(GlobalPost) - Ngày 30 tháng Tư vừa qua đánh giấu kỷ niệm 38 năm ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ và kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Những hình ảnh mang tính biểu tượng như những chiếc trực thăng của Mỹ sơ tán người di tản từ các mái nhà ở Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã làm cho nhiều người khó có thể ngờ rằng một ngày nào đó các nhà hoạch định chính sách ở Washington và những nhà lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội lại có thể ngồi lại để tiến tới sự hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Nhưng sự không tưởng đó đã trở thành sự thật. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã dần dần định hình thành một mối quan hệ chiến lược qua những mối quan hệ về kinh tế, ngoại giao và quốc phòng, mặc cho những khó khăn và thách thức.
Vào năm 2000, sáu năm sau khi tổng thống Bill Clinton gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, cả hai nước đã ký kết các thỏa thuận thương mại song phương mang tính lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự hợp tác kinh tế. Tổng doanh số giao dịch song phương đã tăng từ 1,2 tỉ USD trong năm 2000 lên tới gần 25 tỉ USD trong năm 2012. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam liên tục tận hưởng thặng dư thương mại hàng năm với việc tăng từ 454 triệu USD trong năm 2000 cho tới hơn 15,6 tỉ USD trong năm 2012. Hoa Kỳ hiện là nguồn thặng dư thương mại cũng như thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Đường phố Hà Nội ngày 7 tháng Năm, 2013. Ảnh: Hoang Dinh Nam/AFP |
Thông qua thỏa thuận hợp tác thương mại song phương, Hoa Kỳ muốn Việt Nam cam kết thực hiện những cải cách các vấn đề thương mại, đầu tư và nới lỏng hơn các định chế đối với các nhà đầu tư và các sản phẩm của Hoa Kỳ để họ dễ thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này đã dần dần đóng vai trò chuyển hóa nền kinh tế Việt Nam trở thành một nền kinh tế thị trường và tuân thủ vào luật nhiều hơn.
Nhờ đó, những doanh nhân Mỹ đã thực hiện những cuộc thâm nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Hoa Kỳ chính là nhà đầu tư lớn nhất tại thị trường Việt Nam trong năm 2009 với tổng số đầu tư được đăng ký là 9,8 tỉ USD. Mặc dù con số này đã giảm trong những năm gần đây nhưng tương lai có vẻ vẫn còn sáng sủa. Theo Hiệp hội Thống kê Tầm nhìn Kinh doanh Các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations Business Outlook Survey), Việt Nam là một điểm tới phổ biến nhất cho sự bùng nổ kinh doanh đối với các công ty Hoa Kỳ đang làm ăn tại Đông Nam Á.
Hoa Kỳ và Việt Nam, cả hai cùng với chín nước khác, hiện đang đàm phán Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership), một hiệp định thỏa thuận biểu dương cho thế hệ mới và có chuẩn mực cao của thế kỷ 21. Sự kết thúc và áp dụng hiệp định thương mại này có thể sẽ mang tới những thúc đẩy mạnh mẻ cho mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; Việt Nam có thể sẽ có cơ hội lớn hơn để xâm nhập vào thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ trong lúc Hoa Kỳ muốn nhìn thấy sự cải cách sâu rộng hơn ở Việt Nam.
Mối quan hệ kinh tế cùng thắng của hai bên giúp xây dựng một nền tảng tốt cho việc nâng cao quan hệ bang giao và quốc phòng giữa hai nước. Hoa Kỳ nhận thấy Việt Nam như một đối tác quan trọng trong nỗ lực lấn sâu vào khu vực châu Á–Thái Bình Dương, đặc biệt trước “chiến lược xoay trục ngoại giao của Mỹ sang châu Á”. Washington và Hà Nội đã hợp tác qua nhiều cuộc hội thảo khác nhau như “Diễn đàn Kinh tế khu vực ASEAN, Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mêkông, Hợp tác Kinh tế châu Á–Thái Bình Dương, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN.
Khi Việt Nam giữ ghế ASEAN vào năm 2010, nước này đã kéo Hoa Kỳ vào những mâu thuẫn ở Biển Đông, một vấn đề nóng và nhạy cảm ở Việt Nam. Năm đó, chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đi cùng với tuyên bố rằng Hoa Kỳ có mối “quan tâm quốc gia” trong khu vực Biển Đông trên khía cạnh đảm bảo “tự do tìm kiếm, khai thác mở đối với các nguồn tài nguyên biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế”. Đây chính là điều Hà Nội đã hi vọng khi mà họ đã tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và giải quyết chúng theo Hiến chương Liên Hợp Quốc về luật biển trước thái độ hung hãn của Trung Quốc.
Cả hai nước cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Các hoạt động liên quan tới quốc phòng, bao gồm những cuộc viếng thăm cấp cao ở cả hai thủ đô, các tàu chiến Mỹ liên túc ghé thăm Việt Nam, và các cuộc tọa đàm về an ninh và quốc phong mang tính chiến lược diễn ra thường xuyên hơn.
Trong bản báo cáo quốc phòng bốn năm một lần vào năm 2010 (Quadrennial Defense Review), Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nhận định Việt Nam là một đất nước Đông Nam Á mà họ sẽ cùng làm việc để phát triển thành mối quan hệ chiến lược mới trong khu vực. Trong chuyến thăm tới Việt Nam hồi năm 2012, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới cảng Cam Ranh, một căn cứ quân sự cũ của Hải quân Mỹ ở Biển Đông. Đứng trên tàu USNS Richard E. Byrd hạ neo ở cảng nước sâu chiến lược này, ông nói: “Tôi càng đứng ở ngoài đây nhiều, tôi càng thấy tầm quan trọng của khu vực này trong vấn đề quốc phòng và phòng thủ quốc tế của chúng tôi”.
Để các tàu chiến của Mỹ vào được các hải cảng tại Việt Nam, đặc biệt cảng Cam Ranh, là một ưu tiên chiến lược trong việc tăng cường mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Tính tới nay, Việt Nam chưa cho phép tham vọng này của Hoa Kỳ diễn ra bởi vì Hà Nội không muốn Bắc Kinh nghĩ rằng Việt Nam đang tạo phe nhóm với Mỹ để đe dọa Trung Quốc.
Nhưng Hà Nội sẵn sàng nâng cấp hợp tác quốc phòng và an ninh với Washington, miễn là phù hợp với mối quan tâm quốc gia đối với việc bảo vệ lãnh thổ, hòa bình và không mang tính liên minh. Có thể đoán được rằng các nhà hoạch định chiến lược Hòa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục cẩn thận tìm cách phát triển mối quan hệ quốc phòng trong giới hạn mà mỗi nước đã tự lập ra cho mình. Và tốc độ mà họ phát triển có thể phụ thuộc lớn vào cách Trung Quốc thể hiện, đặc biệt là trước vấn đề Biển Đông.
Ngoài nhân tố Trung Quốc ra, sự khác biệt chính trị đóng góp một phần làm ảnh hướng tới mực độ thân cận giữa hai quốc gia này. Hoa Kỳ quan ngại về sự thể hiện của Việt Nam trong các vấn đề tự do và nhân quyền, và đã liên tục kêu gọi Hà Nội cải thiện, xem đó như một cách đề thúc đẩy mối hợp tác song phương giữa hai nước. Một số nhân vật trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản có vẻ nghi ngờ về mục đích của Hoa Kỳ, và đã phản bác rằng Hoa Kỳ có thể làm thay đổi thể chế chính trị qua con đường gây áp lực và sự tham gia của họ vào mảng tự do và nhân quyền.
Dù cho những khác biệt về chính trị có thể là rào cản đối với việc thúc đẩy mối quan hệ Hoa Kỳ–Việt Nam nhưng chúng không phải là không thể vượt qua, đặc biệt khi Việt Nam có khả năng sẽ tích cực hơn trong việc cải cách trính chị. Việc này chỉ là vấn đề thời gian trong khi Hà Nội đang đối mặt với những áp lực ngày càng gia tăng từ trong nước. Do đó, không phải là không có cơ sở khi nói mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tương lai sẽ trở nên nồng ấm hơn thay vì gay gắt.
Anh Le Tran,
Lê Duy chuyển ngữ, CTV Phía Trước
* Anh Le Tran là giáo sư tại Đại học Lasell, thành phố Newton, bang Massachusetts, thường xuyên viết bài bình luận về các vấn đề phát triển tại Việt Nam.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍA PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét