Pages

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Báo Lao động vỗ thẳng mặt Phạm Vũ Luận phạm pháp: Chủ tịch tỉnh không có quyền chỉ đạo báo chí!



Kính thưa bộ trưởng!
Kính thưa bộ trưởng!
(LĐ) – Số 113 – Thứ ba 21/05/2013 08:51
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận vừa ký văn bản số 2998 gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013.
Tại văn bản này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị chủ tịch UBND các địa phương: “Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan có trách nhiệm trước khi cho đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến đề thi như lộ đề thi, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi… (nếu có)”.
Thưa bộ trưởng, bộ trưởng không thể đề nghị chủ tịch UBND các địa phương “chỉ đạo các cơ quan truyền thông” được. Báo chí, nhà báo hoạt động theo Luật Báo chí, làm sao có thể có quy định cho phép một ông chủ tịch của tỉnh, thành phố chỉ đạo báo chí được viết hay không được viết điều gì. Luật không quy định chủ tịch tỉnh có quyền chỉ đạo báo chí, tại sao bộ trưởng lại có công văn chính thức đề nghị các vị chủ tịch làm điều trái luật như vậy?
Báo chí có quyền điều tra, phát hiện và đăng tải mọi thông tin, trừ thông tin bí mật quốc gia… Điều 2 Luật Báo chí quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động” và “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”.
Căn cứ vào quy định trên, nếu như bất kỳ ai, bắt buộc báo chí phải trao đổi với cơ quan chức năng trước khi cho đăng tải thì đó là hành vi vi phạm quy định của Luật Báo chí.
Thưa bộ trưởng, thông tin như thế nào là nhạy cảm cũng xin được Bộ Giáo dục – Đào tạo cho chủ tịch các địa phương và các cơ quan báo chí biết để “tránh”. Trong khi chờ đợi sự giải thích từ phía Bộ Giáo dục – Đào tạo, chỉ xin trình bày rằng, theo quy định tại Điều 10 của Luật Báo chí về “những điều không được thông tin trên báo chí”, không có từ “nhạy cảm” như bộ trưởng nêu. Đã quy định bằng văn bản thì phải rõ ràng, không sử dụng các loại tính từ mang tính cảm xúc như vậy được. Còn với các loại thông tin mà văn bản 2998 diễn giải như “lộ đề thi, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi” đều không thuộc quy định “không được thông tin trên báo chí” của Luật Báo chí.
Nếu thi cử có gian lận, tiêu cực thì trách nhiệm của báo chí là phải điều tra, đưa tin, không ai có quyền cấm cản. Tất nhiên, thông tin đưa ra phải chính xác.
Bộ Giáo dục – Đào tạo dù có muốn hạn chế đưa thông tin tiêu cực trong thi cử thì cũng không nên ban hành một công văn lộ liễu và đầy sai sót như vậy.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đúng là 1 đám luật rừng trên cái đất nước mà bọn tà quyền csvn này điều hành, cả đám bộ trưởng thằng nào đầu óc cũng ở trong viện tâm thần , ở trên mây , nó luôn nghĩ rằng nó là vua và nó có quyền cho mấy thằng khác làm vua để và mấy thằng khác đó lại cho mấy thằng khác nữa làm vua. Đm...nó đất nước VN hình chữ S 1 thời được trân kính trên thế giới giờ đã bị bọn rừng rú csvn tàn phá cả rồi. Hởi toàn thể nhân dân hãy vùng lên đạp đổ , bêu đầu , lột da cái quân rừng rú không biết làm người là thế nào đang cưỡi trên đầu cổ của dân tộc VN chúng ta.