Pages

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Suy Nghĩ Hiện Tình Cuối Năm

Năm 2011 nhiều biến chuyển trên Thế giới cũng như đất nước Việt Nam của chúng ta...Mà rất nhiều những người yêu nước đều phải quan tâm...

Từ biến động đầu tiên xuất phát tại Tunisia và dần dần lan rộng ra các nước Á Rập khác đã đưa những thể chế độc tài lâu đời phải sụp đổ, đem lại một sinh khí mới Tự do dân chủ cho người dân các nước Á Rập này.

Sau khi bình định và chuyển quyền dần cho chính quyền Iraq. Hoa Kỳ đã hoàn tất việc rút khỏi chiến trường Iraq, và tất cả những binh lính vũ khí trang bị đã và đang được bổ sung tới vùng Châu Á Thái Bình Dương. Vì chính quyền Hoa Kỳ biết rất rõ mưu đồ của Trung Quốc muốn mở một huyết lộ xuyên Biển Đông, mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là một tay sai đắc lực của họ. Trên mặt trận Ngoại Giao CSVN luôn kêu gọi cộng đồng Quốc tế đoái hoài và Quốc Tế Hóa vấn đề biển Đông. Nhưng bên trong nước nhà cầm quyền đã mạnh tay đàn áp những tiếng nói yêu nước, bắt bỏ tù biết bao nhiêu nhà dân chủ  mà không tuyên án. Hoặc ghép vào những điều luật do họ dựng lên để bỏ tù những nhà dân chủ. Đây rõ ràng là một thủ đoạn đê hèn của bọn người bán nước , sẵn sàng hợp tác với giặc

Giáo Hội Việt Nam trước cơn sóng dữ


Vào dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, đài phát thanh RFA đã phát loạt bài nói về tội ác của Cộng Sản tại trại giam Cổng Trời do thông tín viên Mặc Lâm thực hiện. Trong bài đầu tiên, tác giả đề cập đến chuyện bách hại xảy ra tại nhà thờ lớn Hà Nội vào mùa Giáng Sinh năm 1959. Kết quả là linh mục chánh xứ Trịnh Văn Căn (sau là Hồng Y thứ nhì của giáo hội Công Giáo Việt Nam) bị 12 tháng tù treo, cha phó Nguyễn Văn Vinh cùng một số tu sĩ, giáo dân khác bị bắt đưa vào trại giam Cổng Trời và tất cả đã bỏ mình trong chốn địa ngục trần gian ấy.
Điều đáng nói ở đây là thủ phạm trực tiếp của vụ bách hại chính là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, tiền thân của cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam hôm nay, tổ chức do nhà nước thành lập này đã gây biết bao nỗi đoạn trường cho giáo hội Công Giáo, đã giúp Cộng Sản len lỏi vào hang ngũ lãnh đạo giáo hội và hiện đang tiếp tục đóng vai trò trung gian để “nối kết” giáo hội Công Giáo và nhà nước Cộng Sản qua chiêu bài “đối thoại”. Xin bấm vào “link” để xem (và nghe) loạt bài này.

Đọc lại những trang sử viết bằng máu và nước mắt của giáo hội Miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản , những ai còn có chút lòng với Giáo Hội không khỏi cảm thấy bùi ngùi và căm phẫn cho cái chính sách tàn độc cũa những người Cộng Sản, từ Liên Xô qua Trung Quốc, đến Việt Nam. Và cảm thông cho cái thái độ im lặng, nhẫn nhục và bất hợp tác của các vị chủ chăn miền Bắc trong một thời gian dài. Các ngài chẳng có sự lựa chọn nào khác, vì chủ trương nhất quán của Cộng Sản là tiêu diệt Công Giáo thẳng tay, không thương tiếc, không khoan nhượng. Những giáo sĩ, giáo dân tội nghiệp kia nếu muốn trung thành với niềm tin của mình thì bắt buộc phải bước đi trên những con đường khổ nạn. Qua những kinh nghiệm đau thương, giáo hội Miền Bắc đã chín chắn hơn, hiểu rõ CS hơn và cung cách tiếp cận, ứng xử với CS cũng già dặn hơn như chúng ta thấy được qua biến cố Đồng Chiêm hay Thái Hà. Người không tán thành thì chỉ trích thái độ của các giám mục miền Bắc là “não trạng tiền Vatican” và họ cổ võ việc “đối thoại” với Cộng Sản vô thần.

Đối thoại dĩ nhiên là điều tốt, nhưng dưới chế độ Cộng Sản vô thần, không bao giờ người công giáo được đối thoại theo đúng nghĩa: nói chuyện với nhau một cách bình đẳng, không có cái cung cách kẻ trên – người dưới, kẻ vênh váo – người khúm núm; trình bày một cách thẳng thắn những gì muốn nói với nhau, và lắng nghe nhau trong tinh thần tôn trọng: nếu anh sai tôi có quyền chỉ cho anh thấy cái sai mà không hề bị anh để ý, trả thù; nếu tôi nói đúng thì anh phải thành tâm phải sửa đổi. Nếu ngồi vào bàn chỉ để nghe người ta “lên lớp”, “hô khẩu hiệu”, còn mình thì cười cầu tài hay nói vuốt theo, mình chỉ có thể tán thành chứ không có quyền phản đối, khi ý kiến hai bên bất đồng thì họ giành quyền bác bỏ ý kiến của mình và hành động theo ý của họ thì đó không phải là đối thoại mà là mối tương quan của kẻ thống trị và người bị trị.

Giáo hội Công Giáo Việt Nam hôm nay bị chỉ trích từ nhiều phía về sự thụ động trước những vấn đề hệ trọng liên quan đến sự sống còn của dân tộc, hay những tệ trạng xã hội, những bất công, nghịch lý xảy ra hàng ngày, khắp nơi trên mọi lãnh vực và xảy ra khắp mọi miền đất nước. Để biện hộ cho thái độ bàng quang, vô cảm này. Người ta thường trưng ra cái lý do “giáo hội không làm chính trị”. Thoạt nghe cũng có vẻ có lý. Nhưng suy xét cho kỹ thì rõ ràng không phải vậy, mà đó chỉ là cái cớ để né tránh những va chạm với kẻ có quyền thế nhằm đổi lấy sự an toàn cho bản thân và nhận đươc những ân sủng được ban phát bằng cách này cách khác. Đồng ý là giáo hội có sứ mạng riêng, không lập đảng giành lấy chính quyền để cai trị quốc gia, hay hô hào dùng bạo lực truất phế người này, hạ bệ người kia; những việc đó không phải là ơn gọi của những người chọn con đường tu trì đang làm nhiệm vụ cai quản giáo hội. Nhưng lên tiếng trước những bất công và nghịch lý của xã hội, cổ võ cái đúng, phê phán cái sai không phải là làm chính trị. Cho dù phải chịu bách hại, phải chấp nhận hy sinh thì những người chọn con đường bước chân theo Thầy Chí Thánh cũng vẫn luôn được mời gọi làm chứng cho lẽ phải.

Xin đơn cử một thí dụ về thái độ cần phải có của những người được Thiên Chúa trao phó trọng trách dẫn dắt đoàn chiên của Ngài: Hiện nay Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất Đông Nam Á. Theo thống kê chính thức của nhà nước thì mỗi người phụ nữ Việt Nam phá thai 2,5 lần trong đời. Nếu kể cả những trường hợp không chính thức (phá thai chui, phá thai ở bệnh viện nhưng không ghi vào sổ hay phá thai bằng những phương pháp dân gian…) thì số lần phá thai trong đời người phụ nữ Việt Nam còn cao hơn nữa, có thể là cao nhất thế giới cũng nên. Xin được hỏi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã làm gì trước những tội ác kinh khủng này? Điều đáng nói là xã hội (trong đó có những con chiên mà các ngài có nhiệm vụ chăn dắt) ngày càng trở nên thờ ơ vô cảm trước tệ trạng này, họ không xem đó là tội ác nữa. Hay là các ngài vô tư quá không nhìn thấy? Hội Đồng Giám Mục có dám đặt vấn đề với những người có trách nhiệm với xã hội về việc này không? có dám gióng lên tiếng nói của lương tri trước thảm cảnh hàng triệu thai nhi vô tội bị “tàn sát” hàng năm không ? hay đó là việc của nhà nước? Giáo Hội “không làm chính trị” nên không tiện đề cập đến?

Một hiện tượng bất công đang diễn ra, không thể chấp nhận được đối với những người còn lương tâm là việc Chủ tịch tỉnh, các quan chức hàng đầu trong tỉnh Hà Giang hè nhau đi mua dâm nữ sinh, mà người dắt mối chính là ông hiệu trưởng ngôi trường các em học, sau đó chính các em nữ sinh lại bị ở tù trong khi các quan vô sự. Mới đây, các cơ quan điều tra đã đưa ra kết luận là “không đủ chứng cớ” để buộc tội các quan, nghĩa là họ được “hạ cánh an toàn” trong khi hai cô bé nạn nhân nhỏ bé tội nghiệp cô thân cô thế kia vẫn đang (và sẽ) phải tiếp tục ngồi tù. Những đấng bậc có trách nhiệm về đạo đức đâu cả rồi mà không ai có tiếng nói trước chuyện tưởng như hoang đường ấy đang xảy ra trên đất nước Việt Nam ?

Những người mang sứ mệnh Ngôn Sứ trên vai đã làm gì trước cảnh hàng trăm, hàng ngàn đồng bào bị chính quyền cưỡng bức, đánh đập, xua đuổi ra khỏi mái nhà, khu đất mà tổ tiên họ bao đời vun xới để “thu hồi” đất bán cho những doanh nghiệp với giá gấp trăm, gấp ngàn lần số tiền rẻ mạt họ trả cho những khổ chủ tội nghiệp kia. Số tiền lời thì quan chức chính quyên chia nhau bỏ túi! Thật, những người dẫn dắt giáo hội đã không có tiếng nói nào cả, thậm chí khi chính những tín hữu cô đơn, đau khổ kia chạy đến cùng chủ chăn của mình để kêu cầu (trường hợp Cồn Dầu), thì nhận được câu trả lời lạnh lùng, vô cảm, Vô Tri: “rất tiếc, tôi không làm được gì cả… ”, và bỏ mặc đàn chiên của mình trước đàn sói dữ. Những giáo dân khốn khổ kia chưa bỏ cuộc, họ tiếp tục kêu cầu đến những cấp cao hơn: Hội Đồng Giám Mục, Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục. Tiếng kêu của họ nhờ những phương tiện truyền thông đã vang đi khắp nơi trên thế giới. Lần này, người ta cảm thấy được an ủi cộng thêm một chút vui mừng (?) khi thấy lá thư của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp chủ tịch Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình gởi cho chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Nhưng rồi sau khi lá thư được công bố thì những người dân vô tội kia vẫn bị đưa ra tòa, bị xử án, không có một dấu hiệu nào cho thấy nhà của họ, đất của họ sẽ khỏi bị chính quyền cướp mất, thậm chí họ còn tiếp tục chịu những đe dọa, khủng bố của nhà cầm quyền. Đến nay người ta chưa thấy một tiếng nói khác từ phía giáo quyền, mà chỉ thấy hình ảnh “hữu nghị thắm thiết” giữa giám mục của họ với ông xếp của lũ cướp ngày kia. Nếu sự “can thiệp” của hội đồng giám mục ngưng lại ở đó thì có lẽ không quá đáng khi bảo các ngài đã “đánh trống bỏ dùi”. Trong việc này, có thể một trong 2 trường hợp sau đây đã xảy ra: Trường hợp 1: Hội Đồng Giám Mục thực lòng muốn can thiệp nhưng chính quyền không đếm xỉa đến, cứ tiếp tục hành vi cướp đất của dân. Điều này chứng tỏ họ không xem Hội Đồng Giám Mục là đối tác để đối thoại, và Hội Đồng Giám Mục cũng im lặng, mặc nhiên chấp nhận cách cư xử bất công (và bất nhân) này. Trường hợp thứ 2 là thấy dư luận (trong cũng như ngoài nước) “bức xúc” quá nên các ngài cho tung ra một lá thư để cho dư luận xì xú bắp, rồi thôi. Trong cả 2 trường hợp, các vị chăn dắt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã không làm tròn vai trò của những chủ chăn đối với đoàn chiên, tự chối bỏ vai trò làm chứng và bênh vực cho lẽ phải.

Vào cuối tháng 11-2010 đại hội Dân Chúa, được Hội Đồng giám mục cho là một biến cố trọng đại của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, vừa qua đi với lễ nghi long trọng và những bài tham luận không lấy gì làm đặc biệt, đề cập đến những vấn đề chung chung, vô tội vạ, ai cũng thấy, trong khi những điều tối quan trọng lại cố tình tránh né, lãng quên. Những vấn đề “nóng” như: sự băng hoại tột cùng nền đạo đức; niềm tin của giáo dân vào những vị đại diện Thiên Chúa bị tổn thương trầm trọng; sự can thiệp thô bạo của thế quyền vô thần vào nội bộ các tôn giáo (nói chung) và Công giáo (nói riêng); những bất công, áp bức tràn lan khắp nơi mà nạn nhân chính là những con người bé nhỏ, cô đơn mà giáo hội có bổn phận phải bênh vực; phụ nữ, trẻ gái, công nhân Việt Nam bị buôn bán như những món hàng ….không hề được nêu lên trong đại hội “hoành tráng” ấy.

Đại hội dân Chúa vừa được tổ chức có rất nhiều điểm giống với cách tổ chức của những cuộc đại hội đảng: những cuộc vận động, tuyển chọn đại biểu, những thành phần “không nên cho tham dự” bị loại ra bằng cách này hay cách khác… Cho dù vị giám mục đại diện hội đồng giám mục giải thích như thế nào, cũng không thuyết phục được người tín hữu về việc dòng Chúa Cứu Thế, một hội dòng bề thế, hiện diện ở Việt Nam hàng thế kỷ nay, đã đóng góp rất nhiều cho công việc quảng bá Tin Mừng, đã đồng hành với Giáo Hội Việt Nam qua nhiều thăng trầm lại không có đại diện trong đại hội này. Điều đáng chú ý là dòng Chúa Cứu Thế không được đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam dành cho nhiều thiện cảm (nếu không muốn nói là căm ghét, muốn khai trừ) chỉ vì các cha dòng Chúa Cứu Thế không chấp nhận cúi đầu chấp nhận cái ác, không chịu im lặng trước bất công.

Nhân đề cập đến dòng Chúa Cứu Thế, xin được mở một dấu ngoặc nhỏ : Giáo dân Việt Nam ai cũng thấy sự khác thường và vô lý khi dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn muốn phong chức cho các cha, các thầy lại phải lên tận vùng Cao Nguyên mời Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh “xuống núi” để truyền chức khi mà ngay tại Sài Gòn có một hồng y và một giám mục, xa hơn thì Xuân Lộc, Bà Rịa, Phan Thiết , Mỹ Tho… nơi nào cũng có giám mục. Tại sao đi đến tận Kon Tum mời một vị chủ tế? Và không phải ngẫu nhiên khi vị chủ chăn đáng kính này cũng là một đối tượng “được” nhà nước đặc biệt chú ý vì sự khẳng khái của ngài. Chẳng lẽ không được lòng nhà nước vô thần cũng có nghĩa là không được lòng giáo quyền ? có khi nhà nước chưa khai trừ thì giáo quyền đã khai trừ trước. Người giáo dân Việt Nam không dám tin điều này, nhưng trước những sự kiện hiển nhiên như vậy, xin những người có trách nhiệm hãy lý giải làm sao cho thuyết phục. Cách nay một vài năm, chú tôi, một linh mục cai quản một giáo xứ ở địa phận Xuân Lộc, đã bị giám mục địa phận cách chức, cho về ngồi chơi xơi nước dù chưa đến tuổi nghỉ hưu chỉ vì ông dám lên tiếng phản đối nhà nước lấn chiếm đất của giáo xứ ông cai quản. Trên đất nước Việt Nam còn bao nhiêu vị linh mục bị “kỷ luật” ví dám phản đối hành động cướp ngày của nhà nước như chú tôi ?

Hôm trước, đọc bài Trung Quốc: Giáo hội tự trị – Việt Nam: Tôn giáo lễ hội của cha pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh thấy ngài phân tích thật đúng, tôi cảm phục những tiếng nói can đảm (và cô đơn) như vậy của cha Tỉnh, cha Đỗ Xuân Quế và một số hiếm hoi những vị chủ chăn “uy vũ bất năng khuất”. May mà giáo hội Việt Nam hôm nay còn có các ngài. Dù biết có thể sẽ phải trả giá bởi những cách trả thù hèn hạ của chính quyền, có khi phải trả bằng cả chính mạng sống của mình nhưng các ngài vẫn can đảm cất tiếng. Sống với Cộng Sản lâu ngày, các vị có trách nhiệm trong giáo hội của mình cũng bị ảnh hưởng cái bệnh “hoành tráng về hình thức, đại khái về nội dung”, nặng phần phô trương bề mặt hơn là đi vào chiều sâu của tâm linh qua các lễ hội đình đám ở các giáo xứ, giáo phận. Tôi không vơ đũa cả nắm, vì không phải tất cả các linh muc, giám mục đều như vậy, nhưng phải đau lòng nhìn nhận rằng hiện tượng phô trương ngày càng phổ biến trong giáo hội Việt Nam. Thông thường, các Giám Mục, Linh Mục cử hành lễ kỷ niệm vào những dịp ngân khánh (25 năm), kim khánh (50 năm) ngày chịu chức. Ngày nay, nhiều vị tổ chức kỷ niệm hàng năm, rất “hoành tráng”, để phô trương thanh thế, để tiêu tiền hơn là để cảm tạ hồng ân về đoạn đường đã đi qua và cầu xin ân sủng trên bước đường sắp tới.

Vài ngày nữa đây, sẽ là lễ bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, có mời đại diện nhà nước Việt Nam, nghe nói là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Đã đến tham dự, lẽ nào lại không lên đọc diễn văn, thế là người Cộng Sản vô thần lại được dịp dùng chính diễn đàn của đại hội để hô khẩu hiệu, để dạy dỗ hàng giáo phẩm và giáo dân Việt Nam. Nghĩ tới việc đó, ai còn có lòng yêu mến giáo hội không khỏi ngán ngẩm, cay đắng và đau lòng .

Sự kiện gần đây ở giáo hội bên Trung Quốc là gáo nước lạnh dội và niềm hy vọng của những ai còn mơ hồ về “thiện chí đối thoại” những người Cộng Sản vô thần : Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, đứng đầu là Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã tỏ thiện chí muốn bắt tay với chính quyền Trung Cộng bằng những nhượng bộ quan trọng: công nhận một số giám mục, linh mục của giáo hội do nhà nước thành lập, đồng ý cho chính quyền Cộng Sản được có ý kiến trong việc lựa chọn giám mục. Thế nhưng Cộng Sản đã trở mặt: chính quyền Trung Cộng mới đây ngang nhiên phong chức giám mục không cần sự đồng ý của tòa thánh Vatican, cưỡng bách các giám mục hiệp thông với Vatican phải tham dự lễ tấn phong. Họ vừa cho mở đại hội giáo dân, đại diện chính quyền đến dự đại hội đã công khai công kích Vatican. Đại hội này đã bầu một giám mục quốc doanh làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc…. Đến nỗi Đức Giáo Hoàng , người chủ trương đưa bàn tay ra hòa giải với những người Cộng Sản vô thần, dù không muốn, đã phải công khai, mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích Bắc kinh xâm phạm trắng trợn tự do tôn giáo của người dân. Thêm một chứng cứ về sự trở mặt của Cộng Sản.

Tại sao các vị lãnh đạo giáo hội Việt Nam cứ phải đặt vấn đề “đối thoại” với “đối đầu” trong tương quan với nhà nước? Tại sao không thể cư xử với nhau bằng mối tương quan giữa những con người trưởng thành : tôi luôn luôn cố gắng đến với anh với lòng tử tế, cư xử với anh bằng tình người và anh cũng hãy cư xử với tôi trong tinh thần ấy. Nếu anh có gì sai thì tôi có quyền nói là nó sai, anh không được cưỡng bách tôi phải làm ngược với lương tâm của tôi. Nói như vậy với nhà nước có phải là “làm chính trị” không? hay là cứ phải “tốt đạo đẹp đời” mới được? và “tốt đạo đẹp đời” theo lối giải thích của Cộng Sản là gì nếu không phải là ngoan ngoãn cúi đầu “chấp hành” mọi sự áp đặt của nhà nước?

Hãy nhìn thẳng vào hiện tình của Giáo Hội Việt Nam hôm nay để thấy rằng giáo hội Công Giáo Việt Nam đang đứng trước những cơn song dữ. Bàn tay thuồng luồng của Cộng Sản vô thần ngày càng luồn sâu vào những hoạt động của giáo hội không khỏi làm cho những giáo dân, giáo sĩ yêu mến giáo hội lo âu. Nhưng người Công Giáo không được quyền đánh mất niềm tin. Bước qua năm 2011 chúng ta cùng thành tâm cầu nguyện cho giáo hội mẹ được thổi vào luồng sinh khí mới, luồng sinh khí của Chúa Thánh Linh. Giáo hội chính là Nhiệm thể của chúa Kitô, chúng ta xác tín rằng Ngài không để giáo hội mà Ngài đã tạo dựng bằng chính máu của mình bị dẫn dắt vào con đường lầm lạc bởi những người đã và đang thỏa hiệp với loài quỷ dữ. Xin cùng nhau nguyện cầu cho những ai đang lầm lạc được sớm thức tỉnh để quay về như đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh, nguyện cầu cho họ đừng quên rằng người Cha nhân từ luôn ngóng đợi từng giờ, từng phút để được ôm đứa con yêu dấu vào lòng và nói với nó lời thứ tha khi nó thành tâm quay về …

Ngày cuối cùng của năm 2010 đầy biến động.

Kim Nguyên

VQ Bỉ

MAHATMA GANDHI: PHÚT NÓI THẬT


LGT: Để chống lại hiểm họa Trung Cộng xâm chiếm đất nước Việt Nam, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã kêu gọi toàn dân “biểu tình tại gia”. Đây là một phương cách vận dụng “chủ thuyết tranh đấu bất bạo động của Thánh Mahatma Gandhi” rất sáng tạo của Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Để giải vây cho VC, bọn “đặc công truyền thông” tại hải ngoại đã ra sức đánh phá Hòa Thượng Thích Quảng Độ vô cùng khốc liệt.

Cũng như trước đây bọn “đặc công truyền thông” tại hải ngoại đã ra sức đánh phá linh mục Nguyễn Văn Lý khi Ngài áp dụng phương thức tranh đấu “bất bạo động” của Thánh Gandhi lên tiếng tranh đấu “Tự Do Cho Tôn Giáo Hay Là Chết, có kẻ đã hỗn xược gọi Ngài là “ngôn sứ đô-la”; nay, bọn này lại ra sức đánh phá lời kêu gọi của Hoà Thượng Thích Quảng Độ bằng những bài viết cực kỳ bẩn thỉu. Bọn chúng đã đánh phá Ngài còn hơn cả báo chí VC đánh phá Ngài.

Sau 3 năm tù tội sau phiên tòa “bịt miệng”, linh mục Nguyễn Văn Lý được công an VC đưa về giáo phận Huế để trị bệnh theo yêu cầu của gia đình.

Mới đây, linh mục Nguyễn Văn Lý lại kêu gọi toàn dân, kể cả những người cộng sản hãy giải thể chế độ VC để đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân.

Để hiểu rõ về chủ thuyết bất bạo động, chúng tôi xin đăng tải bài “Mahatma Gandhi: Phút Nói Thật” của ký giả Vịt Trời.

Đây là một bài phỏng vấn viết theo lối giả tưởng (fiction) nhưng lại rất gần với thực tế vì tác giả y cứ vào vào tiểu sử và quá trình hoạt động của người được phỏng vấn.

Ký giả Vịt Trời là một bút hiệu khác của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn. Ông hiện là chủ nhiệm, chủ bút tuần báo Tiếng Dân phát hành tại San Jose.

Ông là tác giả “NGUYỄN THIẾU NHẪN TUYỂN TẬP”dày khoảng 1.500 trang. Tập 1 dày trên 600 trang đã phát hành vào tháng 1 năm 2010.

*

Cách đây 61 năm, một con người nhỏ bé 79 tuổi đang trên đường đến một ngôi đền ở New Delhi. Hôm đó là ngày 30 tháng 1 năm 1948 và người đàn ông nhỏ bé đó là Mahatma Gandhi, người vừa lãnh đạo toàn dân Ấn Độ giành được độc lập từ tay Anh Quốc. Đó là một nền độc lập không toàn vẹn, và trong con mắt một thiểu số quá khích, Mahatma Gandhi phải chịu trách nhiệm.

Ngày 30-1-1948 đó, một thanh niên Ấn giáo tên Nathuran Godse lách đám đông tiến lại gần Mahatma Gandhi và nổ súng. Ông chỉ kịp kêu lên mấy tiếng rồi gục ngã Cả nước để tang, thế giới để tang. Lễ quốc táng đã được cử hành với một cuộc tuần hành vĩ đại có hơn một triệu người tham dự ở New Delhi. Theo tục lệ xưa nay của những người theo Ấn giáo, thân xác ông sẽ được hỏa thiêu và tro cốt sẽ được đem rải xuống sông Hằng. Nhưng vì một lý do đặc biệt nào đó, tro cốt ấy đã được giữ lại trong gần 50 năm như một bảo vật quốc gia cho đến ngày 30-1-1997 mới được những người trong gia đình đem rải xuống sông Hằng. Mahatma Gandhi cũng là tên của một bộ phim kể lại một phần cuộc đời ông. Bộ phim đã từng đoạt một lúc 6 giải Oscar.

Ký giả Vịt Trời tìm đến phỏng vấn Mahatma Gandhi, người mà ngay khi còn sống, đã được coi là vị thánh sống, cha già của dân tộc Ấn Độ.

Tuy dân số Ấn Độ tính đến thời điểm này đã vượt quá con số một tỷ người, nhưng Mahatma Gandhi hiện diện ở khắp nơi trên đất nước Ấn Độ.

Ký giả Vịt Trời (KGVT): Kính thưa Ngài, tôi là ký giả Vịt Trời, xin kính chào Ngài.

-Mahtma Gandhi: Chào anh! Trông anh có vẻ không phải là một người Ấn Độ. Anh xưng là ký giả, chắc lại định phỏng vấn ta?

-KGVT: Dạ phải, thưa Ngài!

-Mahatma Gandhi: Thế anh định phỏng vấn ta về chuyện gì?

-KGVT: Thưa Ngài, xin Ngài cứ kể lại những gì Ngài có thể kể với một ký giả Việt Nam như tôi.

-Mahatma Gandhi: Việt Nam… Việt Nam… À, ta sẽ nói chuyện Việt Nam với anh sau. Này anh ký giả Việt Nam, ta tên thật là Mohandas Gandhi, sinh ngày 2-10-1869 ở thị trấn Porbamdar, bang Gujarãt, nước Ấn Độ. Sau này người ta thường gọi ta là Mahatma Gandhi. Mahatma trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “cái hồn vĩ đại” đồng nghĩa với chữ “Great Soul” trong tiếng Anh. Thân phụ ta là Kaba Gandhi, một viên chức Ấn làm việc cho người Anh.

-KGVT: Kính thưa Ngài, Ngài có bao nhiêu anh chị em?

-Mahatma Gandhi: Thân phụ ta trước khi lấy bà Pulitbai, tức là mẹ ta thì đã có 3 đời vợ. Ba bà này đều qua đời, để lại hai người con gái. Thân phụ ta lấy mẹ ta sinh thêm 1 gái và 3 trai. Ta là con út. Mẹ ta là một người Ấn giáo thuần thành. Bà ăn chay trường, kiêng cá, thịt, mỗi tháng nhịn đói vài lần để tẩy uế con người. Điều đó ảnh hưởng tới ta rất lớn.

-KGVT: Kính thưa Ngài, còn thời thơ ấu của Ngài?

-Mahatma Gandhi: Ta đi học ở trường làng. Năm 7 tuổi ta theo cha dọn về Rajkot, học tiểu học ở đấy. Cha ta là một viên chức ở tòa án. Năm 13 tuổi, ta cưới vợ…

KGVT: Cưới vợ? Kính thưa Ngài…

-Mahatma Gandhi: Đối với anh chuyện đó có vẻ lạ lùng. Nhưng ở nước Ấn Độ của ta vào thời gian ấy đó là chuyện bình thường. Phong tục của người Ấn ta như vậy. Cha mẹ ta cưới Kasturbai, một cô gái cùng lứa tuổi. Kasturbai lúc ấy chưa học hết tiểu học. Lấy ta cô ta phải nghỉ học, chỉ có ta là tiếp tục việc học. Tuy lấy nhau từ hồi còn trẻ, ta và Kasturbai đã chung sống với nhau cho đến lúc đầu bạc, răng long. Và trong đời ta, ta không chung đụng với bất cứ người đàn bà nào khác ngoài vợ ta. Ta có ba người con trai.

-KGVT: Thưa Ngài, còn về đường học vấn của Ngài?

-Mahatma Gandhi: Năm ta 16 tuổi, thân phụ ta qua đời. Anh ruột ta là người điều khiển gia đình. Anh cả ta rất thương yêu ta, chính anh ta lo cho ta ăn học hết Trung học. Sau khi ta tốt nghiệp Trung học, anh cả ta tìm mọi cách cho ta sang Anh Quốc du học. Tuy việc này bị mẹ ta và họ hàng, láng diềng chống đối mãnh liệt nhưng cuối cùng ta cũng sang được Anh Quốc.

-KGVT: Thưa Ngài, tại sao mẹ Ngài và họ hàng lại chống đối việc Ngài sang Anh du học?

-Mahatma Gandhi: À, để ta nói rõ hơn. Mẹ ta theo Ấn giáo, lại bị giáo luật nghiêm nhặt của tông phái Janism bắt buộc nên cả gia đình ta đều ăn chay trường, kiêng cá, thịt và cả trứng nữa. Lúc ta còn học Trung học, có lần một người bạn đã xúi giục ta ăn thử món cà ri dê. Người bạn ấy nói rằng thịt làm cho con người khoẻ mạnh và vì người Anh ăn thịt nên họ có được sự thông minh để cai trị dân Ấn. Sau này ta rất hối hận vì đã trót nghe theo lời người bạn ấy. Ta không giao du với người ấy nữa. Mẹ ta và họ hàng lo sợ rằng, khí hậu lạnh lẽo của Anh Quốc sẽ khiến ta sa ngã và ăn thịt.

-KGVT: Thưa Ngài, nhưng cuối cùng Ngài vẫn sang Anh du học kia mà?

-Mahatma Gandhi: Đúng như thế, nhưng ta đã phải thề với mẹ ta là sẽ không bao giờ động đến thịt cá bà mới cho ta đi. Còn họ hàng và dân làng thì vẫn không chấp nhận chuyện ta đi Anh du học. Họ đã làm lễ trục xuất ta ra khỏi đẳng cấp trong tôn giáo vì họ e rằng ta sẽ làm ô uế tôn giáo bằng cách ăn thịt khi sang Anh Quốc. Nhưng chẳng những ta không vi phạm lời thề mà còn ăn chay trường suốt đời và ta luôn luôn cổ võ cho chuyện ấy!

-KGVT: Kính thưa Ngài, Ngài học về ngành gì ở Anh Quốc?

-Mahatma Gandhi: Ta học về ngành Luật. Lúc ta mới tới Anh Quốc, ta đúng là một anh nhà quê ra tỉnh. Nhưng rồi ta cũng trở thành luật sư thực thụ. Trong thời gian đó, ta học thêm tiếng Pháp, tiếng La-tinh và các ngoại ngữ khác. Trong thời gian ở Anh Quốc, ta quen biết nhiều bạn bè trong giới sinh viên và chính những bạn bè này sau đó trở thành những con người có thế lực đã giúp đỡ ta rất nhiều trong việc ta tranh đấu cho sự bình đẳng của người Ấn và cho nền độc lập của Ấn Độ. Ta trở về nước vào tháng 7-1891.

-KGVT: Thưa Ngài, Ngài bắt đầu tranh đấu cho người Ấn và nước Ấn vào lúc nào?

-Mahatma Gandhi: Trước khi trả lời câu hỏi đó, ta phải nói sơ lược về lịch sử Ấn Độ, để cho anh có một cái nhìn tổng quát. Ấn Độ là một trong những nền văn minh cổ nhất của thế giới. Nền văn minh Indus đã được tìm thấy những dấu vết mang niên đại 5.000 năm trước Thiên Chúa giáng sinh. Ấn Độ trước đây gồm 14 đảo ở biển Arab, quần đảo Andamans gồm 204 đảo và quần đảo Nicobars gồm 19 đảo, đều ở vịnh Bengal. Ấn Độ là một lãnh thổ mênh mông rộng 1.430.000 dặm vuông với hàng trăm thứ tiếng nói và nhiều tôn giáo khác nhau.

-KGVT: Kính thưa Ngài, Đại đế Alexander đã từng xâm lăng Ấn Độ?

-Mahatma Gandhi: Năm 1500 trước Thiên Chúa, người Aryan đến miền Bắc Ấn Độ, ở đó đã có một nền văn minh khá cao rồi. Năm 372 B.C. (Before Christ), Alexander Đại đế xâm lăng Ấn Độ nhưng đã bị anh hùng Chandragupta đẩy lui. Vua Asoka (A-Dục) của triều đại Maurya 269-232 B.C. lấy Phật Giáo làm quốc giáo. Đó là thời đại huy hoàng của Ấn Độ. Năm 1001 sau Thiên Chúa, quân Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ, do vua Ba Tư Mahmud Ghazni dẫn đầu. Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Năm 1526, sự cai trị của Hồi giáo chấm dứt.

-KGVT: Kính thưa Ngài, sau đấy là triều đại nào?

-Mahatma Gandhi: Đế quốc Mongul bắt đầu từ 1526 cho đến năm 1707, làm chủ toàn thể bán đảo Ấn Độ, tức lãnh thổ của ba nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh bây giờ. Năm 1948, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco da Gama đến Ấn Độ và trong 100 năm kế tiếp, Bồ Đào Nha độc quyền mua bán ở Ấn Độ. Năm 1612, Anh Quốc thành lập British East India Company tức công ty Đông Ấn để giao dịch thương mại với người Ấn. Người Anh chiếm dần ảnh hưởng, đẩy lui thế lực của Bồ Đào Nha, Hòa Lan và Pháp.

-KGVT: Thưa Ngài, người Anh hoàn toàn làm chủ Ấn Độ thời gian nào?

-Mahatma Gandhi: Năm 1687, Anh Quốc chiếm Bombay trong tay Bồ Đào Nha. Trong cuộc chiến tranh 1750-1760, Anh đánh bại Pháp. Năm 1857, một cuộc nổi dậy của dân địa phương bị công ty Đông Ấn dẹp tan. Năm 1858, hiệp ước Warren Hasting trao cho người Anh toàn quyền bảo hộ Ấn Độ. Năm 1877, Ấn Độ chính thức trở thành thuộc địa của Anh Quốc. Nữ Hoàng Victoria của Anh trở thành Nữ Hoàng Ấn Độ. Năm 1885, một nhóm trí thức Ấn Độ thành lập Đảng Quốc Đại (Indian National Congress).

-KGVT: Sau khi ở Anh Quốc về, Ngài làm gì thưa Ngài?

-Mahatma Gandhi: Năm 1891 ta về nước, phần vì mới ra trường, phần vì nhu cầu Ấn quá ít nên ta thất nghiệp. Có một lần người ta thuê ta làm thầy kiện, khi đứng trước quan tòa ta đỏ mặt tía tai không nói được gì. Khách hàng của ta thua kiện, từ đấy không ai mướn ta. Anh cả ta sắp xếp cho ta sang Nam Phi, khi ấy cũng đang là thuộc địa của Anh Quốc. Người Ấn sang lập nghiệp ở Nam Phi khá đông, nhất là ở Pretoria. Người Ấn ở Nam Phi bị coi như công dân hạng hai.

-KGVT: Thưa Ngài, Ngài có thể kể một vài thí dụ?

-Mahatma Gandhi: Người Ấn ở Nam Phi, dù giàu có cách mấy cũng không được mua vé xe lửa hạng nhất hoặc ở các khách sạn dành riêng cho người da trắng. Người Ấn bước vào tòa án phải bỏ khăn quấn đầu. Người Ấn, nhất là những người Ấn theo đạo Hồi rất tôn trọng khăn vấn đầu vì đó là biểu tượng của trí tuệ, thần linh. Bỏ khăn vấn đầu là tự làm nhục mình. Khi ta đến Durban, có việc phải vào tòa án, quan tòa bắt ta phải bỏ khăn. Ta không chịu. Đôi bên tranh cãi kịch liệt, cuối cùng tòa án phải nhượng bộ.

-KGVT: Như vậy là Ngài đã tạo được một tiền lệ?

-Mahatma Gandhi: Có thể là như thế, ngày hôm sau, ta đáp xe lửa trở về Pretoria. Ta bị đuổi ra khỏi xe vì ta mua vé hạng nhất và cương quyết ngồi toa hạng nhất. Ta liền khiếu nại lên chính quyền đòi quyền bình đẳng cho người Ấn ở Nam Phi. Việc này đã tạo nên một phong trào, và người Ấn ở đây nhiệt tình ủng hộ ta. Ta trở nên nổi tiếng. Từ đó, ta trở nên tự tin, ăn nói chững chạc. Người Ấn ở Nam Phi coi ta như người lãnh đạo họ.

-KGVT: Thưa Ngài, đó là tất cả những gì Ngài đã làm ở Nam Phi?

-Mahatma Gandhi: Không! Ta còn tranh đấu chống lại việc chính quyền Anh ở Nam Phi buộc Ấn kiều phải đóng thuế thân. Năm 1894, ta lập Đại hội Ấn kiều Nam Phi (Natal Indian Congress). Năm 1896, ta về Ấn Độ. Ở Ấn Độ không ai biết ta. Không có việc làm ở Ấn, ta trở lại Nam Phi, đem vợ con sang đấy. Trong thời gian ấy ta vẫn tin rằng đế quốc Anh tồn tại là điều tốt cho nhân loại. Ta vẫn trung thành với nước Anh và Nữ Hoàng.

-KGVT: Thưa Ngài, có gì chứng minh cho sự suy nghĩ của Ngài vào lúc ấy?

-Mahatma Gandhi: Năm 1899, sắc tộc Boer ở Nam Phi nổi loạn. Người Anh đem quân tiêu diệt sắc dân này, tuyển mộ thêm binh lính không phải người Anh. Ta tình nguyện lập một đội quân người Ấn gồm 1.100 người chiến đấu bên cạnh quân Anh. Ta làm việc tận tâm, nên được thưởng nhiều huy chương của Anh Quốc. Năm 1906, chính quyền Anh ở Nam Phi dự định kiểm tra dân số Ấn ở đây. Đây là một việc làm gây nhiều bất mãn cho người Ấn. Ta lãnh đạo hàng ngàn người Ấn kéo về thành phố Johanesburg chống lại việc thông qua đạo luật này.

-KGVT: Thưa Ngài, chắc là Ngài gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này?

-Mahatma Gandhi: Ta bị đánh đập đến đổ máu và bị bỏ tù. Nhưng ta nhất định tranh đấu đến cùng. Trong hơn 7 năm tranh đấu, ta vào tù ra khám nhiều lần. Cuối cùng chính quyền Anh ở Nam Phi phải nhượng bộ và điều đình với ta năm 1913. Lúc ấy tên tuổi ta vang dội tới Ấn Độ. Năm 1914 ta trở về nước và được tiếp đón trọng thể. Khi ta trở về, những người Đảng Quốc Đại tỏ ra lạnh nhạt và dè dặt đối với ta.

-KGVT: Tại sao vậy, thưa Ngài? Ngài và đảng Quốc Đại đều đấu tranh cho người Ấn?

-Mahatma Gandhi: Đảng Quốc Đại chủ trương Ấn Độ độc lập. Họ biết rằng ta trung thành với nước Anh và không muốn đấu tranh cho độc lập của Ấn Độ. Trong thời gian chiến tranh lần thứ nhất ta còn vận động các nhóm ủng hộ người Anh. Việc này làm các nhà cách mạng đấu tranh cho Ấn Độ độc lập khó chịu vô cùng. Từ năm 1915 đến 1918, ta đi khắp nước Ấn để tìm hiểu mọi thứ. Cho đến tháng 2-1919 thì ta thay đổi lập trường.

-KGVT: Thưa Ngài, việc gì đã xảy ra?

-Mahatma Gandhi: Tháng 2-1919 ta đi thăm vùng Punjab và đã chứng kiến người Anh huy động quân đội tàn sát những người Ấn Độ vũ trang khởi nghĩa chống lại sự cai trị của người Anh. Quân đội Anh đã tàn sát 400 người Ấn không một chút thương xót. Cũng năm đó, chính quyền Anh ra đạo luật Rowlatt Bills bắt giam những người mà họ nghi ngờ tham gia chống chính quyền. Ta kêu gọi một cuộc xuống đường, một phong trào tẩy chay chống chế độ thực dân Anh.

-KGVT: Thưa Ngài, việc thay đổi lập trường này có ảnh hưởng gì đến tình hình chính trị lúc ấy?

-Mahatma Gandhi: Việc này đã làm xôn xao Ấn Độ và cả đế quốc Anh. Còn các lãnh tụ Đảng Quốc Đại thì rất vui mừng, họ mời ta hợp tác với họ. Nhiều người đã đánh giá sự gia nhập của ta đã thổi một luồng sinh khí mới vào Đảng Quốc Đại đã thành lập 35 năm mà chưa làm được gì. Cuối năm 1920, ta trở thành một ngôi sao sáng nhất của Đảng Quốc Đại mặc dù ta không phải là thủ lĩnh tối cao. Các lãnh tụ Đảng lúc ấy là Chitta Rangas Das, Molita Nehru cha của Jawalharlan Nehru, Vallabhbhai Patel.

-KGVT: Thưa Ngài, chính quyền Anh có phản ứng gì đối với việc thay đổi lập trường của Ngài?

-Mahatma Gandhi: năm 1922, họ bắt giam ta, kết án 6 năm tù vì tội xúi giục quần chúng nổi loạn. Năm 1924, ta đau ruột trầm trọng nên được thả ra. Cũng năm ấy, Đảng Quốc Đại phân hóa thành hai nhóm. Một nhóm do Molita Nehru chủ trương không tham gia Quốc Hội hợp tác với người Anh. Còn nhóm Vallabhbhai Patel chủ trương vào Quốc Hội hợp tác với người Anh. Ta tìm cách giảng hòa hai nhóm nhưng không được. Ta tuyên bố tuyệt thực cho đến khi nào hai nhóm này hợp tác với nhau. Do sự ủng hộ của dân chúng đối với ta, hai nhóm tạm gát các dị biệt, tránh cho Đảng khỏi rạn nứt.

-KGVT: Thưa Ngài, còn những năm sau đó?

-Mahatma Gandhi: Tháng 3 năm 1930, ta và Đảng Quốc Đại kêu gọi quần chúng đình công, tẩy chay hàng hóa Anh. Chính quyền Anh bắt giam hơn 60.000 người. Năm 1931 ta chấp nhận sang Luân Đôn điều đình cùng chính quyền Anh với tư cách là đại diện chính thức của Đảng Quốc Đại thay vì đòi độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Điều này làm cho một số người thất vọng về ta. Cuối năm 1931 ta trở về Ấn, vừa về nước thì ta bị bắt vào tù.

-KGVT: Thưa Ngài, tại sao thế?

-Mahatma Gandhi: Lúc ấy Lord Wellington đã thay Sir John Simon làm Toàn quyền Ấn Độ và đàn áp mạnh phong trào yêu nước. Tháng 9-1932, lúc đang ở trong tù, ta đã phát động phong trào chống phân chia giai cấp của chính quyền Anh. Ta tuyên bố tuyệt thực, chính quyền Anh phải nhường bước và trả tự do cho ta. Năm 1934, ta từ nhiệm khỏi nhiệm vụ thành viên lãnh đạo Đảng Quốc Đại, và ly khai khỏi Đảng.

-KGVT: Kính thưa Ngài, lý do gì mà Ngài rời khỏi Đảng Quốc Đại?

-Mahatma Gandhi: Nhiều thành viên lãnh đạo Đảng đã không chấp nhận con đường tranh đấu bất bạo động của ta. Họ ủng hộ việc sử dụng vũ lực, đưa đến những vụ đổ máu. Ta về làng Sevagam, một làng nhỏ ở Trung Ấn, tự dệt vải làm quần áo cho mình. Vợ ta mất trong thời gian này. Tuy các sinh hoạt chính trị của ta không còn sôi nổi như trước nhưng vẫn có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Một sự kiện quan trọng là Đệ nhị Thế chiến nổ ra. Trong thời gian đầu, nước Anh điêu đứng vì phe Trục. Đảng Quốc Đại tuyên bố nếu Anh tuyên bố trả độc lập cho Ấn Độ thì Đảng Quốc Đại và toàn dân Ấn hết lòng giúp Anh chống lại phe Trục.

-KGVT: Kính thưa Ngài, thái độ của Anh Quốc và của cá nhân Ngài về việc này ra sao?

-Mahatma Gandhi: Anh Quốc phái Sir Stafford Cripps là thành viên Nội các Anh đến gặp Đảng Quốc Đại và ta để điều đình. Lần này ta quyết tâm đòi độc lập cho Ấn Độ. Trong lúc đó thì Anh lại xúi giục các thủ lĩnh Ấn giáo và Hồi giáo xung đột nhau. Giữa năm 1942, sau khi điều đình không được, Anh Quốc bắt giam ta và toàn ban lãnh đạo Đảng Quốc Đại. Biết không có khả năng kiểm soát bạo động, Anh Quốc trả tự do cho ta và những người yêu nước khác vào năm 1946. Biết rằng không có thể đô hộ Ấn Độ lâu hơn nữa, chính quyền Anh quyết định bàn giao quyền hành lại cho dân Ấn. Đến lúc đó, sự xung khắc giữa hai khối Hồi giáo và Ấn giáo trên đất nước Ấn Độ đã đến mức không thể hàn gắn được.

-KGVT: Kính thưa Ngài, lúc ấy ai là người lãnh đạo khối Hồi giáo ở Ấn Độ?

-Mahatma Gandhi: M.A. Jinnah. Những xung đột giữa Ấn giáo và Hồi giáo càng lúc càng nặng nề, không còn có thể ngồi chung với nhau. Anh Quốc quyết định chia Ấn Độ ra làm hai nước và trả độc lập cùng một lúc vào ngày 15-8-1947. Ngày độc lập cũng là ngày đau buồn của nước Ấn Độ. Đất nước chia làm đôi: Ấn và Hồi Quốc tức Pakistan. Những người Hồi giáo, dưới sự lãnh đạo của Jinnah di chuyển lên phía Tây Bắc và Đông Bắc Ấn Độ thành lập một quốc gia Hồi giáo lấy tên là Pakistan gồm hai phần Tây Hồi và Đông Hồi nằm cách xa nhau. Đó là một âm mưu thâm độc của Đế quốc Anh.

KGVT: Thưa Ngài, tách riêng hai khối người Ấn giáo và Hồi giáo ra thì tránh được sự đột giữa đôi bên?

-Mahatma Gandhi: Nào có được như vậy! Ấn Độ dù đã bị chia cắt và Hồi Quốc Pakistan đã được thành lập, đôi bên vẫn đánh nhau dữ dội. Năm ấy ta đã 78 tuổi, ta tuyên bố sẽ tuyệt thực cho đến chết nếu dân Ấn không chịu ngưng cảnh huynh đệ tương tàn. Tháng 9-1947, ta đến Calcutta và tuyệt thực tại đây cho tới lúc gần chết. Thấy thế đôi bên tạm ngưng chém giết nhau. Ta ăn lại đôi chút và đi New Delhi. Đôi bên lại đánh nhau, ta lại tuyệt thực. Lại một lần nữa đôi bên buông vũ khí. Ta quyết định đi Pakistan gặp M.A. Jinnah kêu gọi hòa bình và tái thống nhất đất nước.

-KGVT: Kính thưa Ngài, ước vọng của Ngài không thành?

-Mahatma Gandhi: Ta chưa kịp đi thì ngày 30-1-1948 trên đường đến một ngôi đền để cầu nguyện cho hòa bình và sự thống nhất thì một thanh niên Ấn giáo quá khích đã ám sát ta. Họ không muốn ta thương lượng với những người Hồi giáo.

-KGVT: Thưa Ngài, mọi người cho rằng Ngài là cha đẻ của chủ thuyết “Bất bạo động.” Xin Ngài nói rõ hơn về chủ trương của Ngài.

-Mahatma Gandhi: Tiếng Anh gọi chủ trương của ta là “Passive resistance,” tức là “phản kháng thụ động.” Đây là một sự chuyển ngữ sai lầm, nhưng ta chưa tìm được một chữ khác. Ta đã giải thích chuyện này trong quyển “Tự truyện” do chính ta viết. Phương thức đấu tranh đó tiếng Hindu gọi là Satyãgraha. Đó là một chữ kép. Saty có nghĩa là chân lý, và ãgraha có nghĩa là sự kiên trì đến kỳ cùng. Trong quyển sách “Lịch sử đấu tranh bất bạo động tại Nam Phi” ta đã nói rõ Satyãgraha không có nghĩa là thụ động.

-KGVT: Kính thưa Ngài, vậy nó có nghĩa gì?

-Mahatma Gandhi: Nó không có nghĩa thụ động hoặc không làm gì cả. Mà nó là sự chủ động tấn công đối phương bằng toàn lực của ta, nhưng không phải để tiêu diệt đối phương, hoặc làm đối phương phải đổ máu. Hãy nhớ kỹ điều ấy. Anh đã nói với ta anh là một người Việt Nam, nên biết rằng có những kẻ sợ hãi đấu tranh, sợ hãi sức mạnh bạo lực của một đối phương mà chúng ta muốn tranh đấu chống lại, những kẻ đó hay núp dưới chiêu bài bất bạo động.

-KGVT: Kính thưa Ngài, xin Ngài nói rõ hơn?

-Mahtama Gandhi: Khi không dám đấu tranh chống lại một thế lực bạo ngược, phi chính nghĩa, phi dân chủ, bóp nghẹt tự do; người hèn nhát không dám làm gì và cho rằng họ là người theo chủ trương bất bạo động. Đó là một sự ngụy biện hòng che giấu sự bất lực của họ ở cả tư tưởng lẫn hành động bên ngoài. Nói tóm lại đó là sự đầu hàng toàn diện của họ đối với bạo lực và với chính bản thân họ. Satyãgraha là sự đấu tranh đến kỳ cùng cho chân lý, cho mục tiêu chính đáng mà người ta cần phải đạt tới.

-KGVT: Kính thưa Ngài, đất nước tôi hiện không có tự do, dân chủ, nhân quyền. Ngài có lời khuyên gì?

-Mahatma Gandhi: Ta xin nói một điều là không ai yêu dân tộc anh bằng chính dân tộc anh. Đừng trông đợi ở ngoại bang; đừng hy vọng là với sự cầu xin, chúng ta có thể làm cho kẽ dữ phải nới tay; đừng chờ đợi trái trên cây rụng mà phải trèo lên cây tìm cách hái nó xuống. Phải tự mình tranh đấu giành lấy những gì mà mình đáng phải được hưởng: tự do, dân chủ, nhân quyền…

KGVT: Xin cám ơn Ngài Gandhi. Thưa Ngài, một câu hỏi cuối cùng: Dòng họ Gandhi nổi tiếng ở Ấn Độ hiện nay có liên hệ gì với Ngài?

Mahatma Gandhi: Không liên hệ gì cả. Rajiv Gandhi là con của Indira Gandhi. Indira là con gái của Jawaharlal Nehru là con của Molita Nehru, một trong những lãnh tụ đầu tiên của Đảng Quốc Đại. Gandhi là họ của chồng Indira Nehru và Gandhi này không có liên hệ gì với ta cả.

-KGVT: Xin một lần nữa cảm ơn Ngài và kính chào Ngài.

Ký giả VỊT TRỜI

Lý kẻ mạnh?


Sau khi cắt đất ở nhiều tỉnh biên giới phía bắc để dâng cho Tầu Cộng, Hà Nội tính chuyện xâm lấn Campuchia ở biên giới Tây Nam để bù đắp?!

Đầu tháng 10/2005, VC triệu Hun Sen qua VN để ký kết Hiệp định biên giớiViệt Miên. Trong khi phía đối lập Miên tố cáo Hun Sen đã cắt dâng nhiều phần đất cho CSVN, thì Hun Sen lại cho rằng ông ta đã “lấy về nhiều phần đất cho nước mình!”

Có khác gì VGCS cũng từng bố láo rằng đã “lấy nhiều phần đất của Tầu Cộng về cho VN”, đối với dư luận của người dân trong và ngoài nước về vụ ĐCS đã dâng hàng chục kilômét vuông đất biên giới cho Tầu Cộng mà chúng (VC) cho “là đồn đoán”, “là thiếu thông tin”, “hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”

Thực tế, nhiều chuyên viên độc lập về biên giới lãnh thổ, ở hải ngoại (cũng như trong nước) đã nói lên sự thật như thế nào và đảng Cộng gian chống chế, ngụy biện ra sao thì ai cũng biết:

Trật tự xã nghĩa!

Phía Bắc dâng Tầu, Nam cướp Miên

Tôn ti “Xã Nghĩa” mạnh là trên

Chư hầu rụt cổ mơ trường cửu

Thiên tử vươn vai mộng vững bền

Tranh bá bên ngoài nhờ súng đạn

Bám ngai nội địa cậy gông xiềng

Độc tài Cộng Sản như nhau hết

Tính ác lòng tham mãi hiện tiền!

(10/10/2005)

Việc Tầu Cộng dời cột mốc trong và sau cuộc chiến biên giới đã có rất nhiều chứng nhân và chứng cứ. Hình ảnh bọn Tầu Cộng đào và khiêng những cột mốc cũ để xóa dấu vết mới đây. Thế nhưng trả lời báo chí tại Hội nghị thi đua yêu nước (Tầu?) Phó chủ nhiệm ủy ban biên giới Nguyễn Hồng Thao vẫn thao thao: đàm phán biên giới kéo dài 19 năm “và bài học tạo dựng thế bình đẳng trong cuộc chơi với đối tác nước lớn!”

Thao cho rằng: “hai bên đều đã rất nỗ lực, rất thận trọng, kiên trì, phấn đấu để có kết quả công bằng, chính xác nhất…Sự chỉ đạo của lãnh đạo: một tấc đất của đất nước không để mất và một tấc đất của nước bạn cũng không vi phạm. Không phải với Trung Quốc, mà với cả Lào và Campuchia, chúng ta đều có lập trường nhất quán, thủy chung như vậy.”

“Chỉ đạo sát sao của lãnh đạo” mà Nguyễn Hồng Thao liệt kê như Phạm Gia Khiêm ra tận mốc 44 ở Chi Ma, Nguyễn Tấn Dũng đi thị sát ở cửa sông Bắc Luân, đóng góp nhiều ý kiến “quý báu như đồng chí” Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An, Trần Đức Lương.”

Toàn là những tên bán nước có văn tự mà Tầu Cộng chưa trưng ra.

Hồng Thao nói “Thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác nhất, sẽ có sự đánh giá khách quan nhất.”

Đúng như thế, với “thời gian” những bức thư, những văn kiện, những công hàm ở Paris, Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh… được giải mật sẽ lòi ra mặt nạ giết dân bán nước của Hồ Chí Minh và đảng cướp của y, như đã có.

19 năm đàm phán gian khó Thao kể “Để khích lệ anh em chuyên viên, trưởng đoàn ta úy lạo anh em một chai Nếp Mới. Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường góp chai Mao Đài. Nhân đó trưởng đoàn ta (Có phải Lê Công Phụng?) vịnh bốn câu thơ:

“Phân giới xong rồi nhẹ đôi vai

Đêm nay Nếp Mới với Mao Đài

Việt – Trung hữu nghị tình thắm mãi

Giữ trọn niềm tin hướng tương lai“.

“Chúng tôi (Nguyễn Hồng Thao) hiểu Trưởng đoàn muốn mượn thơ để nhắn nhủ: gần đến thắng lợi không thể tránh khỏi gian nan, Mao đài và Nếp mới là tượng trưng cho sự bình đẳng giữa hai nước, cũng có nghĩa là đêm nay còn có khác biệt, còn có hai phương án, nhưng hai bên đều có thiện chí, đều mong muốn vun đắp tình hữu nghị thì nhất định phải đi đến thống nhất. Tới 2h5 phút sáng 1/1/2009, hai bên mới đặt bút kí vào biên bản và tới 4h sáng cùng ngày, những thủ tục cuối cùng mới hoàn tất, thể hiện kết quả đúng như những gì mà chúng ta dự kiến.” (Tuần VN 30/12/2110))

“Thiện chí vun đắp tình hữu nghị” của thiên triều:

Dâng nước cho Tầu nhẹ cả vai!

Yên tâm ngôi báu với lâu đài!

Hòa bình! Hữu nghị đầu môi mép!

Tây Tạng thứ nhì của vị lai!

Nhờ công lớn, Lê Công Phụng được cử làm đại sứ ở Mỹ. Mới đây Phụng kêu gọi Mỹ hợp tác toàn diện, nài nỉ TT Obama công du Việt Nam để “treo cao giá ngọc” với quan thầy Tầu Cộng!

Trở lại biên giới Việt Miên:

Ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy (SRP) của Campuchia đã tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Riêng, nhổ 6 cọc dấu tạm thời xác định vị trí mốc 185 đem về Nam Vang. Vì theo tố cáo của người dân Campuchia thì VC đã cắm cột mốc mới vào đất ruộng của họ.

Thế nhưng VC Nguyễn Phương Nga lu loa rằng:

“Hành động của ông Sam Rainsy nhổ cọc dấu vị trí mốc 185 trên biên giới Việt Nam – Căm-pu-chia là ngang ngược, phá hoại tài sản chung, vi phạm pháp luật của cả Căm-pu-chia và Việt Nam, vi phạm các Hiệp ước, Hiệp định và thoả thuận giữa hai nước, ngăn cản và phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc. Các phát biểu vu cáo Việt Nam của Sam Rainsy là thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm, nhằm mục đích kích động hận thù, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Căm-pu-chia.

Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành động và phát biểu của ông Sam Rainsy, đồng thời yêu cầu Chính phủ Căm-pu-chia có các biện pháp xử lý thích đáng những hành động phá hoại, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Căm-pu-chia tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.”

Nhân dân hai nước Miên, Việt có lợi ích gì?

Không khác gì giọng lưỡi của Khương Du đối với những người biểu tình trước sứ quán Tầu Cộng ở Hà Nội, ở đường phố Sài Gòn mà VC đã lập tức vâng theo mật lệnh quan thầy bắt giam nhiều người như anh Điếu Cày đến nay vẫn chưa thả. Trong khi Hà Nội chẳng làm gì được đảng đối lập bên Campuchia.

Nếu chống VC dâng đất cho Tầu Cộng và chống Tầu Cộng cướp đất của Việt Nam. Thì cũng cần phải chống hành động ăn cướp đất Miên của VC và cũng phê phán hành động cắt đất cho VC của Hun Sen theo như cáo buộc của người dân Miên. Như thế mới tạm gọi là “công bằng”, cũng như để chuộc bớt phần nào lỗi của tiền nhân đã từng xóa trắng một quốc gia Chiêm Thành và xâm chiếm một vùng đất nước rộng lớn của Chân Lạp là Campuchia bây giờ?

Có phải nay là luật nhân quả? Luật gieo gặt đang khảo đảo dân tộc VN? Hồ Chí Minh có phải là oan hồn của một Chế Bồng Nga hay một Nặc Ôn Chân…đảng Việt gian CS có phải là những oan hồn Chiêm Thành, Chân Lạp trên bước đường Nam tiến của ông cha ta? Chúng trở lại đầu thai để trả mối hận nghìn đời, mối thù truyền kiếp? Như đã có nhiều người suy nghĩ đến? (Sẽ bàn thêm trong một bài khác.)

Tôn ti trật tự dưới những quốc gia xhcn là nước lớn hiếp nước nhỏ, nước yếu nhường nước mạnh. Cứ nhìn vào cách hành xử của chúng đối với ngư dân của nhau trên biển, hải tặc Tầu Cộng bắn giết, cướp tàu thuyền của ngư dân VN đã bao nhiêu năm, VC vẫn cúi đầu “hữu nghị”. Trong khi cũng là nước nhỏ như Nam Hàn đã dũng cảm chống trả khi bị ngư tặc Tầu Cộng ngang ngược hiếp đáp! Vụ tàu ngư chính đâm vào tàu tuần tra Nhật, rồi hung hăng hăm dọa đủ điều. Đến khi đoạn vedio trưng hình ảnh ngư tặc Tầu Cộng tấn công khiêu khích, Bắc Kinh mới trơ mặt, im mồm!

Vậy nhưng với Nga, Tầu Cộng lại câm mõm, mặc cho ngư dân của họ bị quân Nga tấn công, bắt bớ, theo The epoch times:

“Beijing is silent over the scores of Chinese fishermen and boats that have been detained by Russian border patrols this year.

Russian Far-East border guards have confiscated 17 Chinese boats and arrested 53 Chinese fishermen who trespassed the border on the Amur and Ussuri rivers in 2010. In addition, 760 Chinese boats were expelled from Russian waters, and a total of 20 boats were inspected in 2010. The Chinese Party central has remained silent.” (Nov22, 2010)

Cũng bài báo nói trên, ngày 22/11/2010, Thủ tướng Nga Putin mời Thủ tướng Tầu Cộng Ôn Gia Bảo thăm hữu nghị Nga. Hệt như Tầu Cộng cũng “mời” đám Dũng, Mạnh… “thăm hữu nghị” Bắc Kinh giữa lúc hàng chục ngư dân đang bị bắt, giam giữ để đòi tiền chuộc ở Hải Nam vậy.

Trật tự và ổn định XHCN nhục nhã!

31/12/2010

nguyễn duy ân



Sam Rainsy, chủ tịch SRP, đảng đối lập ở Campuchia. Ảnh: khmeriation.




On the same day, Russian Prime Minister Vladimir Putin’s newsroom reported that Chinese Premier Wen Jiabao will be visiting Russia from Nov. 22 to 24, under an official invitation from Putin. A series of intergovernmental and departmental agreements on commercial treaties are anticipated.

The Chinese regime’s silence on the arrested fisherman is a contrast to the sharp rebuke given Japan last month, for arresting a Chinese fishing boat captain after a collision on Oct. 7. That took place in disputed waters of the Diaoyu Islands in the East China Sea. A video shows that the Chinese ship had intentionally rammed into a Japanese coast guard vessel. Japanese authorities released the Chinese captain after several days of pressure from the Chinese regime. Even after the captain’s release, large-scale anti-Japanese student protest took place across China that a number of analysts say were initiated by universities on orders from state authorities.

Russia, however, has in the last two years repeatedly dealt with Chinese border and trade violations in an assertive and punitive manner, without drawing strong criticism from the CCP.

Mô hình tập trung quyền lực

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA
Cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn khẳng định tiếp tục theo đuổi mô hình tập trung quyền lực.



Áp phích tuyên truyền được nhìn thấy khắp nước VN trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào đầu năm 2011. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Nói theo cương lĩnh đại hội Đảng lần thứ X, đó là “Quyền lực thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp”.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng mô hình này vẫn cho thấy nhiều bất cập và chồng chéo, trong đó người dân là nạn nhân.

Quản lý bằng chỉ thị và nghị quyết

Học thuyết “Tam quyền phân lập” là nền tảng cơ bản để xây dựng nền Hiến pháp tư sản, trong đó quyền lực nhà nước lập pháp, hành pháp, tư pháp tồn tại dưới dạng “chân kiềng” – độc lập, kiềm chế, giám sát lẫn nhau. Học thuyết này ra đời đầu tiên từ những năm 384-322 trước Công Nguyên và được nhà tư tưởng người Pháp Montesquieu hoàn thiện vào thế kỷ thứ 17 – 18.

Trong bất cứ xã hội nào, về lý thuyết thì quyền lực quần chúng luôn được đặt lên hàng đầu. Nói một cách khác, đó chính là mục đích phát triển chính trong sự vận hành của bất cứ thể chế nào. Ngay cả thể chế quân chủ, vua chúa cũng phải nghĩ đến những sách lược hầu mang lại ấm no cho dân chúng và không để cho quyền lực người dân bị xâm phạm. Để làm được điều này, học thuyết Montesquieu cho rằng phải có sự độc lập giữa ba nhánh quyền lực bởi vì nếu quyền lực tập trung, sẽ tạo ra xu hướng mở rộng và lạm quyền.

Tại Việt Nam, mô hình này không được áp dụng. Cho đến đại hội X, nghị quyết Đảng vẫn khẳng định “Đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. TS Phạm Duy Nghĩa, giảng viên ĐH Luật QGHN cho biết như sau:

“Nói tách bạch thì không bởi vì ở Việt Nam thì quyền lực tập trung. Thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của một đảng. Thứ hai, toàn bộ quyền lực tập trung vào Quốc hội. Chính phủ và toà án đều chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội”.

Về mặt bản chất, Quốc hội Việt Nam không là một nhánh quyền mà là một quyền lực trùm lên các quyền lực khác.

TS Phạm Duy Nghĩa

Về nguyên tắc, nhà nước Việt Nam vẫn khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân. Điều này hoàn toàn đúng và phù hợp với mục tiêu phát triển chung của xã hội bất luận thể chế nào. Nhưng việc tập trung quyền lực như vậy có thực sự là tối ưu?

Thứ nhất, trong Hiến pháp Việt Nam đã ghi rõ, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, pháp luật là tối thượng. Khi Đảng đứng trên pháp luật, người ta có quyền đặt câu hỏi rằng: khi mà pháp luật không phải là tối thượng; khi mà đất nước được quản lý bằng chỉ thị và nghị quyết của Đảng chứ không bằng Hiến pháp và pháp luật thì liệu đất nước có trở về thời kỳ phong kiến, với “Vua cộng sản”?

Một ví dụ cho thấy sự tiêu cực, chồng chéo khi ba nhánh quyền lực đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là: tòa án trong tháng 6/2009 đã không thể thụ lý hồ sơ LS Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (chưa xét đúng sai) với lý do Hiến pháp chưa có qui định xét xử Thủ tướng. Tuy nhiên, theo ông Cù Huy Hà Vũ trong một lần trả lời với đài RFI, đã cho rằng nếu ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án tối cao, Ủy viên Trung ương xử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề bauxite, Ủy viên Bộ Chính trị thì chẳng khác nào “con” xử “cha”. Cuối cùng, dự án bauxite vẫn được tiến hành, mặc cho những nhóm trí thức, người dân nhìn tài nguyên quốc gia bị bòn rút.

Thứ hai, nếu nói mô hình tập trung quyền lực là phù hợp với Việt Nam; thì mô hình đó xét về lý thuyết không có gì đáng bàn cãi nếu nhà nước thật sự đặt quyền lợi dân chúng lên trên hết và không để xảy ra lạm quyền, theo đúng tinh thần “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ”.

Vừa đá bóng vừa thổi còi

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng Quốc hội (cơ quan đại diện cho nhân dân) chỉ mang tính hình thức vì “thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết”.



Áp phích tuyên truyền người dân tuân theo các giá trị đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các tỉnh miền núi phía Bắc ngày 25/7/ 2010. AFP photo
Thêm vào đó, trên thực tế, Quốc hội không phải lúc nào cũng giám sát được chính phủ và tòa án. TS Phạm Duy Nghĩa nói thêm:

“Về mặt bản chất, Quốc hội Việt Nam không là một nhánh quyền mà là một quyền lực trùm lên các quyền lực khác. Về lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế thì Quốc hội cũng có những khó khăn. Giám sát Chính phủ cũng có những khó khăn, giám sát tòa án cũng khó khăn. Cho nên trong nội bộ Quốc hội cũng đang tranh luận là Quốc hội nên làm gì thì đúng với việc của Quốc hội”.

Gần đây nhất, LS Ngô Ngọc Trai, đoàn LS tỉnh Nam Định đã có bài phân tích khá kỹ càng hậu quả của việc không phân lập 3 nhánh quyền lực trong việc quản lý đất đai. Trong đó, ông cho rằng, UBND cấp tỉnh là cơ quan vừa ban hành các văn bản thu hồi đất, vừa thực hiện thu hồi đất và vừa giải quyết các khiếu nại về trưng thu đất. Thế nên khi phát sinh bất đồng, chính quyền làm sao có thể quan tâm tới quyền lợi chính đáng của người dân? Thực tế, chính quyền chỉ đối thoại chiếu lệ và luôn luôn sẵn sàng đàn áp. Rốt cuộc người dân chính là người bị thiệt thòi.

Điều này cũng giống như việc một đội bóng vừa ra sân thi đấu, vừa đưa ra luật thi đấu và vừa làm trọng tài. Việc này rất dễ dẫn đến việc trọng tài thiết lập luật chơi sao cho có lợi cho đội mình và thiên vị xảy ra là không tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn An cũng đã có ý kiến rằng “Quyền lực nhà nước được phân làm 3 nhánh song lại thống nhất nơi Đảng. Vậy Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của lỗi hệ thống nên phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia 3 nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi minh bạch và thống nhất theo hiến pháp và pháp luật, tức là thống nhất nơi dân (tam quyền phân lập)”.

Quyền lực nhà nước được phân làm 3 nhánh song lại thống nhất nơi Đảng. Vậy Đảng trở thành ông vua tập thể rồi.

Ông Nguyễn Văn An

Từ xưa ông cha ta đã ca ngợi sự vững chắc của kiềng 3 chân. Trong đó, 3 chân kiềng chia nhau giữ 3 góc, đối trọng nhau để cân bằng nhằm nâng đỡ và giữ cho kiềng đứng vững. Mất đi một trong 3 chân sẽ tạo sự thiếu cân bằng và gãy đỗ. Còn nếu một vật thể được nâng bằng 3 chân tập trung vào 1 chỗ, khác nào chỉ còn 1 chân, thì việc giữ thăng bằng là một điều không thể có. Chẳng phải thiếu lý khi cho rằng 3 nhánh quyền lực lập pháp – hành pháp – tư pháp là 3 chân kiềng, vấn đề là nên đặt ở vị trí như thế nào cho đúng.

Thay đổi là điều tốt và 10 năm qua Đảng cộng sản Việt Nam đã có những thay đổi. Thế nhưng thay đổi thế nào để phù hợp với thời cuộc và khỏi mang tiếng trì trệ mới là quan trọng bởi vì một ngày trì trệ là một ngày nhân dân phải chịu thiệt thòi.
Q. C.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-people-are-the-victims-of-non-separation-of-powers-qc-12282010134907.html
.

Tập đoàn kinh tế nhà nước: Tại sao sẽ phá sản? Có thể tái cấu trúc được không?

Trần Thành Nam



Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. Photo courtesy of wikipedia



Trong bài Tập đoàn kinh tế Nhà nước: từ đâu ra và đi về đâu? tôi đã trả lời hai câu hỏi đã nêu ra, rằng tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam hình thành theo và từ mô hình các tổng công ty đầu ngành của các nước xã hội chủ nghĩa cũ vốn đã làm các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đó sụp đổ, nên cũng sẽ làm nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam sụp đổ.

Với bài này tôi muốn phân tích tiếp, tại sao mô hình kinh tế này sẽ sụp đổ ở Việt Nam và nếu thế thì nó sẽ sụp đổ như thế nào? Liệu có cách nào “tái cấu trúc” chúng để tránh sự sụp đổ được báo trước đó không?

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước năm 2010 chỉ góp 21% GDP nhưng chiếm trên 40% vốn đầu tư quốc gia và chỉ tạo công việc cho chưa tới 4% lực lượng lao động. Đó là các con số của Chính phủ. Còn theo ước tính của các nhà quan sát kinh tế độc lập thì, nếu tính cả các đơn vị làm kinh tế của Đảng, của các đoàn thể Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, của các lực lượng vũ trang và an ninh, kinh tế Nhà nước tại Việt Nam chiếm đến trên 80% nguồn vốn đầu tư của quốc gia [?] và vì thế nó phải được coi là lực lượng kinh tế chủ đạo.

Nhìn sơ qua ai cũng thấy ngay tính không hiệu quả trầm trọng đến vô lý của mô hình kinh tế Nhà nước. Hậu quả kinh tế thua lỗ thất thoát sẽ làm nó phá sản và chính những người hỗ trợ nó là Chính phủ cũng không chịu được và càng không bao biện được. Chính phủ càng bơm nhiều vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, càng mất hết.

Hậu quả thứ hai là đạo đức kinh doanh xấu xa của mô hình kinh tế nhà nước: tính hình thức, sự hoang phí, tệ tham nhũng, nạn báo cáo giả dối, sự vô trách nhiệm tràn lan, sự kém cỏi và kém chất lượng dịch vụ, sự thiếu vắng văn hoá và đạo đức kinh doanh… tất cả tạo nên và làm cho văn hoá kinh doanh và văn hoá xã hội nói chung ngày càng xuống cấp… Càng hô hào thi đua, càng mất văn hoá hơn.

Hai hậu quả trên khi được biểu hiện kết hợp trên diện rộng, mức độ sâu xa, thời hạn lâu dài nhiều năm và trong khắp mọi ngành kinh tế với số lượng đầu tư vật chất lớn… sẽ làm nên tình trạng: về văn hoá thì cả xã hội ghê tởm và căm ghét, về kinh tế thì cả nền kinh tế bị khủng hoảng “vạ lây”, về xã hội thì làm mất hết cơ hội vươn lên cuộc sống giàu có cho đất nước, cuối cùng cả xã hội sẽ phải xoá bỏ mô hình kinh tế nhà nước này.

Tại sao hai hiện tượng “hậu quả” trên sẽ nhất định sẽ xảy ra với mô hình kinh tế nhà nước?

Đó là một phép qui nạp: vì chúng đã và đang xảy ra…, và vì mô hình kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa vốn đã chứa những hạt giống, mầm mống mâu thuẫn sẽ gây đổ vỡ đó là bắt nguồn từ cơ sở triết học và lý thuyết kinh tế sinh ra chúng: lý thuyết kinh tế kế hoạch tập trung xã hội chủ nghĩa! Vâng, cha mẹ tinh thần, hay cái gen gốc, của mô hình kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay vẫn là lý thuyết kinh tế kế hoạch tập trung xã hội chủ nghĩa!

Chúng ta lại phải giật lùi một chút đến những năm 50, xem lại về lịch sử hình thành từ đầu các hình thái tổ chức công ty nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung.

Chúng ta (và các nước cựu xã hội chủ nghĩa trước kia) tưởng mình đã cắt đuôi và đoạn tuyệt dứt khoát với lý thuyết kinh tế kế hoạch tập trung từ khi giải tán các Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước từ Trung ương đến địa phương! Không hề! Chúng ta đã chỉ không “làm kế hoạch tập trung” tại Trung ương hay các UBND Tỉnh, mà chỉ “lập” và “giao” chỉ tiêu cho các ngành theo đó tự làm kế hoạch thực hiện, từ Trung ương đến địa phương, mà thôi. Đó chỉ là tự dối chính mình, còn bản chất sự việc vẫn như cũ: các chỉ tiêu vẫn được xác lập từ Trung ương và rồi “phân chia”, “giao” về các địa phương, các đơn vị kinh tế chủ đạo là các tập đoàn kinh tế nhà nước, để họ “làm kế hoạch”. Các kế hoạch đó liệu có thể được chấp nhận nếu làm không theo các chỉ tiêu “trên giao”?

Bước “cải tổ” trên, mà bản chất như một trò lưu manh vặt, từng được ca ngợi như bước tiến lớn về lý luận và lý thuyết của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa khắp Âu Á Mỹ! Theo tôi, dù có gọi tên thế nào, hiện nay thành phần kinh tế nhà nước của ta vẫn là kinh tế kế hoạch tập trung.

Yếu tố cơ bản sống còn trong lý thuyết kinh tế kế hoạch tập trung là đại diện và bảo vệ sở hữu nhà nước trong các mô hình kinh tế sản xuất, kinh doanh và phân phối dạng nông trường, công ty, tổng công ty, hợp tác xã mua bán…, đến nay hoàn toàn chưa được Lênin và các lý thuyết gia kinh tế xã hội chủ nghĩa sau ông giải quyết. Đó là, quyền sở hữu toàn bộ tài sản quốc gia đã được tập trung vào sở hữu nhà nước bằng bạo lực cách mạng rồi, làm sao phân chia lại quyền sở hữu nhà nước đó ra cho các đơn vị kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa đây? Thành ra, các công ty Nhà nước xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ và chưa ở đâu thực chất là một pháp nhân độc lập và có thể sống độc lập pháp lý với chủ của chúng như các công ty tư bản (corporate) được. Ví dụ: nhà nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ thì các công ty nhà nước lập ra có còn tồn tại được không? Trong khi các công ty tư bản tồn tại pháp lý độc lập vài trăm năm sau khi chủ thành lập ra chúng đã qua đời? Hay: Vinashin có thể độc lập “chết” mà không liên can gì đến Chính phủ Việt Nam không? Không!

Lúc đầu (những năm 50, 60, 70) người ta phân chia quyền đại diện sở hữu Nhà nước theo ngành dọc cùng lúc cho các bộ ngành, Bộ Tài chính, Đảng Cộng sản và các đoàn thể cùng đại diện. Như vậy, trong một công ty hay xí nghiệp xã hội chủ nghĩa luôn luôn có 5-6 thành phần cùng đại diện quyền sở hữu nhà nước đối với các tài sản vật chất: ban giám đốc, kế toán trưởng, bí thư Đảng, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ… Bên trên mỗi Công ty cũng có chừng đó các ông chủ sở hữu nhà nước cấp tổng công ty, đến các sở địa phương, rồi các bộ chủ quản, rồi Trung ương…

Hệ thống đại diện sở hữu nhà nước chồng chéo và tầng tầng lớp lớp này đã tự kiểm soát và kiềm chế bớt tham nhũng nhưng hậu quả là người ta chỉ lo bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa (mà vẫn không bảo vệ được khi 5-6 đại diện cùng thông đồng tạo nên những cái gọi là quyền lợi tập thể), nhưng không còn ai lo vì không còn sức, nhiệt huyết và thời gian làm cho tài sản nhà nước đó sinh sôi theo kế hoạch được…

Từ những năm 70,80 và 90, khi các liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty toàn ngành hình thành, người ta đã tập trung quyền hành (thực chất là quyền đại diện sở hữu nhà nước) vào hai thành phần chính: giám đốc và đảng uỷ công ty, giai cấp lao động bị loại hẳn khỏi quyền đại diện sở hữu nhà nước hay quyền hành nói chung. Từ đó, các kế toán trưởng chỉ là cái bóng “cánh hẩu” với Đảng và chính quyền – tài chính không thể minh bạch nữa, còn các đoàn thể chỉ là “để làm cảnh” hay “lũ chầu rìa” cho vui xã hội.

Trong công ty hay tổng công ty thì người ta phải trọng tài năng và trình độ chuyên môn để làm việc, trong khi các bí thư đảng cộng sản cơ sở thì thường rất yếu kém mặt này nên thường không có uy tín và quyền lực, do đó các giám đốc tổng công ty luôn có quyền lực tuyệt đối: vừa là đại diện sở hữu nhà nước vừa là người điều hành kinh doanh và chịu trách nhiệm với nhà nước về tài sản nhà nước trong công ty của mình… hay vừa đã bóng, vừa thổi còi cho quân mình đá.

Đại diện sở hữu nhà nước lúc đầu giống như một trách nhiệm trước một ông vua. Nhưng vì ông vua này không tồn tại, không có bóng hình, không hiện ra bao giờ, lại rất dễ lừa, dễ mua chuộc, còn các “đại diện” của vua thì rất tham lam (tiền và “hoa”) và ngu dốt, thích nịnh, thỉnh thoảng đến “cưỡi rượu” xem “hoa”, nên rất dễ điều khiển… Thế là rất nhanh sau đó các giám đốc thấy mình mới chính là vua thật có toàn quyền sinh sát với công ty, số tài sản và con người mình đang quản lý…, họ nhanh chóng trở thành các “vua con”.

Còn tâm lý tham nhũng của các ông “vua con” hình thành từ “đạo đức cộng sản trong sáng” thế này: Các “vua con” chỉ được Nhà nước giao nhiệm vụ bảo toàn tài sản nhà nước thôi vì được “tin cậy”, nhưng thời gian đầu chưa có kinh nghiệm và thường ít tài năng nên thường kinh doanh bị lỗ. Vì mê chiếc ghế “vua con” và không nỡ làm thất vọng cấp trên nên đành báo cáo láo là công ty kinh doanh “huề”, rồi tính sau. Xoay xở vài năm, được nhà nước hỗ trợ đủ điều ưu ái vốn và độc quyền thị trường vì là “lực lượng chủ đạo”, có kinh nghiệm hơn, các “vua con” bắt đầu làm ăn có lãi, nhưng vẫn “phải” báo cáo “huề” để bù lại phần lỗ trước đó đã nỡ giấu nhẹm. Sau đó, việc kinh doanh có lãi tiếp thì các “vua” lại “phải tiếp tục” báo cáo “huề” để dự phòng nhỡ lỗ về sau và cho các “chi phí ngoài luồng” ngày càng tăng cao cho các đại diện “vua trên” và cho chính các “vua trên”… [Có một tình hình phổ biến không kém: Báo cáo lãi để tạm lừa cấp trên – BVN] Số tài sản để ngoài sổ sách để “dự phòng” đó “phải để tạm” trong các tài khoản do người nhà các “vua con” trông hộ ngày càng lớn thì cảm giác tự tin của “vua con” ngày càng lớn… đến một lúc “tự nhiên” “vua con” tin nó là của riêng mình, vì có ai “tranh chấp” đâu? Đó là chưa kể tài sản người ta cứ mang đến cảm ơn lòng tốt của “vua con” trong việc ban phát quyền lợi cho đám “cận thần” và “xin làm cận thần”…

Hiệu quả kinh tế phá hoại, đạo đức tồi tệ, tập trung quyền hành, tham nhũng tràn lan, tổ chức chính trị xã hội mất uy tín và tan rã… đã nhanh chóng làm sụp đổ hệ thống kinh tế rồi hệ thống nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu những năm 80.

Việt Nam từ những năm 90 bắt đầu thí điểm mô hình tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước với sự vô hiệu hoá hoàn toàn các tổ chức Đảng, chỉ để lại “làm vì”. Thay vào đó, Việt Nam áp dụng mô hình hội đồng quản trị để đại diện quyền sở hữu nhà nước, học từ mô hình kinh tế Tư bản thị trường, để kiểm soát Ban giám đốc.

Vẫn có ít nhất vài điều không ổn trong mô hình “thí điểm” này:

Thứ nhất, đây là mô hình được “cải tiến – hà hơi” từ lý thuyết công ty nhà nước xã hội chủ nghĩa và kinh tế kế hoạch tập trung mà châu Âu đề xướng và đã thất bại, đã là xác chết hoàn toàn, nay Việt Nam ta thí điểm “tô vẽ – hà hơi lại xác chết”, mà làm tràn lan khắp các ngành kinh tế, thì thật không khác dựng các thây ma dậy trong khắp mọi nhà!

Thứ hai, việc “tô vẽ – hà hơi xác chết” có phần vụng về: Đại diện sở hữu nhà nước trước kia nằm đông đảo trong từng công ty mà còn không kiểm soát được Ban Giám đốc, nay tách ra và giao cho Hội đồng quản trị đại diện thì phải có Luật đặc biệt tương xứng cho Hội đồng Quản trị như thanh “bảo kiếm” chứ? Thế mà Hội đồng Quản trị đã không có thanh bào kiếm là quyền hành bổ nhiệm Ban Giám đốc, lại cũng chả có luật nào tương xứng nhiệm vụ đại diện sở hữu nhà nước của Hội đồng Quản trị, mà Hội đồng Quản trị lại còn “được” Ban Giám đốc trả lương thì “há miệng mắc quai” hay chủ sở hữu nhà nước bị “làm nhục quốc thể” quá, còn kiểm soát sao được!

Thứ ba, Hội đồng Quản trị giám sát công ty và Ban Giám đốc bằng Luật Doanh nghiệp, là bằng các qui chế và tài liệu báo cáo có tính pháp lý, nhưng ở các tập đoàn và tổng công ty nhà nước Việt Nam việc báo cáo và làm việc giữa Hội đồng Quản trị với Ban Giám đốc lại có tính “nội bộ”, không minh bạch, nên công việc của Hội đồng Quản trị chỉ là hình thức và vô tác dụng. Thực tế ở Việt Nam thường là Chủ tịch Hội đồng Quản trị có quyền “bao cả sân” của Tổng Giám đốc nên coi như đá hai sân; đó là sự bắt đầu của tham nhũng như tôi đã phân tích tâm lý “vua con” ở trên, thậm chí là hiện tượng “hai vua”: Chủ tịch và Tổng Giám đốc chia nhau quyền lực. Kết quả thì vẫn là một: kinh doanh không hiệu quả, tham nhũng, thoái hoá đạo đức…

Thứ tư, đến nay 2010 thì về lý thuyết kinh tế và pháp lý quốc tế, một công ty nhà nước hay tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn không phải một pháp nhân độc lập mà chỉ là một bộ phận phụ thuộc của một pháp nhân khổng lồ là nhà nước mà thôi.

Đến đây, câu hỏi tại sao mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước nhất định sẽ thất bại dường như đã được trả lời: tô vẽ và hà hơi không làm các “xác chết” công ty nhà nước xã hội chủ nghĩa sống thực được.

Dường như, là vì còn một nguyên nhân khách quan nữa sẽ góp phần làm nó thất bại nhanh hơn mà các tổng công ty nhà nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu ngày xưa chưa gặp: đó là nền kinh tế thị trường cạnh tranh với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác. Sự cạnh tranh này sẽ đẩy các tập đoàn kinh tế nhà nước yếu kém nhất đến phá sản nhanh hơn, và các tập đoàn này sẽ kéo các tập đoàn kinh tế nhà nước khác chết theo vì chúng là bình thông nhau, cùng một chủ. Hiện tượng Vinashin là một báo hiệu “thử nghiệm” cho “cái chết đầu tiên” đó.

Với câu hỏi “Liệu có cách nào tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước để chúng thành công?”, câu trả lời của tôi là: Không. Chưa có. Loài người chưa nghĩ ra. Chưa có lý thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa nào thành công từ năm 1917 đến nay, 93 năm thử nghiệm trên 12 nước và 3 châu lục với khoảng trên ¼ dân số loài người đã tham gia.

Các công ty và tâp đoàn kinh tế nhà nước theo mô hình kinh tế kế hoạch tập trung như nước ta đang “nuôi” vẫn chỉ tiếp tục là những thây ma thí nghiệm “dũng cảm” – thây ma thì sợ gì chết nữa! Chính phủ ta vẫn nói là họ đang tiếp tục làm thí nghiệm đó thôi!? Chỉ có điều cái giá phải trả cho những thí nghiệm này rất đắt, sẽ do nền kinh tế ọp ẹp của ta phải chịu, tức là do dân Việt ta cùng trả thôi mà.

Còn một câu hỏi trong cuối bài trước dường như tôi chưa trả lời, tuy thực ra là đã trả lời ngay rồi, là: “Ai sẽ có lợi khi các tập đoàn kinh tế nhà nước cùng nhau sụp đổ?”

Tôi đã nói: “Người biết chuyện gọi đó là cuộc cách mạng ĐỔI MÀU SỞ HỮU CHỦ”, không phải như một số báo đăng lại và hiểu nhầm thành: “người biết chuyện gọi đó là cuộc cách mạng ĐỔI CHỦ SỞ HỮU”. Ở đây, chủ sở hữu chính của phần lớn các công ty nhà nước phá sản sẽ không thay đổi, họ chỉ đổi màu “áo” của mình thôi. Trước khi công ty sụp đổ họ “mặc áo” màu đỏ – đại diện sở hữu nhà nước –, sau khi công ty sụp đổ họ sẽ ra tay “cứu vớt” mua lại công ty NN thành “của mình”, lại trở thành chủ của công ty đó. Nhưng họ là các nhà tư bản mặc áo vàng, thế thôi, vẫn là họ hay con cháu họ hàng anh em chiến hữu của họ…

Đỏ là màu cách mạng – là máu dân lành. Vàng là vàng, Dân thì vẫn là dân đen…

T. T. N.

Nếu bạn là một Facebooker...

Nếu bạn là một Facebooker...


Mẹ Nấm


DCVOnline: Ít nhất là từ cuối tuần qua, tại Việt Nam đã có dấu hiệu ngăn chặn facebook ở các nhà cung cấp dịch vụ Internet như VNTP, FPT, Viettel...

Rất nhiều blogger sử dụng facebook từ Việt Nam sau khi phải cố gắng để “len lỏi” vào được blog của mình đã lên tiếng phản ảnh tình trạng ngăn chặn gắt gao này của các nhà cung cấp dịch vụ.

Bài viết dưới đây của Mẹ Nấm phản ảnh tình trạng trên, đồng thời cũng cho thấy hành động ngăn chặn khách hàng truy cập vào trang facebook của các nhà cung cấp dịch vụ Internet là phạm pháp.


Hẳn sẽ thấy thiêu thiếu và trống vắng khi việc truy cập vào mạng Facebook gặp khá nhiều khó khăn ở thời điểm này.

Đổi DNS, không ăn thua với những ai sử dụng dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao của VNPT, tại thời điểm này.

Một số chương trình vượt tường lửa khác như Tor, Ultrasurf, Free gate cũng ít phát huy được tác dụng.

Vì chưa có điều kiện kiểm chứng với nhiều bạn bè sử dụng nhiều dịch vụ Internet khác nhau, nên tôi chỉ đưa bằng chứng cụ thể là từ cá nhân mình - hiện đang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp VNPT.

Tôi cũng đã từng nói, càng chặn thì càng có nhiều cách vượt, và cứ tiếp tục ngăn chặn thế này thì chẳng bao lâu Việt Nam sẽ là đất nước có nhiều vận động viên “vượt tường lửa” nhất thế giới.

Hãy nhìn vào con số người sử dụng dịch vụ của Facebook, bạn sẽ thấy đó thực sự là một xã hội online, với đầy đủ các thành phần. Vậy tại sao Facebook lại bị ngăn cấm ở Việt Nam?

Câu trả lời, tôi xin nhường lại cho tất cả mọi người đã cùng tham gia kết nối vào Facebook, bởi chỉ có bạn mới tìm ra được câu trả lời chính xác nhất cho bản thân mình.

Chặn Facebook không còn là vấn đề đơn giản như đặt một bức tường lửa trước những trang web chứa thông tin “không lành mạnh”, “không an toàn” đối với sự tồn tại của thể chế chính trị độc đảng tại Việt Nam nữa.

Đó là hành động tách rời xã hội Việt Nam với dòng chảy thông tin của thế giới.

Dẫu biết là có người chặn, thì nhà nhà và người người cũng sẽ tiếp tục vượt tường lửa để chạm tay vào thứ tự do mà mình cần, mình muốn.

Tuy nhiên, tôi nghĩ, chúng ta có quyền đòi hỏi mình phải được phục vụ một cách tử tế và đàng hoàng với những gì mình phải trả.

- Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính và Viễn thông công bố ngày 25 tháng 05 năm 2002 :

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bưu chính, viễn thông

4. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính, viễn thông.
5. Tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ và công nghiệp bưu chính, viễn thông.
6. Mở rộng hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, dịch vụ viễn thông

1. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng các dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, dịch vụ viễn thông và phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, bưu phẩm, bưu kiện, vật phẩm, hàng hoá của mình theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư, dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bảo đảm chất lượng dịch vụ và thực hiện đúng các quy định về giá cước dịch vụ do mình cung cấp cho người sử dụng theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối cung cấp dịch vụ nếu tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật khi sử dụng dịch vụ và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối của mình.

Căn cứ Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 về việc quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet:

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet

Chương I
Những quy định chung

Điều 1.
1. Nghị định này điều chỉnh việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam đều phải tuân theo Nghị định này.
2. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 2.
1. Internet là một hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi giao thức truyền thông Internet (IP) và sử dụng một hệ thống địa chỉ thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
2. Ở Việt Nam, Internet là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.

Điều 9. Không ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ Internet. Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có quyền từ chối cung cấp dịch vụ, nếu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ vi phạm pháp luật về Internet.

Cho đến tận bây giờ, chưa thấy người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam hay bất kỳ cá nhân có trách nhiệm nào cho rằng trang mạng Facebook có liên quan hay phải chịu trách nhiệm đến việc Lợi dụng Internet để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối loạn an ninh, trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác. ( Điều 11 Nghị định 55/2001/NĐ-CP)

Vậy tại sao mình không đòi quyền log in vào Facebook một cách chính đáng như hàng triệu triệu Facebookers khác nhỉ?

Phụ chú:

VƯỢT RÀO VÀO FACEBOOK:

Tạm thời, với dịch vụ VNPT, mình vô trang http://www.hotspotshield.com/ , nhấn vào nút DOWNLOAD The Latest Version trên cùng ngay góc tay phải để tải chương trình về.
Đợi Install xong, nhấn kích hoạt Hotspot, nếu thấy biểu tượng ngay góc phải màn hình có màu xanh lá cây là bạn đã thành công trong việc vượt rào để vào Facebook.

- Hoặc bạn có thể truy cập Facebook từ trang này : http://www.lisp4.facebook.com/

- Chuyên nghiệp hơn bạn có thể sử dụng cách sau :

* Bước 1: Các bạn nhấn vào nút START => All Programs => Accessories => nhìn thấy NOTEPAD thì nhấn chuột phải (chú ý là chuột phải nha) rồi chọn Run As Administrator => Yes đồng ý. Sau đó sẽ hiện ra bảng Notepad mới trống trơn.

* Bước 2: Từ File Notepad mới đó, nhìn lên góc trái, chọn FILE => OPEN => phần File name thì copy dòng này vào:

C:WINDOWSsystem32driversetchosts

* Bước 3: Sau khi copy sẽ hiện ra 1 file notepad có nhiều chữ, bạn chỉ việc copy các dòng dưới đây paste xuống dưới cuối cùng là xong. Sau khi copy xong nhớ SAVE.

153.16.15.71 www.facebook.com
153.16.15.71 www.logins.facebook.com
153.16.15.71 facebook.com
153.16.15.71 logins.facebook.com
153.16.15.71 apps.facebook.com
153.16.15.71 upload.facebook.com

Văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng

Ngày 23/12/2010 vừa qua, Đức cha Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình HĐGMVN đã gửi Văn thư tới ông chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị “Xem xét lại một cách khách quan toàn bộ hồ sơ đất và nhà của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux tọa lạc tại số 190 đường Tôn Đức Thắng, khóm 2, phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng” và đề nghị “ UBND tỉnh Sóc Trăng trao lại cho các nữ tu khu vực trường tiểu học phường 8 để đổi lại phần đất Cô nhi viện hiện bệnh viện đang sử dụng”.

Theo thư giải trình của các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng, thì Ngày 25/06/1976 Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam cho nhà nước mượn nhà, đất Cô nhi viện thuộc Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng.




Sau khi mượn được cô nhi viện, nhà nước lại yêu cầu nhà Dòng cho mượn luôn một phần đất và vật kiến trúc khác của Dòng Chúa Quan Phòng là khu A, B, C, D, E : nhà nước sử dụng tầng dưới còn tầng trên của các soeurs đang ở thì vẫn được sử dụng bình thường. Việc nhà nước sử dụng 05 khu nhà đất này từ trước đến nay không có quyết định hay giấy tờ nào của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam cũng không cho hay hiến tặng bằng bất cứ hình thức nào.

Ngày 23/02/2010 Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam nhận được quyết định số 01/QĐKN-CTUBND ngày 19/01/2010 của Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Sóc Trăng bác bỏ đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Rỡ, địa chỉ số 190 đường Tôn Đức Thắng, khóm 2, phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng vì cho rằng không có cơ sở.

Nhận thấy Quyết định số 01/QĐKN-CTUBND không đúng với các tình tiết khách quan của vụ việc, giải quyết chưa thật sự công tâm, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam, nên ngày 8/4/2010, Dòng Chúa Quan Phòng đã làm đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng thời nhiều lần gửi đơn khiếu nại tới các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và các cơ quan hữu quan, nhưng không được giải quyết.

Trái lại, ngày 26/11/2010 Dòng Chúa Quan Phòng nhận được thư mời của UBND Thành phố Sóc Trăng, đề nghị phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai kế hoạch tháo dỡ Trường Tiểu học phường 8, thành phố Sóc Trăng để xây dựng Trường Mầm non phường 8 của thành phố Sóc Trăng. Nội dung buổi họp là thông qua thời gian di dời tháo dỡ Trường Mầm non Phường 8 của Thành phố Sóc Trăng để giao mặt bằng cho đơn vị thi công, với thời gian tháo dỡ là 20 ngày, bắt đầu từ ngày 1/12/2010.

Việc chính quyền thành phố Sóc Trăng ngang nhiên cấp quyền sử dụng đất cho Trường Tiểu học phường 8 trong khi Dòng Chúa Quan Phòng đang là chủ sử dụng khu đất này, là một hành động vi phạm pháp luật trắng trợn, coi thường luật pháp.

Trong khi đó, với con số gần 600 nữ tu đang hoạt động tại Việt Nam, cơ sở vật chất thiếu thốn, thì việc chính quyền ngang nhiên cưỡng chiếm tài sản của các nữ tu cách phi pháp là một một hành động không gì khác hơn là cố tình triệt hạ các tổ chức tôn giáo.

Cùng với Văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình, chúng tôi kêu gọi chính quyền tỉnh Sóc Trăng tôn trọng pháp luật, lẽ phải, ‘trao trả lại cho các nữ tu khu vực trường tiểu học phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng” theo đúng các qui định pháp luật.

Nữ Vương Công Lý

Mừng Giáng Sinh tại Hội Thánh Chuồng Bò

Hữu Tín

Tối ngày 28/12/2010, tại Hội thánh Chuồng Bò, chi nhánh Mennonite tại quận Bình Thạnh, tổ chức mừng Chúa Giáng Sinh. Buổi lễ có khoảng 40 người tham gia, cùng hát ngợi khen Chúa Jesus Giáng Sinh, cầu nguyện, chia sẻ ý nghĩa Chúa Giáng Sinh và một buổi tiệc nhỏ để kỷ niệm ngày trọng đại trong năm này.

Lúc đầu, thành viên Chuồng Bò chỉ biết cầu nguyện để Chúa làm phép lạ có tiền tổ chức. Và đúng là phép lạ, vào những ngày gần tổ chức thì Hội thánh đã có đủ số tiền tổ chức và làm một bữa ăn thông công “ngon quá” cho mọi người. Thêm một sự kiện lạ lùng, Hội thánh hoàn toàn không kịp chuẩn bị về trang trí hay nội dung chi cả. Ngay vừa chiều thì Sinh viên Thần học bên MS Quang chở qua dàn loa. Thế là anh em làm ngay 1 cái sân khấu ngoài trời “hoành tráng”. Cả cây thông cũng như được chuẩn bị sẵn bởi MS Dương Kim Khải từ trước. Em Hùng, con MS Khải, lục lọi ra được 1 đống cây thông và cây này lại là cây chưa bóc tem, có cả đồ trang trí. Thế là tối nay tại Chuồng Bò, buổi mừng Chúa Giáng Sinh được hoành tráng vượt quá sự tưởng tượng của mọi người, từ sân khấu ngoài trời đến chương trình tiết mục đến bữa ăn thông công. Mọi người ra về khá trễ trong sự vui thỏa lòng. Thêm 1 sự kiện cũng không kém phần lạ lùng, đó là vụ nước ngập cao. Như thường lệ mấy ngày trước là nước lên cao lắm. Qua đầu gối người luôn. Thế mà hôm nay dù bên ngoài nước lên cao nhưng khi mọi người ăn xong ra về hết, nước mới bắt đầu ngấp nghé chỗ tổ chức. Tự lúc sáng sớm đã thấy nước dâng cao, mọi người tranh thủ làm cho nhanh rửa rau, xắt rau cho lẹ vì lo nước lên không có chỗ làm. Thế mà đến gần khuya, khi mọi người ăn uống no nê ra về hết, nước mới ngập lên. Cảm ơn Chúa là Đấng lạ lùng.

Lễ mừng Giáng Sinh của Hội thánh Chuồng Bò được chính quyền quan tâm "bảo vệ đặc biệt". Mấy lớp công an từ vòng trong đến vòng ngoài đã canh giữ cẩn thận. Lúc đầu cũng có hỏi thăm, tìm cách ngăn cản, nhưng sau thấy không làm gì được, nên thôi, chỉ canh giữ cho đến khi buổi sinh hoạt chấm dứt. MS Quang dù rất muốn tham gia nhưng lại bị chính quyền làm khó dễ, không tham gia được. Nhưng có Bà MS Dung, vợ MS Quang, đi và chúc phước cho Hội thánh.

Cô Khải – vợ MS Dương Kim Khải – thấy tín đồ tại Chuồng Bò tất bật nấu nướng, dọn ly chén, bày món ăn cổ nên rất vui, nhưng luôn miệng hỏi MS Khải đâu, làm cho mọi người ai ai cũng bùi ngùi nhớ đến người đã gầy dựng nên Hội thánh đặc biệt này.

Hội thánh nào giờ vẫn nói cho cô biết là MS Khải bị bắt rồi để cô hiểu. Nhưng thần trí cô lúc tỉnh lúc mê. Khi tỉnh, cô nhìn người quen hay cười; khi mê, cô khóc lóc, chửi bới và không phân biệt được ai là ai.

Hôm nay, thấy đông người đến nấu nướng, dọn dẹp, cô rất vui, không quậy phá, nhưng luôn miệng hỏi MS Khải đâu. Mọi người lập lại cho cô biết MS Khải bị bắt rồi. Cô không tin. Đến tối, khi làm lễ khai mạc, cô bật khóc nức nở. Những người chung quanh không cầm được nước mắt. Sau đó, cô nói vài tiếng rành rọt “Trời ơi, loạn rồi… đau khổ… cướp giật…”. Từ ngày bệnh, cô nói không thành tiếng rành rọt, nghe xong phải ngồi đoán xem cô muốn nói gì. Nhưng lần này, không cần đoán mà ai nghe cũng hiểu cô nói gì… Cô khóc làm em Hùng, những người chung quanh khóc theo, không cầm được nước mắt… Cô buồn bỏ bữa cơm tối không ăn.

./.

Vài tấm hình ngày mừng Giáng Sinh tại Hội Thánh Chuồng Bò:



Quân Đội Lãnh Đạo Đảng Hay Đảng Đã Lép Vế?

Từ hai năm nay phe Quân đội đã thay Ban Tuyên giáo Trung ương làm nhiệm vụ bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản và quyền cai trị độc tôn cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại sao có hiện tượng này?
Đơn gỉan vì nếu Quân đội tan thì đảng cũng tàn theo, do đó Quân đội cần giữ đảng để được nuôi ăn và ngược lại đảng phải dựa vào Quân đội và lực lượng Công an để tồn tại. Ngòai hai thành phần có súng đạn này, đảng sẽ thua trắng tay trong bất kỳ cuộc bầu cử tự do nào nếu người dân thật sự có quyền làm chủ đất nước và quyền được tự quyết định lấy chế độ chính trị cho mình.
Theo báo cáo chính thức thì đảng có 3 triệu rưỡi đảng viên, so với số quân hơn 1 triệu người. Như vậy, ngòai nhiệm vụ giữ nước, mỗi người lính phải bảo vệ 3 đảng viên để được trả lương.
Nếu so sánh sức mạnh kinh tế của đôi bên thì phe đảng mạnh hơn, mặc dù Quân đội được cho nắm nhiều ngành kỹ nghệ nặng như xây dựng bến cảng, sân bay, cầu-đường, đắp đê ngăn nước, khai thác than-khóang sản, đóng tầu, trồng rừng, chế tạo vũ khí v.v…
Nhưng tệ tham nhũng trong quân đội chưa bao giờ được nói tới, mặc dù tệ nạn này lúc nào cũng nổ như pháo bông trong đảng đến mức lãnh đạo phải nói đi nói lại nhiều năm là “ vẫn còn nghiêm trọng” nhưng chẳng có mấy kẻ tham nhũng bị bắt hay bị trừng phạt.
Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng do Ban Bí thư tổ chức tại Hà Nội ngày 30/11 (2010) : “ Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm nhưng đến nay, công tác PCTN chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản; Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, tiếp tục diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp; nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN chậm được khắc phục; tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước được đẩy lùi… như mục tiêu Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra; Tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc và mối quan tâm lớn của toàn xã hội.” (Báo Điện tử CSVN, 30-11-1010)
Tuy nhiên, không ai biết tình trạng “không chống nổi tham nhũng” trong 5 năm qua của Khóa đảng X có chút nào dính dáng tới quân đội không, nhưng lý do chống rất khó đã được một số người có thành tích tham gia chống giải thích tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần VIII khai mạc ngày (27/12) tại Hà Nội.
Ông Lê Đạo, cán bộ hưu trí ở Đức Trọng, Lâm Đồng, người đã có 15 năm đấu tranh chống tiêu cực đã than vãn: “Khi mà “thủ trưởng, giám đốc tham nhũng, những người ở dưới đều biết cả nhưng không ai dám tố cáo, chỉ có mấy ông cựu chiến binh và về hưu dám lên tiếng thôi… Phải làm thế nào cho toàn bộ các cơ quan, cán bộ, đảng viên đồng tâm nhất trí chống tham nhũng, đừng để một người đơn độc, bị cô lập”. (Báo VietNamNet, 27-12-2010)
Báo VietNamNet còn viết : “Ông Dương Thanh Phúc cũng cho rằng cần có cơ chế bảo vệ những người dám đấu tranh chống tham nhũng mà hiện nay số lượng còn rất ít: “Rất nhiều người tốt muốn đến với những người chống tham nhũng nhưng không dám đến; nhiều người chống tham nhũng rất tiêu biểu, tích cực lại phải sống vất vả do cơ chế chưa bảo vệ được họ”.
“Nhà báo Phan Thị Thanh Hương cũng thấy “làm báo chỉ có cái thuận hơn những người chống tham nhũng khác ở hiểu biết về phương pháp, pháp luật, chứ lợi thì chẳng thấy đâu, thậm chí còn mất mát nhiều về sức khỏe, quyền lợi, mưu sinh, chưa kể đến những trù dập, đe dọa”.
Lý do đảng viên và lực lượng cảnh sát dễ ăn tiền của dân, lãng phí của công và tham nhũng nhiều hơn quân đội vì lính có tổ chức chặt chẽ và có kỷ luật. Bên đảng và nhà nước, ngược lại, có qúa nhiều ngõ để tham nhũng lại có thêm nạn cào bằng, nể nang, “cá đối bằng đầu” , dĩ hòa vi qúy và tục lệ “nay người mai ta” rất phổ biến nên bất cứ trong hang cùng ngõ hẻm nào của guồng máy hay tổ chức đảng cũng có tham nhũng.
Hơn nữa, từ khi có Đổi mới năm 1986 để hội nhập làm kinh tế thị trường thì tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam không còn bị coi là tội phạm nữa mà là “người bạn đồng hành” thân thiết của hệ thống cai trị do các đảng viên đẻ ra và bảo vệ.
Do đó nếu các phong trào chống tham nhũng cũng tìm ra kẻ tham nhũng như Ban Tuyên giáo Trung ương và các “thợ viết” tư tưởng của phe nhà binh nhìn thấy các con ma trơi “diễn biến hòa bình” bay lượn khắp nơi thì có lẽ tệ tham nhũng đã bớt đi nhiều lắm.
Đằng này, dù đã được hưởng nhiều bổng lộc của đảng như thế mà đội ngũ những người làm công tác tư tưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Cơ quan tuyên truyền của đảng và của cả những cán bộ, đảng viên tham nhũng đã không theo kịp phe Quân đội trong công tác chống những những quan điểm được gọi là thù nghịch chống đảng, chống quân đội của các “thế lực thù địch” và của âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Hay là phe đảng đã lép vế, đã bị bộ đội lấn sân trong nhiệm vụ bảo vệ đảng ?
Nhung các thợ viết nhà binh đã làm gì ?
Trước hết hãy đọc lập luận của Nguyễn Mạnh Hưởng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng phản ứng về đòi hỏi Quân đội phải độc lập với đảng : “ Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch ra sức rêu rao quan điểm rằng, “Quân đội và công an chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”. Để nhấn mạnh thêm của các luận điểm của mình, các thế lực thù địch còn đặt vấn đề quân đội ta cần trung thành với lợi ích của quốc gia dân tộc, đề cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” trong mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của mình. Chúng còn “khuyên nhủ” chúng ta cần phải “chuyên nghiệp hóa” quân đội và công an càng sớm càng tốt”, “cần phải học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình của quân đội tư sản” (chú thích của người viết : các nước tự do, dân chủ).
Hưởng nói thêm : “ Quân đội là của quốc gia, dân tộc”, một giọng điệu tưởng như khách quan, không chính trị, không giai cấp, nhưng lại nằm trong âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch, thực chất là nhằm lái chính trị của quân đội ta sang chính trị tư sản. Bằng quan điểm đó, các thế lực thù địch âm mưu khéo léo loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội, xóa nhòa bản chất chính trị – giai cấp của quân đội, tiến tới làm biến chất quân đội ta. Đây mới là âm mưu đích thực của các thế lực thù địch trong mục tiêu chống phá quân đội ta, nhưng lại rất dễ làm cho nhiều người rơi vào chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, khó nhận biết thực chất âm mưu, thủ đoạn của chúng. ( Tạp chí Cộng sản, số 14 (206) năm 2010)
Nói nhưu thế Hưởng đã cho mọi người thấy một điều rất rõ: Nếu không có quân đội thì không có đảng, mặc dù trên nguyên tắc đảng được “đội cho cái mũ” lãnh đạo quân đội, hay cái mũ “bù nhìn” cũng vậy.
Do đó, quân đội rất sợ mất “chân lý bảo vệ đảng” để giữ đảng và “lèo lái” đảng từ phía sau. Vì vậy khi Hưởng chống đòi hòi “phi chính trị hóa quân đội” để trả quân đội về cho dân, vì quân đội từ dân mà ra thì Hưởng lại lu loa, uốn cong cái lưỡi để tâng bốc đảng rằng: “Vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, làm cho quân đội ta mất phương hướng: “không biết bảo vệ ai”, không biết “chống lại ai”. Từ đó, biến công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước trở thành lực lượng, công cụ trực tiếp cho hành động chống Đảng và chống Nhà nước ta.”
Ơ các nước dân chủ, tự do thì quân đội độc lập với Chính phủ nhưng Chính phủ có quyền sử dụng quân đội và quân đội không được quyền bất tuân lệnh Chinh phủ. Ngược lại ở Việt Nam , có rất nhiều quân nhân là đảng viên của đảng duy nhất cầm quyền và quân đội cũng có đại diện trong Bộ Chính trị, Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Như vậy việc các thợ viết mặc đồ nhà binh bênh vực quyền lãnh đạo quân đội tuyệt đối của đảng và quyến cai trị nước của đảng thì cũng chính là để bảo vệ quyền lợi cho quân đội, chẳng khác nào câu nói “tuy hai mà một, tuy một mà hai” của các Cụ ngày trước.
TÁT NƯỚC THEO MƯA
Đến phiên Trung tá, Thạc Sỹ Phạm Tuấn Quang, Khoa Công tác Đảng, Công tác chính trị Trường Sĩ quan Chính trị cũng “tát nước theo mưa” với Nguyễn Mạnh Hưởng thế này : “ Để chống phá và đi đến xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), từ giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đã tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình” tấn công trên nhiều lĩnh vực, vào nhiều lực lượng, trong đó quân đội được xác định là đối tượng trọng điểm. Thực tế, chúng đã thực hiện thành công âm mưu “phi chính trị hóa quân đội” các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, góp phần làm sụp đổ chế độ XHCN ở các nước này.” (Tạp chí Tuyên giáo, 29-11-2010)
Giống như Hưởng, Quang chống yêu cầu quân đội bỏ làm chính trị với giọng điệu xuyên tạc cố hữu: “ Thực chất của âm mưu “phi chính trị hoá” đối với Quân đội ta của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là nhằm tước bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), vô hiệu hóa quân đội, làm cho quân đội ta đứng ngoài chính trị, mất phương hướng chính trị và mục tiêu, lí tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới “tự diễn biến” và bị “vô hiệu hóa”, từ đó đi đến thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội ta. Bởi vì, chúng hiểu rằng QĐNDVN đã từng là lực lượng nòng cốt trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và hiện đang là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nên muốn thực hiện “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta thì trước hết phải “vô hiệu hóa” quân đội, làm cho quân đội “trung lập”, đứng ngoài chính trị, đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp, quân đội không còn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.”
Trong một bải viết khác trên Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của đảng CSVN (Số 17 (209), Nguyễn Mạnh hưởng còn giải thích “Vì sao Việt Nam không cần đa đảng?”.
Hưởng giáo đầu : “ Các thế lực thù địch rêu rao “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” như là “khuôn vàng, thước ngọc” của dân chủ mà chúng ta phải tuân theo. Các thế lực đó cho rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”. Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá, nên nó càng trở nên nguy hiểm.”
Hưởng đưa ra hai luận cứ để bênh vực cho một đảng độc quyền lãnh đạo :
“Thứ nhất, luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nếu không thực hiện được ý đồ thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, thì cũng dễ gây nên sự chia rẽ trong xã hội và sự thiếu thống nhất về chính trị tư tưởng trong xã hội; sự hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù không trực tiếp nói chúng ta phải thực hiện dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.”
Việc dân chủ hóa chế độ, đa nguyên, đa đảng không thể nào lại thiếu dân chủ hay mị dân bằng chế độ độc tài của đảng CSVN mà Nhà nước vẫn tự hào nói hoang là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.
Quan điểm bênh độc tài, chống dân chủ của Nguyễn Văn Hưởng cũng rất khó thuyết phục khi Hưởng hù họa rằng đa đảng sẽ đem hỗn lọan cho đất nước, lám xcáo trộn cuộc sống của người dân và làm mất đi những gì đã đạt được sau hơn 20 năm đổi mới.
Nhưng điều lo âu nhất của Hưởng là đảng sẽ bị mất quyền lãnh đạo trong một chế độ đa đảng, hay chính vì thế yếu, mất lòng tin của dân vào đảng bây giờ đã khiến Hưởng lo cho số phận “ngàn cân treo sợi tóc” của đảng ?
Hãy nghe Hưởng nói về vấn đề này : “ Các thế lực thù địch “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng thì sẽ được dân chủ hơn, đất nước sẽ phát triển hơn, đời sống nhân dân sẽ được tốt đẹp hơn. Có một số ít người trong chúng ta ngộ nhận và cũng hy vọng đất nước sẽ phát triển hơn nếu Việt Nam thực hiện đa đảng! Điều chắc chắn rằng sẽ không phải như vậy, không phải như các thế lực thù địch tô vẽ ra và như viễn cảnh hi vọng của một số người.
Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Rút cục, Việt Nam không còn là đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta bị tiêu tan. “
Thế rồi Hưởng cảnh giác mọi người : “ Cần nhớ lại một bài học đau xót và thấm thía về thực thi dân chủ sai nguyên tắc ở Liên xô trong thời gian cải tổ. Những đơn thuốc “công khai hoá”, “dân chủ hoá”, “đa nguyên chính trị” đưa ra nhằm cải tổ chủ nghĩa xã hội lại tạo “thời cơ”, điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch ráo riết hơn, quyết liệt hơn trong mưu đồ chống phá và dẫn đến làm tan rã, đổ vỡ chế độ xô viết.”
Sau cùng, Hưởng bảo : “ Ở Việt Nam không thực hiện chế độ đa đảng không phải vì chúng ta bảo thủ, mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, là vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
“Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Nghe Hưởng nói mà có ai thấy phấn khởi, tin tưởng vào đảng hơn không hay Hưởng đã đẩy dân ra xa đảng hơn mà không biết ? Bởi vì người dân đã đọc đến mỏi miệng và nghe đến thủng cả tai những chữ viết mầu mè nhưng vô nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ” từ mấy chục năm nay rồi.
Bây giờ, sau 35 năm đem cả nước quy về một mối và 24 năm đổi mới, đảng Cộng sản đã làm cho dân giầu, nước mạnh chưa, hay quyền làm chủ đất nước của người dân đã bị đảng tước bỏ, vẫn phải chịu nhiều bất công và đất nước tiếp tục lạc hậu hơn bao giờ hết ?
Người Cộng sản nói chung và những cái loa tuyên truyền của Quân đội nói riêng hãy sờ lên gáy xem họ có nói với thật lòng mình không, hay chỉ vì quyền lợi của bản thân và của thiểu số có súng đạn mà họ đã bảo nhau viết ra những điều dối gian để lừa gạt dân ?
Họ nên biết lịch sử dân tộc ở Thế kỷ 21 không còn chỗ trống cho những chiếc bánh vẽ trơ trẽn nữa. -/-
Phạm Trần
(cuối tháng 12/010)