Tác giả : Vi Anh
Nhiều dấu chỉ cho thấy năm 2012 là năm dân chủ, nhân quyền của VN trong bang giao giữa Mỹ và VNCS.
Thực vậy trong năm 2011, Mỹ coi vấn đề nhân quyền VN hầu như là vấn đề tiên quyết trước yêu cầu của nhà cầm quyền Hà nội muốn phát triển đối tác chiến lược với Mỹ để hóa giải áp lực và đà Trung Cộng bánh trướng lấn biển, chiếm đảo và tài nguyên của Việt Nam.
Nhu cầu quá thiết yếu và cấp bách của nhà cầm quyền VNCS rõ rệt đến mức lãnh dạo TC đôi lần ba lượt cảnh cáo nhà cầm quyền VNCS không nên tìm cách dựa vào Mỹ trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Theo báo Mainichi của Nhựt bổn số ngày 21-1-2012 tiết lộ Chủ tịch Đảng, Nhà Nước, Quân Ủy Trung Ương của TC là Hồ Cẩm Đào hồi tháng 11 năm 2011, bên lề cuộc họp Thượng đỉnh APEC ở Hawaii, đã cảnh cáo Chủ tịch VNCS là Trương Tấn Sang, nội dung như thế. Và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sắp thay Ô Hồ cẩm Đào cũng cảnh cáo các lãnh tụ CS Hà Nội như thế trong chuyến công du VNCS hồi cuối tháng 12 vừa qua.
Thành phần lãnh đạo nhà nước VNCS cũng thừa biết đi với Mỹ không sợ mất đất và chỉ có Mỹ mới đủ uy lực ngăn chận đà bành trướng này của TC. Và may mắn cho VN là gặp thời cơ Mỹ dồn dập trở lại Á châu khi mà VN rất cần thế lực của Mỹ. Nhà cầm quyền CS cố gắng nhận thức phát triển đối tác chiến lược với Mỹ để bảo vệ biển và đảo của VN.
Nhưng vấn đề nhân quyền VN vốn dĩ là “trở ngại trung tâm” trong bang giao giữa Mỹ và VNCS từ sau mấy năm bang giao cho tới bây giờ. Bây giờ vấn đề nhân quyền VN phát triễn thêm một bước nữa là vấn đề dân chủ và nhân quyền VN. Nó không còn đơn thuần vấn đề ngọai giao mà phát triển sang đối tác chiến lược giữa Mỹ và VNCS. Nó mở rộng sang Quốc Hội Mỹ.
Trong khi đó nhà cầm quyền CS Hà nội nhận thấy Mỹ đã tạo một vòng vây TC từ Ấn độ, qua Nam Dương, Úc (lần đầu tiên đổ quân và đồn trú quân ở Úc) lên Phi luật tân, Đài Loan, Nam Hàn và Nhựt mà không có VNCS. VNCS không có ở trong vòng thân cận của Mỹ mà bị cho ra rìa phải qua trung gian Ấn độ.
Chưa bao giờ tiếng nói dân chủ và nhân quyền VN cùng một tiếng nói chung cùng cường điệu trong chánh quyền Mỹ như bây giờ. Hành Pháp Mỹ, người lãnh đạo cao nhứt, trước quốc hội Úc, TT Obama tuyên bố Mỹ sẽ mang đến Á châu Thái bình Dương “An ninh, thịnh vượng, và giá trị con người’” (“Security, Prosperity, Dignity”). Trong đó, “giá trị con người” được ông Barack Obama đề cập như tự do, nhân quyền và dân chủ.
Ngọai Trưởng Hillary Clinton trong chiến dịch Mỹ dồn dập trở lại Á châu cũng cho Hà nội biết nhân quyền là điều kiện căn bản trong việc phát triển đối tác chiến lược giữa hai nước. Ong Kurt Campbell, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngọai Giao đặc trách các vấn đề Đông Á cũng lên tiếng “Điều đã ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ song phương mà nhiều người mong muốn được chứng kiến, chính là những vấn đề nhân quyền bên trong Việt Nam, vẫn đang tiếp tục diễn ra”.
Còn bền Lập pháp, Quốc Hội thì vấn đế nhân quyền VN trở thành điểm nóng. Nào là Hạ viện tổ chức điểu trần về những vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam. Nào Uỷ Hội nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ ra tuyên cáo kêu gọi Việt Nam “lập tức trả tự do cho các tù nhân lương tâm”.
Còn Thượng Viện, bốn thượng nghị sĩ rất có thế lực John McCain (bang Arizona, thuộc đảng Cộng hòa, cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ ), bà Kelly Ayotte (bang New Hampshire, thuộc đảng Cộng hòa), ông Sheldon Whitehouse (bang Rhode Island, đảng Dân chủ) và ông Joseph Lieberman (bang Connecticut) công du VNCS. Quí vị này đích thân hội đàm về nhân quyền với ba nhân vật đấu tranh cho dân chủ Việt Nam là LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Ngay sau khi rời Việt Nam sang Bangkok, quí vị này thẳng thắn bày tỏ quan điểm và lập trường đại ý như lời của TNS Joe Lieberman nói “Có một số loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua của chúng tôi hoặc nhận từ chúng tôi; chúng tôi cũng mong có thể giao các thứ ấy, nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra cho tới khi nào Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền”.
VNCS mua vũ khí còn không bán thí khó mong phát triển đối tác chiến lược với Mỹ.
Tự do, dân chủ, nhân quyền như mọi người đã biết là giá trị truyền thống và lịch sử lập quốc của Mỹ từ thế kỷ 18. Giá trị đó là nguyên tắc căn bản đối nội, đối ngọai của Mỹ.
Chính Ngọai Trưởng Hillary Clinton trong đầu thiên niên kỷ thứ ba và thế kỷ 21 vẫn khẳng định giá trị này. Bà nói trong bài “Thế kỷ Thái bình Dương” rằng “Cái còn quan trọng hơn cả quân đội và nền kinh tế của chúng ta, tài sản vững chắc nhất của quốc gia chúng ta là sức mạnh của những giá trị – cụ thể, là sự ủng hộ kiên định đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền”.
Vấn đề dân chủ, nhân quyền VN là vấn đề tiên quyết để Hà nội phát triễn đối tác chiến lược với Mỹ, điều kiện cần và đủ để hóa giải âm mưu xâm lăng của TC. Vấn đề dân chủ, nhân quyền VN cũng là vấn đề tiên quyết để Mỹ có thể phát triễn đối tác chiến lược với nhà cầm quyền Hà nội.
Những người lãnh đạo nhà nước như Nguyễn minh Triết và tiếp nối là Trương tấn Sang cũng như Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng từng ăn học, sống và chiến đấu trong thời Mỹ có mặt ở Miền Nam, trong chế độ VNCH. Những người này tương đối hiểu Mỹ, hiểu giá trị Mỹ là điều kiện tạo nội lực dân tộc để phát triển quốc kế dân sinh, bảo quốc an dân. Những người “Việt Cộng” này hiểu Mỹ hơn những lãnh tụ CS ở Miền Bắc mà Mỹ gọi là CS Bắc Việt. Những người Việt Cộng này đã thành công trong việc chuyển sang kinh tế thị trường, cứu chế độ CSVN khỏi đột quị sau khi Liên xô dứt vú sữa và giúp cho người dân Việt khỏi ăn độn, đời sống vật chất có khá hơn thời CS Bắc Việt “tiếp thu” Miền Nam.
Dù Ô Nguyễn minh Triết rồi đến Ô. Trương tấn Sang và Nguyễn tấn Dũng đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi lưng chạy đôn chạy đáo từ Mỹ sang Pháp, Úc, Nhựt, Ấn vận động quốc tế hóa để cứu Biển Đông. Nhưng chưa có kết quả khả quan chánh yếu vì hai lý do. Một là CS Bắc Việt như Nguyễn phú Trọng và phe thân TC như Tướng Tình báo Nguyễn chí Vịnh phá đám, cam kết với TC giải quyết vấn đề Biển Đông theo nguyên tắc song phương, không cho Mỹ xen vào, như TC muốn. VNCS vì vậy bị nghi ngại, bị Mỹ cho ra rìa trong chiến dịch Mỹ bao vây TC. Hai là vấn đề nhân quyền VN trở thành trở ngại then chốt trong việc phát triển đối tác chiến lược nhờ Mỹ ngăn cản đà xâm lấn của TC.
Nhưng tiến là định luật của sự sống. Với áp lực dân chủ nhân quyền của Mỹ và các nước văn minh, với phong trào dân chủ, nhân quyển ngày càng phát triển trong dân chúng VN, với sụ đàn áp ngày càng thô bạo của công an CS, sức ép càng nhiều, sức bật càng cao; không một thế lực nào có thể ngăn chận sự phát triển của tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong xã hội VN. Năm 2012 là năm của phong trào tự do, dân chủ, nhân quyền VN./.
Thực vậy trong năm 2011, Mỹ coi vấn đề nhân quyền VN hầu như là vấn đề tiên quyết trước yêu cầu của nhà cầm quyền Hà nội muốn phát triển đối tác chiến lược với Mỹ để hóa giải áp lực và đà Trung Cộng bánh trướng lấn biển, chiếm đảo và tài nguyên của Việt Nam.
Nhu cầu quá thiết yếu và cấp bách của nhà cầm quyền VNCS rõ rệt đến mức lãnh dạo TC đôi lần ba lượt cảnh cáo nhà cầm quyền VNCS không nên tìm cách dựa vào Mỹ trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Theo báo Mainichi của Nhựt bổn số ngày 21-1-2012 tiết lộ Chủ tịch Đảng, Nhà Nước, Quân Ủy Trung Ương của TC là Hồ Cẩm Đào hồi tháng 11 năm 2011, bên lề cuộc họp Thượng đỉnh APEC ở Hawaii, đã cảnh cáo Chủ tịch VNCS là Trương Tấn Sang, nội dung như thế. Và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sắp thay Ô Hồ cẩm Đào cũng cảnh cáo các lãnh tụ CS Hà Nội như thế trong chuyến công du VNCS hồi cuối tháng 12 vừa qua.
Thành phần lãnh đạo nhà nước VNCS cũng thừa biết đi với Mỹ không sợ mất đất và chỉ có Mỹ mới đủ uy lực ngăn chận đà bành trướng này của TC. Và may mắn cho VN là gặp thời cơ Mỹ dồn dập trở lại Á châu khi mà VN rất cần thế lực của Mỹ. Nhà cầm quyền CS cố gắng nhận thức phát triển đối tác chiến lược với Mỹ để bảo vệ biển và đảo của VN.
Nhưng vấn đề nhân quyền VN vốn dĩ là “trở ngại trung tâm” trong bang giao giữa Mỹ và VNCS từ sau mấy năm bang giao cho tới bây giờ. Bây giờ vấn đề nhân quyền VN phát triễn thêm một bước nữa là vấn đề dân chủ và nhân quyền VN. Nó không còn đơn thuần vấn đề ngọai giao mà phát triển sang đối tác chiến lược giữa Mỹ và VNCS. Nó mở rộng sang Quốc Hội Mỹ.
Trong khi đó nhà cầm quyền CS Hà nội nhận thấy Mỹ đã tạo một vòng vây TC từ Ấn độ, qua Nam Dương, Úc (lần đầu tiên đổ quân và đồn trú quân ở Úc) lên Phi luật tân, Đài Loan, Nam Hàn và Nhựt mà không có VNCS. VNCS không có ở trong vòng thân cận của Mỹ mà bị cho ra rìa phải qua trung gian Ấn độ.
Chưa bao giờ tiếng nói dân chủ và nhân quyền VN cùng một tiếng nói chung cùng cường điệu trong chánh quyền Mỹ như bây giờ. Hành Pháp Mỹ, người lãnh đạo cao nhứt, trước quốc hội Úc, TT Obama tuyên bố Mỹ sẽ mang đến Á châu Thái bình Dương “An ninh, thịnh vượng, và giá trị con người’” (“Security, Prosperity, Dignity”). Trong đó, “giá trị con người” được ông Barack Obama đề cập như tự do, nhân quyền và dân chủ.
Ngọai Trưởng Hillary Clinton trong chiến dịch Mỹ dồn dập trở lại Á châu cũng cho Hà nội biết nhân quyền là điều kiện căn bản trong việc phát triển đối tác chiến lược giữa hai nước. Ong Kurt Campbell, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngọai Giao đặc trách các vấn đề Đông Á cũng lên tiếng “Điều đã ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ song phương mà nhiều người mong muốn được chứng kiến, chính là những vấn đề nhân quyền bên trong Việt Nam, vẫn đang tiếp tục diễn ra”.
Còn bền Lập pháp, Quốc Hội thì vấn đế nhân quyền VN trở thành điểm nóng. Nào là Hạ viện tổ chức điểu trần về những vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam. Nào Uỷ Hội nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ ra tuyên cáo kêu gọi Việt Nam “lập tức trả tự do cho các tù nhân lương tâm”.
Còn Thượng Viện, bốn thượng nghị sĩ rất có thế lực John McCain (bang Arizona, thuộc đảng Cộng hòa, cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ ), bà Kelly Ayotte (bang New Hampshire, thuộc đảng Cộng hòa), ông Sheldon Whitehouse (bang Rhode Island, đảng Dân chủ) và ông Joseph Lieberman (bang Connecticut) công du VNCS. Quí vị này đích thân hội đàm về nhân quyền với ba nhân vật đấu tranh cho dân chủ Việt Nam là LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
Ngay sau khi rời Việt Nam sang Bangkok, quí vị này thẳng thắn bày tỏ quan điểm và lập trường đại ý như lời của TNS Joe Lieberman nói “Có một số loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua của chúng tôi hoặc nhận từ chúng tôi; chúng tôi cũng mong có thể giao các thứ ấy, nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra cho tới khi nào Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền”.
VNCS mua vũ khí còn không bán thí khó mong phát triển đối tác chiến lược với Mỹ.
Tự do, dân chủ, nhân quyền như mọi người đã biết là giá trị truyền thống và lịch sử lập quốc của Mỹ từ thế kỷ 18. Giá trị đó là nguyên tắc căn bản đối nội, đối ngọai của Mỹ.
Chính Ngọai Trưởng Hillary Clinton trong đầu thiên niên kỷ thứ ba và thế kỷ 21 vẫn khẳng định giá trị này. Bà nói trong bài “Thế kỷ Thái bình Dương” rằng “Cái còn quan trọng hơn cả quân đội và nền kinh tế của chúng ta, tài sản vững chắc nhất của quốc gia chúng ta là sức mạnh của những giá trị – cụ thể, là sự ủng hộ kiên định đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền”.
Vấn đề dân chủ, nhân quyền VN là vấn đề tiên quyết để Hà nội phát triễn đối tác chiến lược với Mỹ, điều kiện cần và đủ để hóa giải âm mưu xâm lăng của TC. Vấn đề dân chủ, nhân quyền VN cũng là vấn đề tiên quyết để Mỹ có thể phát triễn đối tác chiến lược với nhà cầm quyền Hà nội.
Những người lãnh đạo nhà nước như Nguyễn minh Triết và tiếp nối là Trương tấn Sang cũng như Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng từng ăn học, sống và chiến đấu trong thời Mỹ có mặt ở Miền Nam, trong chế độ VNCH. Những người này tương đối hiểu Mỹ, hiểu giá trị Mỹ là điều kiện tạo nội lực dân tộc để phát triển quốc kế dân sinh, bảo quốc an dân. Những người “Việt Cộng” này hiểu Mỹ hơn những lãnh tụ CS ở Miền Bắc mà Mỹ gọi là CS Bắc Việt. Những người Việt Cộng này đã thành công trong việc chuyển sang kinh tế thị trường, cứu chế độ CSVN khỏi đột quị sau khi Liên xô dứt vú sữa và giúp cho người dân Việt khỏi ăn độn, đời sống vật chất có khá hơn thời CS Bắc Việt “tiếp thu” Miền Nam.
Dù Ô Nguyễn minh Triết rồi đến Ô. Trương tấn Sang và Nguyễn tấn Dũng đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi lưng chạy đôn chạy đáo từ Mỹ sang Pháp, Úc, Nhựt, Ấn vận động quốc tế hóa để cứu Biển Đông. Nhưng chưa có kết quả khả quan chánh yếu vì hai lý do. Một là CS Bắc Việt như Nguyễn phú Trọng và phe thân TC như Tướng Tình báo Nguyễn chí Vịnh phá đám, cam kết với TC giải quyết vấn đề Biển Đông theo nguyên tắc song phương, không cho Mỹ xen vào, như TC muốn. VNCS vì vậy bị nghi ngại, bị Mỹ cho ra rìa trong chiến dịch Mỹ bao vây TC. Hai là vấn đề nhân quyền VN trở thành trở ngại then chốt trong việc phát triển đối tác chiến lược nhờ Mỹ ngăn cản đà xâm lấn của TC.
Nhưng tiến là định luật của sự sống. Với áp lực dân chủ nhân quyền của Mỹ và các nước văn minh, với phong trào dân chủ, nhân quyển ngày càng phát triển trong dân chúng VN, với sụ đàn áp ngày càng thô bạo của công an CS, sức ép càng nhiều, sức bật càng cao; không một thế lực nào có thể ngăn chận sự phát triển của tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong xã hội VN. Năm 2012 là năm của phong trào tự do, dân chủ, nhân quyền VN./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét