Pages

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Hội nghị TƯ 7 & vàng

TS Tô Văn Trường

TS Tô Văn Trường

Dear All
1. Chuyện lớn của đất nước, Hội nghị TƯ 7 của Đảng đang họp bàn ở Hà Nội “trúng hay chệch” các vấn đề nóng bỏng của đất nước chỉ cần vào mạng xã hội sẽ thấy được “ý Đảng-lòng Dân”! Có người bảo nên đọc Tấn Thư của Chệt để suy ngẫm.

Xưa kia nếu thất bại bất cứ chuyện gì cũng đổ cho ĐQPK (đế quốc phong kiến), gần đây có xu hướng đổ cho BĐKH (biến đổi khí hậu). Nếu để tình trạng như hiện nay nguồn nhân lực chủ yếu ở Tổng cục Thủy lợi Bộ Nông nghiệp & PTNT, trong khi chức năng lại ở Bộ Tài nguyên & Môi trường vừa chồng chéo lãng phí, chưa nói đến khâu “tiền mất, tật mang”! Cho nên TƯ bàn về chuyên đề biến đổi khí hậu nước biển dâng là điều dễ hiểu.

Về việc bầu bổ sung 2 vị mới vào Bộ Chính trị (ông Thiện Nhân và bà Kim Ngân), đa số Ủy viên TƯ không theo xu hướng Orthofox (chính thống) nữa vì họ muốn sống thật với mình hơn. Ông Thiện Nhân chẳng để lại dấu ấn gì cho ngành giáo dục và KHCN nhưng theo cơ cấu để phụ trách dân vận thì phải? Bà Kim Ngân vẫn là bộ mặt sáng sủa của giới quần thoa sau bà Tòng Thị Phóng.

Hai ông tân trưởng ban được Bộ Chính trị giới thiệu nhưng khi bỏ phiếu đều trật. Ông Bá Thanh có tâm nhưng chưa đủ tầm, chưa ra TƯ đã đe bắt hốt. Bài học rút ra là đừng để người ta ghét và sợ mình. Ông Vương Đình Huệ thì khỏi phải bàn vì uy tín ngày càng tệ!

images2. Sau khi viết 2 bài “Quản lý vàng thất bại đươc báo trước” và “Thủ phạm vàng hóa nền kinh tế” tôi không có ý định bàn thêm về câu chuyện Vàng. Nhưng hôm qua nghe ông Thống đốc Bình trong mục “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, là người dân tôi phải nói lại để cho ông hiểu rằng chính sách quản lý vàng vừa qua là sai nhiều hơn đúng có nghĩa là sai từ quan điểm đến cách làm cụthể cho nên trả lời của ông thống đốc không thuyết phục đươc người dân.

Trước hết, khách quan nhận xét, đồng ý với ông Thống đốc khi không cho hai thị trường liên thông, tức là không cho tự do nhập vàng tiền tệ thì tất nhiên giá vàng ở trong nước và giá vàng trên thế giới phải khác nhau. Về ý kiến nếu cho nhập vàng thì sẽ mất ngoại tệ nên hiểu là chúng ta muốn kiểm soát ngoại tệ thì không thể không kiểm soát nhập vàng. Chúng ta cần capital control (kiểm soát dòng chảy tư bản) chứ không thể để tự do. Bài học nhãn tiền Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc đã gần chết vì để tự do dòng chảy tư bản. VN có lúc cho tự do đã đẩy giá chứng khoán lên trời, sau đó suy sụp vì tiền nước ngoài rút ra.

Cái sai của ông Thống đốc khi nói cần ổn định giá thị trường vàng. Vấn đề không phải là ổn định thị trường vàng mà ổn định giá cả nói chung trong nước (tức là phải có chính sách giữ lạm phát thấp). Ổn định giá sẽ tạo sự ổn định ở thị trường khác. Nếu lạm phát không thấp thì không thể ổn định được thị trường ngoại hối. Ngày nào đó giá vàng thế giới từ 1400 đô la hiện nay xuống 800 đô la thì ông Bình có đặt vấn đề ổn định giá vàng không? Và nếu mà cán cân thanh toán thiếu hụt quá lớn thì ông Bình có ổn định ngoại hối không?

Cần nhớ rằng khi các tổ chức tín dụng hoàn thành việc đóng trạng thái vàng, khi thực hiện xong việc “tái xuất vàng trang sức và tạm nhập vàng nguyên liệu” vv…thì các vấn đề cân đối lớn liên quan đến vàng được bộc lộ nguyên hình thì lúc đó tất cả những vấn đề mà ông Thống đốc nêu là thành công hôm nay sẽ là con số không tròn trĩnh!

TS Tô Văn Trường

(BVN)

Không có nhận xét nào: