Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, Hà Lan - DR
Vào hôm qua, 01/12/2015, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye trong việc xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các hành động quá đáng trên Biển Đông. Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vụ kiện đó sẽ « không đi đến đâu ». Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, giới chuyên gia hầu như đều cho rằng Bắc Kinh sẽ phải « trả giá » trên trường quốc tế, nhất là khi tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Manila.
Theo các chuyên gia pháp lý, giả thuyết về khả năng Philippines chiến thắng như đã được dự báo từ đầu, khi Tòa án Trọng tài Thường trực xem xét về thẩm quyền của mình, và đã công bố những luận cứ chi tiết nhằm bác bỏ lý lẽ Trung Quốc đưa ra nhằm phủ nhận thẩm quyền của toà án quốc tế.
Và một khi Tòa án phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc sẽ phải chịu những sức ép nặng nề về cả phương diện ngoại giao lẫn pháp lý, vì nếu xem nhẹ kết luận của định chế trọng tài quốc tế - điều mà Bắc Kinh hoàn toàn có thể làm – Trung Quốc sẽ xuất hiện như là một quốc gia coi thường luật pháp quốc tế.
Khi Philippines bắt đầu thủ tục pháp lý chống Trung Quốc vào năm 2013, ít ai chú ý đến vụ kiện, ngoại trừ các nước bị Trung Quốc trực tiếp chèn ép, hay các cường quốc có quan tâm đến Biển Đông như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Tuy nhiên, dần dần nhiều quốc gia Châu Á đã bắt đầu chú ý hơn và ngày càng tỏ thái độ ủng hộ tiến trình pháp lý do Manila khởi xướng.
Một số quốc gia đã yêu cầu được làm quan sát viên theo dõi vụ kiện tại La Haye, trong số này có hai nước cũng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là Việt Nam và Malaysia. Ngoài ra còn có Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Úc và gần đây nhất là Vương quốc Anh.
Washington đã ủng hộ vụ kiện, và vào tháng Mười vừa qua, nhân viếng thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã khuyên Trung Quốc chấp nhận ra trước các tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Cũng như vậy, sau cuộc hội đàm 2+2 tại Sydney vào ngày 22 tháng 11 vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Úc và Nhật Bản cho biết họ ủng hộ quyền của các bên tranh chấp ở Biển Đông để tìm kiếm sự phân xử quốc tế.
Theo một chuyên gia phân tích được Reuters trích dẫn, nếu phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực chống lại những điểm chính trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thì chắc chắn các nước phương Tây sẽ có một sự thống nhất về lập trường và sẽ gây áp lực trên Bắc Kinh, cả trong những cuộc họp song phương lẫn trên các diễn đàn quốc tế.
Chuyên gia về Biển Đông Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore dự đoán : « Các nước khác sẽ sử dụng phán quyết như một cây gậy để đánh Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại nhạy cảm với toàn bộ vấn đề này như vậy ».
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington cũng cùng quan điểm : « Phía Trung Quốc từng cho rằng họ có thể dễ dàng phớt lờ và bác bỏ phán quyết. Theo tôi, trên thực tế, họ sẽ phải trả một cái giá quốc tế cho điều đó ».
Đối với nhiều nhà ngoại giao, việc Philippines thắng kiện Trung Quốc về Biển Đông, sẽ góp phần thúc đẩy Bắc Kinh chấp nhận các chuẩn mực pháp lý quốc tế trong khu vực cực kỳ quan trọng cho ngành vận tải đường biển này.
Vào hôm qua, 01/12/2015, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye trong việc xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các hành động quá đáng trên Biển Đông. Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vụ kiện đó sẽ « không đi đến đâu ». Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, giới chuyên gia hầu như đều cho rằng Bắc Kinh sẽ phải « trả giá » trên trường quốc tế, nhất là khi tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Manila.
Theo các chuyên gia pháp lý, giả thuyết về khả năng Philippines chiến thắng như đã được dự báo từ đầu, khi Tòa án Trọng tài Thường trực xem xét về thẩm quyền của mình, và đã công bố những luận cứ chi tiết nhằm bác bỏ lý lẽ Trung Quốc đưa ra nhằm phủ nhận thẩm quyền của toà án quốc tế.
Và một khi Tòa án phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc sẽ phải chịu những sức ép nặng nề về cả phương diện ngoại giao lẫn pháp lý, vì nếu xem nhẹ kết luận của định chế trọng tài quốc tế - điều mà Bắc Kinh hoàn toàn có thể làm – Trung Quốc sẽ xuất hiện như là một quốc gia coi thường luật pháp quốc tế.
Khi Philippines bắt đầu thủ tục pháp lý chống Trung Quốc vào năm 2013, ít ai chú ý đến vụ kiện, ngoại trừ các nước bị Trung Quốc trực tiếp chèn ép, hay các cường quốc có quan tâm đến Biển Đông như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Tuy nhiên, dần dần nhiều quốc gia Châu Á đã bắt đầu chú ý hơn và ngày càng tỏ thái độ ủng hộ tiến trình pháp lý do Manila khởi xướng.
Một số quốc gia đã yêu cầu được làm quan sát viên theo dõi vụ kiện tại La Haye, trong số này có hai nước cũng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là Việt Nam và Malaysia. Ngoài ra còn có Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Úc và gần đây nhất là Vương quốc Anh.
Washington đã ủng hộ vụ kiện, và vào tháng Mười vừa qua, nhân viếng thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã khuyên Trung Quốc chấp nhận ra trước các tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Cũng như vậy, sau cuộc hội đàm 2+2 tại Sydney vào ngày 22 tháng 11 vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Úc và Nhật Bản cho biết họ ủng hộ quyền của các bên tranh chấp ở Biển Đông để tìm kiếm sự phân xử quốc tế.
Theo một chuyên gia phân tích được Reuters trích dẫn, nếu phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực chống lại những điểm chính trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thì chắc chắn các nước phương Tây sẽ có một sự thống nhất về lập trường và sẽ gây áp lực trên Bắc Kinh, cả trong những cuộc họp song phương lẫn trên các diễn đàn quốc tế.
Chuyên gia về Biển Đông Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore dự đoán : « Các nước khác sẽ sử dụng phán quyết như một cây gậy để đánh Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại nhạy cảm với toàn bộ vấn đề này như vậy ».
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington cũng cùng quan điểm : « Phía Trung Quốc từng cho rằng họ có thể dễ dàng phớt lờ và bác bỏ phán quyết. Theo tôi, trên thực tế, họ sẽ phải trả một cái giá quốc tế cho điều đó ».
Đối với nhiều nhà ngoại giao, việc Philippines thắng kiện Trung Quốc về Biển Đông, sẽ góp phần thúc đẩy Bắc Kinh chấp nhận các chuẩn mực pháp lý quốc tế trong khu vực cực kỳ quan trọng cho ngành vận tải đường biển này.
Trọng Nghĩa
(RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét