Phụ nữ người Tây Tạng tại huyện Đan Bá, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh chụp 26/01/2012. REUTERS/Carlos Barria |
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch hôm nay 27/01/2012 nhận định, phong trào phản kháng tại khu vực người Tây Tạng tại Trung Quốc đang tăng lên với ít nhất bảy cuộc biểu tình trong tháng Giêng, trong đó có ít nhất hai cuộc có thương vong. Tổ chức này kêu gọi Bắc Kinh điều tra ngay lập tức về các vụ bắn vào người biểu tình, và cho các quan sát viên quốc tế đến giám sát.
Ngoài hai cuộc biểu tình ở Sắc Đạt và Lô Hoắc vào đầu tuần này, trong đó công an đã nổ súng vào đám đông biểu tình, theo Human Rights Watch thì phong trào nổi dậy còn bùng lên ở Ban Mã thuộc tỉnh Thanh Hải ngay sau vụ tự thiêu của một nhà sư ngày 18/01, và vài ngày sau đó lại có thêm một cuộc biểu tình nữa. Chính quyền địa phương hôm nay không trả lời điện thoại của AFP.
Miền tây của tỉnh Tứ Xuyên, nơi có 1,5 triệu người Tây Tạng sinh sống, cũng là là khu vực đã xảy ra vụ đàn áp đẫm máu nhất kể từ khi diễn ra các vụ nổi dậy quy mô chống lại chính quyền Trung Quốc hồi năm 2008. Lực lượng an ninh đã bắn vào hai cuộc biểu tình khác nhau diễn ra ở Lô Hoắc và Sắc Đạt thuộc châu tự trị Cam Tư của Tứ Xuyên. Theo các tổ chức phi chính phủ, các loạt đạn của công an đã làm cho ít nhất ba người thiệt mạng. Chính quyền Trung Quốc chỉ công nhận có hai người bị tử vong, trong đó có một người bị bắn chết tại Sắc Đạt.
Làn sóng biểu tình diễn ra sau khi đã có 16 vụ tự thiêu tại khu vực người Tây Tạng kể từ tháng 3/2011. Human Rights Watch hôm nay đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh “điều tra ngay lập tức” về các vụ công an Trung Quốc bắn vào người Tây Tạng biểu tình, và mở cửa các khu vực liên quan cho các quan sát viên quốc tế.
Còn theo nhà nghiên cứu Zorgyi thuộc tổ chức International Campaign for Tibet thì có ít nhất 136 người Tây Tạng bị chính quyền Trung Quốc câu lưu hoặc bị mất tích, ở các huyện Sắc Đạt, A Bá và Lô Hoắc. Một số vụ câu lưu đã được xác nhận vì những người Tây Tạng này bị lực lượng vũ trang Trung Quốc bắt giữ. Cũng như trong vụ nổi dậy hồi tháng 3/2008, công an không đưa cho gia đình những người bị bắt một thứ giấy tờ gì để có thể biết được họ đang ở đâu. Ngoài ra có 30 người Tây Tạng bị câu lưu ở huyện Ban Mã thuộc châu tự trị Quả Lạc cũng đã bị mất tích.
Miền tây của tỉnh Tứ Xuyên, nơi có 1,5 triệu người Tây Tạng sinh sống, cũng là là khu vực đã xảy ra vụ đàn áp đẫm máu nhất kể từ khi diễn ra các vụ nổi dậy quy mô chống lại chính quyền Trung Quốc hồi năm 2008. Lực lượng an ninh đã bắn vào hai cuộc biểu tình khác nhau diễn ra ở Lô Hoắc và Sắc Đạt thuộc châu tự trị Cam Tư của Tứ Xuyên. Theo các tổ chức phi chính phủ, các loạt đạn của công an đã làm cho ít nhất ba người thiệt mạng. Chính quyền Trung Quốc chỉ công nhận có hai người bị tử vong, trong đó có một người bị bắn chết tại Sắc Đạt.
Làn sóng biểu tình diễn ra sau khi đã có 16 vụ tự thiêu tại khu vực người Tây Tạng kể từ tháng 3/2011. Human Rights Watch hôm nay đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh “điều tra ngay lập tức” về các vụ công an Trung Quốc bắn vào người Tây Tạng biểu tình, và mở cửa các khu vực liên quan cho các quan sát viên quốc tế.
Còn theo nhà nghiên cứu Zorgyi thuộc tổ chức International Campaign for Tibet thì có ít nhất 136 người Tây Tạng bị chính quyền Trung Quốc câu lưu hoặc bị mất tích, ở các huyện Sắc Đạt, A Bá và Lô Hoắc. Một số vụ câu lưu đã được xác nhận vì những người Tây Tạng này bị lực lượng vũ trang Trung Quốc bắt giữ. Cũng như trong vụ nổi dậy hồi tháng 3/2008, công an không đưa cho gia đình những người bị bắt một thứ giấy tờ gì để có thể biết được họ đang ở đâu. Ngoài ra có 30 người Tây Tạng bị câu lưu ở huyện Ban Mã thuộc châu tự trị Quả Lạc cũng đã bị mất tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét