Pages

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Báo chí nước ngoài của Hoa Kỳ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Kính thưa ngài:
Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài của Hoa Kỳ, một tổ chức đã bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận hơn 70 năm qua, rất lấy làm đau buồn bởi tình trạng ngày càng gia tăng bóp nghẹt tự do, đặc biệt là đối với các bloggers ở đất nước của ngài.
Các ví dụ gần đây nhất của sự đàn áp truyền thông là bản cáo trạng đối với 3 nhà báo bị giam giữ trong nhà tù Việt Nam suốt nhiều tháng qua. Các cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần liên quan đến tổng cộng 421 bài báo mà họ đã viết và đăng trên blog cá nhân, được cho là đã “phỉ báng nhà nước”. Cả ba người có thể phải lãnh án tù lên đến 20 năm nếu bị kết tội theo quy định của Điều 88, khoản 2 của Bộ luật hình sự Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Theo tờ báo New York Times, ông Nguyễn Văn Hải, 60 tuổi, còn được gọi là Nguyễn Hoàng Hải, đã bị cầm tù từ năm 2008 về tội danh “trốn thuế”, trên thực tế thì sự”vi phạm” của ông là “viết về những vấn đề nhạy cảm của quyền con người, tham nhũng tại Việt Nam và chỉ trích tình trạng nhân quyền của Trung Quốc” ở trên blog chính trị mang tên Điếu Cày. Vào ngày dự kiến được trảtự do sau khi hoàn thành bản án 30 tháng tù về tội “trốn thuế” vào năm 2010, giađình ông đã bị đánh thức bởi một cuộc đột kích của cảnh sát trước bình minh, và vợ của ông đã bị đánh đập bởi cảnh sát và nói rằng ông sẽ không được thả ra và chờ những cáo buộc mới. Tổ chức Ân xá quốc tế đã báo cáo rằng ông ta bị bệnh vàđã mất sụt cân rất nhiều.
Phan Thanh Hải, 43 tuổi, bút danh Anh Ba Sài Gòn, đã bị bắt vào tháng 10 năm 2010 bằng lệnh tạm giam 4 tháng và đã bị giam giữ bắt không xét xử trong 18 tháng qua. Ông đã viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm trên blog của ông, bao gồm tranh chấp với Trung Quốc về biên giới trên biển, một vụ bê bối liên quanđến nợ nần của một công ty đóng tàu của nhà nước, dự án khai thác bauxite nhiều tranh cãi và những nghiên cứu về trường hợp của những người bất đồng chính kiến nổi tiếng. Trớ trêu thay, ông cũng đã đăng một bài viết kêu gọi việc bãi bỏ Điều 88 vì ông tin rằng nó đã vi phạm Điều 69 của hiến pháp (đảm bảo quyền tựdo ngôn luận) và Điều 53 tôn trọng các quyền của mọi công dân tham gia thảo luận các vấn đề của quốc gia và vùng miền.
Tạ Phong Tần, 44 tuổi, ghi chép những bất công xã hội và tố cáo tham nhũng trên blog của bà là Sự Thật và Công Lý. Bà bắt đầu sự nghiệp viết lách như là một nhà báo tự do, viết cho nhiều tờ báo chính thống ở Việt Nam và BBC Tiếng Việt. Bà đã lập trang blog vào tháng 10 năm 2006, viết về các vấn đề xã hội nhưsự ngược đãi trẻ em, tham nhũng trong guồng máy, bất công trong thuế phí, tịch thu đất đai bất hợp pháp bởi các quan chức địa phương, cũng như sự lạm dụng quyền lực lan tràn bởi công an tại Việt Nam. Là một nữ công an trước đây, bà bịbắt vào ngày 05 tháng 9 năm 2011.
Tại tất cả các quốc gia tân tiến, các nhà báo có nhiều chức năng quan trọng, trong đó góp phần nâng cao dân trí để người dân có thể tham gia hiệu quả vào các thảo luận của các vấn đề của đất nước, như được ghi rõ trong Điều 53 của Hiến pháp. Một vai trò quan trọng khác của nhà báo là điều tra đã phát hiện ra tham nhũng để các sai trái có thể bị truy tố. Ví dụ, Nguyễn Văn Khương, bút hiệu Hoàng Khương, đã vạch trần tình trạng tham nhũng của cảnh sát giao thông tham nhũng trong phóng sự điều tra của ông cho Báo Tuổi Trẻ. Đây cũng là một thể hiện đầy tính nhạo báng khi phóng sự của ông về nhân viên cảnh sát nhận hối lộ để bỏ qua hành vi vi phạm giao thông lại dẫn đến việc ông bị bắt giam vào ngày 02 tháng 01, 2012, để điều tra ông về hành vi hối lộ cảnh sát.
Thưa ngài, thật là kinh ngạc khi tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã xếp Việt Nam vào hạng 172 trong 179 nước được khảo sát về Chỉ số Tự do báo chí hàng năm. Chỉ có bảy quốc gia đã được báo cáo là đàn áp truyền thông hơn so với Việt Nam. Theo RSF, hiện Việt Nam bỏ tù 5 nhà báo và 18 blogger.
Những thành viên của Ủy Ban Tự Do cho Báo Chí của Câu lạc bộ Báo chí Nước ngoài kêu gọi ngài trả tự do ngay lập tức cho các nhà báo, các blogger và thực hiện ngay các bước có thể để bảo vệ quyền tự do phát biểu, đảm bảo bởi Điều 69 của Hiến pháp của nước Việt Nam và Điều 19 của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền.
Trân trọng,
Susan R. Schorr
Larry Martz
Ủy ban Tự do Báo chí
Gửi đến:
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Văn phòng Chủ tịch
1 Hoàng Hoa Thám
Hà Nội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Fax: (011.84.4) 823,1872
cc:
H.E. Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ
Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ
1 Bách Thảo
Hà Nội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
H.E. Nguyễn Quốc Cường
Đại sứ Việt Nam tại U.S.A.
Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1233 20th Street, NW (Suite 400)
Washington, DC 20036
Fax: (202) 861.0917
Đại sứ Lê Hoài Trung
Đại diện thường trực
Công cán thường trực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
866 United Nations Plaza, Suite 435
New York, NY 10017
Fax: (212) 644.5732
H.E. David B. Shear
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Đại sứ quán Hoa Kỳ
7 Láng Hạ
Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam
Fax: (011.84.4) 38.50.50.10
Maria Otero
Trợ lý ngoại giao cho Dân Chủ và Quan hệ quốc tế
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
2201 C Street, N.W.
Washington, DC 20520
*
Dân Làm Báo lược dịch
http://danlambaovn.blogspot.com/
*
Nguyên văn tiếng Anh:
H.E. Truong Tan Sang
President
Office of the President
1 Hoang Hoa Tham
Hanoi
Socialist Republic of Vietnam
Fax: (011.84.4) 823.1872
Your Excellency:
The Overseas Press Club of America, which has defended press freedom and freedom of expression for more than 70 years, is greatly saddened by your country’s growing reputation for suppression of this freedom, particularly in regard to the bloggers in your country.
The most recent examples of your country’s oppression of the media were the charges brought against three journalists who have already been incarcerated in Vietnam’s jails for several months. The charges against Nguyen Van Hai, PhanThanhHai and Ta Phong Tan involve a total of 421 articles that they wrote and posted on their blogs, which are said to have “denigrated the state.” All three could face jail terms of up to 20 years if convicted of the charges, brought under Article 88.2 of the Vietnamese Criminal Code, which addresses “spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam.”
According to The New York Times, Nguyen Van Hai, 60, also known as Nguyen Hoang Hai, has been imprisoned since 2008 on the trumped-up charge of property tax evasion when his real “offense” was “writing on sensitive human rights and corruption issues in Vietnam and criticizing China’s human rights record” in his political blog Dieu Cay (Peasant’s Pipe). On the day of his scheduled release following completion of his 30-month sentence on the tax evasion charge in 2010, his family was awakened by a pre-dawn police raid, and his wife was beaten by police and told that he would not be released pending new charges. Amnesty International has reported that he is ill and has lost a lot of weight.
Phan Thanh Hai, 43, who wrote under the pen name, Anh Ba Saigon (Saigon Brother Three), was arrested in October 2010 under a provisional four-month arrest order and held without charge for the past 18 months. He had reported on politically sensitive issues on his blog, including a dispute with China over maritime boundaries, a scandal involving a debt-laden state-owned shipbuilder, a controversial bauxite project and case studies of famous dissidents. Ironically, he also posted an article calling for the repeal of Article 88, believing it to violate Article 69 of your country’s Constitution (which guarantees freedom of expression) and Article 53 which enshrines the right of all citizens to participate in the discussion of problems of the country and region.
Ta Phong Tan, 44, documented social injustice and denounced corruption on her blog, Congly&Suthat (Justice and Truth). She began her writing career as a freelance journalist, writing for many mainstream newspapers in Vietnam and the BBC’s Vietnamese service. She founded her blog in November, 2006, writing about social issues such as the mistreatment of children, official corruption, unfair taxation, illegal land confiscations by local officials, as well as the widespread abuse of power by the police in Vietnam. A former policewoman, she was arrested on September 5, 2011.
In every modern country, journalists have many critical functions, which include helping to educate a country’s populace so that they can participate effectively in the discussions of problems of the country, as described in Article 53 of your Constitution. Another important role is that of the investigative journalist who uncovers corruption so that the wrongdoers can be prosecuted. For example, Nguyen Van Khuong, who writes as Hoang Khuong, exposed traffic police corruption in his investigative reporting for the newspaper, TuoiTre. It is an exercise in cynicism that his stories about police officers who take bribes to ignore traffic violations resulted in his own arrest on January 2, 2012, so that he could be investigated for bribing police officers.
Your Excellency, it is shocking that Reporters Without Borders (RSF) ranks Vietnam 172nd of the 179 countries surveyed in its annual Press Freedom Index. Only seven countries were reported to be more repressive of the media than Vietnam. According to RSF, currently resident in Vietnam’s jails are five journalists and 18 bloggers.
The members of the Overseas Press Club of America’s Freedom of the Press Committee urge you to free these journalists and bloggers immediately and to take all possible steps to protect freedom of expression, guaranteed both by Article 69 of your Constitution and by Article 19 of the Universal Declaration of Human Rights.
Respectfully yours,
Susan R. Schorr
Larry Martz
Freedom of the Press Committee
cc:
H.E. Nguyen Tan Dung
Prime Minister
Office of the Prime Minister
1 Bach Thao
Hanoi
Socialist Republic of Vietnam
H.E. Nguyen Quoc Cuong
Ambassador of Vietnam to the U.S.A.
Embassy of the Socialist Republic of Vietnam
1233 20th Street, NW (Suite 400)
Washington, DC 20036
Fax: (202) 861.0917
Ambassador Le Hoai Trung
Permanent Representative
Permanent Mission of the Socialist Republic of Vietnam to the United Nations
866 United Nations Plaza, Suite 435
New York, NY 10017
Fax: (212) 644.5732
H.E. David B. Shear
U.S. Ambassador to Vietnam
Embassy of the United States of America
7 Lang Ha
Ba Dinh District
Hanoi
Vietnam
Fax: (011.84.4) 38.50.50.10
Maria Otero
Under Secretary of State for Democracy and Global Affairs
U.S. Department of State
2201 C Street, N.W.

Không có nhận xét nào: