Hiện nay các nhà thầu Trung Quốc với giá bỏ thầu thấp đã trúng thầu rất nhiều các công trình tại Việt Nam. Các nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ nhưng thực tế lại không hề rẻ chút nào.
Ký hợp đồng với giá khác xa giá trúng thầu
Đây là môt chiêu trò phổ biến của các nhà thầu Trung Quốc, đưa ra giá bỏ thầu rất thấp loại bỏ đối thủ để trúng được thầu, đến khi ký hợp đồng thì viện các lý do để nâng giá lên.
Ví như dự án bô xít ở Tây Nguyên, giải thích cho sự tăng giá này phía nhà thầu Trung Quốc cho rằng do trong giá bỏ thầu chưa tính đến các thiết bị dự phòng.
Dự án Nhiệt điện Hải Phòng 1 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng, nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Điện khí Đông Phương. Ngay sau khi trúng thầu và thực hiện công trình, tập đoàn này liên tục đòi tăng giá, lý do là do biến động tỷ giá đồng nhân dân tệ từ 8,2 NDT/USD xuống 6,8 NDT/USD. Tập đoàn này tuyên bố nếu không nâng giá thì họ sẽ không làm nữa vì hết tiền.
Công nghệ lạc lậu
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 1 được khởi công xây dựng vào tháng 4/2006 , dự kiến hoàn thành năm 2010. Thế nhưng nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Điện khí Thượng Hải thực hiện đến tận tháng 7/2011 mới bàn giao hai tổ máy phát điện thương mại. Chỉ mới 3 tháng hoạt động đến tháng 10/2011 cả hai tổ máy gặp sự cố và chỉ phát điện dự phòng.
PGS.TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam nhấn mạnh: “Các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc thực hiện có những lo ngại nhất định về chất lượng, công nghệ, nếu là những sự cố đơn giản có thể khắc phục được thì không sao, nhưng nếu phức tạp thì là một bài toán cần tính, bởi ngoài chuyện tốn kém chi phí thay thế còn sự ảnh hưởng đến hệ thống điện chung khi nhà máy phải ngừng hoạt động vài ngày, thậm chí là cả tháng”.
Các dự án năng lượng của Việt Nam hiện nay hầu hết do các nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu. Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam các nhà thầu Trung Quốc thiếu công nghệ và thiết bị không đồng bộ. có nhiều dự án chất lượng thiết bị kém dẫn đến thi công chậm tiến độ.
Kinh nghiệm
Dự án bô xít ở Tây Nguyên nhà thầu Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ bô xít chứa diaspore có hàm lượng Al2O3 tới 84,98%, trong khi bô xít Tây Nguyên thuộc loại chứa gibbsite có hàm lượng Al2O3 65,4%. Nói cách khác, nhà thầu Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ loại bô xít dễ làm hơn (hàm lượng Al2O3 cao hơn).
Thi công chậm tiến độ
Hiệp hội năng lượng Việt Nam từng có văn bản kiến nghị gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội về việc đẩy nhanh tiến độ các dự án về năng lượng. Trong đó, đề nghị hạn chế các nhà thầu Trung Quốc.
Các dự án do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1… đều bị chậm hoặc chưa triển khai, tiến độ chậm 2 – 3 năm. Thiệt hai do chậm tiến độ là không thống kê được.
Kết quả đánh giá của các cơ quan chức năng cho thấy, lý do chậm tiến độ là nhà thầu Trung Quốc tại các công trình này vừa yếu, vừa thiếu kinh nghiệm, công nghệ lạc hậu và không thu xếp được nguồn vốn.
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng than thở sự chậm trễ của các nhà thầu Trung Quốc, Trong báo cáo của Vinacomin gửi Bộ Công thương ước tính việc chậm trễ này làm thiệt hại hàng trăm tỷ mỗi năm, nếu tính cả phần đội vốn thì con số này phải lên tới cả nghìn tỉ đồng.
Việc chậm tiến độ cũng kéo theo các chi phí khác như lãi vay, quản lý dự án, thuê tư vấn, chuẩn bị sản xuất… Vì thế nhiều dự án bị tăng phí đầu tư so với dự toán rất nhiều
Vì đâu nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều đến thế
Giải thích vấn đề này PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên chủ nhiệm Bộ môn cầu đường, Trường ĐH GTVT Hà Nội cho Báo Đất Việt biết:“Một là , bởi vì họ tích cực tham gia dự thầu. Hồ sơ dự thầu của họ đáp ứng những tiêu chuẩn mình đưa ra ví dụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài chính người ta đều đạt, giá thầu thì có cái thấp, cái cao nhưng nói chung họ luôn đưa ra giá thầu thấp so với giá chung. Theo luật đấu thầu thì người ta trúng.
Đối với các dự án đầu tư lớn, yêu cầu năng lực tài chính lớn, thêm nữa là đã phải thực hiện vài ba công trình có quy mô lớn tương đương, cho nên các nhà thầu trong nước đến đó thì gặp khó khăn”.
“Nguyên do thứ hai là , vấn đề năng lực kỹ thuật, các nhà thầu trong nước cũng rất khó khăn. Trong quá trình phát triển, các nhà thầu VN mới chủ yếu làm trong nước, trong khi, các nhà thầu TQ, hay các nhà thầu quốc tế khác đã làm các công trình lớn ở nước họ hay ở nước ngoài hàng chục năm nay, họ có tiềm lực kỹ thuật, tài chính hơn hẳn các nhà thầu trong nước.
Như vậy, thì họ sẽ trúng thầu những công trình mà chúng ta yêu cầu cao về kỹ thuật, về tài chính là dễ hiểu. Trong thực tế cũng chỉ có cách chứng minh năng lực thật của các nhà thầu bằng cách nhìn vào các công trình DN đã thực hiện, đã hoàn thành phải là những công trình lớn, chất lượng tốt, làm đúng tiến độ, có quy trình quản lý chất lượng tiên tiến…
Nghĩa là Việt Nam đã đề ra những tiêu chuẩn cần thiết, nhưng các nhà thầu trong nước không đáp ứng được. Vì thế, các nhà thầu nước ngoài đặc biệt Trung Quốc trúng thầu“.
Tại cuộc họp Bộ Công thương ngày 7/7/2014, trước câu hỏi lý do nhà thầu Trung Quốc trúng thầu tới 90% dự án nhiệt điện tại Việt Nam. Ông Lê Tuấn Phong, phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng trả lời rằng theo quy định đấu thầu quốc tế, nhà thầu chào giá thấp sẽ trúng thầu. Bên cạnh đó, nhà thầu Trung Quốc thu xếp được tài chính nên dễ dàng thắng thầu.
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết lý do Trung Quốc trúng thầu vì các cơ quan nhà nước thực hiện… quá tốt Luật đấu thầu nhưng “cũng phải nghĩ đến cái gì ngoài luật”.
Hầu hết các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhờ luật đấu thầu cũ (ban hành năm 2005), theo luật này thì tiêu chí giá rẻ luôn là tiêu chí hàng đầu để chọn thầu, đây là cách làm không giống đâu trên thế giới.
Việc đấu thầu này giống như đấu giá, khiến cho các nhà thầu Trung Quốc công nghệ, kinh nghiệm yếu kém nhưng nhờ bỏ giá thấp mà trúng thầu.Trong khi các nhà thầu với công nghệ tốt bị loại bỏ.
Nhà thầu Trung Quốc có giá thấp nhưng sau đó viện nhiều lý do khác nhau để nâng giá lên, thi công chậm tiến độ khiến nhiều chi phí khác phát sinh, nên nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ nhưng không hề rẻ.
Nhiều người cũng tự hỏi liệu có cơ chế nào đằng sau giúp cho nhà thầu Trung Quốc dễ dàng trúng thầu tại Việt Nam?
Mãi đến tháng 11/2013 mới có được luật đấu thầu mới, khắc phục được những hạn chế của luật cũ. Đặc biệt chỉ có nhà thầu nào đạt được yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét về giá.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải chịu hậu quả của những nhà thầu Trung Quốc trúng thầu từ trước nhờ luật cũ.
Để giảm bớt thiệt hại từ những nhà thầu này, thiết nghĩ cần phải có biện pháp chế tài, cương quyết loại bỏ những nhà thầu nào không đạt yêu cầu về công nghệ. Dự án thi công chậm cần có biện pháp phạt tiền để bù đắp các chi phí phát sinh.
Với việc có được luật đấu thầu mới, tuy muộn màng nhưng hy vọng sẽ hạn chế được nhà thầu năng lực kém của Trung Quốc.
Ngọn Hải Đăng
Đại Kỷ Nguyên.
1 nhận xét:
KHÔG DỰ ÁN NÀO TÀU CỘNG TRÚNG THẦU MÀ KHÔG CÓ HỐI LỘ VÀ THAM NHŨNG CHÍNH VÌ ĐẦY TỚ TA CÓ ĂN DẦY CỦA NÓ MỚI CÂM HỌNG VÀ MẮC BẪY HOÀI LÀ VÌ VẬY.CHÍNH VÌ THAM NHŨNG TÀN BẠO NHƯ VẬY ĐẤT NƯỚC NGHÈO DÂN MẠT .ĐẢ ĐẢO ĐCS BÁN NƯỚC HẠI DÂN.
Đăng nhận xét