RSF – Các nhà báo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới đang yêu cầu được đến các trung tâm giam giữ hành chính (tương tự các Trung tâm phục hồi nhân phẩm ở VN), và kêu gọi các đồng nghiệp châu Âu tham gia chiến dịch mới được khai mạc ngày hôm qua mang tên “Mở cửa, Chúng tôi có quyền được biết!”
Sáng kiến này được hai tổ chức European Alternatives và Migreurop đưa ra cùng với Liên minh các nhóm nhân quyền bảo vệ người nhập cư, nhằm khẳng định quyền của công dân biết những gì sẽ xảy ra trong các trung tâm, nơi người di cư đang bị quản thúc.
Bốn nhà báo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới hôm qua đã được tiếp cận một số trung tâm giam giữ trong vùng Ile-de-France của Pháp. Các phương tiện truyền thong đã tích cực hỗ trợ việc yêu cầu này. Giá trị của tự do báo chí. Các phóng viên từ 20 quốc gia châu Âu được đề nghị thực hiện việc tiếp cận các trung tâm giam giữ ở ngay khu vực của họ sinh sống hay làm việc.
Nếu tiếp cận được, các cuộc thăm viếng sẽ diễn ra trong vòng một tháng, từ ngày 26 tháng 3 và 26 tháng 4.
“Do nhập cư đang là vấn đề nóng trong cuộc tranh luận công cộng hiện nay, nên các nhà báo không thể thực hiện công việc của họ một cách tự do trong các trại giam.” Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết.
“Ở một số nước, chẳng hạn như Ý và Tây Ban Nha, các nhà báo buộc phải bỏ qua các kênh chính thức để điều tra vấn đề này vì lợi ích công cộng. Điều này không xứng đáng với các nước dân chủ. Chúng tôi kêu gọi nhiều nhà báo châu Âu có thể để tham gia chiến dịch để đảm bảo quyền thông tin được thành lập”.
Cũng tại Pháp, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã nhận được một số phàn hồi từ chối cho phép tiếp cận các trung tâm giam giữ, với ly do đang có các cuộc biểu tình bên ngoài các trung tâm và điều kiện khó khăn.
Linda Maziz, một nhà báo tự do, người đã viết một bài viết chuyên sâu về trung tâm Mesnil-Amelot ngay bên ngoài Paris, mô tả sự phi lý của tình hình: “Nó không phải là vấn đề dễ dàng để tường trình về trung tâm giam giữ. Là một nhà báo, nhưng tôi đã không thể tiếp cận sự thật. Đây là tiền lệ chà đạp tự do thông tin. Mặt khác, đây là sự ngăn chặn một chuyến thăm của một công dân bình thường, hoặc một nhà báo mà phải để lại máy tính xách tay, máy ảnh và cây bút ở lối vào?”.”
Một chiếc màng bao phủ sự im lặng quanh các trung tâm giam giữ người di cư ở châu Âu và các châu lục khác. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới năm ngoái đã phàn nàn quy định mới của Úc cho các phương tiện truyền thông truy cập tới các trung tâm giam giữ người nhập cư. Mới tháng trước, các nhà báo tự do cũng bị từ chối tiếp cận Trung tâm phục hồi nhân phẩm ở Miền Bắc Việt Nam, khi nhóm phóng viên này muốn thăm viếng bà Bùi Thị Minh Hằng.
Chiến dịch đã được đưa ra tại 10 quốc gia – Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Romania và Vương quốc Anh.
Thuỵ Minh, VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét