Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Tân Bộ trưởng Tài chính ngồi 'ghế nóng'


Chính phủ Việt Nam mới bổ nhiệm ông Đinh Tiến Dũng vào ghế Bộ trưởng Tài chính sau khi quốc hội chuẩn thuận việc đề cử ông với gần ba phần tư số phiếu.
Ông Dũng, 52 tuổi, quê Ninh Bình, là ủy viên Trung ương Đảng CSVN khóa XI và từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước từ năm 2011.

Thời báo Kinh tế Việt Nam vào tuần này có bài bàn về điều họ gọi là “ghế nóng” của bộ trưởng tài chính.
Ông là ứng viên duy nhất được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giới thiệu để bầu vào chức vụ này.

BấmBài báo này mô tả ông Đinh Tiến Dũng và ông Vương Đình Huệ (Cựu bộ trưởng tài chính) học cùng một nơi là Học viện Tài chính.
“Học cùng lớp với ông Đinh Tiến Dũng là một chính khách họ Đinh khác cũng nổi tiếng không kém hiện nay: ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
"Hàng chục bạn học khác của ông Dũng và ông Thăng hiện đang là giám đốc sở tài chính, phó tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty hàng đầu Việt Nam như Sông Đà, Petrovietnam…"
Thời báo Kinh tế Việt Nam
“Cả hai cũng từng có thời gian làm việc cho Tổng công ty Sông Đà, nơi mà từ đó, hành trình của mỗi người có khác nhau, song về tổng thể đều hết sức hanh thông.
“Thú vị hơn, hàng chục bạn học khác của ông Dũng và ông Thăng hiện đang là giám đốc sở tài chính, phó tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty hàng đầu Việt Nam như Sông Đà, Petrovietnam…”, bài báo cho biết thêm.
Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên được báo BấmWall Street Journal dẫn lời nói thách thức đầu tiên của ông Dũng sẽ là “làm sao cân bằng được ngân sách và tạo đà mới để phục hồi kinh tế sau vài năm trì trệ”.
Đi vay nước ngoài?
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong 13 năm vào năm ngoái.
Ông Dũng cũng sẽ phải cải tổ mạnh các công ty nhà nước đang ngập lụt trong nợ nần, theo giới phân tích.
Ngân sách của Việt Nam bị thâm hụt 50.7 ngàn tỉ đồng (2.4 tỉ đôla) trong quí đầu tiên từ mức thâm hụt 34 ngàn tỉ đồng vào năm ngoái, Bộ Tài Chính Việt Nam cho biết hồi tháng Tư.
Điều này có nghĩa là thâm hụt ngân sách trong quí đầu tương đương 7.4% GDP, cao hơn hẳn chỉ tiêu đưa ra cho cả năm là 4.8%. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2012 là 4.8%.
Để bù đắp thâm hụt, Kho bạc Nhà nước phát hành 89.14 ngàn tỉ đồng trái phiếu chính phủ trong bố tháng đầu năm nay, gần 60% chỉ tiêu của cả năm 2013, theo Bộ Tài Chính.
Vào tháng Hai năm nay, tổ chức mang tên Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) ra phúc trình liệt Việt Nam vào vị trí Bấmđội sổ về công khai ngân sách.
Báo cáo phân tích với sự tham gia của xấp xỉ 400 chuyên gia và cũng đã được gửi tới chính phủ Việt Nam để tham khảo xếp Việt Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor.
"Với các nguồn tài chính nội địa bị hạn chế trong lúc Việt Nam phải tìm cách kích thích nền kinh tế thì dĩ nhiên là tân bộ trưởng tài chính phải tìm tới các khoản vay nuớc ngoài trong tương lai gần"
Vương Quân Hoàng, Công ty DHVP
“Điểm số này cho thấy chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin ít ỏi tới công dân về ngân sách quốc gia và các hoạt động tài chính trong mỗi năm, khiến cho người dân khó tin vào cách quản lý ngân sách chung của nhà nước,” báo cáo nhận định.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4.89% trong quí đầu năm nay, chậm hơn cùng kỳ năm ngoái ở mức 5.44%.
Chính phủ Việt Nam đặt chỉ tiêu đạt tăng trưởng GDP 5.5% trong năm nay so với mức 5.03% vào năm 2012, là mức thấp nhất trong 13 năm.
Tăng trưởng kinh tế thấp đã dẫn tới thực trạng phá sản hàng loạt các công ty với số lượng 43 ngàn công ty trong năm 201, 54 ngàn trong năm ngoái và 20 ngàn công ty trong chỉ mới bốn tháng đầu năm nay.
Để hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, giới lập pháp theo dự kiến sẽ giảm thuế thu nhập công ty từ mức hiện nay là 22% xuống còn 22% vào năm 2014 và xuống còn 20% vào năm 2016.
Tuy nhiên điều đó có thể dẫn tới khó khăn thêm cho ngân sách nhà nước.
Phân tích gia Vương Quân Hoàng từ công ty DHVP được dẫn lời nói "Với các nguồn tài chính nội địa bị hạn chế trong lúc Việt Nam phải tìm cách kích thích nền kinh tế thì dĩ nhiên là tân bộ trưởng tài chính phải tìm tới các khoản vay nuớc ngoài trong tương lai gần”.
Báo The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức từ Bộ Tài Chính nói với báo này hồi tháng Tư rằng chính phủ Việt Nam đã thuê các ngân hàng thu xếp gặp các nhà đầu tư ở Singapore, London và Hoa Kỳ nhưng vẫn miễn cưỡng lên kế hoạch phát hành trái phiếu bằng đôla.

Không có nhận xét nào: