Pages

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Lãnh đạo csVN và nghi án Bao…cu !

Nếu lấy nhân cách con người để làm thước đo thì rõ ràng ’14 ông quan lớn’ trong BCT đứng chưa tới cái lai quần xà lỏn của ông Tiến sĩ Luật này , đem Tri thức mà so lại càng tệ hơn , có lẻ vì thế mà các cụ lãnh đạo csVN không dám đối thoại cùng ông . Trong chế độ cộng sản thì từ tên cắc ké cho tới các quan có số má trong triều đình đầu đất tên nào cũng không thích nghe Ý kiến đối lập và chúng rất sợ những Trí thức không thuộc loại ‘cục cứt’ có xuất xứ từ trường đảng . Hồng hơn chuyên là vậy . đảng không thích ai thắc mắc kiểu Cuốc hội : Ồ ! sao bé không lắc…

Ông Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là ân nhân của tầng lớp dân oan đã đành , Ông còn là tấm gương cho Tuổi trẻ và cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng cho những ai còn quan tâm đến đất nước khốn cùng này bởi sự lãnh đạo ‘tài tình’ của đảng. Ông đã nêu đích danh tên lưu manh TT Nguyễn tấn Dũng , Chỉ thẳng mặt tên khủng bố tin tặc tướng Vũ hải Triều . Nói thẳng nói thật nói hết lòng chứ không xách mé xa gần thì rõ ràng ông không biết sợ là gì , đơn giản những điều ông góp ý hay chỉ trích cả guồng máy cai trị của đảng đều dựa trên Pháp luật của chính đảng cộng sản , lại nói quá đúng nên cả lũ các cụ im re như cái khe không nước chảy vào mùa khô hạn . Điều đó không phải là sự liều lĩnh hay ngông cuồng theo cách nói của trên dưới 700 tờ báo chùi trong nước . Ông Tiến Sĩ Luật rất chính chắn khi yêu tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé miệng và cứng cựa lúc phải đối đầu với các cụ tự phát , buộc đảng phải chơi trò hạ tiện vì chẳng đủ bản lĩnh để có thể đối thoại cùng ông . Một con người bình thường nhưng không tầm thường như các cụ , là thành luỹ cho tầng lớp khốn cùng trong xã hội nạn nhân của các cụ

Kể từ đảng quăng thân vào khách sạn làm cuộc cách mạng để tìm cho bằng được vật chứng là hai cái bao Cu…Condom Made in các cụ nổi tiếng từ dạo đó . Huế , Saigon , Hà nội giờ đây hễ ai nhắc tới bao Cu là thiên hạ liên tưởng đến 14 cụ ‘Bao công’ ba đình , nói ngắn gọn là đảng cộng sản và nghi án bao,,,Cu . Năm châu bốn bể chắc cũng không hiểu nỗi Việt Nam đang xảy ra cái gì mà mấy ông lãnh đạo csVN cứ chơi trò trốn tìm với mấy cái áo mưa…đã mặc rồi trong khi người dân đang gồng mình để chống cái thằng vật giá leo thẳng lên mâm cơm của người nghèo để giành giật từng miếng thịt miếng cá của tầng lớp khốn cùng trong xã hội .

Cả nước Việt Nam cùng loài người Văn minh trên thế giới đang nhìn vào nghi án của các cụ . Trí thức , Tuổi trẻ và mọi tầng lớp trong Xã hội đều đang hướng về Công Lý – Sự thật cho LS Cù Huy Hà Vũ cùng các Tù nhân lương tâm đang bị giam cầm cách bất công . Họ có thể xuống đường bất cứ lúc nào nếu đảng ngoan cố dựa vào bạo lực và sức mạnh của vũ khí mua bằng tiền dân thì thật xuẩn ngốc . Khi dân nỗi trận lôi đình là điều khó tưởng tượng nổi , nói cho dễ hiểu là coi chửng ‘Má đảng nhìn không ra’.

nguoithathoc1959

Điều tra??? Lộ hàng cả lũ sao!!!


Dân Làm Báo – Vinashin đã chìm thì cho nó chìm luôn! Cớ chi phải điều với tra!. Nợ thì đã thành núi dưới sự lãnh đạo và “quyết” của Bộ Chính Trị và sự điều hành tài ba của đồng chí thủ tướng giỏi nghề PR rác, nhân dân sẽ trả thôi mà, quậy lên làm gì!?
Đó là thông điệp của các quan lớn Ba Đình gửi đến nhân dân cả nước cũng như những đại biểu quan tâm qua cửa miệng của quan phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Mà ông Nguyễn Thiện Nhân lấy tư cách gì trong chuyện này để tuyên bố? Ông là phó thủ tướng, là thành viên của chính phủ, bộ phận mà một số các đại biểu đang đề nghị lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Nói theo mặt pháp lý thì ông đang nằm trong đối tượng / bộ phận bị điều tra. Có bao giờ một bị cáo lại xưng xưng tuyên bố với ông tòa và trả lời với dư luận kiểu nhảy rào vô kỷ luật, vô kỷ cương như ông?

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền”.

Thảo luận cái gì, chi tiết ra sao, cân nhắc mặt nào? Tại sao không cho nhân dân cả nước biết? Tại sao phải dấu? Theo hiến pháp, mà cũng do chính các ông trong đảng CSVN vẽ vời và chụp lên đầu nhân dân, Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của Chính phủ thì tại sao Quốc hội không tự lập Ủy ban lâm thời để điều tra? Hoạt động của Chính phủ và Quốc hội có ăn nhậu gì đến đảng CSVN để xen vào điều tra? Mấy ông ở BCT đóng cửa tự làm quan tòa lẫn bị cáo bỏ phiếu không kỷ luật nhau thì đó là chuyện nội bộ của đảng các ông. Chuyện Nhà nước tắc trách, gây thiệt hại to lớn cho nhân dân là chuyện của Quốc Hội, thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Quốc Hội.

“Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.”.

Thế còn người mà đã từng đứng ta nhận trách nhiệm trước Quốc Hội là Nguyễn Tấn Dũng thì Bộ Công an có “dám” điều tra không? Hay là chỉ nắm 1 con dê tế thần như Sầm Đức Xương trong vụ cán bộ cao cấp đảng CSVN cùng nhau mua dâm bán dâm nữ sinh chưa thành niên?

Thế thì để cho khỏe, để tiết kiệm ngân sách ăn cướp của dân: các ông đảng viên CSVN làm ơn gom mấy cái gọi là Quốc Hội, Nhà Nước, Đảng thành một. Gọi nó là cái gì tùy các ông. Nhân dân thì đã có tên nhưng chắc các ông không… thích (dù các ông cũng biết là cực kỳ chính xác): Cướp.

Dân Làm Báo

*

Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin



Ảnh: Quý Đoàn.


(DVT.vn) – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.

Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.

Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.

Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.

Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.

Bích Diệp

Luật gia Nguyễn Tường Tâm – Bẻ gẫy 10 bằng chứng kết tội Cù Huy Hà Vũ


Luật gia Nguyễn Tường Tâm (Dân Luận) - Sắp tới ngày lên đường tham dự phiên tòa xét xử người anh hùng Cù Huy Hà Vũ, thiết tưởng việc xem lại các luận chứng buộc tội và gỡ tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một việc làm hữu ích.
Để dễ theo dõi, bài này được soạn theo bố cục sau:

■Mở đầu là bằng chứng số 10 là bài viết của ông Nguyễn Thanh Ty, được luật sư biện hộ yêu cầu loại trừ vì không cần thiết.
■Kế đó là bằng chứng số 9 được biện minh bằng cách áp dụng học thuyết về hành vi chưa hoàn thành (incomplete attempt).
■Thứ ba là bằng chứng số 8 được biện minh bằng cách áp dụng học thuyết về bằng chứng gián tiếp (circumstantial evidence).
■Sau đó là 7 bằng chứng khác hoàn toàn được biện minh bởi chính luận điểm và câu văn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong các bài do VKS viện dẫn, là ông đã nói và viết sự thật nên không thể kết án ông tội “xuyên tạc, phỉ báng” như cáo trạng của VKS.
Nói chung thì việc đánh đổ luận chứng buộc tội của VKS đối với TS Cù Huy Hà Vũ thì rất dễ dàng. Nhưng các vị chánh án và hội thẩm có xét xử theo lương tâm và luật pháp của các nước văn minh hay không lại là một chuyện khác.

TRANH LUẬN VỀ CÁC BẰNG CHỨNG
Sự thật không cần chối cãi là Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (CHHV) có “làm ra, tàng trữ, và lưu hành một số các tài liệu, và văn hóa phẩm” nhưng các tài liệu và văn hóa phẩm đó không có nội dung chống “Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” như VKS khởi tố; mà đó chỉ là những tài liệu đương sự bày tỏ sự bất đồng ý kiến với chính quyền về một số vấn đề. Việc bày tỏ bất đồng ý kiến của đương sự chỉ là việc thực hiện những “hành vi tham gia quản lý nhà nước và thảo luận các vấn đề chung của cả nước,” một quyền Hiến định.

Nhưng để khởi tố CHHV, VKS đã viết, “Các bài viết và trả lời phỏng vấn của Cù Huy Hà Vũ nêu trên đã có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước, xuyên tạc cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên, đa đảng…”

Tóm lại, VKS đã khởi tố CHHV hai loại tội danh nằm chung trong tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” qui định ở điều 88 là:

1. Đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt nam, đòi đa nguyên đa đảng.

2. Xuyên tạc và phỉ báng Đảng, Nhà Nước, chính quyền, và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Mười bài báo của CHHV được VKS dùng làm bằng chứng buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được người viết đánh số theo thứ tự từ 1 tới 10, cho dễ theo dõi và viện dẫn và sau đây tác giả xin bác bỏ từng điểm một trong bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát.

Bằng chứng thứ 10 VKS dùng để khởi tố CHHV, đó là bài của ông Nguyễn Thanh Ty có tựa đề “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình”, VKS cho rằng bài báo đó có “nội dung xuyên tạc Đảng cộng sản Việt Nam, phỉ báng chính quyền.” Nhưng thật ra bài báo đó không có nội dung xuyên tạc hay phỉ báng chính quyền, mà bài báo chỉ tường thuật hai sự thật:

Sự thật thứ nhất là nội dung những bài viết và những phát biểu của CHHV lâu nay về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước, mà trong việc trình bày sắp tới người viết sẽ biện minh về tất cả những nội dung đó.

Sự thật thứ nhì là tuyên bố của nhà văn Trần Mạnh Hảo trong bài nói chuyện công khai tại Đại Hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ 8 diễn ra từ 4 đến 6 tháng 8 năm 2010. Nội dung các tuyên bố của nhà văn Trần Mạnh Hảo là đúng sự thật hay “xuyên tạc Đảng cộng sản, phỉ báng chính quyền” thì thiết tưởng tòa án cần triệu tập, khởi tố chính nhà văn Trần Mạnh Hảo trong một vụ án khác chứ không liên quan gì tới vụ án xét xử CHHV.

Nếu nhà văn Trần Mạnh Hảo chưa bị khởi tố về nội dung bị cho là “xuyên tạc Đảng và phỉ báng chính quyền” của bản tuyên bố của ông ta thì không thể dựa vào bản tuyên bố đó mà khởi tố CHHV tội tàng trữ bài báo đó.

Bởi vậy việc liệt kê bài báo của ông Nguyễn Thanh Ty trong danh sách các bằng chứng là không cần thiết. Tất cả những bài viết và phát biểu của CHHV bị VKS lên án đều sẽ được trình bày trong phần biện minh dưới đây.

Bằng chứng số 9 trong bản cáo trạng của VKS là bài “Bàn về Đảng cầm quyền”. Về bài báo này, VKS ghi nhận, “Vũ đang viết, chưa xong. Nội dung phỉ báng, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam bằng lời lẽ: “… Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền hay độc tài?… chế độ chính trị ở Việt nam trên thực tế là chế độ độc đảng hay độc tài”.

Bản cáo trạng của VKS ghi nhận bài viết của CHHV chưa xong; đương sự đang viết. Như vậy bài báo này mới đang ở giai đoạn chuẩn bị, chưa hoàn thành. Về mặt học lý, một hành vi mới ở giai đoạn chuẩn bị, chưa hoàn thành thì chưa thể bị kết tội, bởi vì, theo học lý, “từ chuẩn bị tới hành động là một đoạn đường còn xa. Và trên đoạn đường đó, nghi can có thể thay đổi ý định và dừng tay lại. Luật pháp văn minh không muốn trừng phạt nghi can ở giai đoạn chuẩn bị còn vì muốn khuyến khích nghi can ngừng phạm tội; tránh tình trạng nghi can nghĩ rằng đã “mình đã lỡ rồi” nên phạm tội luôn. Xin dẫn chứng một vụ án điển hình của học lý “không trừng trị một hành vi chưa hoàn thành”, còn ở giai đoạn chuẩn bị như sau: Theo học lý, một tiến trình hành động gồm có 3 giai đoạn: lập kế hoạch (planning phase), chuẩn bị (preparation phase), và thi hành (execution phase).

Trong bài “The Problem of the Incomplete Attempt” (Vấn đề hành vi không được hoàn toàn thực hiện) viết bởi David M. Adams trên trang mạng (http://findarticles.com/p/articles/mi_hb6395/is_3_24/ai_n28719106/) về vụ án có tên “People v. Miller” trong tòa án Hoa Kỳ. Trong nội vụ, “nghi can tên Miller được tòa tha bổng tội mưu sát (attempted murder) sau khi đã báo cho một nhân chứng biết là anh ta sẽ giết một công nhân làm việc trong một nông trại gần đó. Miller mang khẩu súng trường bước vào trang trại nơi có nạn nhân dự trù đang làm việc và tiến tới nạn nhân. Khi còn cách khoảng 100 mét, nghi can dừng lại và dường như nạp đạn, nhưng không đưa súng lên nhắm. Nạn nhân bỏ chạy và nghi can buông súng trong đó đã có đạn. Rõ ràng là nghi can đã không hoàn toàn thực hiện kế hoạch dự trù.” (1)

Dựa trên học thuyết này, vì bài báo của CHHV chưa hoàn tất; đó là một hành vi chưa hoàn thành, nên không thể kết án CHHV về bài báo này.

Thêm nữa, nội dung bài báo như bản cáo trạng ghi, “… Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền hay độc tài?… chế độ chính trị ở Việt nam trên thực tế là chế độ độc đảng hay độc tài” thì chỉ là hai câu hỏi do CHHV nêu lên. Đương sự chưa xác định ý kiến của mình thì không có cơ sở gì để khởi tố thân chủ đương sự tội “phỉ báng, xuyên tạc Đảng cộng sản” được.

Bằng chứng số 8 trong bản cáo trạng của VKS là bài báo trong đó VKS viết rằng CHHV đã “kết án chính quyền chỉ nhằm tham nhũng qua bài “Đuờng sắt cao tốc Bắc Nam …”, thì ý kiến của CHHV là một sự thật khó thể chối cãi.

Tuy rằng trong bài “Đường sắt cao tốc..”, CHHV không đưa ra bằng chứng trực tiếp của sự tham nhũng, nhưng qua những vụ tham nhũng nổi tiếng tràn lan trong quá khứ của những cán bộ cao cấp trong đảng và nhà nước; trong đó có những vụ lớn như vụ tham nhũng tiền viện trợ và cho vay của Nhật Bản, vụ in tiền polimer với Úc, và mới đây nhất là vụ Vinashin thua lỗ trên 4 tỉ đô la Mỹ (Theo bài báo, “Vinashin không thể gặp chủ nợ” của đài BBC ngày mùng 7/3/2011) CHHV và dân chúng có quyền đặt câu hỏi về tình trạng tham nhũng tràn lan của các cán bộ cao cấp trong chính quyền bấy lâu nay.

Ngoài ra, để kiểm chứng sự thật trong nhận định của CHHV, Tòa cần áp dụng lý thuyết luật học về “bằng chứng gián tiếp” (Circumstantial evidence) mà hiện nay đang được tòa án ở các quốc gia văn minh trên thế giới áp dụng để xác minh là sự thật những tố giác của CHHV về nạn “tham nhũng tràn lan trong giới lãnh đạo cao cấp trong đảng và chính phủ”lâu nay. Để xác định một cán bộ nhà nước có tham nhũng hay không chỉ cần xét xem số gia tăng tài sản của họ có bất minh hay không và cùng với sự gia tăng tài sản đó họ có đóng thuế tương ứng hay không. Việc kiểm tra này thực là dễ dàng bằng việc áp dụng luật “kê khai tài sản” cho tất cả các cán bộ lãnh đạo chính phủ và trung ương đảng. Cho tới nay giới lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng và chính phủ, kể cả bộ chính trị, đã không dám áp dụng luật kiểm kê tài sản để chứng minh việc gia tăng tài sản khổng lồ của họ và thân nhân có nguồn gốc minh bạch, hợp pháp, thì không thể khởi tố CHHV tội danh “kết án chính quyền chỉ nhằm tham nhũng” qua bài báo viện dẫn.

Bản cáo trạng của VKS có viện dẫn bằng chứng số 1 là bài: “Phải đa đảng mới chống đuợc lạm quyền”, CHHV trả lời phỏng vấn của đài Châu Á Tự do (RFA) ngày 01/2/2010, trong đó VKS viết rằng CHHV đã “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền bằng lời lẽ: “hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước chi vào những việc thậm chí là Mafia…”

Qua nội dung bài viết viện dẫn, CHHV đã viết lên 100% sự thật; và vì thế không thể khởi tố CHHV tội danh “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền” được, bởi vì xuyên tạc, phỉ báng là nói sai sự thật để làm mất phẩm giá hay danh dự, danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức nào đó.

Thật là dễ dàng dẫn chứng tình trạng mafia đang nắm những vai trò cao cấp hay lãnh đạo tại trung ương hay các địa phương. Ví dụ các vụ ăn chặn tiền rồi chia chác nhau giữa những cán bộ cấp lãnh đạo đã bị các cơ quan nước ngoài tố giác với một số bị truy tố và kết án tại Việt Nam, một số không bị truy tố. Vụ nhiều nữ sinh trung học, vị thành niên bị hiệu trưởng toa rập với giới cán bộ lãnh đạo tỉnh Hà Giang hiếp dâm, cưỡng bách mua dâm sau đó bị cho chìm xuồng và 2 nữ sinh từ nạn nhân biến thành thủ phạm bị án tù…và còn nhiều vụ nữa xảy ra trong xã hội mà báo chí loan tin hàng ngày cho thấy tình trạng mafia trong giới cán bộ cao cấp trong chính quyền không phải là hiếm.

Để dẫn chứng sự thật “chính quyền xử dụng ngân sách vô tội vạ,” trong bài “Phải đa đảng…” CHHV đã nêu hai vụ việc cụ thể là vụ chính quyền giải tỏa nghĩa trang Thanh Mai ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, và vụ chính quyền tổ chức đập bỏ hàng rào ở nhà của đương sự vào buổi sáng và sau đó nhận thấy hành vi đập phá này là trái pháp luật nên đã cho lắp lại một hàng rào khác vào buổi tối cùng ngày.

Theo CHHV, đây chỉ là hai vụ điển hình của việc “chính quyền xử dụng ngân sách vô tội vạ,”. Trong thực tế còn “vô số trường hợp bị cưỡng chế, giải tỏa nhà, thu hồi đất đã xảy ra trên khắp Việt Nam.”

Các vụ giải tỏa đất đai bất công đã khiến hàng ngàn dân chúng tập trung tại thủ đô biểu tình trong nhiều tháng trời trong thời gian qua đã được các báo, đài đưa tin và thậm chí cả trang mạng youtube đưa tin bằng hình ảnh. Thiết tưởng không cần nêu thêm ra đây nữa. Đó là những bằng chứng sống động của sự thật như CHHV đã viết “Hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước chi vào những việc thậm chí có thể gọi là mafia. Tức là dùng vào những việc hoàn toàn khuất tất, chống lại lợi ích của nhân dân. Ví dụ như là việc cưỡng chế. Cưỡng chế nhiều lúc trái pháp luật. Cướp đất của nhân dân hẳn hoi nhưng lại sử dụng tiền đấy để nuôi bộ máy đi cướp đất của người dân. Nuôi từ công an đến dân phòng, nuôi những lực lượng đi đóng cọc rồi khoanh vùng, đập phá nhà cửa của người dân. Chuyện ấy như cơm bữa ở Việt Nam, trên diện vô cùng rộng.”

Tóm lại, bài báo này hoàn toàn trình bày sự thật nên không thể được dùng làm bằng chứng kết tội CHHV “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền.”

VKS dựa trên bằng chứng số 2 là bài: “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”, do CHHV trả lời phỏng vấn của đài VOA ngày 29/ 4/2010 để khởi tố CHHV đã “xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược” bằng lời lẽ: “…Tóm lại, việc duy trì cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo đất nuớc không khác hơn là để phục vụ lợi ích phi pháp một nhóm nhỏ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa”. “Nhân đây, một lần nữa tôi kêu gọi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mau chóng thực hiện chế độ đa đảng ở Việt Nam bởi nếu không, hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ trở thành lừa dối dân tộc với hậu họa đã có thể nhìn thấy truớc…”

Trước tiên, một điều đáng lưu ý là VKS đã nối liền 2 ý vốn không có liên hệ với nhau. Ý thứ nhất là “Xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược” và ý thứ hai là “việc duy trì cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo đất nuớc không khác hơn là để phục vụ lợi ích phi pháp một nhóm nhỏ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa”.

Trước tiên, để phản biện ý thứ nhất, người ta dễ dàng thấy CHHV không “xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược”. Bằng cớ là trong cuộc phỏng vấn, CHHV vẫn trân trọng tuyên bố: “Có một thực tế là Mỹ đã thua trận trước các lực lượng cộng sản Việt Nam”

Nhưng tiếp theo đó CHHV đã bàn tiếp về nghĩa chủ nghĩa cộng sản. CHHV không nói sai sự thật khi viết rằng, “chủ nghĩa cộng sản dưới màu sắc chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là một hiện thực ở Việt Nam bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư tưởng ấy vẫn chỉ là “định hướng” như chính ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam thừa nhận.” CHHV cũng nói đúng sự thật khi viết tiếp, “Cốt lõi của chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lê Nin là kinh tế Nhà nước chỉ huy hay kinh tế tập trung, kinh tế tư nhân được coi là “bóc lột người” bị loại trừ. Thế nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách giá-lương-tiền của Chính phủ Việt Nam gây lạm phát tới 900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được Đảng cộng sản Việt Nam phục hồi tại Đại hội 6 của Đảng vào năm sau, 1986.” Và CHHV cũng ghi nhận đúng sự thật khi viết, “Nhưng phải đến năm 1990 thì chủ nghĩa tư bản mới được chính danh bằng Luật Công ty và doanh nghiệp tư nhân. Và Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra cách đây 4 năm đã hoàn tất công cuộc phá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng cách chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.”

Với những ghi nhận đúng sự thật như vậy, CHHV đã rất có lý khi viết, “Sở dĩ có chuyện ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo là vì họ sợ mất quyền lợi của bản thân.” Và vì thế, thật là hợp lý khi CHHV kết luận, “việc duy trì cho Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước không gì khác hơn là để phục vụ lợi ích phi pháp của một nhóm nhỏ trong Đảng cộng sản Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa!” Khi ghi nhận đúng sự thật khách quan về các hoạt động của đảng và chính quyền từ năm 1985 tới nay thì CHHV không thể bị khởi tố tội xuyên tạc như trong bản cáo trạng của VKS. Và nhất là CHHV không “xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược” khi trong bài viện dẫn CHHV vẫn trân trọng tuyên bố: “Có một thực tế là Mỹ đã thua trận trước các lực lượng cộng sản Việt Nam”

Bằng chứng số 4 trong danh sách các bằng chứng của VKS đưa ra là bài “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam cộng hòa, lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu để hòa giải dân tộc”, do CHHV trả lời phỏng vấn của đài RFA ngày 31/8/2010, đồng thời gửi lên trang “Bauxite Vietnam”.

Dựa vào bằng chứng này VKS đã kết án CHHV bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Phê phán Nhà nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây chia rẽ, thù hằn dân tộc bằng lời lẽ: “ …Tiếc thay cho ban lãnh đạo nhà nước Việt nam thống nhất đã không làm đuợc như thế mà ngược lại – phải nói thật – còn sát muối vào vết thương chiến tranh chưa kịp lên da bằng việc tập trung cải tạo trong hàng năm trời cả trăm nghìn quân nhân, viên chức VNCH, ….đẩy không ít người Việt thuộc chính quyền cũ vào vòng xoáy thù hận, dẫn đến một số quay ra chống chính quyền mới, để rồi bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia”

VKS đã kết án CHHV hai điểm: Thứ nhất là kết án CHHV “bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.” và thứ nhì là, “Phê phán Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây chia rẽ, thù hằn dân tộc.”

Trong bản kiến nghị viện dẫn, không có điều nào cho thấy CHHV “bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” như VKS vu cáo. Trái lại CHHV đã nhận định đúng đắn “Đó là cuộc chiến tranh nhằm thống nhất đất nước để Độc lập dân tộc mà nhân dân Việt Nam đã dành được cách đây 65 năm, ngày 2/9/1945, được toàn vẹn.” Vì vậy không thế kết án CHHV “bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” được.

Về điểm thứ nhì, CHHV đã nêu lên một sự thật khác nữa là, “một khi chiến tranh chấm dứt thì xoá bỏ hận thù giữa những người Việt từng ở hai bờ chiến tuyến hay Hòa giải Dân tộc là Nghĩa vụ, và hơn thế nữa, là Đạo lý của mọi người Việt Nam. Và trong sự nghiệp Hoà giải này –những người chiến thắng phải đi bước trước, mà giang tay ôm vào lòng những người anh em chiến bại để tỏ chữ Hiếu đối với Mẹ Chung – Tổ Quốc, để mọi người Việt dẫu chính kiến có khác biệt lại xum họp Một Nhà!” Sự thật này là một khát vọng tốt đẹp của toàn dân Việt sau chiến tranh cũng đã từng được cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nêu lên.

Từ sự thật trên, đưa tới một sự thật khác mà CHHV nêu lên như sau, “Trớ trêu thay, ban lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất sau 30 năm chiến tranh chẳng những đã không học tập tấm gương Hòa giải dân tộc của Hồ Chí Minh, mà ngược lại, còn khoét sâu vết thương của Dân tộc bằng việc tập trung “cải tạo” trong nhiều năm trời cả trăm nghìn quân nhân, viên chức Việt Nam Cộng hòa, bằng kỷ niệm liên tục 35 năm nay “Ngày giải phóng Miền Nam” đậm chất “thắng – thua”… đẩy không ít người Việt thuộc chính quyền cũ rơi vào vòng xoáy của sự thù hận với hệ quả là một số người bị chính quyền mới kết vào “tội xâm phạm an ninh quốc gia”!

Và hận thù ấy lại dẫn đến chia rẽ khác không kém phần đau đớn, lần này ngay trong nội bộ những người đã ca khúc khải hoàn, bởi có mấy gia đình Việt Nam không có người thân ở bên kia chiến tuyến.

Kinh khủng hơn nữa, chính những hận thù và chia rẽ dân tộc ấy đang từng ngày, từng giờ tiếp tay cho nguy cơ Việt Nam bị Bắc thuộc lần thứ Tư và lần này e vĩnh viễn!”

Quả thật! Dựa vào những sự thật vừa nêu, CHHV đã “phê phán Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tức là phê phán chính quyền hiện nay gây chia rẽ, thù hằn dân tộc”. Việc chính quyền vẫn tiếp tục gây chia rẽ, hận thù dân tộc qua sự kiện trong 35 năm qua liên tục tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày giải phóng Miền Nam” đậm chất “thắng – thua” là một sự thật cần phải chấm dứt để thực hiện Hòa giải dân tộc thực sự theo gương Hồ Chủ Tịch. Phê phán chính quyền, bằng những sự thật, là thực hiện quyền của Công dân “ tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước” theo điều 53 HP. Như vậy không ai có thể khởi tố CHHV chỉ vì đương sự vừa nêu lên một sự thực khách quan, vừa thực thi một quyền hiến định.

Bằng chứng thứ 6 trong bản cáo trạng của VKS là “Bài: “Tam quyền nhất lập” đồng lòng hại dân. VKS nhận định bài báo đó “có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền và thể chế Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” với lời lẽ: “…Vậy là cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội, cả hành pháp, tư pháp và lập pháp đồng lòng hại dân. ngược lại 180 độ với Hiến pháp tại điều 2…” Ở đây CHHV chỉ viết sự thật và đã chứng minh các dữ kiện trong bài báo là sự thật nên không thể khởi tố đương sự tội “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng…”

Những bằng chứng của sự thật đã được CHHV dẫn chứng được tóm tắt như sau: “Vậy đâu là nguyên nhân của sự bất công nói trên? Cả bốn hộ dân khẳng định: “Văn phòng Chính phủ gạt chúng tôi khỏi danh sách tái định cư tại 218 Đội Cấn cốt thừa ra 233 m2 tại địa chỉ đắc địa này để “làm ăn”, cụ thể là xây nhà để bán cho người chưa bao giờ ở số 2 Thụy Khuê. Hiện giờ một chung cư gồm 15 căn hộ đã được xây xong và bán hết cho những người ngoài số 2 Thụy Khuê”.

Sau đó, để trợ giúp các nạn nhân, ngày 08/01/2010, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba để khiếu nại và đề nghị vị Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cho biết:

1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm có vi phạm Luật khiếu nại, tố cáo hay không?

2. Chánh án TAND TP Hà Nội không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính v/v Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo có vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo hay không?

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP không giải quyết Đơn khiếu nại, Tòa án không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì Luật này có còn giá trị hay không? Quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân này sẽ do cơ quan Nhà nước nào giải quyết?

Nhưng Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã không nhận được bất cứ hồi âm nào của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba.

Như vậy CHHV đã hoàn toàn viết đúng sự thật khi viết “Vậy là cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội, cả Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp đồng lòng hại dân, ngược 180 độ với Hiến pháp tại Điều 2 và Điều 3. Và do đó CHHV không thể bị khởi tố tội “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng…” như cáo trạng của VKS.

Bằng chứng số 7 trong bản cáo trạng của VKS là “Bài “Bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích và dấu hiệu bẫy người khác phạm tội”. VKS đã nhận định bài báo này “có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền trong việc bắt giữ, điều tra Trần Khải Thanh Thủy” với lời lẽ: “…vụ bà Trần Khải Thanh Thủy “cố ý gây thương tích” đã có dấu hiệu rõ rệt của một vụ khiêu khích hay bẫy người khác phạm tội thực hiện bởi chính cơ quan trấn áp tội phạm”(BL 141, 208 đến 212). Trái với nhận định của VKS, trong bài báo này CHHV trình bày hoàn toàn đúng sự thật. Đương sự viết,

• Bốn là, “Anh Điệp bị chảy nhiều máu, ngất đi, được nhân dân và Công an phường Trung Phụng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đống Đa”. Thế nhưng bức ảnh đăng trên báo An ninh Thủ đô ngày 10/10 lại cho thấy nhân vật Điệp ngồi để được băng bó. Không lẽ lại có kiểu “ngất ngồi”?!

• Sáu là, việc Công an lấy lời khai của các nhân chứng nhưng không một lần lấy lời khai của cháu Khuê, con gái 13 tuổi của vợ chồng bà Thủy, người đã chứng kiến “sát sàn sạt” sự việc từ đầu chí cuối.

Cũng như vậy, bà Thủy bị nhân vật Điệp đánh vào đỉnh đầu gây chảy máu (cháu Khuê đã chụp ảnh và trong nhà bà Thủy hiện còn nhiều vết máu) nhưng Công an lại không cho bà Thủy đi bênh viện và trên thực tế không báo nào đả động đến việc bà Thủy bị đả thương.

CHHV viết tiếp, các sự kiện trên đủ để nói rằng Công an hoàn toàn làm trái pháp luật khi chỉ thu thập chứng cứ chống lại vợ chồng bà Thủy và cố tình để lọt tội phạm bằng cách không đưa nhân vật Điệp vào vòng tố tụng.

Ngoài ra, tấm ảnh do Công an cung cấp in rõ ngày chụp 9/10/2009 đăng trên báo Dân trí ngày 9/10 lại bị phát hiện là một tấm ảnh ghép. Nếu tòa cho chuyên viên kỹ thuật xét nghiệm lại ngày chụp tấm ảnh sẽ thấy rõ sự ghép hình gian dối của cơ quan công an.

Nói tóm lại, những sự thật hiển nhiên vừa trình bày cho thấy việc làm hoàn toàn trái pháp luật của công an. Và do đó không thể kết tội CHHV “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền” như cáo buộc của VKS.

Bằng chứng 3 trong bản danh sách các bằng chứng của VKS là bài: “TS Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp” do CHHV trả lời phỏng vấn của đài VOA khoảng tháng 6/2010. Dựa trên bài phỏng vấn này, VKS khởi tố CHHV về tội danh “đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”

Quả thực CHHV có “đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”. Nhưng nên hiểu rằng hai đòi hỏi này thực sự ra chỉ là một với hai cách diễn lời khác nhau mà thôi. Hoặc ta có thể nói “đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” hoặc ta có thể nói “đòi xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp.”

Nếu đã nói nhà nước ta tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì việc người dân nêu kiến nghị hay yêu cầu hay đòi hỏi bất cứ điều gì trong tinh thần bất bạo động thì là quyền của họ. Không ai có thể bị khởi tố vì việc hành xử quyền tự do ngôn luận, một quyền hiến định.

Thêm nữa, để biện minh tính chính đáng cho yêu cầu của mình, CHHV đã lý luận một cách đúng đắn rằng, “Thực vậy, ở các quốc gia thực sự dân chủ hay thực sự pháp quyền thì việc công dân kiện người đứng đầu Chính phủ hay nguyên thủ quốc gia thậm chí là chuyện đáng khuyến khích vì nó thể hiện ở mức độ mẫu mực nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Thế nhưng ở Việt Nam, mặc dầu nguyên tắc trên được Hiến pháp quy định rất rõ ràng ở Điều 52 và mặc dầu được cả một hệ thống các đạo luật, từ Luật Khiếu nại, tố cáo cho đến Pháp lệnh, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành bảo hộ, việc công dân khởi kiện ra tòa quan chức chính quyền dù ở cấp thấp do có những hành vi hay quyết định hành chính trái pháp luật trên bình diện chung vẫn là bất khả thi. Nghĩa là Việt Nam đang ở trong một “quái trạng pháp luật”!

Khi lên án tình trạng pháp luật Việt Nam là một “quái trạng”, CHHV chỉ lập lại ý của hai vị luật gia khả kính của nhà nước. Người thứ nhất là Luật sư Ngô Bá Thành, luật sư dưới 2 chế độ, từng là đại biểu Quốc hội ở Hà Nội. Luật Sư Thành từng thốt lên:“Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”. Vị khả kính thứ nhì là Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Trịnh Ngọc Dương. Năm 2008, Chánh án Dương đã tuyên bố xanh rờn ngay trước Quốc hội: “Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”

CHHV phát biểu tiếp, “nguyên nhân của quái trạng pháp luật ở Việt Nam chính là sự độc quyền lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản được Hiến pháp ghi ở Điều 4.”

Khi phân tích điều 4 HP, CHHV nhận định “cần xem Điều 4 Hiến pháp có hợp lý không đã. Nếu không có lý thì xóa bỏ là chuyện hoàn toàn bình thường.” Sau khi trích dẫn nguyên văn điều 4 Hiến pháp là: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, CHHV nhận định, “Ở đây có nhiều phi lý đến cùng cực.

Thứ nhất, điều 4 HP ghi, “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước” mà Nhà nước là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, tức gồm cả Quốc Hội. Nghĩa là đảng lãnh đạo Quốc Hội.

Thế nhưng, cũng vẫn Điều 4 Hiến pháp lại ghi: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” thì điều này có nghĩa Đảng cộng sản Việt Nam phải tuân thủ Điều 83 Hiến pháp theo đó “Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”. Nghĩa là trên Quốc Hội không còn cơ quan quyền lực nào khác có thể lãnh đạo, có thể ra lệnh cho Quốc Hội.”

Ở đây, rõ ràng, do có điều 4 HP mà có sự mâu thuẫn giữa vai trò của Đảng và Quốc Hội như vừa phân tích. Cơ quan nào lãnh đạo cơ quan nào không rõ ràng. Đảng là cơ quan cao nhất nước như theo điều 4 HP hay Quốc hội là cơ quan cao nhất nước như theo điều 83 HP?. Việc soạn thảo Hiến Pháp, một văn bản luật căn bản mà lại có hai điều qui định mâu thuẫn nhau như vậy chứng tỏ người soạn thảo dốt nát không thể chấp nhận được. Vì thế CHHV đề nghị bỏ điều 4 HP là cách hợp lý nhất để giải quyết mâu thuẫn này.

CHHV viết tiếp, “Thứ hai, vẫn theo Điều 4 Hiến pháp, Đảng cộng sản Việt Nam được quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội là vì đảng là “đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Thế nhưng “đại biểu” phải là kết quả của bầu cử.” Và rồi CHHV ghi nhận một sự thật mà toàn dân, kể cả tòa án, đều biết là, “chưa có ai từng nghe Đảng cộng sản Việt Nam hay ai đó nói rằng trong cuộc bầu cử X, Y, Z nào đó đảng được “giai cấp công nhân”, “nhân dân lao động” và “cả dân tộc” bầu làm “đại biểu”cho họ.”

CHHV viết tiếp, “Nói cách khác, “đại biểu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” dứt khoát là sự mạo nhận của Đảng cộng sản Việt Nam, không phải do bầu cử mà có, nên quyết không thể là “chính danh”. Mà đảng đã không “chính danh” thì quyết không thể “lãnh đạo” bất kỳ ai!”

Rồi CHHV kết luận, “Tóm lại, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam vừa tạo mâu thuẫn về vai trò giữa Đảng và Quốc Hội vừa cho thấy sự mạo nhận tính cách đại biểu nhân dân của Đảng Cộng Sản, do đó điều 4 HP là hoàn toàn phi lý và vì vậy dứt khoát phải xóa bỏ.” Những phân tích vừa rồi cho thấy quan điểm của CHHV là hữu lý và là một đóng góp to lớn cho nền tư pháp Việt nam, vì thế không thể khởi tố CHHV về hành động hợp pháp và có chủ đích tốt đẹp đó được.

Bằng chứng thứ 5 trong bản danh sách các bằng chứng của VKS khởi tố CHHV là bài “phóng viên Trâm Oanh phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ vào tháng 10/2010”. VKS nhận định bài phỏng vấn “có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam bằng lời lẽ: “…chính quyền dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đang ngày càng trở lên thối nát…”.

Về bằng chứng này, có ba điểm cần trình bày. Thứ nhất, CHHV không xuyên tạc khi nói về chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Thứ hai, CHHV không xuyên tạc khi nhận định “…chính quyền dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đang ngày càng trở lên thối nát…”. Và thứ ba, CHHV đã dựa vào sự thật khi kiến nghị “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam”.

Thứ nhất, CHHV không xuyên tạc khi nói về chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Phần phản biện bằng chứng số 2 của VKS là bài: “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 duới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”, đã trình bày rõ ràng như sau: CHHV không nói sai sự thật khi viết rằng, “chủ nghĩa cộng sản dưới màu sắc chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là một hiện thực ở Việt Nam bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư tưởng ấy vẫn chỉ là “định hướng” như chính ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam thừa nhận.” CHHV cũng nói đúng sự thật khi viết tiếp, “Cốt lõi của chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lê Nin là kinh tế Nhà nước chỉ huy hay kinh tế tập trung, kinh tế tư nhân được coi là “bóc lột người” bị loại trừ. Thế nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách giá-lương-tiền của Chính phủ Việt Nam gây lạm phát tới 900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được Đảng cộng sản Việt Nam phục hồi tại Đại hội 6 của Đảng vào năm sau, 1986.” Và CHHV cũng ghi nhận đúng sự thật khi viết, “Nhưng phải đến năm 1990 thì chủ nghĩa tư bản mới được chính danh bằng Luật Công ty và doanh nghiệp tư nhân. Và Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra cách đây 4 năm đã hoàn tất công cuộc phá bỏ chủ nghĩa xã hội, tức chủ nghĩa Mác- Lê Nin, bằng cách chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.”

Khi ghi nhận đúng sự thật khách quan về các hoạt động của đảng và chính quyền từ năm 1985 tới nay là không còn đi theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin nữa, thì CHHV không thể bị khởi tố tội xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lê Nin như trong bản cáo trạng của VKS.

Thứ hai, CHHV đã nói đúng sự thật khi phát biểu, “…chính quyền dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đang ngày càng trở lên thối nát…”. Tình trạng thối nát thể hiện trên nhiều lãnh vực trong xã hội nhưng rõ ràng nhất là trên lãnh vực tham nhũng. Một tổ chức quốc tế là tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – gọi tắt là TI), đang nhận được tài trợ của một số quốc gia cấp viện để giúp Việt Nam thực hiện chương trình “Phòng, chống tham nhũng cho khu vực nhà nước, tư nhân và xã hội” từ 2009 đến 2012, theo bản tin ngày 16-12-2010 của đài BBC đã công bố một kết quả nghiên cứu đáng buồn là tham nhũng gia tăng tại Việt Nam trong ba năm qua. Trong các lĩnh vực “cảm nhận” có tham nhũng, cảnh sát được cho là ngành đứng đầu tham nhũng ở Việt Nam – với 82% số người được hỏi đồng ý. Theo sau là giáo dục (67%), cán bộ nhà nước, nhân viên hành chính công (61%), và tư pháp (52%). Cũng theo khảo sát, 84% người được hỏi nói họ hối lộ để “đẩy nhanh công việc”. Theo khảo sát, người dân Việt Nam phải đưa hối lộ nhiều hơn so với người dân ở các nước láng giềng – cao hơn cả Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và chỉ kém Campuchia. Như vậy không thể khởi tố CHHV tội danh “xuyên tạc Đảng và chính quyền” qua nhận định đúng sự thật này.

Thứ ba, CHHV không thể bị khởi tố khi kiến nghị “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam”. Quan điểm này đã được trình bày trong phần phản biện bằng chứng 3 trong bản danh sách các bằng chứng của VKS, tức là bài: “TS Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp” do đó người viết thấy không cần nêu chi tiết ở đây nữa mà chỉ tóm tắt rằng: Nếu đã nói nhà nước ta tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì việc người dân nêu kiến nghị hay yêu cầu hay đòi hỏi bất cứ điều gì trong tinh thần bất bạo động, kể cả kiến nghị “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam” thì là quyền hiến định của họ. Không ai có thể bị khởi tố vì việc hành xử quyền tự do ngôn luận, một quyền hiến định.

Thêm nữa, trong phần phản biện bằng chứng số 3 viện dẫn, CHHV kết luận, “Tóm lại, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam vừa tạo mâu thuẫn về vai trò giữa Đảng và Quốc Hội vừa cho thấy sự mạo nhận tính cách đại biểu nhân dân của Đảng Cộng Sản, do đó điều 4 HP là hoàn toàn phi lý và vì vậy dứt khoát phải xóa bỏ.” Qua những phân tích phần phản biện bằng chứng số 3, người ta thấy quan điểm của CHHV là hữu lý và là một đóng góp to lớn cho nền tư pháp Việt nam, vì thế không thể khởi tố CHHV về hành động hợp pháp và có chủ đích tốt đẹp đó được.

*


Kết luận
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có “làm ra, tàng trữ, và lưu hành một số các tài liệu, và văn hóa phẩm” và VKS đã dựa vào các bài báo và phát biểu đó để khởi tố đương sự hai loại tội danh nằm chung trong tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” qui định ở điều 88 là:

1. – Đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt nam, đòi đa nguyên đa đảng.

2. – Xuyên tạc và phỉ báng Đảng, Nhà Nước, chính quyền, và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Nhưng qua những luận chứng nêu trên, CHHV đã không chống chính quyền tức “Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” bằng bạo lực mà chỉ xử dụng quyền hiến định tự do ngôn luận (điều 69 HP) để hành xử một quyền hiến định khác là tham gia quản lý nhà nước (điều 53 HP). Và trong việc thực thi các quyền hiến định của mình CHHV chưa bao giờ xuyên tạc cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược của nhân dân ta; CHHV cũng chưa bao giờ xuyên tạc bất cứ một sự thật nào. Trong 10 bài báo và phát biểu, CHHV luôn luôn trình bày sự thật. Không có một chi tiết nào cho thấy là CHHV bịa đặt để xuyên tạc, phỉ báng. Và dựa vào những sự thật đó, CHHV đã đưa ra kiến nghị hữu lý và hữu ích là bác bỏ điều 4 HP, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và “đại biểu tự nhận” của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngay cả việc đưa ra kiến nghị này cũng là việc thực thi một quyền hiến định. Do đó không thể kết án CHHV như cáo trạng của VKS được. Tòa cần phải tha bổng CHHV vì thiếu chứng cớ buộc tội.

Luật gia Nguyễn Tường Tâm
Tác giả gửi tới Dân Luận

http://danluan.org/node/8332

*

Ghi chú

1- (b) In People v. Miller,(2) the defendant was acquitted of attempted murder after informing witnesses that he intended to kill a man working as a laborer at a nearby farm. Carrying a .22 caliber rifle, Miller entered the field where the intended victim worked and advanced toward him. At a distance of about 100 yards, Miller stopped and appeared to load the rifle, though he did not lift the weapon as if to take aim. The victim fled and Miller relinquished his weapon, which had been loaded with a high-speed cartridge. Miller, it is clear, failed fully to execute his apparent plan.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb6395/is_3_24/ai_n28719106/)

2 nhà báo Tây phương được phép dự phiên xử TS luật Cù Huy Hà Vũ


Hai nhà báo Tây phương sẽ được phép tham dự phiên tòa xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào tuần sau.

Hãng thông tấn Đức trích lời một viên chức của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết như thế hôm thứ Năm về phiên tòa được nhiều người chú tâm theo dõi này.

Viên chức không muốn nêu danh tánh nói rằng tòa án chỉ có thể dành một chỗ tại phiên tòa ngày 4 tháng tư cho các ký giả Âu châu vì số chỗ ngồi có giới hạn.

Viên chức này nói rằng các cơ quan truyền thông Âu châu giờ đây phải tự giàn xếp để chọn một người đại diện theo dõi phiên tòa.

Hãng thông tấn AP của Mỹ được dành một chỗ riêng và không có người thông dịch nào được phép giúp đỡ các nhà báo nước ngoài trong thời gian phiên xử diễn ra.

Theo lệnh khởi tố ngày 17 tháng hai, ông Cù Huy Hà Vũ bị tố cáo về tội gọi là ‘tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.

Nếu bị tòa xét là có tội, nhân vật tranh đấu này có thể bị tuyên án 13 năm tù.

Tưởng cũng nên nhắc lại, ông Cù Huy Hà Vũ được nhiều người biết tiếng khi ông tìm cách kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để ngăn chận dự án khai thác bauxite do Trung Quốc điều hành ở Tây Nguyên, nhưng đơn kiện bị bác.

Tháng 10 năm ngoái, ông Hà Vũ lại một lần nữa nộp đơn kiện Thủ tướng Dũng vì một nghị định cấm dân chúng không được khiếu kiện tập thể.

Ông Hà Vũ bị bắt tại Sài Gòn hồi đầu tháng 11 năm 2010.

Nguồn: DPA, Dan Tri

Bát phở không quẩy


Đào Tuấn - Một ngày sau khi giá xăng tăng, Chính phủ công bố chính sách hỗ trợ khó khăn cho những đối tượng… khó khăn. Theo đó, 5 loại đối tượng sẽ được trợ cấp từ 100-250 ngàn đồng. Để cho dễ hiểu, đại ý những người làm hoặc từng làm trong cơ quan nhà nước có hệ số dưới 3 thì được 250 ngàn. Những “bà góa”, được 100 ngàn. Và nghèo khổ các loại: 250 ngàn.
Lưu ý là số tiền này là số hỗ trợ cả năm, chứ không phải là 250k/người/tháng. Không những thế, số tiền này lại còn “được chia làm hai lần trong năm”.

250 ngàn là bao nhiêu % của thu nhập hộ nghèo? (nhấn mạnh là thu nhập cả năm)? Là 5,2% của hộ nghèo nhà quê, là 4,16 % của hộ nghèo thành phố (tính theo chuẩn nghèo mới ban hành hôm 30-1). Còn 100 ngàn, không tính được là bao nhiêu % của những người đang được hưởng tuất. Rất lẩm cẩm, có người đã tính mức hỗ trợ cho 356 ngày của năm 2011: Kính thưa các loại Công chức nghèo, người nghèo, đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí, có công với cách mạng… được hỗ trợ hơn 20 ngàn mỗi tháng, bằng một bát phở không quẩy.

Có câu “Của cho là của rẻ”, số tiền hỗ trợ này nó bèo bọt đến mức không đủ bù cho những chi phí đã ngay lập tức tăng nóng sau khi xăng tăng giá vài tiếng trước đó. Cú nhấn ga của giá xăng, theo tính toán khiêm tốn của Bộ Tài chính, sẽ làm lạm phát tăng thêm 0,4% (mà đó là mới chỉ tính sau vòng quay đầu tiên của đồng tiền, chưa tính tới các tác động tiếp sau đó). Trong khi đó, chỉ số giá (CPI) tháng 3 đầu năm đã tăng 6,12%, dự kiến trong tháng 4 cũng sẽ tăng mạnh và nhiều khả năng tiệm cận “chỉ tiêu lạm phát” của cả năm. Theo quy luật, cú nhấn ga của giá xăng hôm 29-3 sẽ ảnh hưởng tới chỉ số giá của tháng 5, do độ trễ. Còn trong tháng 5, lại có đợt tăng lương cơ bản sẽ khiến giá cả sẽ “té nước theo mưa” trong tháng 6. Có lẽ cứ tăng giá hàng hoá đầu vào và tăng lương kiểu này thì chỉ số giá năm nay lúc nào cũng sẽ “tút tút 12h đúng” trên đồ thị. Và cứ đà tăng giá kiểu này, tới tháng 5, số tiền hỗ trợ đột xuất bằng “bát phở không quẩy”, mỗi tháng, có lẽ sẽ “không cả người lái”.

Đã có câu chuyện rất bi kịch rằng không phải chỉ nông dân mà ngay cả cán bộ công chức, đối tượng được tăng lương cơ bản rất sợ chuyện tăng lương. Bởi 100 ngàn lương “tăng thêm” mỗi tháng thậm chí còn chưa đủ bù cho đợt tăng giá, có khi còn tăng trước- để đón việc tăng lương.

Mới nói cái cần của dân chúng, của những người được hưởng lương không phải là 100 hay 250 ngàn bởi cái lợi đó quá nhỏ, nhỏ đến mức răng chả còn có cái gì mà mài. Bởi cái hại từ việc giá cả phá lương, đè bẹp trợ cấp, cái hại từ việc lạm phát phi mã tháo khoán giá trị đồng tiền, mới là cái khốn khổ nhất của dân chúng.

Trong chuyện trợ cấp đột xuất, còn phải nói đến nguồn tiền. Điều 3 của quyết định “trợ cấp đột xuất” quy định: “Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, hộ nghèo quy định tại Quyết định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị”. Tiền từ NSNN đương nhiên là tiền đóng thuế của dân chúng. Còn khoản tiền sau chữ “và”, không thể nói khác hơn, là khoản cứu trợ từ thiện. Rất khó để có thể nói chữ đột xuất được ghép vào đâu: Cứu trợ đột xuất từ sự từ thiện? Hay cứu trợ từ sự từ thiện đột xuất.

Dù đây là quy định của Nhà nước, nhưng rõ ràng nảy sinh vấn đề là sẽ không có khoản trợ cấp này nếu các DN không có, hoặc có thì quỹ tài chính hợp pháp của họ bằng 0. Dù Chính phủ có hướng tháo gỡ khó khăn cho những DN “thực hiện từ thiện” bằng quy định “Các DN hỗ trợ cho người lao động mà nguồn từ các quỹ hợp pháp không đủ chi thì được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN”, tuy nhiên, bản chất của vấn đề vẫn là sự kêu gọi vào lòng tốt, sự từ tâm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Mà sự từ tâm thì cứ nhìn sang việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của giới chủ cho người làm công thì biết.

Vẫn biết là Chính phủ cần an dân trong hoàn cảnh bão giá, nhưng rõ ràng một bát phở không làm người nghèo no thêm và thiếu nó, cũng không làm ai chết đói.

Chưa nói đến “cách cho” mà đợt tết vừa rồi đã có đầy dẫy những ví dụ cho thấy tiền nhiều khi vào túi cán bộ hơn là dân chúng.

Đào Tuấn

Đời sống công chức thời giá cả “leo thang”


Nguyễn Mạnh Hà (Dân trí) – Từ cuối năm 2010, do sự biến động của thị trường thế giới, lạm phát bắt đầu tăng, kéo theo nhiều nỗi khổ cho người lao động, viên chức, người có thu nhập thấp.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Quốc Th. đang tạm trú tại Khối 9 – Phường Thạch Quý – Thành phố Hà Tĩnh trong một căn phòng chật chội, chỉ vẹn vẻn 15m2. Cả nhà anh quây quần bên nhau trong ngày cuối tuần mưa rét. Đứa bé chập chững, bi bô, chơi những đồ chơi vung vãi giữa sàn nhà. Tiếp chúng tôi với một thái độ hòa nhã, vui vẻ, anh Th. cho biết: “Tôi và vợ tôi đang làm việc trong một cơ quan nhà nước (xin được dấu tên). Tôi đã làm việc được 4 năm, vợ tôi làm việc được gần 3 năm. Thu nhập của gia đình tôi ngoài số tiền lương tổng cộng là 3.600.000đ ra không có gì khác. Vậy mà nhiều việc phải… chi quá anh ạ!”.

Theo công bố của Tổng Cục Thống kê, lạm phát năm 2010 là 11,75%. Cũng theo cơ quan này, tháng 3 – 2011, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,17%, hết quý I năm 2011 CPI đạt 6,12% trong khi Quốc hội đề ra chỉ tiêu lạm phát năm 2011 là 7,5%, nghĩa là CPI quý I đã ở mức gần chạm trần. Theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, lạm phát năm nay của Việt Nam sẽ rất khó đạt dưới mức 2 con số do đồng tiền bị mất giá mạnh, mặc dù chúng ta đang quyết liệt “thắt lưng buộc bụng” thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội với 5 nhóm giải pháp.

Điều này cho thấy, lạm phát vẫn là một thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Nhìn trên thị trường miền Bắc, giá cả tất cả các mặt hàng đều vùn vụt thi nhau tăng. Nếu trước đây, một bó rau khoai chỉ giá 3.000 đồng thì giờ đã lên 6.000 đồng; một lạng thịt ba chỉ 6.500 đồng lên 10.000 đồng; thậm chí có những mặt hàng đã tăng tới 8 lần so với thời điểm trước khi lạm phát. Một suy nghĩ bất chợt lướt qua trong đầu chúng tôi đó là tính toán các khoản chi tối thiểu của một người thu nhập thấp để thấy chất lượng cuộc sống của họ. Từ đây để nhìn nhận về giải pháp đảm bảo an sinh xã hội.

Nếu tính thu nhập của một gia đình như gia đình anh Th. kể trên thì rõ ràng là không thể đủ chi tiêu trong vòng 15-20 ngày đối với một gia đình có tới 3 thành viên, nuôi thêm một người giữ trẻ. Theo lời của anh Th., các khoản chi tối thiểu của gia đình anh chị là: 900.000 tiền nhà, điện, nước; 1.200.000 tiền thuê người giữ trẻ; 400.000 tiền sữa cho con; 600.000 tiền xăng xe 2 vợ chồng; 400.000 tiền điện thoại; 1.500.000 tiền ăn uống, vượt thu tới 1400,000. Tất nhiên là không thể tính toán hết các khoản chi trong một tháng của một gia đình (chẳng hạn như thăm hỏi, hiếu hỉ, thuốc chữa bệnh, đồ dùng sinh hoạt), nhưng chừng đó cũng đủ biết “thu bất cập chi” đang là bài toán khó giải cho người thu nhập thấp.

Trong khi đối chiếu với luật “bất quy tắc” của thị trường, mỗi khi Chính phủ đề ra phương án tăng lương và tiến hành lộ trình thực hiện thì lập tức thị trường tăng giá bất kể các biện pháp của các ngành chức năng. Nghĩa là giá cả thị trường thường tăng trước khi tăng mức lương tối thiểu, thường là khoảng 5-6 tháng. Trong khi nếu đối chiếu giữa tăng mức lương tối thiểu và tăng giá cả các mặt hàng thì mức lương tối thiểu tăng hoàn toàn không đủ để chi phí các phần tăng của các sản phẩm.

Đây là khó khăn thực sự làm nảy sinh rất nhiều hệ lụy đối với mỗi gia đình, đặc biệt là gia đình công chức, người lao động, nông dân, người thu nhập thấp như anh Th. kể trên. Về tầm vĩ mô, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình dự án, mà trước mắt là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng nông thôn mới, các chương trình giáo dục – đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, các chương trình đảm bảo an sinh xã hội .

Nguyễn Mạnh Hà

Ngư dân “chết lặng”!


“Tui như chết lặng khi nghe giá dầu tăng đến gần 3 nghìn đồng/lít” - một ngư dân cho chúng tôi hay. Không khí ngột ngạt trải khắp những làng chài ven biển nơi chúng tôi đi qua. Trên bến, dưới thuyền, nhiều ngư phủ đang lục tục tháo gỡ ngư cụ…
“Thủ phủ” nghề cá tê liệt

Sáng 30/3, có mặt tại “thủ phủ” nghề cá của đất Bình Định là xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn-Bình Định), chúng tôi cảm giác cả không gian nơi này như đông cứng. Tàu thuyền lặng ngắt. Bầu không khí vươn khơi sôi động ngày nào giờ như liệt dại. Từ chủ tàu thuyền đến người lao động ủ rũ, đăm chiêu.

Bước xuống chiếc tàu cá mang số hiệu BĐ 95454 TS, nhìn thấy chủ tàu Ngô Minh Hiệu đang thu dọn đạc trên tàu, chúng tôi dạm lời: “Sao buồn quá vậy anh!”. Anh Hiệu thõng người buông tiếng: “Treo niêu rồi, phen này chỉ có nước ôm nhau chết đói thôi”.

Chiếc tàu chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương của anh sau 30 ngày lênh đênh trên biển, cập bờ vào ngày 28/3, chỉ đánh bắt được 1,5 tấn cá. Gặp thương lái, anh Hiệu xây xẩm mặt mày khi giá bán cá từ 180.000đ/kg cách đây 1 tháng nay bỗng tụt xuống chỉ còn 100.000đ/kg. Tính toán lại, sau khi trả công cho thuyền viên, tiền thu còn âm vào vốn.

Dù tâm trạng chán nản, anh vẫn cho tàu chạy ghé qua điểm bán xăng dầu ở Cảng cá Tam Quan như thường lệ, chủ cung ứng rụt rè nói như mắc lỗi: ”Giá dầu đã tăng thêm gần 3.000đ/lít nữa, vị chi là gần 21.000đ/lít anh ạ”. “Tôi nghe như sét đánh ngang tai. Định thần lại, hiểu ngay cơ hội gỡ gạc đã chấm hết, đành dong tàu về, quyết định ngưng biển”- Hiệu kể.

“1 chuyến đánh bắt xa bờ ít nhất phải cần đến hơn 1.000 lít dầu. Cách đây 1 tháng, giá dầu tăng 3.000đ/lít, phí tổn mỗi chuyến biển tăng đến hơn 30 triệu đồng đã khiến ngư dân đã mất tự tin khi nổ máy ra khơi. Vậy mà giờ lại tăng thêm gần 3.000đ/lít nữa, phí tổn tăng thêm gần 60 triệu/1 chuyến biển. Trong khi đó cá ngày càng vắng, giá thì tụt, sống sao nổi”- anh Hiệu tính toán.

Được biết, trong 100 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở xã Tam Quan Nam ra khơi thời gian qua, sau mỗi chuyến biển chỉ có chừng dăm ba chiếc tàu có thu hoạch 2-3 tấn cá, vừa đủ bù chi, còn lại chỉ đánh bắt được từ 1-1,5 tấn, lỗ chỏng gọng. Bởi vậy, đã có hàng loạt chủ tàu ở Tam Quan Nam cột bờ, không dám ra khơi. Giá nhiên liệu tăng, chủ tàu đánh bắt cá, đại lý thu mua thất thu đã đành, điều đáng quan ngại nhất hiện nay là hàng ngàn lao động nghề biển lâm cảnh thất nghiệp, đang đối mặt với cái đói.

Ông Nguyễn Hữu Hào- Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định buồn lây với ngư dân: “Việc tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng chung đến toàn xã hội, song ngư dân là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều, bởi đến 80-90% chi phí đi biển là vào nhiên liệu. Theo khảo sát của ngành chức năng, tiền dầu cho mỗi chuyến đi biển sau đợt nhiều tăng giá xăng dầu vừa qua đã tăng đến khoảng 60 triệu đồng/chuyến tàu so với thời gian trước tết. Điều này đồng nghĩa với việc ngư dân sẽ không còn biết đến lãi là gì, chỉ có lỗ là cầm chắc nên hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ gần như bị tê liệt. Trước khi “trời cứu”, chúng tôi phải có hành động tuyên truyền động viên ngư dân tự cứu mình”.

“Hiện đã có một số tàu cá đánh bắt xa bờ thử liên kết lại, tập trung khai thác rồi cử một, hai phương tiện về trước bán sản phẩm và lấy nhiên liệu, nước đá, thực phẩm. Đã có nhiều ngư dân thay đổi phương pháp đánh bắt, cách vận hành tàu nhằm tiết giảm chi phí, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời; còn về lâu dài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để giúp ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ ngư trường khai thác” -ông Hào nói.

Ngư phủ cầm chắc đói

Tàu neo bờ tại cảng cá vì càng ra khơi càng lỗ


Không khí chán chường không chỉ có ở các làng chài ở duyên hải miền Trung mà chạy dài khắp lượt suốt ĐBSCL về tận đất Mũi.

Có mặt tại khu cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, Kiên Giang) ngày 30/3, câu chuyện mà chúng tôi nghe được từ các ngư dân vừa đi biển về không phải là cá trúng hay thất, giá cá cao hay thấp mà là giá xăng dầu. Anh Tư Hùng (Trần Phi Hùng) ở TP. Rạch Giá, chủ một cặp cào đôi vừa vào tới cảng lắc đầu ngao ngán: Trước đây, sau chuyến lênh đênh tháng trời trên biển, nếu trúng thì cũng kiếm được trăm triệu, trừ phí tổn, lời lãi, chủ tàu còn còn chia lương, thưởng cho bạn tàu mỗi người dăm ba triệu. Cách đây một tháng, giá dầu tăng, ngư dân đã phấp phỏng chuyến lời chuyến lỗ. Có khi đánh bắt kém, gộp cả vốn lẫn lợi nhuận mới chỉ đủ đổ tiền dầu đổ dầu. Còn bây giờ giá tiếp tục đội lên gần 3 nghìn đồng/lít, thua lỗ coi như cầm chắc.

Không chỉ những người ít vốn, tàu nhỏ ngắc ngoải mà ngay cả những đại gia có đến cả chục chiếc tàu đánh bắt xa bờ cũng ngán ngẩm trước biến động quá lớn của giá dầu. Bà Năm Thuận, chủ một DN ở TP. Rạch Giá, có tới 12 chiếc tàu (3 cặp cào đôi và 6 tàu tải) than: “Lớn thuyền thì lớn sóng. Nhiều tàu chi phí lớn, lúc trúng thì cũng được nhiều nhưng khi thua lỗ thì cũng phải chi ra nhiều”. Bà Thuận cho biết, gia đình đã có gần 20 năm làm nghề bám biển kiếm sống nhưng chưa năm nào ngư dân lại gặp nhiều khó khăn như năm nay. Những năm trước, mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu chỉ tăng 1.000-2.000 đồng/lít là cùng, nhưng năm nay cả 2 lần điều chỉnh đều có biên độ tăng kỷ lục.

Những người chuyên hành nghề thu mua hải sản trên biển cũng đang buồn thối ruột trước tình trạng nhiều ngư dân thông báo sẽ vào bờ nằm nghỉ. Ông Ngô Văn Lạc (còn gọi là Bảy Được), có 2 chiếc tàu tải chuyên đi thu mua hải sản thở dài: “Tàu tải mỗi chuyến ra vào khoảng 10 ngày, tiêu tốn 2.000-3.000 lít dầu, chỉ tính riêng khoản giá dầu tăng trong 2 đợt gần đây thôi thì đã mất đứt 15-20 triệu đồng rồi. Đó là chưa kể tình trạng tàu đánh bắt nằm bờ thì tàu tải cũng chết theo, chứ cá đâu mà mua”.

Còn tại Cà Mau, nơi có gần 4.000 phương tiện đánh bắt thủy hải sản và thêm cả ngàn chiếc tàu cá ở các tỉnh đến khai thác, ngư dân cũng cho hay, họ đã lường chuyện xăng dầu lên giá nhưng không ngờ lại tăng cao đột biến đến như vậy. “Đợt tăng này đã giáng một đòn nặng xuống ngư dân chúng tôi. Chủ tàu khốn đốn, còn ngư phủ cầm chắc đói” – ông Phạm Biên Giới, một chủ tàu cá ở cửa biển Sông Đốc than thở.

Ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết: Chỉ tính riêng thị trấn Sông Đốc đã có 1.200 chiếc tàu, cộng với khoảng 800 chiếc từ các tỉnh bạn đến khai thác thì phải cần tới khoảng 18 triệu lít dầu/chuyến biển. 18 triệu lít nhân với gần 3 nghìn đồng, chỉ một huyện đã thấy số tiền ngư dân phải ra là quá lớn!

Thư cảm tạ của cụ Lê Quang Liêm – Giáo hội PGHH Thuần Túy


…Mong rằng tình cảm này của chúng ta , “Những tâm hồn lớn gặp nhau” được bền vững và nảy nở ngày càng lớn mạnh trên con đường hiệp thông tương liên xây dựng một “NƯỚC VN TỰ DO, DÂN CHỦ, HÒA BÌNH và THỊNH VƯỢNG”…
——

GIÁO HỘI TRUNG ƯƠNG PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

SỐ: 270/CT/TƯ

THƯ CẢM TẠ

Kính gởi:

-Quý vị Lãnh đạo tinh thần các tôn giáo trong và ngoài nước.

-Quý vị Lãnh đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước.

-Các tổ chức nhân quyền.

-Ủy Ban Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Chính Phủ Hoa Kỳ.

-Quý cơ quan Truyền Thông hải ngoại.

-Quý thân hữu.

Kính thưa Quý vị,

Năm nay, trong mùa Đại Lễ 25/2 âm lịch Tân Mão (2011) kỷ niệm năm thứ 64 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã mở một chiến dịch : khủng bố trắng” với những biện pháp nghiệt ngã , vô nhân đạo, phi công lý hơn bao giờ hết để ngăn chận Giáo Hội PGHH Thuần Túy tổ chức kỷ niệm ngày lễ này.

CSVN quyết tâm chận đứng việc tổ chức Đại Lễ 25/2 âm lịch là nhằm mục đích bưng bít lịch sử để khỏa lấp cái đại tội ác ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ một cách đê hèn hồi năm 1947.

Khối tín đồ PGHH Thuần Túy với bổn phận thiêng liêng “TẬN TRUNG VỚI ĐẠO, TẬN HIẾU VỚI THẦY” cũng quyết tâm tổ chức cho bằng được Lễ kỷ niệm 25/2 âl Tân Mão, dù phải xương rơi máu đổ.

Từ ngày 20-3-2011, trong cái bối cảnh đương đầu với CS tràn đầy khó khăn, nguy hiểm, sống chết, Khối PGHH Thuần Túy đã nhận được phần khích lệ vô cùng lớn lao, vô cùng phấn khởi là sự lên tiếng của Liệt Quý Vị công khai và chánh thức ủng hộ PGHH Thuần Túy trong việc tổ chức lễ 25/2 âm lịch. Đây là một tín hiệu cho thấy tinh thần đoàn kết đã nảy nở trong lòng những nhân vật yêu nước , yêu Tự Do Dân Chủ, yêu chuộng Công Lý và Lẽ Phải và cũng là một tín hiệu cảnh báo ngày cáo chung của đảng CSVN sắp tới.

Trước thạnh tình của Liệt Quý Vị đã dành cho Khối PGHH Thuần Túy , nói chung và cho cá nhân tôi, nói riêng, là một kỷ niệm sâu đậm trong cuộc đời tranh đấu chống cộng của tôi mà tôi xin ghi nhớ mãi mãi.

Mong rằng tình cảm này của chúng ta , “Những tâm hồn lớn gặp nhau” được bền vững và nảy nở ngày càng lớn mạnh trên con đường hiệp thông tương liên xây dựng một “NƯỚC VN TỰ DO, DÂN CHỦ, HÒA BÌNH và THỊNH VƯỢNG”.

Thay mặt 7 triệu tín đồ PGHH và cá nhân, tôi kính xin Liệt Quý Vị nhận nơi đây lời cảm tạ chân thành và sâu sắc nhất của chúng tôi.

Trân trọng,

VN, ngày 29 tháng 3 năm 2011.

TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy

Hội Trưởng Trung Ương

LÊ QUANG LIÊM

Cù Huy Hà Vũ – Nguyễn Thị Dương Hà – Cù Thị Xuân Bích là Thi Sách là Hai Bà Trưng thế kỷ 21


Ngọc Ẩn (danlambao) – Hôm nay con cháu hai Bà Trưng là Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà là vợ của Ls Cù Huy Hà Vũ, và người em gái của Ls Vũ là Cù Thị Xuân Bích là những Trưng Trắc và Trưng Nhị của thế kỷ 21 đang hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa chống bọn thái thú dành lại độc lập, tự do cho tổ quốc Việt Nam. Từ trong gông cùm của bọn thái thú, anh hùng Cù Huy Hà Vũ vẫn không khiếp sợ mà xác định người Việt chỉ có một tổ quốc Việt Nam chứ không có tổ quốc XHCN Việt Nam…
*

Thi Sách là người yêu nước và chống lại sự xâm lược của Tầu. Khi tên thái thú Tô Định giết Thi Sách thì vợ Thi Sách là bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi bọn Hán tộc xâm lược ra khỏi bờ cõi và dành lại chủ quyền đất nước. Lịch sử lại tái diễn ở thế kỷ 21 khi 14 tên thái thú trong đảng CSVN nhận lệnh của Tầu bắt Ls Cù Huy Hà Vũ chỉ vì ông can đảm chống lại sự xâm lược của Hán tộc và 14 tên bán nước trong bộ chính trị CSVN.

Cù Huy Hà Vũ đã vì công lý vạch mặt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đem triều cống cả vùng quặng nhôm ở Tây Nguyên cho Hoàng Đế Trung Hoa để được ban phát chức thủ tướng thái thú. Mười ngàn công nhân Việt phải rời bỏ quê hương, gia đình thân thương đi làm lao động ở Lybia trong khi đó cả vùng quặng mỏ bauxite Tây Nguyên chỉ sử dụng công nhân Trung Quốc. Thật rõ ràng, đảng CSVN đã triều cống Tây Nguyên cho giặc. Hôm nay con cháu hai Bà Trưng là Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà là vợ của Ls Cù Huy Hà Vũ, và người em gái của Ls Vũ là Cù Thị Xuân Bích là những Trưng Trắc và Trưng Nhị của thế kỷ 21 đang hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa chống bọn thái thú dành lại độc lập, tự do cho tổ quốc Việt Nam. Từ trong gông cùm của bọn thái thú, anh hùng Cù Huy Hà Vũ vẫn không khiếp sợ mà xác định người Việt chỉ có một tổ quốc Việt Nam chứ không có tổ quốc XHCN Việt Nam. Chỉ vì bảo vệ tổ quốc, Ls Vũ can đảm chống lại thiên triều đỏ đang cướp biển, cướp tài nguyên VN. 14 tên thái thú tuân lệnh quan thầy áp đặt hình luật điều 88 để buộc tội Ls Vũ chống phá nhà nước XHCN khi cái nhà nước đó không do dân bầu ra. “Nhà nước” CSVN là bọn nha sai của Hoàng Đế Trung Hoa. Dưới sự lãnh đạo của CSVN thì ngoài biển có tàu lạ giết ngư phủ Việt và ở Tây Nguyên có người lạ đang cướp tài nguyên và phá hoại môi trường.

Điều 88 luật hình sự.

1: Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt trong nhân dân.

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.”

Theo điều 88-1c. thì Hồ Chí Minh đã làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu dâng đảo Hoàng Sa và biển Đông cho giặc, đó là hành động bán nước, buôn dân. HCM đã vi phạm điều 88 và đảng CSVN bắt buộc người dân thờ phượng kẻ bán nước HCM như anh hùng dân tộc. Vẫn theo điều 88-1c thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm ra, tàng trữ tài liệu triều cống cả vùng mỏ nhôm và đất đai ở Tây Nguyên, như thế là ông Dũng chống nhà nước CHXHCN VN và đang vi phạm điều 88 hình luật nhưng ngài vẫn là thủ tướng.

Tiếng trống Mê Linh đang trổi dậy, đang thôi thúc toàn dân hãy noi gương can trường của Ls Vũ mà hưởng ứng lời hiệu triệu của con cháu hai Bà Trưng trong thế kỷ 21. Toàn dân hãy mở con đường cứu cả dân tộc trước sự Hán hóa và bước đầu tiên là dành lại công lý cho Ls Vũ. Ngày 4/4/2011 là ngày toàn dân xuống đường thâu tóm lại đất nước từ bàn tay đẫm máu của bọn Hán tộc và tập đoàn thái thú CSVN và giải cứu anh hùng Cù Huy Hà Vũ. 80 triệu dân Việt không thể tiếp tục chịu đựng 14 tên thái thú và bọn công an bóc lột, chém giết, khinh miệt và đối xử với dân như đối với súc vật. Chỉ vì không chịu đóng tiền hối lộ theo sự ra giá, tên trung tá công an đánh ông Trịnh Xuân Tùng gãy cổ và tiếp tục còng ông vào ghế cho đến không còn cứu chữa được. Cù Huy Hà Vũ đã đơn độc hy sinh bản thân và hạnh phúc gia đình bảo vệ người dân đen cô thế và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta cần phải đáp trả lại sự hy sinh của ông bằng cách quyết tâm ngăn chận nhóm lãnh đạo bán nước tiếp tục dùng bạo lực bỏ tù người yêu nước. Nhà tù là nơi giam cầm những tên Hán gian bán nước buôn dân chứ không phải là nơi giam cầm những anh hùng những nhân tài của dân tộc. Tiếng trống Mê Linh đang dục dã từng hồi, toàn dân hãy can đảm lên đường diệt thái thú. Hãy dùng mọi cách để bảo vệ Ls Vũ và gia đình ông trước nanh vuốt độc tài toàn trị CSVN. Tương lai tổ quốc và dân tộc cần những người yêu chuộng công lý và sự thật như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Thị Dương Hà và Cù Thị Xuân Bích.

Xin mượn hai bài thơ “Sống” và “Chết của nhà ái quốc Phan Bội Châu để diễn đạt lòng yêu nước, yêu dân tộc của Ls Cù Huy Hà Vũ và người vợ cùng người em gái dũng cảm, can trường của ông:


SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?



CHẾT


Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân…

Ngọc Ẩn (danlambao)

Chỉ đạo từ Ban Tuyên giáo TW : Cấm báo chí gọi ông Cù Huy Hà Vũ là Tiến sỹ


“Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư.”

danlambao – Dân Làm Báo vừa nhận được một văn bản có nội dung ghi lại những chỉ đạo từ Ban Tuyên giáo Trung ương tại cuộc họp Giao ban Báo chí hôm 29/03 vừa qua của bộ Thông tin Truyền thông được tổ chức.
Nguồn văn bản được xác định có xuất xứ từ Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, có nội dung : “tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo” nhằm “lưu ý” những thông tin cần tuyên truyền trong tuần ( từ 29/03/2011 đến 05/4/2011). Đáng chú ý, trong đó có chỉ đạo : đề nghị “không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư” khi nói đến phiên xử vụ án Cù Huy Hà Vũ sắp tới.

Ngoài ra, cũng theo văn bản này, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo TW còn chỉ đạo nhiều vấn đề bị cho là “nhạy cảm” khác như : không đưa thông tin “nhạy cảm” liên quan đến Lybi; dừng đưa tin về vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại; phải tuyên truyền, phản ánh “sự đồng thuận cao trong xã hội” về Nghị quyết 11 của TT Nguyễn Tấn Dũng…

Văn bản chỉ đạo được phó giám đốc kênh truyền hình kỹ thuật số VTC Vũ Quang Huy ký tên và gửi đến các đơn vị trong đài thực hiện.

Dân Làm Báo không có điều kiện để kiểm chứng, xin được đăng lại toàn văn bản thông báo này để các bạn tùy nghi nhận định. Thay mặt bạn đọc Dân Làm Báo, xin chân thành cảm ơn một bạn đọc từ Hà Nội đã cung cấp văn bản này. Thân ái !

—//—

TỔNG CÔNG TY
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC
ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC

Số: /TB-THKTS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2011

THÔNG BÁO

Những nội dung tuyên truyền cần lưu ý tại cuộc họp Giao ban Báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011

———————

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tại cuộc họp Giao ban Báo chí do Bộ Thông tin và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 29/03/2011, Lãnh đạo Đài thông báo, một số nội dung tuyên truyền cần lưu ý trong tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011 như sau:

- Trước hết, tại cuộc họp, Lãnh đạo Bộ biểu dương các đơn vị báo chí, trong đó có VTC đã tuyên truyền và có những hành động nhân đạo ủng hộ nhân dân Nhật Bản sau vụ động đất và sóng thần ngày 11/03 vừa qua. Tuy nhiên, tại cuộc họp lãnh đạo Bộ nêu xử phạt một số cá nhân và đơn vị mắc sai phạm như VTV3 bị xử phạt 18 triệu đồng về vụ “Lượm”, 2 phóng viên Báo Lao động điện tử và Giám đốc kênh VTC8 bị ngừng cấp thẻ Nhà báo nhiệm kỳ tới vì thông tin không chính xác liên quan đến Thác Bản Giốc.

- Để tuyên truyền tốt trong tuần tới, các đơn vị lưu ý một số nội dung sau:

1. Tuyên truyền các nội dung của kỳ họp Quốc hội khoá 12 phải khách quan, toàn diện. Lưu ý khi bầu ĐBQH và HĐND các cấp, phóng viên không quay, chụp hình các lá phiếu gạch tên người ứng cử trong danh sách bầu, gây phản cảm.

2. Tuyên truyền Nghị quyết 11 của Chính phủ phải trích dẫn nguồn thông tin chính thống, phản ánh sự đồng thuận cao trong xã hội về Nghị quyết này.

3. Chú ý những chương trình chính luận người dẫn chuơng trình phải nghiêm túc và nắm chắc vấn đề, không nói lan man..

4. Không đưa các thông tin nhạy cảm liên quan đến Libi.

5. Không đưa tin về mây phóng xạ ảnh hướng tới Việt Nam mà không có sở cứ khoa học, gây tâm lý hoang mang trong dư luận.

6. Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị truyền thông không đánh đồng thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh. Tuyên truyền trung thực tác dụng của thực phẩm chức năng, không gây hiểu nhầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh.

7. Không đưa tin về việc Diễn viên Hồng Ánh tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội.

8. Liên quan đến vấn đề động đất, sóng thần tại Nhật Bản:

- Khi đề cao tinh thần vượt khó của nhân dân Nhật Bản không nên cường điệu, vô hình chung hạ thấp tinh thần của người Việt Nam.
- Tuyên truyền các hoạt động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản đúng mực (ví dụ cảnh xếp hàng rồng rắn ủng hộ là không cần thiết).

9. Vụ Ông Đặng Hùng Võ- Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cưới vợ lần 3, đề nghị báo chí không đưa tin.

10. Vụ Nhà Báo Hoàng Hùng bị đốt, đề nghị báo chí không tiếp tục đưa tin.

11. Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư.

12. Vụ việc Taminflu, cơ quan chức năng không phát hiện ra sai phạm, do đó đề nghị báo chí cân nhắc khi đưa tin.

13. Về việc đoàn công tác của Liên hợp quốc sang thăm nước ta làm việc về vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam, các phóng viên có thể ghi lại tư liệu nhưng chưa được đưa tin.

14. Không nhắc đến vụ chìm tàu tại Hạ Long để tránh ảnh hưởng đến du lịch của đất nước.

15. Không đưa tin các vấn đề liên quan đến Nhà máy điện nguyên tử của Việt Nam.

Nhận được thông báo đề nghị Lãnh đạo các Kênh, Ban nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:
- Giám đốc (để b/c);
- Các PGĐ phụ trách nội dung (để chỉ đạo t/h);
- Ban Thời sự, Các kênh VTC1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 16, HD1, HD2, HD3, HDVip.
- Lưu VP. KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Vũ Quang Huy

Ptt Nguyễn Thiện Nhân không hiểu về vụ động đất ở Nhật Bản ?


Trần Đình Thu - Trong bài viết “Thận trọng chọn công nghệ, địa điểm làm điện hạt nhân”, đăng trên VietNamNet, phóng viên có viết một đoạn như sau:








“Với sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Nhật, Phó Thủ tướng tóm tắt nguyên nhân: nhà máy này, cùng các nhà máy điện hạt nhân khác ở Nhật, được thiết kế chống động đất, trang thiết bị hiện đại, lường trước nhiều kịch bản sự cố, song trường hợp hy hữu của Fukushima 1 là gặp đồng thời hai loại thiên tai là động đất và sóng thần, trong giai đoạn khắc phục vẫn tiếp tục hứng chịu các dư chấn khiến công tác sửa chữa không hiệu quả”.

Nếu VietNamNet tường thuật đúng như ý của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại quốc hội thì tôi cho rằng, vị phó thủ tướng của chúng ta hoàn toàn không hiểu gì về nguyên nhân thảm họa tại Nhật Bản hiện nay.

Theo đoạn tường thuật trên, thì tôi hiểu Phó thủ tướng Nhân có ý muốn nói rằng, thảm họa tại Nhật Bản sở dĩ nghiêm trọng là do nguyên nhân “vừa động đất vừa sóng thần”. Đây là một cách hiểu sai về bản chất thảm họa ở Nhật.

Trước hết tôi xin nói qua về nguyên nhân gây ra sóng thần ở Nhật Bản vừa qua. Đó là do trận động đất có cường độ 9 độ Richter xảy ra ngày 11/3. Trận động đất này có tâm chấn nằm ở đáy biển sâu, cách xa đất liền nên không trực tiếp gây ra những ảnh hưởng trên mặt đất của đất nước Nhật Bản. Nhưng vì trận động đất có cường độ quá lớn, năng lượng của nó tác động mãnh liệt lên khối nước nằm bên trên, từ đó tạo nên một cơn sóng vỹ đại mà ta gọi là sóng thần, đổ ập vào Nhật Bản.

Như vậy trận động đất chỉ gây nên sóng thần, còn sóng thần gây nên thảm họa, chứ không phải “vừa động đất vừa sóng thần” gây nên thảm họa.

Sở dĩ tôi phân tích điều này là để cho thấy, hoàn toàn không phải là “hy hữu khi hai loại thiên tai cùng ập xuống” Nhật Bản như ý của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói. Hiểu như thế này thì rất là nguy hiểm, vì chúng ta sẽ chủ quan trong việc phòng ngừa thảm họa. Ở đây không hề có 2 loại thiên tai cùng ập xuống, mà là cái này tất yếu đẻ ra cái kia. Hễ có động đất cường độ lớn ngoài khơi thì tất yếu có sóng thần ập vào bờ.

Tới đây tôi xin nói đến vấn đề nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Chúng ta đều biết, Ninh Thuận là nơi có độ cao tương đối so với mực nước biển chỉ vài mét. Nếu một cơn sóng thần ập vào bờ biển Ninh Thuận, toàn bộ nhà máy điện hạt nhân chắc chắn bị nhấn chìm trong nước biển, y như ở Nhật Bản bây giờ. Những gì xảy ra sau khi nhà máy bị nhấn chìm trong nước biển, thật ra giờ đây không ai có thể nói chắc được, vì có xảy ra thì mới biết. (Trước đây mấy ngày, tôi thấy có một số vị quả quyết rằng sẽ xây dựng đê chắn sóng thần ở Ninh Thuận để đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hat nhân – điều này thì tôi sợ quá nên xin miễn bình luận).

Tôi thực sự thất vọng vì một vị phó thủ tướng, vốn có học vị học hàm cao lại phát biểu như thế trước quốc hội.

T.Đ.T

5 điều nhà báo nên học từ blogger


John Einar Sandvand- Trong nghề kể chuyện trên thế giới số, nhiều nhà báo chuyên nghiệp nên khôn ngoan mà học hỏi từ những blogger hàng đầu. Dưới đây là một số bí quyết.

Trong vài năm qua, đã rất nhiều lần tôi giật mình nghĩ: Nhiều blogger đang vượt xa phần lớn các nhà báo chuyên nghiệp trong nghề viết lách trên mạng.

Sau đây là 5 lĩnh vực mà tôi nghĩ nhiều nhà báo nên học từ thực tiễn của các blogger tài năng. Và, vâng, tôi biết ở đây tôi đã quá khái quát hóa. Nhiều nhà báo rất giỏi ngón nghề này – và trên mạng thì cũng có có vài blogger dở tệ. Nhưng tôi vẫn nghĩ đây là những bí quyết giá trị, nếu bạn so sánh một phóng viên đưa tin điển hình với các chuyên gia viết blog tài giỏi hơn phóng viên.

1. Dẫn nguồn

Thật xấu hổ, nhưng rất nhiều nhà báo chuyên nghiệp không dẫn link tới nguồn của câu chuyện họ kể. Và nếu có dẫn link thì, một số nhà báo thích link tới trang chính của nguồn, chứ không phải tới địa chỉ URL cụ thể của nơi cung cấp thông tin.

Để lấy một ví dụ về cung cách tùy tiện này của nhiều nhà báo, bạn có thể kiểm tra bài viết trên CNN về blogger Trung Quốc Han Han (nhà văn, blogger “nổi loạn” Trung Quốc, tên Hán Việt: Hàn Hàn – ND). Không có nổi lấy một cái link đến blog của Han Han, mặc dù đó là chủ đề của bài. (http://edition.cnn.com/2010/TECH/web/06/03/han.han.china/index.html?hpt=Mid)

Cung cách ấy khá khác với nhiều blogger nổi tiếng trên mạng. Trong thực tế, hầu hết blogger dường như muốn đưa link càng nhiều càng tốt. Điều ấy giúp độc giả dễ kiểm tra nguồn hơn.

2. Cập nhật thông tin

Mọi sự việc, mọi câu chuyện kể đều thay đổi. Đôi khi người ta phát hiện ra lỗi, hoặc các độc giả có gợi ý hay về cách sửa sang sao cho bài viết được hấp dẫn hơn.

Ở trên báo, khó mà tiến hành bất cứ sự thay đổi nào – ngoài việc viết một mẩu đính chính trên số báo tiếp theo. Trên web, việc này hoàn toàn khác. Các bài viết có thể liên tục được cập nhật, và mọi lỗi đều được sửa ngay lập tức.

Nhiều blogger sẵn sàng sửa đổi bài viết nếu độc giả chỉ ra lỗi của họ. Nói chung các bài viết trên blog được cập nhật thường xuyên. Ví dụ entry này ở trang baekdal.com: http://www.baekdal.com/publishing/apple-pay-full-price-for-an-ebook-you-already-bought/?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed:+baekdalfull+%28full%29) kể về cách Apple làm người tiêu dùng phải trả gấp đôi tiền cho cùng một cuốn sách (nhân tiện, tôi thật sự khuyến cáo bạn nên đọc blog này). Chú ý xem tác giả đã bổ sung phần cập nhật như thế nào sau lần đầu tiên xuất bản bài viết (và cũng trả lời đầy đủ các comment của độc giả – đây là điểm tiếp theo sẽ bàn).

Tôi nghĩ nhiều cơ quan truyền thông có thể làm tốt hơn thế này nhiều. Nội dung không phải là cái gì đó tĩnh, và báo điện tử không bị ràng buộc bởi dung lượng hạn chế như báo in. Tôi nghĩ họ nên cởi mở để có sự linh hoạt hơn về số những bài viết có thể được cập nhật liên tục.

3. Đối thoại không ngừng với độc giả

Đây là một phép thử: Hãy lên trang tin tức mà bạn hay chọn đọc, và kiểm tra số phản hồi (comment) tại những tin bài được thảo luận nhiều nhất ngày hôm đó. Bạn thấy bản thân nhà báo tham gia thảo luận được bao nhiêu lần?

Sau đó hãy tiến hành cũng phép thử ấy với những blog mà bạn hay đọc. Tác giả có trao đổi lại với người đọc của mình không?

Có khả năng là bạn sẽ thấy rằng các blogger giỏi nhất đều khá hơn nhà báo nhiều trong việc duy trì đối thoại với độc giả.

Tất nhiên có những ngoại lệ. Một số nhà báo giao tiếp thân thiết, hàng ngày với độc giả, trong khi đó chắc chắn có những blogger lờ đi phần việc ấy. Tuy nhiên, nhìn chung, tôi nghĩ sẽ là công bằng nếu nói rằng phần lớn nhà báo phải học nhiều từ thực tiễn của blogger trong lĩnh vực này.

Theo tôi, có nhiều lý do giải thích tại sao nhà báo nên thảo luận về bài viết của chính mình với độc giả. Một số người sẽ nhận được ý tưởng, đề tài mới, nâng cao chất lượng cho thảo luận, sửa chữa các lỗi, sai của mình, và hoan nghênh sự đóng góp của độc giả.

Có thể bạn sẽ lý luận: Nhưng nhà báo nên giữ tính trung lập và không chia sẻ quan điểm cá nhân về tin bài mà họ viết. Vâng, nhưng vẫn có nhiều cách để tham gia đối thoại, ngay cả khi bạn trung thành với nguyên tắc ấy.

4. Chủ động quảng bá bài viết của chính mình

Nhiều blogger rất giỏi quảng bá bài viết của họ. Thông thường họ sử dụng cả mạng xã hội như Twitter, Facebook, Linkedin, Stumbleupon lẫn các blog khác.

Các nhà báo điển hình đều không quen đóng một vai trò chủ động trong việc quảng bá chính bài viết của mình. Họ viết xong bài và quẳng đấy cho sếp làm cái việc “tuyển” độc giả cho bài.

May mắn thay, hiện nay, nhiều nhà báo cũng là những người học rất nhanh trong lĩnh vực này. Trong vài tháng gần đây, tôi đã thấy thêm nhiều nhà báo tự hào chia sẻ bài viết của họ trên mạng xã hội. Hay lắm. Cứ thế nhé, các bạn đồng nghiệp thân mến.

5. Gắn nội dung phù hợp từ các nguồn khác vào bài của mình

Web là chia sẻ – và điều này rất rõ ràng trong giới blogger. Họ không chỉ trích dẫn và dẫn link tới blogger khác, họ còn rất vui sướng được chia sẻ những nội dung tuyệt vời, bằng cách cho phép người khác sử dụng chúng.

Nhiều blogger rất giỏi đưa các nội dung hấp dẫn từ những nguồn khác vào blog của họ. Họ tìm ra các đoạn video hay trên Youtube, tìm ra một bản trình bày phù hợp trên Slideshare, hay là sử dụng những tấm ảnh công cộng rất sáng tạo trên Flickr.

Thông thường văn hóa truyền thông có xu hướng tập trung nhiều vào nội dung của riêng mình hơn là các nội dung bên ngoài. Nhưng thành thực mà nói thì điều ấy giới hạn diện bao quát của các bạn. Tôi nghĩ là giáo sư báo chí Jeff Jarvis có một nguyên tắc rất hay: Hãy viết tất cả những gì bạn viết tốt nhất, còn lại thì dẫn link.

Người dịch: Thủy Trúc

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Người tai tiếng vì tiền polymer nghỉ hưu


BBC- Ông Lê Đức Thúy, quan chức bị cáo buộc có dính dáng tới tham nhũng trong vụ in tiền polymer, sẽ nghỉ hưu vào tháng Năm.



Ông Lê Đức Thúy hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia.


Trang tin VnExpress nói người đứng đầu văn phòng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xác nhận ông Thúy sẽ không còn giữ chức Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia từ ngày 1/5.

Ông giữ vị trí này từ tháng Ba năm 2008 và trước đó là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ năm 1999 tới giữa năm 2007 theo sau một giai đoạn làm thư ký cho Tổng Bí thư Đỗ Mười.

‘Hối lộ’

VnExpress cũng nói ông Thúy, năm nay 63 tuổi, từng là Ủy viên trung ương Đảng trong khóa IX và X.

Ông bị nhiều tai tiếng trong vụ chọn hãng Securency của Úc để in tiền Polymer cách đây vài năm.

Các thông tin gần đây từ cuộc điều tra cáo buộc Securency đưa hối lộ cho thấy hãng này dùng quỹ đen trả học phí hàng chục ngàn đô la cho con của ông Thúy.

Securency, Công ty in tiền cho Ngân hàng Trung Ương Australia, bị cáo buộc hối lộ thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam bằng việc trả cho con thống đốc tiền để theo học tại Đại học Durham, trường dành cho những người có tiền ở Anh.

Việc dàn xếp này là một trong nhiều ưu đãi tài chính béo bở mà Ngân hàng Trung Ương Australia bị tố cáo dành cho quan chức Việt Nam để đổi lấy một hợp đồng mà theo đó Việt Nam in tiền đồng trên chất liệu giấy polymer của Securency.

Vụ hối lộ, theo cáo buộc của báo chí Úc, đã giúp Securency thắng các hợp đồng in tiền lớn tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110330_le_duc_thuy.shtml

Một cái chết, một đám tang phơi bày một sự thật được che dấu


J.B. Nguyễn Văn Ba (danlambao) – Không phải chỉ có một cái chết! Đã có vài chục cái chết được dư luận biết đến và còn bao nhiêu cái chết âm thầm trong ngục tối không ai biết đến do dùi cui, do cơ bắp công an gây ra cho dân lành!
Bài viết này chỉ nhắc đến một cái chết gần đây nhất, cái chết thương tâm, thê thảm diễn ra trước mắt mọi người bởi sự hành hung côn đồ ngay trước mắt đông đảo dân chúng và bởi sự dửng dưng vô cảm trước mạng sống con người của cả bộ máy công an chỉ biết còn đảng còn mình! Cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng, 54 tuổi ở Hà Nội ngày 8.3.2011!

Phải tua lại đoạn phim bàn tay công an bóp cổ dân, cánh tay công an vụt dùi cui xuống đầu dân để thấy sự côn đồ man rợ của kẻ ăn cơm của dân, mặc áo của dân, hưởng đủ thứ bổng lộc ưu đãi từ tiền thuế của dân lại mang bạo lực của cả nhà nước chuyên chính vô sản ra ức hiếp dân! Chở ông Tùng đến bến xe Giáp Bát, Hà Nội, ông chạy xe ôm vừa dừng xe, bỏ mũ bảo hiểm ra để nói điện thoại thì ông trung tá công an Nguyễn Văn Ninh ập đến, rút phắt chìa khóa điện chiếc xe ôm, bắt ông chạy xe ôm nộp phạt vì tội không đội mũ bảo hiểm! Trời đất! Từ sáng đến giờ ông công an chưa phạt được ai hay sao mà bây giờ vu vạ trắng trợn thế này để thu tiền phạt? Ông chạy xe ôm uất ức to tiếng cãi lại. A, dân đen lại dám to mồm cãi quan! Quan công an liền phóng bàn tay đã hàng chục năm luyện võ công an, cứng như thép, bóp cổ dân đen cho hết già mồm cãi! Chỉ là người ngoài cuộc nhưng thấy sự hung hãn của viên công an, ông Tùng phải can: Sao cán bộ nhà nước lại bóp cổ dân như vậy? Miệng nói, tay ông Tùng đưa lên gỡ tay viên công an. Ba người đàn ông co kéo, vùng vẫy. Tay ông Tùng bị hất văng ra chạm vào mặt viên trung tá công an. Bị người khác cản trở, coi thường quyền uy, viên trung tá công an càng hung hãn liền vung dùi cui lên vụt tới tấp xuống đầu ông Tùng! Một cái vụt như búa bổ trúng cổ làm ông Tùng ngã quay lơ! Đám dân phòng tay sai công an liền xô lại lôi ông Tùng còng vào gốc cây!

Đấu tranh giai cấp của nhà nước chuyên chính vô sản thực chất là dùng bạo lực nhà nước đàn áp dân! Công an chính là công cụ bạo lực đó! Khi con người trở thành công cụ thì con người chỉ còn phần cơ bắp, không còn lí trí, không còn lương tâm, không còn tính người! Không phải chỉ có viên trung tá công an mất tính người trở thành côn đồ nhà nước. Cả cơ quan công an phường Thịnh Liệt, Hà Nội cũng không còn tính người khi ông Tùng bị cú dùi cui vụt vào cổ đã liệt cả tay chân, ngồi trên ghế cũng không vững, ngã dúi xuống đất nằm rên la đau đớn nhưng những con người công cụ không động lòng trắc ẩn, không cho ông Tùng được đi bệnh viện, không cho bác sĩ đến khám theo lời van xin của con gái ông Tùng. Con người công cụ mang lon trung tá Nguyễn Văn Ninh còn xỉ vả ông Tùng: Lúc nãy mày to mồm lắm cơ mà! Cho mày mấy cái vả ấy!

Trên toàn cõi Việt Nam, trụ sở công an ở đâu cũng có tấm bảng lớn nền đỏ chữ vàng ghi lời người khai sinh ra nhà nước chuyên chính vô sản Việt Nam dạy công an. Trong lời dạy sáu điều đó có điều: Công an nhân dân phải kính trọng, lễ phép với dân! Viên trung tá Ninh ít tuổi hơn ông Tùng, gọi ông Tùng là mày! Công an kính trọng, lễ phép với dân như vậy đó! Những người hàng ngày kiếm sống ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội, nói rằng chuyện công an và dân phòng đánh dân là chuyện thường ngày! Ngày nào họ cũng phải chứng kiến vài vụ! Phải giữ thân nên họ phải nhớ mặt, nhớ tên để tránh mặt những kẻ côn đồ mặc áo công an say máu bạo lực! Công an nhân dân kính trọng lễ phép với dân như vậy đó! Đã là công cụ đàn áp làm gì có chuyện kính trọng, lễ phép với đối tượng bị đàn áp!

Những công an phường Thịnh Liệt, Hà Nội, nếu còn tính người, còn chút lòng trắc ẩn sẽ nhận ra chấn thương hiểm nghèo ở cổ ông Tùng, sẽ không lôi kéo, xô đẩy ông Tùng từ chỗ bị đánh đến còng vào gốc cây, không chở ông Tùng như chở lợn về trụ sở công an, không để ông Tùng ngồi trên chiếc ghế, cột sống bị dựng đứng, đầu nghẹo một bên kéo lệch đốt sống cổ bị gãy, làm cho chấn thương càng trầm trọng! Những công an phường Thịnh Liệt nếu còn tính người, còn chút lòng trắc ẩn sẽ biết gượng nhẹ với chấn thương hiểm nghèo ở cổ ông Tùng để gọi xe cấp cứu đưa ông Tùng đi bệnh viện sớm, Ông Tùng đã không phải chết trong đau đớn!

Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình, không cần biết đến người dân đóng thuế nuôi họ, nuôi vợ con họ, nuôi cả đảng của họ! Không cần biết, họ đã đánh người dân nuôi họ đến gãy cổ rồi hành hạ cho đến chết! Hành hạ thân xác, bỏ mặc người bị đánh đi đến cái chết trong đau đớn! Hành hạ tinh thần, danh dự, người bị đánh sắp chết, phải đưa đến bệnh viện trong hôn mê, tay vẫn phải mang chiếc còng tù tội! Chỉ những kẻ mất hết tính người mới hành xử man rợ như vậy!

Cái chết của ông Tùng đã phơi bày đầy đủ sự mất tính người của những con người công cụ! Đám tang ông Tùng lại phơi bày sự mất tính người của cả bộ máy công cụ công an! Ông Tùng vừa chết, người ta đã giục gia đình đưa ông Tùng đi chôn cho nhanh để nhanh chóng khép lại vụ việc ghi dấu ấn tội ác tày trời của những con người công cụ! Hàng trăm công an mặc sắc phục và mặc thường phục giăng kín trong đám tang! Hàng trăm cảnh sát giao thông dải đầy suốt chặng đường gần hai muoi cây số xe tang ông Tùng đi qua! Bốn chiếc ô tô biển xanh, một chiếc ô tô biển trắng của công an và không thể đếm được số công an đi xe máy bám theo xe tang ông Tùng! Đã có hàng chục người dân bị công an đánh chết và hàng chục người dân bị công an đánh thành tàn phế chỉ vì người dân đi xe máy không đội mũ bảo hiểm! Nhưng công an đi xe máy sau xe tang ông Tùng có người không đội mũ bảo hiểm thản nhiên chạy xe hàng chục cây số diễu qua trước mắt hàng trăm cảnh sát giao thông!

Công an huy động lực lượng đông đảo đi đám tang ông Tùng để đưa tiễn người xấu số là nạn nhân của họ và chia sẻ nỗi đau với gia đình ông Tùng ư? Nếu được như vậy thì trong con người công cụ của họ may mắn vẫn còn lại chút tính người! Nhưng hãy xem việc làm của họ qua tường trình của người dân đi đám tang. Thấy có cả ô tô của người dân đi đám tang, bốn chiếc ô tô công an liền thay đổi đội hình. Từ chỗ đi trước, các ô tô công an chuyển sang đi sau và đi kè bên cạnh ô tô người dân. “Riêng chiếc xe biển xanh 33A4789 đi phía trước liên tục chèn xe chúng tôi…. dù đi nhanh, đi chậm, sang trái hay sang phải, chiếc xe biển xanh vẫn cứ lượn hình chữ chi để chặn đường… lúc đầu chúng tôi hơi ngạc nhiên nhưng qua mấy đoạn đường liên tục như vậy, chúng tôi hiểu rằng họ cố tình chèn chúng tôi… Điều rất lạ là những người ngồi trong những chiếc xe này là cán bộ công an hẳn hoi sao lại có những hành động như vậy… Đến đây chúng tôi hiểu rằng họ họ đi không phải để đưa tiễn người đã chết oan uổng vì chính đồng đội của họ… Khi không thể chèn được chúng tôi nữa, đến ngã tư Văn Điển thì chiếc xe biển xanh (33A4789) ép hẳn xe chúng tôi vào lề đường và một cảnh sát xuất hiện ngay trước mũi xe chúng tôi. Bên cạnh đó, chiếc xe biển xanh 31C6688 đã dừng lại đó từ trước. Đằng sau, chiếc xe cảnh sát giao thông hụ còi tiến đến!” (Theo Blog J.B. Nguyễn Hữu Vinh) Như triển khai đội hình chiến đấu vây bắt kẻ thù hoặc vây bắt ô tô chở ma túy! Kẻ gieo gió bao giờ cũng nơm nớp lo sợ phải gặt bão! Những người trong bộ máy công cụ gây ra cái chết oan cho ông Tùng nơm nớp lo sợ đám tang ông Tùng sẽ là nơi tập hợp khối căm hờn của nhân dân đối với bộ máy công cụ mất tính người đã giết bao dân lành, lo sợ đám tang ông Tùng sẽ là nơi bùng nổ phản kháng của nhân dân đối với nhà nước chuyên chính vô sản đang nô dịch nhân dân, bán rẻ dân tộc! Họ điều động lực lượng ô tô, xe máy, con người đến đám tang ông Tùng chỉ để ngăn chặn, phân tán những tấm lòng đến chia sẻ đối với gia đình ông Tùng!

Những người mang danh nhà nước bảo vệ pháp luật, duy trì trật tự kỉ cương xã hội nhưng đã hành động càn rỡ, ỷ thế quyền lực đạp lên pháp luật kỉ cương.

J.B. Nguyễn Văn Ba (danlambao)