Pages

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Đảng “ta” ơi, hãy nhìn “đảng” láng giềng!


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – “… Điều tôi lo sợ là nếu dân chúng thôi, không còn chỉ trích và phê phán (chính phủ) thì xã hội sẽ thối rữa. Đất nước nên có một chính phủ mạnh, song đừng quá mạnh đến 90% số ghế trong Quốc Hội…” (Cựu thủ tướng, cựu CT/ đảng cầm quyền UMNO Malaysia – Mahathir Mohamad) (1).
Một lời nói giản đơn trong sáng của mọi chính khách là thế nhưng giẫu “bác ta” và đám học trò “cận thần” quá cố của đảng CSVN có đội mồ sống lại cũng không có đủ trí tuệ và can đảm cất lên trước nhân dân đồng bào mình giống như vậy!
Bởi hiện nay là thế kỷ 21, quốc tế CS đã tan chảy gần hết, chỉ còn sót lại chưa tới 3% (trong đó có CSVN) trên 187 quốc gia trên thế giới, nhưng các chóp bu CSVN vẫn chưa “sáng dạ, sáng lòng” còn xa lạ và rất “sợ” quan niệm văn minh ấy thì hồn ma “bác ta” và đám cận thần thuộc hàng quá khứ lại càng sợ, càng xa lạ hơn nữa với quan niệm này.
Cựu thủ tướng Malaysia:
Mahathir Mohamad
Lời nói trên là của vị yếu nhân hàng đầu Malaysia (cựu thủ tướng Mahathir Mohamad) được nhắc lại trong bài xã luận của nhật báo “The Star Malaysia” 24 giờ trước cuộc tổng tuyển cử hôm chủ nhật 5-5-2013, như lưu ý tất cả các đảng tranh cử rằng “bất luận phán quyết (của lá phiếu cử tri) có như thế nào…, điều quan trọng hơn cả chính là những ai được bỏ phiếu nắm quyền cần phải lắng nghe ý kiến nguyện vọng của người dân”. 
Đến sáng thứ hai 6-5-2013, một ngày sau bầu cử, không khí ở thủ đô Kuala Lumpur náo nhiệt tươi vui hẳn lên chứng tỏ đa số người dân thủ đô bằng lòng với kết quả bầu cử kéo theo chỉ số thị trường chứng khoán Malaysia tăng điểm 5,5%. Nó đồng nghĩa với việc liên minh đảng cầm quyền Barisan Nasional (BN, Mặt trận dân tộc) đã thắng cử với 133 số ghế trong quốc hội, nhiều hơn 21 ghế theo luật yêu cầu để tiếp tục giành quyền lãnh đạo đất nước, trong khi phe đối lập chỉ có được 89 ghế.
Liên minh cầm quyền BN gồm đảng lớn nhất là UMNO (của người gốc Malay), Đảng MCA (của người gốc Hoa) và Đảng MIC (của người gốc Ấn) cùng 11 đảng khác, phối hợp cầm quyền điều hành quốc gia này kể từ khi lập quốc năm 1957. Sự thành công to lớn đưa nền kinh tế quốc gia Malaysia cất cánh từ thập niên 80 đến nay là nhờ Bác Sĩ Y khoa Mahathir Mohamad vị Thủ Tướng “huyền thoại” của Malaysia. Ông nhiệm chức năm 1981 đến ngày 31/10 năm 1003 thì xin từ chức sau 22 năm nắm quyền (QH Malaysia thuyết phục ông đảm nhiệm Thủ tướng thêm 18 tháng). Ông trở thành là một trong những nhà lãnh đạo lâu nhất châu Á.
Dù trong khối Asean nhưng CSVN thì cứ loay hoay chôn chân trên đường băng “định hướng XHCN” thì Thủ tướng Mahathir cùng với Thủ tướng Lý Quang Diệu (Singapore) năng động đưa quốc gia mình cất cánh từ nhóm đói nghèo lên hàng các quốc gia phát triển trong nhóm các nước công nghiệp mới (NIC) như hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người gần gấp 10 lần Việt Nam (GDP/đầu người Malaysia: 10.000 USD/năm (2012), Việt Nam 1200 USD/năm).
Tuy nhiên sự xuất sắc của vị thủ tướng này không chỉ ở tầm nhìn kinh tế mà còn thể hiện trong vai trò thủ lĩnh chính trị – 22 năm là “thuyền trưởng” lèo lái con thuyền liên minh thật sự là “đa đảng” nhưng tất cả các mái chèo đa đảng trên con thuyền chính trị ấy không hề chèo “ngược nước” dù không ít lần sóng gió để con thuyền Malaysia cập bến tốt đẹp.
Sau khi Thủ tướng Mahathir rời quyền hành vào năm 2003, liên minh BN cầm quyền được trao cho ông Ahmad Badawi lãnh đạo và tiếp tục giành thắng lợi tuyệt đối trong cuộc bầu cử tháng 3-2004, chiếm đến 92% số ghế trong quốc hội.
Một năm rưỡi sau, trước tình hình im ắn “đồng thuận” cao trong quốc hội do tuyệt đại đa số là của liên minh cầm quyền, nhất là trong vụ “um sùm” không trong sáng về giấy phép nhập khẩu xe hơi, cựu thủ tướng Mahathir phải lên tiếng nhắc rằng: “Điều tôi lo sợ là nếu dân chúng thôi, không còn nghĩ ngợi hay phê phán, thì xã hội sẽ thối rữa. Đất nước nên có một chính phủ mạnh, song đừng quá mạnh. Giành được đa số 2/3 số ghế như dưới trào tôi là vừa rồi, chứ gần như tuyệt đối 90% là quá nhiều! Chúng ta cần có một phe đối lập để nhắc nhở chúng ta mỗi khi chúng ta sai lầm. Khi không bị đối lập, ta sẽ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả”. 
Hơn ai hết, hai thập niên từng trải trong vai trò thủ lĩnh đảng UMNO cầm quyền điều hành quốc gia ông Mahathir biết giá trị của việc “Khi không bị đối lập, ta sẽ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” và: Chúng ta cần có một phe đối lập để nhắc nhở chúng ta mỗi khi chúng ta sai lầm.
Như qui luật con người – cơ thể cần có những cơn sốt nóng lạnh phản xạ biểu hiện bệnh tật để chúng ta biết mà điều trị, việc triệt tiêu những cơn nóng lạnh khiến cơ thể chây ì mất phản xạ cho rằng mình tự miễn nhiễm không hề có bệnh tật nên bị “nhiễm độc” nặng mà không hay.
Giống như vậy “Khi không bị đối lập, ta sẽ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” như chế độ độc tài toàn trị CSVN trong quá khứ và hiện nay.
Việc “bức tử” như tiêu diệt các thành phần “đối lập” là Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies – IDS) viết tắt là IDS DS với sứ mệnh: nghiên cứu, tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội; đưa ra các giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức (doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước và các tổ chức khác).
Để hôm nay các tổng công ty nhà nước với hơn “triệu tỷ” nợ xấu – Toàn hệ thống ngân hàng chỉ còn là cái “xác không hồn” – hàng trăm nghĩa trang địa ốc chôn tiền “ căn hộ biệt thự” phơi mưa nắng khắp nơi, đó chính là hệ lụy “Nhân Quả” của độc tài, tiêu diệt mọi sự “đối lập” để: “Khi không bị đối lập, ta sẽ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” của CSVN.
___________________________________

Không có nhận xét nào: