rồi”, ông Kiêm nói.
Tháng 7 vừa qua, hiệp hội trên đưa ra báo cáo là có 20% số doanh nghiệp đã phá sản, rút lui khỏi thị trường, trong khi 70% đang rất khó khăn.
Ông Kiêm giải thích: “Sản xuất của các doanh nghiệp này nói chung là đình trệ. Tất cả các yếu tố kinh doanh như tiếp cận vốn, tồn kho, lợi nhuận,… của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu hơn”.
Lãi suất cho vay, theo ông Kiêm, dù đã giảm xuống còn 17-19%, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận rất khó. “Lãi suất như thế chưa phải là giá vốn tốt, mà thực tế những doanh nghiệp tiếp cận được giá này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi”, ông nói.
Ông Kiêm cho biết, trong nhiều cuộc gặp gần đây với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông thấy tinh thần chung của họ đã giảm sút. Ông nói: “Tinh thần của doanh nghiệp hiện nay là ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm nay. Họ thấy bế tắc nhiều quá mà lối ra lại không rõ”.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh báo cáo với Quốc hội ngày 1-10 là 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2011.
Trong khi đó, thứ trưởng bộ này, ông Nguyễn Văn Trung trích số liệu của Tổng cục Thuế cho biết, có tới 47.000 doanh nghiệp được xác định không nộp thuế từ đầu năm đến cuối tháng 10 vừa qua.
Ông Kiêm cho rằng, tình hình có thể “bi đát hơn”. Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đồng tình quan điểm của ông Kiêm và nhận xét, có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy, số doanh nghiệp đóng cửa có thể lên tới 30-35% tổng số doanh nghiệp, tức là gấp 3-4 lần con số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.
Đến cuối năm 2010, số doanh nghiệp ở Việt Nam có tổng cộng 386.000 theo Tổng cục Thống kê, và 413.000 theo Tổng cục Thuế. Trong khi đó, số doanh nghiệp theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cao hơn nhiều, tới 546.500 tính đến cuối năm 2010.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 64.000 doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 tháng, và dự kiến cả nước có 624.000 doanh nghiệp vào cuối năm nay, trong đó ước tính khoảng 93- 97% là vừa và nhỏ.

Không có nhận xét nào: