Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010
Việt Nam chọn Nhật để khai thác đất hiếm
Thủ tướng hai nước trao đổi văn bản hợp tác về đất hiếm và hạt nhân
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố với báo giới là Việt Nam quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác trong việc hợp tác khai thác đất hiếm tại Việt Nam.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cũng khẳng định tin này sau khi gặp gỡ ông Nguyễn Tấn Dũng.
Bên cạnh đó Việt Nam còn quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác để giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân số hai.
Trước đó, Việt Nam đã có lễ ký kết thỏa thuận với Nga để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam.
Ttrong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ, Thủ tướng Nhật nhận xét đây là dấu hiệu cho thấy “quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước”.
Vào đầu tháng Mười, Nhật Bản công bố các kế hoạch muốn khai thác kim loại đất hiếm tại Việt Nam - vốn được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao như máy tính xách tay, điện thoại di động, xe hơi hybrid, v.v. - nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, vốn cung cấp 97% lượng đất hiếm cho toàn cầu.
Khai thác đất hiếm
Trung Quốc gần đây đã ngừng chuyển đất hiếm tới Nhật Bản sau khi có tranh cãi ngoại giao giữa hai nước theo sau vụ đâm tàu tại quần đảo tranh chấp ở biển đông Trung Hoa mà TQ gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật gọi là Senkaku.
Hợp tác
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, Akihiro Ohata, nói rằng Việt Nam có tiềm năng đầy hứa hẹn cho sản xuất đất hiếm, và Tokyo muốn cùng với Hà Nội khai thác loại kim loại hiếm này.
Quan chức Bộ Thương mại Nhật, Hideyuki Wakutsu, còn nói Nhật Bản và Việt Nam sẽ thành lập một liên doanh mỏ đất hiếm ở các nước Đông Nam Á, mặc dù ông không cho biết thêm chi tiết.
Thủ tướng Naoto Kan khẳng định Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử.
Ông Nguyễn Tấn Dũng được báo chí trong nước trích lời nói rằng: “Ngài Thủ tướng Naoto Kan đã khẳng định với tôi là chính phủ Nhật Bản sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Việt Nam về xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2”.
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ do Nga hợp tác xây dựng.
Việt Nam lên kế hoạch xây tám nhà máy điện nguyên tử vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng cao. Hiện tại, thủy điện đóng góp 1/3 nguồn năng lượng của VN.
Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010
Việt Nam đang là mục tiêu của tin tặc
Trong những ngày vừa qua, khảo sát của hãng bảo mật McAfee cho ra thông cáo rằng Việt Nam được coi là đích ngắm của tội phạm trên mạng internet.
Photo courtesy of bkav.com.vn
Thạc sĩ Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Việt Nam.
Thêm vào đó, hãng SecureWorks, một công ty an ninh mạng, cho rằng chính phủ Việt Nam có thể đứng sau những cuộc tấn công này. Sự thật của sự việc ra sao?
Liên quan chính quyền Việt Nam?
Hãng bảo mật McAfee cho biết theo những thống kê mới nhất, Việt Nam là đích đến của các tên tội phạm trên mạnh internet trong năm 2010, trong khi năm ngoái Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 39 trên danh sách này.
“Năm ngoái cũng theo phân tích của McAfee thì Việt Nam đứng thứ 39, năm nay nhảy vọt lên thứ nhất như vậy thì đấy là một sự rất là đột biến thì nó phải có một lý do gì rất là đặc biệt.
Nguyễn Tử Quảng
McAfee chỉ ra nhiều cách khác nhau mà những người sử dụng mạng có thể bị tấn công như các trang dược phẩm giả hoặc quảng cáo pop-up có chứa virus, hay là các loại hình lừa gạt người sử dụng khi họ đăng nhập mã độc vào máy tính cá nhân.
Thạc sĩ Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh Mạng Việt Nam, cho biết ông cũng đã xem qua các thống kê của McAfee nhưng còn nhiều điểm chưa thật sự thuyết phục. Ông trình bày thêm:
“Hiện nay chúng tôi cũng nghiên cứu kết quả phân tích của McAfee, nhưng chưa có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, tôi cũng có một vài nhận định tổng quát như thế này. Thứ nhất tôi nghĩ rằng bản báo cáo này có vấn đề gì đó về số liệu, vì nếu 58% có nghĩa là hơn một nửa số tên miền có chứa mã độc như thế thì với những gì chúng tôi nắm được thì khó có thể xảy ra. Thứ hai, dù mới nhìn sơ bộ nhưng bản báo cáo nói là có 24.000 tên miền nhưng ở Việt Nam, thực tế có 170 nghìn tên miền chấm vn và chúng tôi thấy là số liệu đó chưa đủ để đại diện. Thứ ba nữa là năm ngoái cũng theo phân tích của McAfee thì Việt Nam đứng thứ 39, năm nay nhảy vọt lên thứ nhất như vậy thì đấy là một sự rất là đột biến thì nó phải có một lý do gì rất là đặc biệt.”
Trang mạng xã hội go.vn - AFP photo / Hoang Dinh Nam.
Ông Paula Greve, giám đốc nghiên cứu bảo mật web của McAfee, cho rằng hoạt động tội phạm trên mạng ngày càng gia tăng là do Việt Nam là một trong những quốc gia có chi phí thấp và rất dễ để đăng ký tên miền; thêm vào đó, tên miền có thể an toàn năm nay nhưng năm tới sẽ là đích nhắm của hackers.
Tuy nhiên, theo SecureWorks, một công ty an ninh mạng cho rằng Việt Nam có nguy cơ là mục đích của các tay hackers không đơn thuần là vì tên miền nhưng còn có lý do chính trị.
Công ty này nêu ra thí dụ các bloggers của Việt Nam đã bị tấn công trên các trang mạng của họ và có thể chính quyền Việt Nam đứng sau những vụ việc này.
Cần cẩn trọng
Chị Mạc Việt Hồng, chủ nhiệm trang Đàn Chim Việt, cho biết trang mạng nhà của chị thường xuyên bị đánh phá và còn mất luôn cả tên miền.
Trả lời đài Á Châu Tự Do, chị Hồng chia sẻ về kinh nghiệm này:
“Chừng 6 tháng trở lại đây, hầu như không có ngày nào chúng tôi không bị đánh bằng DDOS, tức là họ làm cho trang web của chúng tôi chậm lại và nhiều khi bị ngưng trệ, độc giả không thể truy cập được. Khi bấm vào www.danchimviet.com thì nó hiện lên cái thông báo của tin tặc là trang web đã đóng cửa vĩnh viễn vì lý do này, lý do kia, xong phía dưới nó còn cài cái link có virus vào đó. Bây giờ tên miền của Đàn Chim Việt là do một bọn bên Anh làm chủ.”
“Chừng 6 tháng trở lại đây, hầu như không có ngày nào chúng tôi không bị đánh bằng DDOS, tức là họ làm cho trang web của chúng tôi chậm lại và nhiều khi bị ngưng trệ.
Mạc Việt Hồng
Ông Joe Sewart, Giám đốc nghiên cứu thuộc bộ phận chuyên trách chống việc đột nhập hay lấy cắp dữ liệu trên computer trong công ty SecureWorks, nói rằng nhóm hackers phá hoại này chỉ nhắm mục đích ngăn chận sự phát tán tư tưởng chính trị của các bloggers chứ không để ăn cắp tiền như những hackers khác trên thế giới.
Ông Stewart còn cho rằng chủ đích của việc phá hoại này là để đàn áp các tiếng nói của những ý kiến trái ngược với chính phủ Việt Nam khi những ý kiến này có thể được nghe đến nhiều hơn, vượt khỏi biên giới của quốc gia này.
Tin tức của hãng thông tấn AP tập hợp lại tất cả các trường hợp bloggers của Việt Nam bị đàn áp với nhiều tội danh trong thời gian qua, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung là đã nói lên ý kiến của mình vể những sự việc mắt thấy tai nghe về nhà nước và chính quyền Việt Nam.
Thạc sĩ Nguyễn Tử Quảng, khi được hỏi ý kiến của ông về điều SecureWorks suy luận, ông cho rằng ông chỉ nghiên cứu theo lĩnh vực chuyên môn và không bày tỏ ý kiến về vấn đề chính trị tại Việt Nam.
McAfee và SecureWorks, cả hai công ty đều đưa ra một thống kê tương tự nhau khi nói Việt Nam có thể là đích nhắm của tin tặc, duy chỉ có bản kết quả không liên quan đến nhân quyền hay chính trị thì được quan tâm đến, điều đó cho thấy nhà nước Việt Nam đang bao bọc dân chúng của họ trong một thế giới luôn bị kiểm soát.
Không chỉ những bloggers mà những sinh viên, học sinh hay tất cả những người nối mạng internet nên cẩn thận khi sử dụng các trang mạng nhằm tự bảo vệ mình và người thân vì chúng ta không biết ai đang là tin tặc và họ đang nhắm đến thông tin cá nhân, tiền tài hay chính tư tưởng của chúng ta.
Photo courtesy of bkav.com.vn
Thạc sĩ Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Việt Nam.
Thêm vào đó, hãng SecureWorks, một công ty an ninh mạng, cho rằng chính phủ Việt Nam có thể đứng sau những cuộc tấn công này. Sự thật của sự việc ra sao?
Liên quan chính quyền Việt Nam?
Hãng bảo mật McAfee cho biết theo những thống kê mới nhất, Việt Nam là đích đến của các tên tội phạm trên mạnh internet trong năm 2010, trong khi năm ngoái Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 39 trên danh sách này.
“Năm ngoái cũng theo phân tích của McAfee thì Việt Nam đứng thứ 39, năm nay nhảy vọt lên thứ nhất như vậy thì đấy là một sự rất là đột biến thì nó phải có một lý do gì rất là đặc biệt.
Nguyễn Tử Quảng
McAfee chỉ ra nhiều cách khác nhau mà những người sử dụng mạng có thể bị tấn công như các trang dược phẩm giả hoặc quảng cáo pop-up có chứa virus, hay là các loại hình lừa gạt người sử dụng khi họ đăng nhập mã độc vào máy tính cá nhân.
Thạc sĩ Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh Mạng Việt Nam, cho biết ông cũng đã xem qua các thống kê của McAfee nhưng còn nhiều điểm chưa thật sự thuyết phục. Ông trình bày thêm:
“Hiện nay chúng tôi cũng nghiên cứu kết quả phân tích của McAfee, nhưng chưa có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, tôi cũng có một vài nhận định tổng quát như thế này. Thứ nhất tôi nghĩ rằng bản báo cáo này có vấn đề gì đó về số liệu, vì nếu 58% có nghĩa là hơn một nửa số tên miền có chứa mã độc như thế thì với những gì chúng tôi nắm được thì khó có thể xảy ra. Thứ hai, dù mới nhìn sơ bộ nhưng bản báo cáo nói là có 24.000 tên miền nhưng ở Việt Nam, thực tế có 170 nghìn tên miền chấm vn và chúng tôi thấy là số liệu đó chưa đủ để đại diện. Thứ ba nữa là năm ngoái cũng theo phân tích của McAfee thì Việt Nam đứng thứ 39, năm nay nhảy vọt lên thứ nhất như vậy thì đấy là một sự rất là đột biến thì nó phải có một lý do gì rất là đặc biệt.”
Trang mạng xã hội go.vn - AFP photo / Hoang Dinh Nam.
Ông Paula Greve, giám đốc nghiên cứu bảo mật web của McAfee, cho rằng hoạt động tội phạm trên mạng ngày càng gia tăng là do Việt Nam là một trong những quốc gia có chi phí thấp và rất dễ để đăng ký tên miền; thêm vào đó, tên miền có thể an toàn năm nay nhưng năm tới sẽ là đích nhắm của hackers.
Tuy nhiên, theo SecureWorks, một công ty an ninh mạng cho rằng Việt Nam có nguy cơ là mục đích của các tay hackers không đơn thuần là vì tên miền nhưng còn có lý do chính trị.
Công ty này nêu ra thí dụ các bloggers của Việt Nam đã bị tấn công trên các trang mạng của họ và có thể chính quyền Việt Nam đứng sau những vụ việc này.
Cần cẩn trọng
Chị Mạc Việt Hồng, chủ nhiệm trang Đàn Chim Việt, cho biết trang mạng nhà của chị thường xuyên bị đánh phá và còn mất luôn cả tên miền.
Trả lời đài Á Châu Tự Do, chị Hồng chia sẻ về kinh nghiệm này:
“Chừng 6 tháng trở lại đây, hầu như không có ngày nào chúng tôi không bị đánh bằng DDOS, tức là họ làm cho trang web của chúng tôi chậm lại và nhiều khi bị ngưng trệ, độc giả không thể truy cập được. Khi bấm vào www.danchimviet.com thì nó hiện lên cái thông báo của tin tặc là trang web đã đóng cửa vĩnh viễn vì lý do này, lý do kia, xong phía dưới nó còn cài cái link có virus vào đó. Bây giờ tên miền của Đàn Chim Việt là do một bọn bên Anh làm chủ.”
“Chừng 6 tháng trở lại đây, hầu như không có ngày nào chúng tôi không bị đánh bằng DDOS, tức là họ làm cho trang web của chúng tôi chậm lại và nhiều khi bị ngưng trệ.
Mạc Việt Hồng
Ông Joe Sewart, Giám đốc nghiên cứu thuộc bộ phận chuyên trách chống việc đột nhập hay lấy cắp dữ liệu trên computer trong công ty SecureWorks, nói rằng nhóm hackers phá hoại này chỉ nhắm mục đích ngăn chận sự phát tán tư tưởng chính trị của các bloggers chứ không để ăn cắp tiền như những hackers khác trên thế giới.
Ông Stewart còn cho rằng chủ đích của việc phá hoại này là để đàn áp các tiếng nói của những ý kiến trái ngược với chính phủ Việt Nam khi những ý kiến này có thể được nghe đến nhiều hơn, vượt khỏi biên giới của quốc gia này.
Tin tức của hãng thông tấn AP tập hợp lại tất cả các trường hợp bloggers của Việt Nam bị đàn áp với nhiều tội danh trong thời gian qua, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung là đã nói lên ý kiến của mình vể những sự việc mắt thấy tai nghe về nhà nước và chính quyền Việt Nam.
Thạc sĩ Nguyễn Tử Quảng, khi được hỏi ý kiến của ông về điều SecureWorks suy luận, ông cho rằng ông chỉ nghiên cứu theo lĩnh vực chuyên môn và không bày tỏ ý kiến về vấn đề chính trị tại Việt Nam.
McAfee và SecureWorks, cả hai công ty đều đưa ra một thống kê tương tự nhau khi nói Việt Nam có thể là đích nhắm của tin tặc, duy chỉ có bản kết quả không liên quan đến nhân quyền hay chính trị thì được quan tâm đến, điều đó cho thấy nhà nước Việt Nam đang bao bọc dân chúng của họ trong một thế giới luôn bị kiểm soát.
Không chỉ những bloggers mà những sinh viên, học sinh hay tất cả những người nối mạng internet nên cẩn thận khi sử dụng các trang mạng nhằm tự bảo vệ mình và người thân vì chúng ta không biết ai đang là tin tặc và họ đang nhắm đến thông tin cá nhân, tiền tài hay chính tư tưởng của chúng ta.
Rsf Đề Nghị Ngoại Trưởng Mỹ Đòi Việt Nam Thả Các Nhà Báo Và Blogger
Tin Paris - Trong khi đó đúng vào lúc ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới Hà Nội, Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF có trụ sở tại Paris, đã gửi một bức thư ngỏ yêu cầu Hoa Kỳ đề cập với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam về việc trả tự do cho các nhà báo và nhà ly khai sử dụng mạng internet để bày tỏ chính kiến, đặc biệt ba trường hợp được RSF nêu đích danh là các ông Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định.
Trong bức thư này, Tổ chức Phóng viên không biên giới đã nhắc lại tuyên bố của bà Clinton vào tháng giêng năm 2010, theo đó Hoa Kỳ khẳng định có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet như một công cụ phát triển kinh tế và xã hội. Tổ chức Phóng viên không biên giới đã yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ có hành động cụ thể để thực thi các cam kết này trong trường hợp Việt Nam, là nơi có ít nhất 16 nhà bất đồng chính kiến mạng và 3 nhà báo hiện đang bị giam giữ.
Trong bối cảnh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam càng trở nên xấu hơn khi gần tới ngày đại hội đảng Cộng sản dự trù sẽ khai mạc vào đầu năm 2011, Tổ chức Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng vào thời điểm năm 2006, khi chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã cam kết sẽ gắn liền sự phát triển kinh tế với việc tôn trọng các quyền tự do căn bản của các công dân. Tuy nhiên kể từ năm 2009, nhà cầm quyền đã tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông và Internet.
Đã xảy ra nhiều vụ tấn công tin học nhắm vào các trang mạng có thái độ chỉ trích đối với nhà cầm quyền. Bên cạnh tổ chức Phóng viên không biên giới, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, một số dân biểu và tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã lên tiếng chỉ trích tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian gần đây, sau khi chỉ trong vòng hai tuần nhà cầm quyền đã bắt giữ hoặc kết án ít nhất 12 người. Một số trong đó là tín đồ Công giáo đã xô xát với công an, một số người khác là các thành viên nghiệp đoàn không được phép hoạt động, những người viết blog, hay các nhà đấu tranh dân chủ.
Đòi Làm Chủ Toàn Biển Đông, Tq Lại Tố Nhật Gây Sự Ở Hà Nội
TQ Đưa Thêm 37 Tàu Hải Quân Vào Biển Đông Tuần Tiễu
HANOI -- Căng thẳng tại Hà Nội: Trung Quốc đấu tố Nhật Bản, theo đài VOA, trong khi đó TQ đưa thêm 37 taù tuần vào Biển Đông, theo đài RFI.
Bản tin VOA viết rằng căng thẳng tại hội nghị cấp cao ở Hà Nội nổi lên khi Trung Quốc tố giác Nhật Bản làm hỏng không khí đàm phán tại hội nghị để bàn về hợp tác kinh tế và chính trị.
Lãnh đạo các nước ASEAN hôm thứ Sáu họp với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, và Trung Quốc trước khi họp với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Tổng thư ký ASEAN ông Surin Pitsuwan nói với các nhà báo cuộc họp của nhóm thường được gọi là ASEAN Cộng Ba này nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng nhiều của nhóm:
“Nhóm cũng muốn gia tăng hợp tác và hội nhập về thương mại, đầu tư, phát triển và nhiều lĩnh vực khác để khu vực này tiếp tục tăng trưởng, ổn định và tiến bộ.”
Nhưng vào lúc cuộc họp kết thúc, Trung Quốc đã chỉ trích Nhật Bản, đòi hủy cuộc họp giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Naoto Kan.
Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Hồ Chánh Dược, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, tố giác phía Nhật làm hỏng không khí đàm phán bằng cách đưa ra những phát biểu sai lạc trong các cuộc họp trước đó.
Tân Hoa Xã nói rằng đoàn Trung Quốc bác bỏ các tin cho rằng hai bên đã đồng ý mở lại đàm phán về tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông Trung Hoa.
Ông Noriyuki Shikata, một Phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản nói với các nhà báo rằng phản ứng của Trung Quốc không có cơ sở:
“Chúng ta cần đối thoại giữa hai quốc gia, và có những vấn đề cần giải quyết. Chúng tôi duy trì lập trường cơ bản của chúng tôi là muốn giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, chúng ta phải đàm phán.”
Sáng hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng của Trung Quốc và Nhật Bản gặp nhau, dường như để chứng tỏ có dấu hiệu quan hệ nồng ấm.
Trong 3 ngày họp cấp cao, nhiều người quan tâm trước thái độ quả quyết của Trung Quốc khi đòi chủ quyền lãnh hải.
Bắc Kinh nói rằng họ có toàn bộ chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, đưa họ vào vị trí tranh chấp tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; mà một số nước, trong đó có Việt Nam, cũng đòi chủ quyền.
Vào ngày thứ Bảy, lãnh đạo của nhóm ASEAN Cộng Ba sẽ họp với lãnh đạo của Australia, Ấn Độ và New Zealand trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Nga và Mỹ sẽ dự thượng đỉnh Đông Á với tư cách quan sát viên và được mời gia nhập nhóm này với tư cách là thành viên vào năm 2011.
Bản tin đài RFI hôm 28-10 cho biết:
“...Hiện tại, hải quân Trung Quốc thường sử dụng các tàu cá, các tàu kéo lưới loại lớn, như một lực lượng dân binh nhằm gây ra các sự cố xung quanh khu vực những hòn đảo tranh chấp, giàu tiềm năng về khí đốt hay dầu mỏ. Đụng độ đã từng xảy ra giữa tàu Trung Quốc với tuần duyên Nhật, và kể cả các tàu của Việt Nam và Philippines, hay với Đệ thất Hạm đội của Mỹ tại Thái Bình Dương. Đệ thất Hạm đội là lực lượng đảm nhiệm việc bảo vệ lãnh thổ của Nhật, kể cả các đảo thuộc chủ quyền của Nhật, mà hiện tại xung quanh khu vực này, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tuần tiễu hải quân.
Hôm Thứ Năm, một viên chức của Cục Hải dương, thuộc Bộ Lãnh thổ và Tài nguyên Trung Quốc, cho báo chí nước này biết : một chiếc tàu tuần tiễu của Trung Quốc đã được đưa xuống vùng Biển Đông và 36 chiếc khác sẽ được bổ sung để làm nhiệm vụ tại các vùng biển bao quanh lục địa Trung Hoa. Thông báo kể trên được đưa ra đúng vào lúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Hà Nội cho thấy chính quyền Bắc Kinh ngày càng khẳng định rõ hơn tham vọng lãnh thổ của họ trên đất liền cũng như trên biển, đặc biệt trong quan hệ với Nhật Bản và các nước láng giềng Đông Nam Á.”
HANOI -- Căng thẳng tại Hà Nội: Trung Quốc đấu tố Nhật Bản, theo đài VOA, trong khi đó TQ đưa thêm 37 taù tuần vào Biển Đông, theo đài RFI.
Bản tin VOA viết rằng căng thẳng tại hội nghị cấp cao ở Hà Nội nổi lên khi Trung Quốc tố giác Nhật Bản làm hỏng không khí đàm phán tại hội nghị để bàn về hợp tác kinh tế và chính trị.
Lãnh đạo các nước ASEAN hôm thứ Sáu họp với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, và Trung Quốc trước khi họp với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Tổng thư ký ASEAN ông Surin Pitsuwan nói với các nhà báo cuộc họp của nhóm thường được gọi là ASEAN Cộng Ba này nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng nhiều của nhóm:
“Nhóm cũng muốn gia tăng hợp tác và hội nhập về thương mại, đầu tư, phát triển và nhiều lĩnh vực khác để khu vực này tiếp tục tăng trưởng, ổn định và tiến bộ.”
Nhưng vào lúc cuộc họp kết thúc, Trung Quốc đã chỉ trích Nhật Bản, đòi hủy cuộc họp giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Naoto Kan.
Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Hồ Chánh Dược, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, tố giác phía Nhật làm hỏng không khí đàm phán bằng cách đưa ra những phát biểu sai lạc trong các cuộc họp trước đó.
Tân Hoa Xã nói rằng đoàn Trung Quốc bác bỏ các tin cho rằng hai bên đã đồng ý mở lại đàm phán về tranh chấp lãnh thổ trong vùng Biển Đông Trung Hoa.
Ông Noriyuki Shikata, một Phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản nói với các nhà báo rằng phản ứng của Trung Quốc không có cơ sở:
“Chúng ta cần đối thoại giữa hai quốc gia, và có những vấn đề cần giải quyết. Chúng tôi duy trì lập trường cơ bản của chúng tôi là muốn giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, chúng ta phải đàm phán.”
Sáng hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng của Trung Quốc và Nhật Bản gặp nhau, dường như để chứng tỏ có dấu hiệu quan hệ nồng ấm.
Trong 3 ngày họp cấp cao, nhiều người quan tâm trước thái độ quả quyết của Trung Quốc khi đòi chủ quyền lãnh hải.
Bắc Kinh nói rằng họ có toàn bộ chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, đưa họ vào vị trí tranh chấp tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; mà một số nước, trong đó có Việt Nam, cũng đòi chủ quyền.
Vào ngày thứ Bảy, lãnh đạo của nhóm ASEAN Cộng Ba sẽ họp với lãnh đạo của Australia, Ấn Độ và New Zealand trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Nga và Mỹ sẽ dự thượng đỉnh Đông Á với tư cách quan sát viên và được mời gia nhập nhóm này với tư cách là thành viên vào năm 2011.
Bản tin đài RFI hôm 28-10 cho biết:
“...Hiện tại, hải quân Trung Quốc thường sử dụng các tàu cá, các tàu kéo lưới loại lớn, như một lực lượng dân binh nhằm gây ra các sự cố xung quanh khu vực những hòn đảo tranh chấp, giàu tiềm năng về khí đốt hay dầu mỏ. Đụng độ đã từng xảy ra giữa tàu Trung Quốc với tuần duyên Nhật, và kể cả các tàu của Việt Nam và Philippines, hay với Đệ thất Hạm đội của Mỹ tại Thái Bình Dương. Đệ thất Hạm đội là lực lượng đảm nhiệm việc bảo vệ lãnh thổ của Nhật, kể cả các đảo thuộc chủ quyền của Nhật, mà hiện tại xung quanh khu vực này, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tuần tiễu hải quân.
Hôm Thứ Năm, một viên chức của Cục Hải dương, thuộc Bộ Lãnh thổ và Tài nguyên Trung Quốc, cho báo chí nước này biết : một chiếc tàu tuần tiễu của Trung Quốc đã được đưa xuống vùng Biển Đông và 36 chiếc khác sẽ được bổ sung để làm nhiệm vụ tại các vùng biển bao quanh lục địa Trung Hoa. Thông báo kể trên được đưa ra đúng vào lúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Hà Nội cho thấy chính quyền Bắc Kinh ngày càng khẳng định rõ hơn tham vọng lãnh thổ của họ trên đất liền cũng như trên biển, đặc biệt trong quan hệ với Nhật Bản và các nước láng giềng Đông Nam Á.”
Thị Trường Vn Đang Mất Giá: Chỉ Số Vn-index Giảm 30%
Thị trường chứng khoán VN báo động: trị giá cổ phiếu mất giá 30%... bản tin trên báo Sài Gòn Tiếp thị cho biết như trên.
Bản tin nhan đề “Tiền đồng mất giá không đáng ngại bằng chỉ số VN-Index sụt giảm gần 30%” đã kể về một hội nghị quốc tế ở Sài Gòn, bày tỏ quan ngại về tiền bốc hơi.
Bản tin SGTT viết:
“Tập đoàn VinaCapital tổ chức hội nghị đầu tư (27– 29.10) cho hơn 90 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Don Lam, tổng giám đốc VinaCapital cho biết, con số nhà đầu tư tham dự gấp đôi so với hội nghị năm ngoái, với nhà đầu tư từ châu Âu chiếm 50%, còn lại là từ Nhật, các nước châu Á, chỉ có một nhà đầu tư từ Mỹ.
Theo ông Andy Ho, trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital, một trong những nỗi lo ngại nhất của nhà đầu tư nước ngoài gián tiếp (FII) khi xem xét đầu tư vào Việt Nam là sự mất ổn định của đồng tiền Việt Nam. Bởi họ phải tính độ mất giá khi hùn vốn bằng đồng USD, sau đó đổi sang tiền đồng để đầu tư kinh doanh, rồi khi bán khoản đầu tư đi, lại chuyển sang tiền USD chuyển về nước. “Chúng tôi đã phải thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài về khoản tiền mất giá là không bao nhiêu so với lợi nhuận thu được”, ông Ho nói....
... Một điều nữa gia giảm đi độ mất giá của tiền đồng, theo ông Ho, là giá cả dịch vụ và sản phẩm trên thị trường Việt Nam cũng thay đổi tương đối nhanh và khá tương đồng so với độ mất giá tiền đồng, lạm phát. “Khi giá sản phẩm tăng lên thì lợi nhuận không mất nhiều, do doanh nghiệp cũng chuyển đổi doanh thu và lợi nhuận của họ khớp với sự tăng giá của đồng USD (dù không phải 100%), lợi nhuận không bị ảnh hưởng nhiều khi tiền đồng mất giá”, ông nhận xét.
Điều mà nhà đầu tư nước ngoài đáng lo ngại, theo VinaCapital, chính là sự sụt giảm gần 30% của chỉ số VN-Index trong 12 tháng qua, trong khi các thị trường châu Á và các nước ASEAN tăng trên 30%. Một vài nguyên nhân, theo tổ chức này, là do cán cân thương mại âm, tiền đồng thay đổi giá liên tục (năm lần trong hai năm), tính thanh khoản thấp…”
Tại sao chỉ số chứng khoán VN giảm 30% trong khi chỉ số chứng khoán các nước Châu Á tăng trên 30%?
Bản tin nhan đề “Tiền đồng mất giá không đáng ngại bằng chỉ số VN-Index sụt giảm gần 30%” đã kể về một hội nghị quốc tế ở Sài Gòn, bày tỏ quan ngại về tiền bốc hơi.
Bản tin SGTT viết:
“Tập đoàn VinaCapital tổ chức hội nghị đầu tư (27– 29.10) cho hơn 90 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Don Lam, tổng giám đốc VinaCapital cho biết, con số nhà đầu tư tham dự gấp đôi so với hội nghị năm ngoái, với nhà đầu tư từ châu Âu chiếm 50%, còn lại là từ Nhật, các nước châu Á, chỉ có một nhà đầu tư từ Mỹ.
Theo ông Andy Ho, trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital, một trong những nỗi lo ngại nhất của nhà đầu tư nước ngoài gián tiếp (FII) khi xem xét đầu tư vào Việt Nam là sự mất ổn định của đồng tiền Việt Nam. Bởi họ phải tính độ mất giá khi hùn vốn bằng đồng USD, sau đó đổi sang tiền đồng để đầu tư kinh doanh, rồi khi bán khoản đầu tư đi, lại chuyển sang tiền USD chuyển về nước. “Chúng tôi đã phải thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài về khoản tiền mất giá là không bao nhiêu so với lợi nhuận thu được”, ông Ho nói....
... Một điều nữa gia giảm đi độ mất giá của tiền đồng, theo ông Ho, là giá cả dịch vụ và sản phẩm trên thị trường Việt Nam cũng thay đổi tương đối nhanh và khá tương đồng so với độ mất giá tiền đồng, lạm phát. “Khi giá sản phẩm tăng lên thì lợi nhuận không mất nhiều, do doanh nghiệp cũng chuyển đổi doanh thu và lợi nhuận của họ khớp với sự tăng giá của đồng USD (dù không phải 100%), lợi nhuận không bị ảnh hưởng nhiều khi tiền đồng mất giá”, ông nhận xét.
Điều mà nhà đầu tư nước ngoài đáng lo ngại, theo VinaCapital, chính là sự sụt giảm gần 30% của chỉ số VN-Index trong 12 tháng qua, trong khi các thị trường châu Á và các nước ASEAN tăng trên 30%. Một vài nguyên nhân, theo tổ chức này, là do cán cân thương mại âm, tiền đồng thay đổi giá liên tục (năm lần trong hai năm), tính thanh khoản thấp…”
Tại sao chỉ số chứng khoán VN giảm 30% trong khi chỉ số chứng khoán các nước Châu Á tăng trên 30%?
Quá ít tiền từ các dự án cho thuê rừng
Báo chí nói nhiều về các dự án cho nước ngoài thuê rừng
Báo cáo gửi Quốc hội Việt Nam nói các địa phương cho nước ngoài thuê gần 300.000 hectare rừng nhưng ngân sách thu về quá ít.
Được biết báo cáo này do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện, dựa trên nhiều thông số của Cục Lâm nghiệp.
Báo Thanh Niên trích nguồn bản báo cáo cho hay, trong dự án thuê đất trồng rừng của công ty InnovGreen, Hong Kong, "với 8.123 ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77.946 đôla".
Như vậy, trung bình nhà đầu tư nước ngoài trả "9,58 đôla/ha (tương đương 180.000 đồng/ha) là quá thấp".
Tuy nhiên báo cáo không nói tại sao đã cho nhà đầu tư nước ngoài thuê nhiều năm nay mà tới bây giờ mới đặt ra vấn đề ngân sách.
Theo báo cáo, con số mà Cục Lâm nghiệp đưa ra là tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng theo hình thức 100% vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư tới tháng 8/2010 là 288.974 ha.
Diện tích đất nhà đầu tư nước ngoài liên doanh liên kết với nhà đầu tư trong nước để trồng rừng là 21.657,51 ha.
Từ đầu năm ngoạ́i, việc giao đất rừng cho nước ngoài thuê bắt đầu thu hút chú ý của dư luận sau khi một số cựu tướng lĩnh Việt Nam, dẫn đầu là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, lên tiếng cảnh báo về việc 10 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho công ty nước ngoài.
Họ cho rằng việc giao đất thời hạn 50 năm có thể gây nguy hại cho môi trường, kinh tế và an ninh-xã hội tại các tỉnh, nhiều tỉnh ở các khu vực xung yếu.
Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Công văn 405/TTg-KTN chỉ đạo không cấp mới giấy phép đầu tư và không ký tiếp hợp đồng cho thuê rừng trong một thời gian tới.
Nhật 'được trao hợp đồng hạt nhân'
Hãng tin Kyodo loan tin Hà Nội đồng ý để Nhật được có hợp đồng xây hai nhà máy điện hạt nhân, trong khi Nga dự kiến sẽ ký thỏa thuận xây nhà máy đầu tiên cho Việt Nam.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan đến Hà Nội hôm 28/10
Việt Nam muốn xây tám nhà máy điện hạt nhân trong vòng 20 năm tới.
Kế hoạch ban đầu bao gồm bốn lò phản ứng, với ít nhất một lò đi vào hoạt động từ 2020.
Dự kiến, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người đến Hà Nội hôm thứ Bảy, sẽ ký chính thức thỏa thuận xây nhà máy đầu tiên cho Việt Nam.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo nói Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ thông báo cho Thủ tướng Nhật Naoto Kan khi hai ông gặp nhau hôm Chủ nhật rằng Nhật sẽ xây hai nhà máy kế tiếp cho Việt Nam.
Phía Nhật tin rằng Nga sẽ xây hai nhà máy đầu tiên của Việt Nam, trong khi hai lò kế tiếp đã là sự cạnh tranh giữa Nhật, Pháp và Nam Hàn.
Hội nghị các nước Đông Nam Á và cuộc gặp Đông Á đang diễn ra trong tuần này tại Hà Nội.
Bên cạnh chủ đề chính trị và an ninh quốc tế, lãnh đạo một số nước đến Việt Nam còn để ký kết hoặc vận động cho cơ hội kinh doanh tại đây.
Việt Nam 'cần cải cách chính trị'
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói hôm thứ Bảy rằng Việt Nam cần có cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền để có thể phát huy hết tiềm năng.
Bà nói: "Hoa Kỳ lo ngại về vụ bắt giữ và kết án những người bất đồng theo phương cách hòa bình, các cuộc tấn công các nhóm tôn giáo và hạn chế tự do internet."
"Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là một phần không thể thiếu để phát huy hết tiềm năng đó."
Bà nói với báo chí sau cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm.
Trong tuần lễ trước khi bà Clinton đến Việt Nam, chính phủ nước này đã kết án tù ba nhà hoạt động cho quyền của công nhân, đưa ra xử sáu giáo dân trong vụ Cồn Dầu và bắt giữ một nhà đối kháng, ông Vi Đức Hồi.
Hoạt động đa phương
Ngoài hoạt động tại hội nghị Đông Á, Ngoại trưởng Clinton còn tham dự cuộc gặp với lãnh đạo các nước thuộc Sáng kiến Hạ vùng Mekong và gặp song phương với lãnh đạo Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nói bà muốn Trung Quốc và Nhật Bản chấm dứt căng thẳng và cân nhắc tổ chức cuộc gặp ba bên ở Washington để cải thiện quan hệ.
Trong hai ngày qua, căng thẳng Nhật - Trung lại nổi lên.
Thủ tướng Trung Quốc và Nhật Bản đã gặp nhau ngắn ngủi bên lề hội nghị Đông Á ở Hà Nội, nhưng từ chối có cuộc họp chính thức.
Nhật Bản nhắc lại tuyên bố chủ quyền ở một số hòn đảo ở Thái Bình Dương. Trung Quốc thì phê phán Mỹ sau khi bà Clinton nói đảo Điếu Ngư nằm trong hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ bắt tay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Phát biểu tại Hà Nội hôm nay, bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng tổ chức cuộc họp ba bên để dàn xếp.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng một lần nữa nhắc đến tranh chấp Biển Đông, trong bài phát biểu ở hội nghị Đông Á.
"Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia về tự do đi lại và hoạt động thương mại đúng luật không bị cản trở."
"Và khi tranh chấp nổ ra vì lãnh hải, chúng tôi quyết tâm giải quyết theo phương thức hòa bình dựa trên luật quốc tế."
Nhưng bà cũng tỏ ra nhẹ nhàng hơn, khi nói tiếp "về Biển Đông, chúng tôi cảm thấy được động viên bởi những bước gần đây của Trung Quốc để có thảo luận với Asean về một quy tắc hành xử chính thức hơn".
Đến cuối ngày thứ Bảy, bà Clinton đã bay sang đảo Hải Nam để họp với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.
Tăng cường quan hệ đối tác
Chuyến thăm của bà Hillary Clinton được cho là minh chứng cho "sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với việc mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với Việt Nam", mà Mỹ coi là đối tác ngày càng thân cận và quốc gia đang nổi lên trong tư thế một lãnh đạo khu vực.
Trong các thảo luận song phương lần này, ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ cùng đối tác Việt Nam bàn về hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, không phổ biến vũ khí, môi trường, y tế, giáo dục và thương mại, vốn đã có bước tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Hợp tác trong lĩnh vực an ninh, nhất là an ninh hàng hải là một chủ đề bà Clinton đề cập tới.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong cuộc gặp tối thứ Sáu 29/10 với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, bà Clinton đã "tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ cho việc bảo đảm an ninh trên Biển Đông và kêu gọi các quốc gia trong khu vực tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề này cũng như tuân thủ Tuyên bố về cách Ứng xử trên Biển Đông (DOC)".
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã khai mạc sáng thứ Bảy 30/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trong lễ khai mạc trọng thể, Thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Tấn Dũng đứng giữa, bên phải là tân Thủ tướng Australia Julia Gillard và bên trái là Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Hoạt động này khép lại một năm Việt Nam giữ chiếc ghế chủ tịch luân lưu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Sang năm nước chủ tịch sẽ là Indonesia.
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010
Báo Động Công An Đang Nhắm Vào Những Người Ký Thỉnh Nguyện Thư Bauxite
Tin Saigon - Một email gửi ra từ trong nước khẩn thiết gửi lời báo động về việc công an Việt Nam trên toàn quốc vừa được lệnh mở cuộc trấn áp, đe dọa những người ký tên trong bản kiến nghị xin dừng dự án bauxite. Chiến dịch sẽ khởi đầu nhắm vào những người không có vị thế cao trong nhà cầm quyền, quân đội Cộng sản Việt Nam, không nổi tiếng trong xã hội, trong công luận. Những đối tượng này gồm những thường dân như các kỹ sư, sinh viên, nhà báo tự do, doanh nhân, và một số giới khác.
Công an sẽ gọi từng người lên làm việc, hỏi về lý do ký tên vào kiến nghị, có ai xúi giục không, có lôi kéo ai vào không, hiểu biết ra sao về những luận chứng liên quan đến dự án bauxite. Kế tiếp công an sẽ hạch tội ký tên tập thể chống lại chính sách của Nhà nước, vì nghị định của nhà nước mới ban hành cấm khiếu kiện tập thể. Nhiều người sẽ bị mất tinh thần trước phương pháp thẩm vấn và đe dọa, có thể sẽ phải làm theo ý của nhà cầm quyền.
Vẫn theo email báo động ký tên là Đặng Trần Hào, nhà cầm quyền nhắm mục đích buộc những người này từng ký tên trong kiến nghị, phải viết lời thú nhận sai lầm, bị kích động, nạp thư xin rút tên khỏi kiến nghị tập thể. Họ thu thập càng nhiều càng tốt những lá thư như vậy để cuối cùng những nhân vật từng là quan chức cao cấp, tướng lãnh có uy tín của nhà cầm quyền và Quân đội Cộng sản Việt Nam sẽ bị cô lập và bao vây khi trở thành một số nhỏ.
Người viết thư đã đề nghị thân nhân của những ai bị công an gọi trong đợt đàn áp này hãy liên lạc thông báo với các cơ quan truyền thông tự do ở trong và ngoài nước. Những bậc thức giả có tên tuổi, các vị tướng lĩnh, các vị nguyên là lãnh đạo Nhà nước có ký tên vào bản kiến nghị hãy lên tiếng bảo vệ những thường dân, yêu cầu chấm dứt ngay việc công an triệu tập thường dân trong đợt trấn áp sắp tới. Thư cũng kêu gọi các đại biểu Quốc hội tỏ tinh thần trách nhiệm bằng cách lên tiếng bảo vệ toàn bộ những ai ký tên vào Bản kiến nghị vì đó là quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mọi công dân Việt Nam.
Nguồn: SBTN
KHẨN: 30 CÔNG AN BAO VÂY CHÙA PHƯỚC HỤÊ CẤM HT KHÔNG TÁNH PHÁT QUÀ.
CS 1000 NĂM HẬN THÙ VỚI TPB-QLVNCH:
Thưa Quý báo, đài
Hôm nay HT Không Tánh lặn lội từ 2 ngày qua, lên Quãng Trị đến Chuà Phước Huệ,
của Đại Đức Thích Từ Giáo (Chánh Đại Diện GHPGVNTN) tai Quãng Trị
Theo chương trình:
Sáng là phát quà cho cac TPB-VNCH tai Quãng Trị và mời cơm trưa,
và chiều đi phát 150 phần quà cho 1 làng bị lũ lụt tàn pha',
nhưng đến nay vẫn chưa nhận quà cứu trợ của nhà nước CS.
Hơn 30 Công An bao vây Chùa Phước Huệ, cô lập Đại Đức Từ Giáo trong chùa.
Phia ngoài cổng HT Không Tánh bị bắt, còn ngồi tại quán nước trước Chùa,
và đến giờ hơn 35 TPB-VNCH đến nhận 500.000 đồng cứu trợ đều bị bắt đuổi về.
Đại Đức Từ Giáo xin được phỏng vấn ngay bây giờ (12 giờ trưa bên VN),
trước khi CA ập vào Chùa Phước Huệ.
Xin báo, đài lên tiếng giùm.
BS Phan Minh Hiển
Thưa Quý báo, đài
Hôm nay HT Không Tánh lặn lội từ 2 ngày qua, lên Quãng Trị đến Chuà Phước Huệ,
của Đại Đức Thích Từ Giáo (Chánh Đại Diện GHPGVNTN) tai Quãng Trị
Theo chương trình:
Sáng là phát quà cho cac TPB-VNCH tai Quãng Trị và mời cơm trưa,
và chiều đi phát 150 phần quà cho 1 làng bị lũ lụt tàn pha',
nhưng đến nay vẫn chưa nhận quà cứu trợ của nhà nước CS.
Hơn 30 Công An bao vây Chùa Phước Huệ, cô lập Đại Đức Từ Giáo trong chùa.
Phia ngoài cổng HT Không Tánh bị bắt, còn ngồi tại quán nước trước Chùa,
và đến giờ hơn 35 TPB-VNCH đến nhận 500.000 đồng cứu trợ đều bị bắt đuổi về.
Đại Đức Từ Giáo xin được phỏng vấn ngay bây giờ (12 giờ trưa bên VN),
trước khi CA ập vào Chùa Phước Huệ.
Xin báo, đài lên tiếng giùm.
BS Phan Minh Hiển
Cả Nước Chống Bauxite - Nhà Nước Cứ Ì Ra ?
Phạm Trần
Lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có sự kiện tòan dân đã đòan kết chống lại một kế họach Kinh tế quốc gia quan trọng như đã xẩy ra đối với Dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên, sau khi các viên chức Bộ Công thương và Chủ đầu tư là Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản VN (TKV) chưa dám cam kết các hồ chứa Bùn đỏ sẽ không vỡ ra như đã xẩy ra ở Hung Gia Lợi ngày 4/10/2010.
Biến cố vỡ tường ngăn Bùn đỏ của Nhà máy Bauxit tại vùng Ajka nước Hung được Chính phủ nước này coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử của quốc gia này.
Theo báo cáo sơ khởi thì khoảng 1,1 triệu mét khối nước thải bùn đỏ đã đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 cây số và một số con sông gần đó. Tai nạn này đã làm 122 người bị thương do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 6 người mất tích, 5 người chết, lối 270 căn nhà bị cuốn trôi và phá hủy nhiều cầu đường và tài sản của dân.
Chính phủ Hung Gia Lợi đã ban bố tình trạng khẩn trương và cảnh giác vùng bị nhiễm độc không còn sinh sống được nữa. Các Nhà Khoa học Châu Âu đang lo ngại chất độc Bùn đỏ sẽ chảy xuống sông nổi tiếng Thế giới Danube làm ô nhiễm nước uống cho hàng chục triệu dân của 12 Quốc gia lân bang.
Biến cố này đã tạo sức ép cho các Nhà Trí thức, Khoa học gia, Văn nghệ Sỹ, Cựu Lãnh đoạo, Cựu đảng viên và Sỹ quan cao cấp trong Quân đội và các Trí thức người Việt Nam ở nước ngòai lên tiếng trong một Kiến nghị yêu cầu Nhà nước Việt Nam tạm dừng hai Dự án khai thác Bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) để nghiên cứu lại tòan diện hiệu qủa kinh tế và ảnh hưởng môi sinh.
Trong số gần 3,000 người ký tên (cho đến ngày 27-10-010) có Bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch Nước và Giám mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Phản ứng trong dân chúng rất sôi nổi và tích cực. Các cuộc tham dò ý kiến của hai Báo Điện tử Dânn Trí và ViệtNamNet cho thấy có đến 96 phần trăm chống tiếp tục làm 2 Dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Trong khi đó về phía Chính phủ cũng chỉ có 2 người là Bộ trường Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên và Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Dương Quang bênh vực cho việc tiếp tục làm Bauxite.
Quan điểm của Nhà nước là địa hình Việt Nam khác với Hung Gia Lợi vì khi các hồ chứ Bùn đỏ của Hung xây trên mặt đất phẳng thì các hồ chứa của VN được chia ra từng ngăn nhỏ và ở trong lòng Thung lũng, xung quanh có đồi cao bao bọc.
Ông Phạm Khôi Nguyên xác quyết rằng các hồ chứa của Việt Nam được xây kiến cố chống được mức động đất từ 7 đến 9 chấm. Tuy nhiên, các viên chức Nhà nước lại không tham khảo các chuyên viên về địa chất của Việt Nam hay của bất cứ quốc gia nào mà dám nói các bức tường của hồ có thể chịu được sức ép động đất ở cấp 9,một dự đoán rất khó xẩy ra trong điều kiện của Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên viên độc lập như Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn thì đã khẳng định với Báo chí trong nước rằng : "Chọn thung lũng làm nơi chứa chất thải bùn đỏ là cách tính toán rất dở về an toàn môi trường. Nó chỉ hay nếu nhìn ở khía cạnh tiết kiệm."
Ông nói: "Trong xây dựng, người ta kiêng kỵ đặt công trình, kể cả bãi chứa chất thải, ở những nơi tụ thủy. Chọn thung lũng làm hồ chứa bùn thải đã vi phạm vào điều cấm kỵ đó. Vì khi có mưa bão, đây sẽ là nơi hứng nước từ trên triền đồi, núi đổ xuống, gây ra nguy cơ phát tán chất thải rất lớn. Dù rằng dưới góc độ hiệu quả kinh tế của dự án, thì đây là sáng kiến hay vì chỉ cần xây một đập chắn ở hạ lưu là đã có được một hồ chứa". (Báo Thời báo Kinh tế)
Tiến Sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thì nói rằng : " Qua tính toán của chúng tôi, dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài" .
Tại Quốc hội, các Đại biểu đang dự Khó họp 8 tỏ ra rất hoang mang và lo ngại cho sự an tòan và khả năng kinh tế của Dự án Bauxite. Nhiều Đại biều như ông Dương Trung Quốc (đơn vị Đồng Nai), Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) và Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) đòi phải thảo luận công khai và chất vấn các Bộ trưởng liên quan để Quốc hội ra một quyết nghị về vấn đề Bauxite.
Nguyên Thứ tưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ phát biểu : "Tôi cho rằng, trước hết cần đặt ra câu hỏi, không khai thác bô xít ở Tây Nguyên, Việt Nam có chết không? Câu trả lời là không. Việt Nam chưa giàu về kinh tế nhưng cũng không nghèo đến mức phải bán vội bán vàng mọi thứ tài nguyên mới sống được. Khi còn là một quốc gia nghèo, việc khai thác khoáng sản thô để bán cứu đói cho người dân thì không có gì đáng trách. Nay chúng ta đã là một nước có thu nhập trung bình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có vốn, tài chính quốc gia không quá hạn hẹp đến mức phải cư xử với bô xít như vậy.
Thêm vào đó, vấn đề môi trường là một thách thức lớn. Khi khai thác cần có một không gian rất rộng, chúng ta phải bỏ đi hệ sinh thái ở Tây Nguyên để chứa bùn đỏ. Với một khối lượng bùn đỏ nằm chênh vênh ở trên Tây Nguyên là quá nguy hiểm. Nếu hồ chứa bùn đỏ bị vỡ sẽ dẫn đến việc rò rỉ hoặc thấm vào nước ngầm gây ra thảm họa môi trường rất lớn." (ViệtNam Express)
Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn: "Có nhiều lý do. Theo tôi, chúng ta không nên chỉ quan tâm đến kinh tế, mà quan trọng không kém là vấn đề môi trường, xã hội, văn hóa và cả chính trị trong đó nữa.
Trước đây, tôi cũng có ý kiến là chưa nên làm dự án này, các đồng chí trong Chính phủ cũng có bảo tiếp thu nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa có gì thay đổi. Vì vậy mà xảy ra hiểm họa Hungary đã làm chúng ta đặt lại vấn đề.
Quan điểm về vấn đề này thì tôi thấy, chúng ta hiện nay chưa có nhiều kinh nghiệm về khai thác bô-xít, cộng với địa hình Tây Nguyên của chúng ta có khác rất nhiều với các nước và thậm chí phức tạp hơn về nhiều mặt.
Đặc biệt, sự kiện bùn đỏ của Hungary và lũ lụt ở miền Trung vừa qua làm chúng ta phải suy nghĩ, nhất là khi biến đổi khí hậu của nước ta đang đứng trước tình cảnh báo động.
Vì vậy, tôi thấy dự án bô-xít Tây Nguyên lại càng không nên vội vàng, chưa nên đặt vấn đề khai thác và thậm chí nếu thấy chưa chắc chắn thì nên dừng." (Nhóm VNR500, Báo Tuần Việt Nam)
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nổi tiếng trong nước nói với Báo Dân Trí ngày 27-10 (2010) : “Nhiều người thừa nhận, vào khoảng năm 1976, 1977, sau giải phóng miền Nam, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và muốn tận dụng mọi nguồn vốn có thể để vực dậy nền kinh tế.
Lúc đó, Liên xô cũ và Hungary cũng đã được chúng ta mời vào xem xét khả năng khai thác bô xít Tây Nguyên. Đây là hai nước có nền công nghiệp nhôm phát triển rất mạnh trên thế giới.
Sau khi thăm dò cẩn thận, họ đều đưa ra lời khuyên là không nên khai thác với lý do chính là hiệu quả kinh tế không cao và ảnh hưởng môi trường, trong đó họ có tính đến giá điện. Vì Việt nam không có điện giá thấp như Liên xô dùng thủy điện nên rất khó có thể chế biến được nhôm vì chi phí rất đắt.
Đáng chú ý, họ cũng đã cảnh báo, Tây Nguyên ở vùng cao, nếu bùn đỏ tràn xuống thì không những Tây Nguyên mà hàng loạt khu vực ở vùng trũng thấp bị ảnh hưởng. Bởi vậy, dù kinh tế rất khó khăn nhưng lúc đó ta cũng đã nghe theo họ.
Chính vì thế, tôi cảm thấy tiếc là lúc chúng ta đang cần tiền nhất mà cũng không chấp nhận trả giá cho môi trường, vậy mà khi thuận lợi như hiện nay thì lại “gật đầu”.”
Cái "gật đầu" nguy hiểm này do ai và ai bảo làm ?
Nhưng khi nói đến các chuyên viên của Liên Xô cũ và Hung Gia Lợi thì nên nhắc lại quan điểm "nói dối một nửa" của Bộ Công Thương đưa ra năm 2009 khi họ trả lời các Trí thức chống khai thác Bauxite. Họ nói:" Các dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin đã được nghiên cứu từ rất lâu, trong giai đọan hợp tác với các nước SEV (dịch qua tiếng Anh là Council for Mutual Economic Assistance, hay Hội đồng Kinh tế khối Đông Âu, thời Liên Bang Sô Viết).
Nửa phần kết luận sau của SEV đã khuyên Việt Nam, theo lời Bà Lan, là "không nên khai thác với lý do chính là hiệu quả kinh tế không cao và ảnh hưởng môi trường" thì Bộ Công thương lại giấu nhẹm đi (?)
Vậy khi nhắc đến khối SEV thì không thể không nói lại Bài viết về Bauxite của Cụ Giáo sư, Nhà Giáo Nhân dân Nguyễn Văn Chiển, người được mọi người ở trong nước ca tụng là "Người anh cả của khoa học địa chất Việt Nam", và là "Người làm tươi thêm hồng phúc của dân tộc".
Cụ Giáo sư 90 tuổi viết trên Tạp chí Tia Sáng ngày 03-11-2008: "Dự án khai thác quặng bauxit ở Tây Nguyên là một việc không quan tâm đến các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Thiên thời ở đây là điều kiện khách quan không thuận lợi. Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng của cơn khủng hoảng tài chính thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang phải hứng chịu lạm phát phi mã, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Việc triển khai dự án này không phải là giải pháp lợi ích kinh tế hiệu quả bởi: bauxit không phải là quý hiếm do vậy nếu chúng ta khai thác sẽ rất khó bán. Hiện nay chỉ có Trung Quốc, quốc gia đứng thứ hai thế giới trong khai thác và chế biến bauxit, mới có thể đứng ra "bao tiêu" được với giá rất rẻ.
Trong quá khứ, chúng ta đã đặt vấn đề với khối SEV, trong đó có cả Liên Xô, trong việc hợp tác khai thác bauxit ở Tây Nguyên nhưng chính các chuyên gia SEV đã cảnh báo về những bất lợi sẽ xảy ra tiến thành khai thác sẽ không có lợi, đồng thời họ cũng khuyến cáo chúng ta nên trồng những cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cao su…với hiệu quả kinh tế cao hơn."
Rất tiếc cho vận nước, những người có chức có quyền ở Việt Nam, những kẻ hậu sinh chỉ đáng xách dép cho cụ Chiển đã không biết học làm người mà chỉ thích làm nô lệ nên Cụ đành phải theo mệnh Trời mà quy tiên ngày 25 tháng 07 năm 2009 để lại không biết bao nhiêu nỗi thương tiếc cho giới Khoa học và mọi người.
AI BẢO MÀ GẬT ĐẦU ?
Nhưng khi nói đến hai chữ "gật đầu" của Bà Phạm Chi Lan thì cũng nên lật lại hồ sơ cũ để thấy trong Kiến Nghị gửi Nhà nước và Chính phủ ngày 17-4 (2009), các Nhà trí thức đã cáo giác những việc làm giấu dân của Chính phủ như thế này: " Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được "ký tắt" với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội."
Và trong một Bài viết gửi ra nước ngòai năm 2009, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang đã thống trách Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng đã tự ý thỏa thuận để cho Tầu vào khai thác Bauxite ở Đắk Nông (trong 2 chuyến thăm Tầu năm 2001 và 2008).
Ông Giang hỏi: "Sao ông Nông Đức Mạnh lại làm như vây!
Trước khi quyết định mời Trung Quốc vào làm bôxit ĐakNông ông đã bàn kỹ ở Trung ương chưa ? Đã tham khảo ý kiến các nhà khoa học chưa ? Đã thông qua Quốc hội chưa?..."
"…Có ai đó đặt câu hỏi: ông Mạnh đã bị lừa, hay đã bị mua? hay là cả hai? Không bị lừa thì không thể nào lại dại dột như thế! Bị mua thì có thể bằng cả hai giá. Cái giá chính trị: lời hứa bảo vệ ngai vàng. Và cái giá tài chính không biết là bao nhiêu! (Dân gian truyền tụng: "Theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất Đảng". Khẩu lệnh "thiên đình": "Trung với Đảng" (chứ không phải "Trung với Nước" như lời Hồ chủ tịch). Có nghĩa là thà mất Nước chứ quyết không để mất Đảng! Mất Tổng Bí thư tức là mất Đảng chăng?)."
Trong Quyết định ngày 16-4-2009, Bộ Chính trị trả lời những người chống khai thác Bauxite bằng giọng điệu "làm bố thiên hạ" như thế này: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên nói riêng."
Nhưng theo Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang (năm 2009) thì : " Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX còn ghi đó: "Khai thác chế biến các loại khoáng sản: phát triển công nghiệp khai thác bôxit, luyện alumin và chế biến nhôm theo một trong hai phương án: sản xuất 300 nghìn tấn/năm alumin để điện phân 75 nghìn tấn nhôm sử dụng trong nước; sản xuất 1 triệu tấn alumin cho xuất khẩu, giai đoạn sau nâng lên 3 triệu tấn. Đầu tư khai thác và tuyển quặng đồng, khai thác inmênit, đá quý, vàng, đất hiếm; xây nhà máy luyện kẽm Thái Nguyên, luyện đồng ở Lào Cai".
"Không hề nói khai thác bôxit ở Tây Nguyên, càng không hề nói phải đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên."
Các Trí thức còn viết trong phản kháng khai thác Bauxite của họ năm 2009: "Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau - những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích."
Về phương diện Quốc phòng, Kiến Nghị báo động: "Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự "nổi tiếng" của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những "vấn nạn" khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng)."
Kết luận, những người ký tên trong Kiến nghị lần thứ nhất đã yêu cầu 3 điểm:
1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định.
2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp.
3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
Tiếc thay, những ý kiến của lớp người khoa bảng đã không chọi lại được những anh lực điền vai u thịt bắp nhưng không có óc trong đầu nên Kiến nghị một đã rơi vào quên lãng.
"Cũng may" mà có sự cố vỡ hồ Bùn đỏ ở Hung (4-10-010) nên vấn đề Bauxite của Việt Nam mới được "sống lại" mạnh mẽ, cương quyết và ào ạt hơn bao giờ hết.
Lần này, trong Kiến nghị tháng 10/2020, các Trí thức và chuyên gia đã yêu cầu :
1) Ngừng ngay việc xây nhà máy chế biến Alumina ở Tân Rai (Lâm Đồng) để nghiên cứu lại.
2) Tạm huỷ dự an đang đàm phán với nước ngoài về nhà máy Nhân Cơ ở Đắk Nông. (Chú thích: nước ngòai ở đây chính là Trung Quốc)
3) Tạm thời đình chỉ tòan diện dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại.
4) Lập nhóm nghiên cức độc lập để nghiên cứu tòan bộ kế họach khai thác Bauxite rồi trình cho Quốc hội và đem ra lấy ý kiến nhân dân.
LÝ DO KHÔNG ĐƯA RA QUỐC HỘI
Hồ sơ cũ cũng cho biết chính Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội cho biết vì kinh phí khai thác Bauxite tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) mới ở mức 600 triệu dollars nên chưa đạt đến số kinh phí quy định bởi Quốc Hội đối một dự án kinh tế phải đem ra thảo luận.
Trọng không cho biết phải mất bao nhiêu tiền cho một dự án thì Quốc Hội mới được phép nhúng ta vào. Tuy nhiên, Hòang Trung Hải, Phó Thủ tướng đã cho biết trong Cuộc Hội thảo về Bauxite ngày 09-4 (2009) rằng khi nào mức sản xuất từ 1 đến 2 triệu tấn thì mới phải trình Quốc Hội xem xét.
Cả hai nhà máy hiện nay chỉ dự trù sản xuất mỗi năm 600 ngàn tấn.
Trong cuộc nói chuyện với Cử tri quận Ba Đình, Hà Nội ngày 4/5 (2009), nhiều người dân Hà thành đã yêu cầu Quốc Hội "giám sát việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên ngay tại kỳ họp này". Hoặc có người "đề nghị Quốc hội phải lắng nghe góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế về hiệu quả từ dự án này."
Nhưng theo báo điện tử ViệtNamNet, Nguyễn Phú Trọng đã giải thích : "Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla".
Trọng cũng cho biết: " Trong báo cáo về kinh tế - xã hội đưa ra trước Quốc hội lần này, Chính phủ sẽ dành một phần để đánh giá về dự án khai thác bô-xít."
"Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu", Trọng phân bua và nói thêm, "không chỉ cử tri Hà Nội mà trong chuyến đi công tác nước ngoài vừa qua, rất nhiều kiều bào cũng quan tâm đến việc Quốc hội phải giám sát dự án bô-xít Tây Nguyên. Nhưng đây là chủ trương lớn đã được thống nhất cao sau khi tính đến hiệu quả kinh tế, an ninh."
"Đây là chính sách với dân tộc, vùng nghèo. Nếu lỗ thì không ai làm. Lao động nước ngoài cũng không chỉ có Trung Quốc mà rất nhiều nước khác và đều được quản lý theo Luật Lao động".
Trong kỳ họp Quốc hội này (2009), cũng chỉ có khỏang 10 Đại biểu lên tiếng chất vấn nhưng vì Chương trình nghị sự không ghi có thảo luận nên mọi chuyện lại gấp lại.
Bằng chứng thứ hai là chuyện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đã "tự nuốt lời" với tướng Võ Nguyên Giáp và không coi người dân ra gì trong khuyến cáo khai thác Bauxite.
Theo tường thuật của báo ViệtNamnNet, khi Dũng đến nhà thăm ông Giáp ngày 7-5 (2009), nhân dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã nói với Dũng : "Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương".
Nhưng chỉ 24 giờ đồng hồ sau khi Dũng khẳng định: "Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng" thì đương sự đã nuốt lời để huyênh hoang lên giọng với các cử tri tại Thành phố Hải Phòng (9-5 (2009): "Việc khai thác sẽ được chỉ đạo nghiêm túc và có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên". (Thông tin Chính phủ CSVN)
Nhưng cho đến tháng 10/2010 thì Nhà máy Tân Rai chỉ được dự kiến đưa vào hoạt động năm 2011, chậm mất một năm và đường vận chuyển quặng về Biên Hoà hay Bình Thuận vẫn chưa được quyết định, trong khi việc xây dựng Cảng Kê Gà và đường sắt chênh vênh xuyên qua núi đồi, sông lạch nối liền Tây Nguyên về cảng này theo dự kiến ban đầu vẫn còn mờ mịt.
Để phục vụ nhu cầu cấp thời vận chuyểnsản phẩm Bauxite, Báo điện tử Chính phủ cho hay : Sau khi trực tiếp thị sát tuyến giao thông vận tải sản phẩm alumin Lâm Đồng hồi tháng 7/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo, trong giai đoạn chưa có cảng Kê Gà (phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 trước năm 2013), sản phẩm của Tổ hợp bô xít - nhôm Lâm Đồng có thể xem xét, triển khai vận chuyển theo 2 tuyến. Tuyến thứ nhất đi từ Tỉnh lộ 725-QL 20-QL27-QL1-cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), tổng chiều dài 220 km. Tuyến số 2 từ Tỉnh lộ 725-QL20-Tỉnh lộ 769-QL51-cảng Gò Dầu (Đồng Nai)." (Dân Trí, 13/10/2010)
Mới đây, vẫn theo Dân Trí thì Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ cũng "vừa đồng ý về nguyên tắc đầu tư dự án xây dựng tuyến đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc để phát triển kinh tế xã hội, phục vụ khai thác và vận chuyển bô xít từ mỏ Tân Rai - Bảo Lâm ra quốc lộ 20."
Như vậy, khi chi phí cứ đội lên mãi như thế này thì cuối cùng giá thành của 1 tấn Alumina trước khi thanh lọc thành Aluminum (chất Nhôm) là bao nhiêu, lời hay lỗ là vấn đề chưa có ông nhà nước nào tính ra được thì làm sao yên lòng người dân đóng thuế thấp cổ bé miệng ?
Trong khi ấy thì nhà máy Nhân Cơ hãy còn đất ủi ngổn ngang chưa ra ngô ra khoai gì cả.
Nhìn tổng thể thì cả hai Dự án đều đình trệ và còn rất nhiều vướng mắc chưa giải quyết xong giữa Nhà đầu tư Tập đòan Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đòan Chilaco của Trung Quốc nên giá thành sản xuất Alumina của Việt Nam còn treo trên sợi tóc, chưa biết lời lỗ ra sao!
CỨ Ì RA MUA THỜI GIAN ?
Trước áp lực của dư luận, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nói với Báo chí ở Hà Nội ngày 25/10 (2010) : " Chính phủ đang tập hợp tất cả ý kiến để báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội (QH). Quan điểm của Chính phủ là phải lắng nghe tất cả ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân sĩ, trí thức để cùng thảo luận, bàn bạc dân chủ nhằm đi đến quyết định cuối cùng để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường…. Lo ngại đó là cần thiết và chúng ta phải lắng nghe nhưng kết luận cuối cùng thì cần phải có thời gian vì đây là chủ trương đã được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ, QH chỉ đạo."
Khi phóng viên hỏi : " Thưa ông, thời gian cụ thể để đưa ra quyết định cuối cùng là khi nào?" thì Phúc trả lời ỡm ờ kiểu câu giờ : " Hiện chưa thể đưa ra mốc thời gian quyết định một việc lớn như vậy, tạm thời vẫn đang là quá trình thảo luận. Vấn đề an toàn, bùn đỏ trong khai thác đã được thảo luận nhiều lần rồi ở nhiều cấp khác nhau, trong cả giới khoa học. Nhưng từ vụ tràn bùn đỏ ở Hungary thì vấn đề này lại được đem ra thảo luận thêm và vì thế phải tiếp tục lắng nghe."
Hỏi: "Vậy ông có thể cho biết khi nào Chính phủ sẽ có buổi làm việc cụ thể với các bên liên quan để lắng nghe nhân sĩ, trí thức góp ý?"
Đáp: " Chúng tôi sẽ tập hợp hết ý kiến và báo cáo Chính phủ trong thời gian tới."
Cái mốc của "thời gian tới" có thể sắp xẩy ra và cũng có thể chẳng bao giờ đến như đã chứng minh trong thái độ của Đảng và Nhà nước đối với đợt Kiến nghị đầu tiên của Trí thức năm 2009.
Bởi vì kinh nghiệm "nói và làm" của những người có trách nhiệm ở Việt Nam thì đã nổi tiếng "đánh trống bỏ dùi" hay "nói không đi đôi với làm" từ nhiều năm rồi nên người dân cũng quen tai bảo nhau: "Họ nói sao mình biết vậy, ăn bánh vẽ nhiều chướng bụng rồi, thắc mắc làm gì cho tổn thọ" ?
Cũng chính vì Nhà nước ngu ngơ và TKV khờ khạo nên khỏang 500 triệu Mỹ kim trong qũy Bauxite đã tiêu tan rồi. Nhưng thà mất tiền mà cứu được mạng sống con người vẫn còn đáng làm hơn chuyện Nhà nước cam tâm đổ lên đầu cả nước nỗi lo âu, phiền muộn thì chỉ có những con người mắc bệnh thần kinh hết thuốc chữa mới hành động như thế. -/-
Phạm Trần
Lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có sự kiện tòan dân đã đòan kết chống lại một kế họach Kinh tế quốc gia quan trọng như đã xẩy ra đối với Dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên, sau khi các viên chức Bộ Công thương và Chủ đầu tư là Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản VN (TKV) chưa dám cam kết các hồ chứa Bùn đỏ sẽ không vỡ ra như đã xẩy ra ở Hung Gia Lợi ngày 4/10/2010.
Biến cố vỡ tường ngăn Bùn đỏ của Nhà máy Bauxit tại vùng Ajka nước Hung được Chính phủ nước này coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử của quốc gia này.
Theo báo cáo sơ khởi thì khoảng 1,1 triệu mét khối nước thải bùn đỏ đã đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 cây số và một số con sông gần đó. Tai nạn này đã làm 122 người bị thương do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 6 người mất tích, 5 người chết, lối 270 căn nhà bị cuốn trôi và phá hủy nhiều cầu đường và tài sản của dân.
Chính phủ Hung Gia Lợi đã ban bố tình trạng khẩn trương và cảnh giác vùng bị nhiễm độc không còn sinh sống được nữa. Các Nhà Khoa học Châu Âu đang lo ngại chất độc Bùn đỏ sẽ chảy xuống sông nổi tiếng Thế giới Danube làm ô nhiễm nước uống cho hàng chục triệu dân của 12 Quốc gia lân bang.
Biến cố này đã tạo sức ép cho các Nhà Trí thức, Khoa học gia, Văn nghệ Sỹ, Cựu Lãnh đoạo, Cựu đảng viên và Sỹ quan cao cấp trong Quân đội và các Trí thức người Việt Nam ở nước ngòai lên tiếng trong một Kiến nghị yêu cầu Nhà nước Việt Nam tạm dừng hai Dự án khai thác Bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) để nghiên cứu lại tòan diện hiệu qủa kinh tế và ảnh hưởng môi sinh.
Trong số gần 3,000 người ký tên (cho đến ngày 27-10-010) có Bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch Nước và Giám mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Phản ứng trong dân chúng rất sôi nổi và tích cực. Các cuộc tham dò ý kiến của hai Báo Điện tử Dânn Trí và ViệtNamNet cho thấy có đến 96 phần trăm chống tiếp tục làm 2 Dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Trong khi đó về phía Chính phủ cũng chỉ có 2 người là Bộ trường Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên và Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Dương Quang bênh vực cho việc tiếp tục làm Bauxite.
Quan điểm của Nhà nước là địa hình Việt Nam khác với Hung Gia Lợi vì khi các hồ chứ Bùn đỏ của Hung xây trên mặt đất phẳng thì các hồ chứa của VN được chia ra từng ngăn nhỏ và ở trong lòng Thung lũng, xung quanh có đồi cao bao bọc.
Ông Phạm Khôi Nguyên xác quyết rằng các hồ chứa của Việt Nam được xây kiến cố chống được mức động đất từ 7 đến 9 chấm. Tuy nhiên, các viên chức Nhà nước lại không tham khảo các chuyên viên về địa chất của Việt Nam hay của bất cứ quốc gia nào mà dám nói các bức tường của hồ có thể chịu được sức ép động đất ở cấp 9,một dự đoán rất khó xẩy ra trong điều kiện của Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên viên độc lập như Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn thì đã khẳng định với Báo chí trong nước rằng : "Chọn thung lũng làm nơi chứa chất thải bùn đỏ là cách tính toán rất dở về an toàn môi trường. Nó chỉ hay nếu nhìn ở khía cạnh tiết kiệm."
Ông nói: "Trong xây dựng, người ta kiêng kỵ đặt công trình, kể cả bãi chứa chất thải, ở những nơi tụ thủy. Chọn thung lũng làm hồ chứa bùn thải đã vi phạm vào điều cấm kỵ đó. Vì khi có mưa bão, đây sẽ là nơi hứng nước từ trên triền đồi, núi đổ xuống, gây ra nguy cơ phát tán chất thải rất lớn. Dù rằng dưới góc độ hiệu quả kinh tế của dự án, thì đây là sáng kiến hay vì chỉ cần xây một đập chắn ở hạ lưu là đã có được một hồ chứa". (Báo Thời báo Kinh tế)
Tiến Sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thì nói rằng : " Qua tính toán của chúng tôi, dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài" .
Tại Quốc hội, các Đại biểu đang dự Khó họp 8 tỏ ra rất hoang mang và lo ngại cho sự an tòan và khả năng kinh tế của Dự án Bauxite. Nhiều Đại biều như ông Dương Trung Quốc (đơn vị Đồng Nai), Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) và Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) đòi phải thảo luận công khai và chất vấn các Bộ trưởng liên quan để Quốc hội ra một quyết nghị về vấn đề Bauxite.
Nguyên Thứ tưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ phát biểu : "Tôi cho rằng, trước hết cần đặt ra câu hỏi, không khai thác bô xít ở Tây Nguyên, Việt Nam có chết không? Câu trả lời là không. Việt Nam chưa giàu về kinh tế nhưng cũng không nghèo đến mức phải bán vội bán vàng mọi thứ tài nguyên mới sống được. Khi còn là một quốc gia nghèo, việc khai thác khoáng sản thô để bán cứu đói cho người dân thì không có gì đáng trách. Nay chúng ta đã là một nước có thu nhập trung bình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có vốn, tài chính quốc gia không quá hạn hẹp đến mức phải cư xử với bô xít như vậy.
Thêm vào đó, vấn đề môi trường là một thách thức lớn. Khi khai thác cần có một không gian rất rộng, chúng ta phải bỏ đi hệ sinh thái ở Tây Nguyên để chứa bùn đỏ. Với một khối lượng bùn đỏ nằm chênh vênh ở trên Tây Nguyên là quá nguy hiểm. Nếu hồ chứa bùn đỏ bị vỡ sẽ dẫn đến việc rò rỉ hoặc thấm vào nước ngầm gây ra thảm họa môi trường rất lớn." (ViệtNam Express)
Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn: "Có nhiều lý do. Theo tôi, chúng ta không nên chỉ quan tâm đến kinh tế, mà quan trọng không kém là vấn đề môi trường, xã hội, văn hóa và cả chính trị trong đó nữa.
Trước đây, tôi cũng có ý kiến là chưa nên làm dự án này, các đồng chí trong Chính phủ cũng có bảo tiếp thu nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa có gì thay đổi. Vì vậy mà xảy ra hiểm họa Hungary đã làm chúng ta đặt lại vấn đề.
Quan điểm về vấn đề này thì tôi thấy, chúng ta hiện nay chưa có nhiều kinh nghiệm về khai thác bô-xít, cộng với địa hình Tây Nguyên của chúng ta có khác rất nhiều với các nước và thậm chí phức tạp hơn về nhiều mặt.
Đặc biệt, sự kiện bùn đỏ của Hungary và lũ lụt ở miền Trung vừa qua làm chúng ta phải suy nghĩ, nhất là khi biến đổi khí hậu của nước ta đang đứng trước tình cảnh báo động.
Vì vậy, tôi thấy dự án bô-xít Tây Nguyên lại càng không nên vội vàng, chưa nên đặt vấn đề khai thác và thậm chí nếu thấy chưa chắc chắn thì nên dừng." (Nhóm VNR500, Báo Tuần Việt Nam)
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nổi tiếng trong nước nói với Báo Dân Trí ngày 27-10 (2010) : “Nhiều người thừa nhận, vào khoảng năm 1976, 1977, sau giải phóng miền Nam, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và muốn tận dụng mọi nguồn vốn có thể để vực dậy nền kinh tế.
Lúc đó, Liên xô cũ và Hungary cũng đã được chúng ta mời vào xem xét khả năng khai thác bô xít Tây Nguyên. Đây là hai nước có nền công nghiệp nhôm phát triển rất mạnh trên thế giới.
Sau khi thăm dò cẩn thận, họ đều đưa ra lời khuyên là không nên khai thác với lý do chính là hiệu quả kinh tế không cao và ảnh hưởng môi trường, trong đó họ có tính đến giá điện. Vì Việt nam không có điện giá thấp như Liên xô dùng thủy điện nên rất khó có thể chế biến được nhôm vì chi phí rất đắt.
Đáng chú ý, họ cũng đã cảnh báo, Tây Nguyên ở vùng cao, nếu bùn đỏ tràn xuống thì không những Tây Nguyên mà hàng loạt khu vực ở vùng trũng thấp bị ảnh hưởng. Bởi vậy, dù kinh tế rất khó khăn nhưng lúc đó ta cũng đã nghe theo họ.
Chính vì thế, tôi cảm thấy tiếc là lúc chúng ta đang cần tiền nhất mà cũng không chấp nhận trả giá cho môi trường, vậy mà khi thuận lợi như hiện nay thì lại “gật đầu”.”
Cái "gật đầu" nguy hiểm này do ai và ai bảo làm ?
Nhưng khi nói đến các chuyên viên của Liên Xô cũ và Hung Gia Lợi thì nên nhắc lại quan điểm "nói dối một nửa" của Bộ Công Thương đưa ra năm 2009 khi họ trả lời các Trí thức chống khai thác Bauxite. Họ nói:" Các dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin đã được nghiên cứu từ rất lâu, trong giai đọan hợp tác với các nước SEV (dịch qua tiếng Anh là Council for Mutual Economic Assistance, hay Hội đồng Kinh tế khối Đông Âu, thời Liên Bang Sô Viết).
Nửa phần kết luận sau của SEV đã khuyên Việt Nam, theo lời Bà Lan, là "không nên khai thác với lý do chính là hiệu quả kinh tế không cao và ảnh hưởng môi trường" thì Bộ Công thương lại giấu nhẹm đi (?)
Vậy khi nhắc đến khối SEV thì không thể không nói lại Bài viết về Bauxite của Cụ Giáo sư, Nhà Giáo Nhân dân Nguyễn Văn Chiển, người được mọi người ở trong nước ca tụng là "Người anh cả của khoa học địa chất Việt Nam", và là "Người làm tươi thêm hồng phúc của dân tộc".
Cụ Giáo sư 90 tuổi viết trên Tạp chí Tia Sáng ngày 03-11-2008: "Dự án khai thác quặng bauxit ở Tây Nguyên là một việc không quan tâm đến các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Thiên thời ở đây là điều kiện khách quan không thuận lợi. Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng của cơn khủng hoảng tài chính thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang phải hứng chịu lạm phát phi mã, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Việc triển khai dự án này không phải là giải pháp lợi ích kinh tế hiệu quả bởi: bauxit không phải là quý hiếm do vậy nếu chúng ta khai thác sẽ rất khó bán. Hiện nay chỉ có Trung Quốc, quốc gia đứng thứ hai thế giới trong khai thác và chế biến bauxit, mới có thể đứng ra "bao tiêu" được với giá rất rẻ.
Trong quá khứ, chúng ta đã đặt vấn đề với khối SEV, trong đó có cả Liên Xô, trong việc hợp tác khai thác bauxit ở Tây Nguyên nhưng chính các chuyên gia SEV đã cảnh báo về những bất lợi sẽ xảy ra tiến thành khai thác sẽ không có lợi, đồng thời họ cũng khuyến cáo chúng ta nên trồng những cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cao su…với hiệu quả kinh tế cao hơn."
Rất tiếc cho vận nước, những người có chức có quyền ở Việt Nam, những kẻ hậu sinh chỉ đáng xách dép cho cụ Chiển đã không biết học làm người mà chỉ thích làm nô lệ nên Cụ đành phải theo mệnh Trời mà quy tiên ngày 25 tháng 07 năm 2009 để lại không biết bao nhiêu nỗi thương tiếc cho giới Khoa học và mọi người.
AI BẢO MÀ GẬT ĐẦU ?
Nhưng khi nói đến hai chữ "gật đầu" của Bà Phạm Chi Lan thì cũng nên lật lại hồ sơ cũ để thấy trong Kiến Nghị gửi Nhà nước và Chính phủ ngày 17-4 (2009), các Nhà trí thức đã cáo giác những việc làm giấu dân của Chính phủ như thế này: " Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được "ký tắt" với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội."
Và trong một Bài viết gửi ra nước ngòai năm 2009, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang đã thống trách Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng đã tự ý thỏa thuận để cho Tầu vào khai thác Bauxite ở Đắk Nông (trong 2 chuyến thăm Tầu năm 2001 và 2008).
Ông Giang hỏi: "Sao ông Nông Đức Mạnh lại làm như vây!
Trước khi quyết định mời Trung Quốc vào làm bôxit ĐakNông ông đã bàn kỹ ở Trung ương chưa ? Đã tham khảo ý kiến các nhà khoa học chưa ? Đã thông qua Quốc hội chưa?..."
"…Có ai đó đặt câu hỏi: ông Mạnh đã bị lừa, hay đã bị mua? hay là cả hai? Không bị lừa thì không thể nào lại dại dột như thế! Bị mua thì có thể bằng cả hai giá. Cái giá chính trị: lời hứa bảo vệ ngai vàng. Và cái giá tài chính không biết là bao nhiêu! (Dân gian truyền tụng: "Theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất Đảng". Khẩu lệnh "thiên đình": "Trung với Đảng" (chứ không phải "Trung với Nước" như lời Hồ chủ tịch). Có nghĩa là thà mất Nước chứ quyết không để mất Đảng! Mất Tổng Bí thư tức là mất Đảng chăng?)."
Trong Quyết định ngày 16-4-2009, Bộ Chính trị trả lời những người chống khai thác Bauxite bằng giọng điệu "làm bố thiên hạ" như thế này: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên nói riêng."
Nhưng theo Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang (năm 2009) thì : " Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX còn ghi đó: "Khai thác chế biến các loại khoáng sản: phát triển công nghiệp khai thác bôxit, luyện alumin và chế biến nhôm theo một trong hai phương án: sản xuất 300 nghìn tấn/năm alumin để điện phân 75 nghìn tấn nhôm sử dụng trong nước; sản xuất 1 triệu tấn alumin cho xuất khẩu, giai đoạn sau nâng lên 3 triệu tấn. Đầu tư khai thác và tuyển quặng đồng, khai thác inmênit, đá quý, vàng, đất hiếm; xây nhà máy luyện kẽm Thái Nguyên, luyện đồng ở Lào Cai".
"Không hề nói khai thác bôxit ở Tây Nguyên, càng không hề nói phải đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên."
Các Trí thức còn viết trong phản kháng khai thác Bauxite của họ năm 2009: "Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau - những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích."
Về phương diện Quốc phòng, Kiến Nghị báo động: "Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự "nổi tiếng" của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những "vấn nạn" khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng)."
Kết luận, những người ký tên trong Kiến nghị lần thứ nhất đã yêu cầu 3 điểm:
1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định.
2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp.
3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
Tiếc thay, những ý kiến của lớp người khoa bảng đã không chọi lại được những anh lực điền vai u thịt bắp nhưng không có óc trong đầu nên Kiến nghị một đã rơi vào quên lãng.
"Cũng may" mà có sự cố vỡ hồ Bùn đỏ ở Hung (4-10-010) nên vấn đề Bauxite của Việt Nam mới được "sống lại" mạnh mẽ, cương quyết và ào ạt hơn bao giờ hết.
Lần này, trong Kiến nghị tháng 10/2020, các Trí thức và chuyên gia đã yêu cầu :
1) Ngừng ngay việc xây nhà máy chế biến Alumina ở Tân Rai (Lâm Đồng) để nghiên cứu lại.
2) Tạm huỷ dự an đang đàm phán với nước ngoài về nhà máy Nhân Cơ ở Đắk Nông. (Chú thích: nước ngòai ở đây chính là Trung Quốc)
3) Tạm thời đình chỉ tòan diện dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại.
4) Lập nhóm nghiên cức độc lập để nghiên cứu tòan bộ kế họach khai thác Bauxite rồi trình cho Quốc hội và đem ra lấy ý kiến nhân dân.
LÝ DO KHÔNG ĐƯA RA QUỐC HỘI
Hồ sơ cũ cũng cho biết chính Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội cho biết vì kinh phí khai thác Bauxite tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) mới ở mức 600 triệu dollars nên chưa đạt đến số kinh phí quy định bởi Quốc Hội đối một dự án kinh tế phải đem ra thảo luận.
Trọng không cho biết phải mất bao nhiêu tiền cho một dự án thì Quốc Hội mới được phép nhúng ta vào. Tuy nhiên, Hòang Trung Hải, Phó Thủ tướng đã cho biết trong Cuộc Hội thảo về Bauxite ngày 09-4 (2009) rằng khi nào mức sản xuất từ 1 đến 2 triệu tấn thì mới phải trình Quốc Hội xem xét.
Cả hai nhà máy hiện nay chỉ dự trù sản xuất mỗi năm 600 ngàn tấn.
Trong cuộc nói chuyện với Cử tri quận Ba Đình, Hà Nội ngày 4/5 (2009), nhiều người dân Hà thành đã yêu cầu Quốc Hội "giám sát việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên ngay tại kỳ họp này". Hoặc có người "đề nghị Quốc hội phải lắng nghe góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế về hiệu quả từ dự án này."
Nhưng theo báo điện tử ViệtNamNet, Nguyễn Phú Trọng đã giải thích : "Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla".
Trọng cũng cho biết: " Trong báo cáo về kinh tế - xã hội đưa ra trước Quốc hội lần này, Chính phủ sẽ dành một phần để đánh giá về dự án khai thác bô-xít."
"Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu", Trọng phân bua và nói thêm, "không chỉ cử tri Hà Nội mà trong chuyến đi công tác nước ngoài vừa qua, rất nhiều kiều bào cũng quan tâm đến việc Quốc hội phải giám sát dự án bô-xít Tây Nguyên. Nhưng đây là chủ trương lớn đã được thống nhất cao sau khi tính đến hiệu quả kinh tế, an ninh."
"Đây là chính sách với dân tộc, vùng nghèo. Nếu lỗ thì không ai làm. Lao động nước ngoài cũng không chỉ có Trung Quốc mà rất nhiều nước khác và đều được quản lý theo Luật Lao động".
Trong kỳ họp Quốc hội này (2009), cũng chỉ có khỏang 10 Đại biểu lên tiếng chất vấn nhưng vì Chương trình nghị sự không ghi có thảo luận nên mọi chuyện lại gấp lại.
Bằng chứng thứ hai là chuyện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đã "tự nuốt lời" với tướng Võ Nguyên Giáp và không coi người dân ra gì trong khuyến cáo khai thác Bauxite.
Theo tường thuật của báo ViệtNamnNet, khi Dũng đến nhà thăm ông Giáp ngày 7-5 (2009), nhân dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã nói với Dũng : "Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương".
Nhưng chỉ 24 giờ đồng hồ sau khi Dũng khẳng định: "Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng" thì đương sự đã nuốt lời để huyênh hoang lên giọng với các cử tri tại Thành phố Hải Phòng (9-5 (2009): "Việc khai thác sẽ được chỉ đạo nghiêm túc và có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên". (Thông tin Chính phủ CSVN)
Nhưng cho đến tháng 10/2010 thì Nhà máy Tân Rai chỉ được dự kiến đưa vào hoạt động năm 2011, chậm mất một năm và đường vận chuyển quặng về Biên Hoà hay Bình Thuận vẫn chưa được quyết định, trong khi việc xây dựng Cảng Kê Gà và đường sắt chênh vênh xuyên qua núi đồi, sông lạch nối liền Tây Nguyên về cảng này theo dự kiến ban đầu vẫn còn mờ mịt.
Để phục vụ nhu cầu cấp thời vận chuyểnsản phẩm Bauxite, Báo điện tử Chính phủ cho hay : Sau khi trực tiếp thị sát tuyến giao thông vận tải sản phẩm alumin Lâm Đồng hồi tháng 7/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo, trong giai đoạn chưa có cảng Kê Gà (phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 trước năm 2013), sản phẩm của Tổ hợp bô xít - nhôm Lâm Đồng có thể xem xét, triển khai vận chuyển theo 2 tuyến. Tuyến thứ nhất đi từ Tỉnh lộ 725-QL 20-QL27-QL1-cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), tổng chiều dài 220 km. Tuyến số 2 từ Tỉnh lộ 725-QL20-Tỉnh lộ 769-QL51-cảng Gò Dầu (Đồng Nai)." (Dân Trí, 13/10/2010)
Mới đây, vẫn theo Dân Trí thì Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ cũng "vừa đồng ý về nguyên tắc đầu tư dự án xây dựng tuyến đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc để phát triển kinh tế xã hội, phục vụ khai thác và vận chuyển bô xít từ mỏ Tân Rai - Bảo Lâm ra quốc lộ 20."
Như vậy, khi chi phí cứ đội lên mãi như thế này thì cuối cùng giá thành của 1 tấn Alumina trước khi thanh lọc thành Aluminum (chất Nhôm) là bao nhiêu, lời hay lỗ là vấn đề chưa có ông nhà nước nào tính ra được thì làm sao yên lòng người dân đóng thuế thấp cổ bé miệng ?
Trong khi ấy thì nhà máy Nhân Cơ hãy còn đất ủi ngổn ngang chưa ra ngô ra khoai gì cả.
Nhìn tổng thể thì cả hai Dự án đều đình trệ và còn rất nhiều vướng mắc chưa giải quyết xong giữa Nhà đầu tư Tập đòan Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đòan Chilaco của Trung Quốc nên giá thành sản xuất Alumina của Việt Nam còn treo trên sợi tóc, chưa biết lời lỗ ra sao!
CỨ Ì RA MUA THỜI GIAN ?
Trước áp lực của dư luận, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nói với Báo chí ở Hà Nội ngày 25/10 (2010) : " Chính phủ đang tập hợp tất cả ý kiến để báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội (QH). Quan điểm của Chính phủ là phải lắng nghe tất cả ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân sĩ, trí thức để cùng thảo luận, bàn bạc dân chủ nhằm đi đến quyết định cuối cùng để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường…. Lo ngại đó là cần thiết và chúng ta phải lắng nghe nhưng kết luận cuối cùng thì cần phải có thời gian vì đây là chủ trương đã được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ, QH chỉ đạo."
Khi phóng viên hỏi : " Thưa ông, thời gian cụ thể để đưa ra quyết định cuối cùng là khi nào?" thì Phúc trả lời ỡm ờ kiểu câu giờ : " Hiện chưa thể đưa ra mốc thời gian quyết định một việc lớn như vậy, tạm thời vẫn đang là quá trình thảo luận. Vấn đề an toàn, bùn đỏ trong khai thác đã được thảo luận nhiều lần rồi ở nhiều cấp khác nhau, trong cả giới khoa học. Nhưng từ vụ tràn bùn đỏ ở Hungary thì vấn đề này lại được đem ra thảo luận thêm và vì thế phải tiếp tục lắng nghe."
Hỏi: "Vậy ông có thể cho biết khi nào Chính phủ sẽ có buổi làm việc cụ thể với các bên liên quan để lắng nghe nhân sĩ, trí thức góp ý?"
Đáp: " Chúng tôi sẽ tập hợp hết ý kiến và báo cáo Chính phủ trong thời gian tới."
Cái mốc của "thời gian tới" có thể sắp xẩy ra và cũng có thể chẳng bao giờ đến như đã chứng minh trong thái độ của Đảng và Nhà nước đối với đợt Kiến nghị đầu tiên của Trí thức năm 2009.
Bởi vì kinh nghiệm "nói và làm" của những người có trách nhiệm ở Việt Nam thì đã nổi tiếng "đánh trống bỏ dùi" hay "nói không đi đôi với làm" từ nhiều năm rồi nên người dân cũng quen tai bảo nhau: "Họ nói sao mình biết vậy, ăn bánh vẽ nhiều chướng bụng rồi, thắc mắc làm gì cho tổn thọ" ?
Cũng chính vì Nhà nước ngu ngơ và TKV khờ khạo nên khỏang 500 triệu Mỹ kim trong qũy Bauxite đã tiêu tan rồi. Nhưng thà mất tiền mà cứu được mạng sống con người vẫn còn đáng làm hơn chuyện Nhà nước cam tâm đổ lên đầu cả nước nỗi lo âu, phiền muộn thì chỉ có những con người mắc bệnh thần kinh hết thuốc chữa mới hành động như thế. -/-
Phạm Trần
Vụ Tập Đoàn Nhà Nước Vinashin Gây Món Nợ Khổng Lồ: Nguyễn Tấn Dũng Phải Từ Chức
Âu Dương Thệ
Cuối tháng 7 vừa qua Bộ chính trị đã đưa ra «Kết luận của Bộ chính trị » về Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy VN (Vinashin), một tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo đó Vinashin đã làm ăn thua lỗ và đang gây ra một số nợ khổng lồ từ trước tới nay là 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Đây là con số do Bộ chính trị xác nhận. Trong những ngày vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Lê Quang Bình đã tiết lộ, theo các số liệu ông được biết thì số nợ của Vinashin không phải chỉ là 86.000 tỉ đồng mà có thể lên tới 120.000 tỉ đồng (6,3 tỉ USD) , tức là gấp gần 1,5 lần so với con số của Bộ chính trị đã đưa ra.
Số nợ khổng lồ này các ủy viên Bộ chính trị không phải trả, Thủ tướng cũng không và các bộ trưởng cũng không. Nhưng nhân dân VN phải còng lưng trả số nợ khổng lồ này qua tiền đóng thuế ! Nếu số nợ của tập đoàn nhà nước Vinashin là 120.000 tỉ đồng thì tính đổ đồng mỗi người dân VN, từ sơ sinh tới cao tuổi, phải trả 1,5 triệu đồng để bù cho sự làm ăn thua lỗ của Vinashin. Đối với đại đa số khoảng 60 triệu nông dân VN nghèo khó thì đây là gánh nặng rất lớn!
Việc phải tổ chức lại Vinashin cho thấy tập đoàn này trên thực tế đã phá sản. TS Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội xác nhận:
"Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi". Ông Kiên gọi đây là "phá sản theo kiểu Việt Nam".
Có lẽ « phá sản theo kiểu VN » (đúng ra phải nói « phá sản theo kiểu CSVN ») cho nên tới nay trong vụ Affair Vinashin mới chỉ có người đứng đầu Vinashin là Phạm Thanh Bình và một số người dưới quyền bị cách chức và bắt giam. Vì thế dư luận rộng rãi trong xã hội rất bức xúc, vì làm sao chỉ một mình Phạm Thanh Bình mà nội trong hơn 4 năm đã gây ra một món nợ thật khủng khiếp cho ngân sách quốc gia như vậy ? Làm thế nào mà cả 11 lần thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan nhưng vẫn không tìm thấy những sai phạm và kinh doanh thua lỗ khổng lồ của Vinashin ? Đã thế, tại sao trong kì họp thứ 8 hiện nay của Quốc hội vấn đề bức xúc như vậy vẫn không được đưa ra thảo luận công khai?
Cho tới nay những người có trách nhiệm thực sự vẫn còn lẩn tránh, vẫn chỗm trệ rung đùi hô to hét lớn. Sự nghiêm minh của pháp chế XHCN là như thế sao ? Ai chịu trách nhiệm chính trị ? Ai có trách nhiệm tinh thần ?
Báo cáo Chính phủ đã nói gì về vụ phá sản của Vinashin?
Trong Báo cáo dài 18 trang của Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10.10 (một ngày trước khi QH họp) do Văn phòng Chính phủ thực hiện theo lệnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành khoảng 1/3 nói về sự hình thành và các hoạt động của Vinashin. Phần nói về nguyên nhân các đổ vỡ hiện nay của Vinashin Nguyễn Tấn Dũng đổ cho nguyên nhân khách quan do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới từ 2008 và đổ tội cho người đứng đầu tập đoàn này là Phạm Thanh Bình. Nghĩa là trong Báo cáo gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng chỉ lập lại những gì mà « Thông báo của Văn phòng Chính phủ » đã công bố ngày 4.8 mà thôi.
Trong phần đổ tội cho Phạm Thanh Bình, Báo cáo của Chính phủ đã buộc tội : “Người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng” và “báo cáo không trung thực”
Bản Báo cáo Chính phủ còn nói rằng :
« Nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.“
Không những thế, trong Báo cáo này Nguyễn Tấn Dũng lại còn đổ thừa cho các bộ phải chịu trách nhiệm: “Các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”.
Nếu so sánh số nợ của Vinashin với số thu của ngân sách quốc gia năm 2009 thì gần bằng 1/6. Đây là con số cực kì lớn ! Chỉ nội trong hơn 4 năm 2006-2010 Vinashin đã làm ăn thua lỗ đưa đến số nợ khủng khiếp như vậy. Chính trong thời gian này Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng (TT). Ông Dũng đã từng tâng bốc Vinashin là một “quả đấm thép“ trong hệ thống tập đoàn kinh tế nhà nước của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có lẽ chưa có một công ti nào trên thế giới lại gây ra một số nợ cao như vậy trong một thời gian tương đối ngắn.
Dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng thì Phạm Thanh Bình cùng lúc giữ bốn chức vụ then chốt nhất trong Vinashin là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc. Nhờ bao biện các chức vụ then chốt này nên Phạm Thanh Bình toàn quyền tự do quyết định, đã đưa con trai, em trai và em vợ vào nắm giữ các chức vụ then chốt trong Vinashin. Nghĩa là lợi dụng sự ưu đãi của Nguyễn Tấn Dũng nên Phạm Thanh Bình chỉ trong hơn 4 năm đã biến Vinashin từ một tập đoàn kinh tế nhà nước trở thành như công ti gia đình. Không những thế đã lập các báo cáo sai về tài chánh, coi thường các cuộc thanh tra, kiểm sát của các cơ quan.
Cả Ngân hàng Thế giới và báo Wall Street cũng thấy rõ sự dung túng Vinashin của Nguyễn Tấn Dũng. Mới đây trong phần báo cáo về tình hình kinh tế VN Ngân hàng Thế giới đã nhận định:
“Tập đoàn Vinashin đã sử dụng các nguồn tiền lấy từ bảo lãnh chính phủ để đầu tư vào những hoạt động không dính dáng gì đến nhiệm vụ chính, đã thế lại còn giả mạo các báo cáo tài chính và nay đang nằm bên bờ vực phá sản. »
Hai tác giả tường thuật trên tờ Wall Street ngày 22.9 còn đi sâu hơn và nói rõ nhân vật nào đứng đằng sau đỡ đầu cho Vinashin:
“Thủ tướng Dũng để nhiều tập đoàn lớn nhất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của mình thay vì để các bộ giám sát các tập đoàn này như Việt Nam làm trước đây. Ông Dũng hy vọng nhanh chóng biến các doanh nghiệp thành những tập đoàn quốc tế.“
Nghĩa là tác giả bài báo này biết rất rõ tính thích nổ và cái gì cũng muốn nhất của Nguyễn Tấn Dũng. Các tác giả bài báo còn nhận xét về con người mà ông Dũng đã giao cho đứng đầu Vinashin:
“Những người biết ông Bình, cựu Chủ tich Vinashin, nói ông là người dễ chèo kéo được khách hàng nước ngoài và cũng giỏi lo lót ở trong nước.“
Ngay báo chí theo “lề phải“ trong nước cũng đã cho biết, Phạm Thanh Bình đã mở rộng lãnh vực hoạt động của Vinashin từ đóng tầu mới thành mua tầu cũ của nước ngoài, chỉ trong vòng hai năm 2006-07 kí quyết định cho mua tới 10 tầu ngoại quốc cũ với tống số là trên 3.000 tỉ đồng. Trong số này có những tầu cũ đến nỗi đã phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để tu sửa và canh tân trở thành “khách sạn 3 sao“ trên biển chở khách Bắc-Nam, như tầu Hoa sen trị giá 60 triệu Euro nhưng chỉ dùng được vài lần đã phải buộc neo ở hải cảng Nha trang. Hay tàu Bạch Đằng giang trị giá trên 168 tỉ đồng, sau nhiều lần tu sửa và nâng cấp thành “khách sạn 4 sao“. Nhưng sau thời gian dài để phơi nắng phơi sương, cuối cùng phải bán thanh lý phần thân vỏ tàu sắt vụn để thu được 66 tỉ 190 triệu đồng. Chỉ riêng hai việc này ngân sách Nhà nước, tức thuế của nhân dân, đã mất hàng trăm tỉ đồng… Sở dĩ Phạm Thanh Bình đã có thể chi tiền rộng rãi như thế là vì Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho bộ Tài chánh và Ngân hàng Nhà nước ưu đãi đặc biệt về tài chánh cho Vinashin. Không những thế Vinashin đã được Chính phủ đứng bảo lãnh để vay nước ngoài 750 triệu USD. Chỉ tính riêng từ 9.2006 đến 4.2007, Vinashin đã phát hành 6 đợt trái phiếu trong nước với tổng số tiền huy động lên đến 8.300 tỉ đ. và các khoản vay khác tổng giá trị lên tới 13.672 tỉ đ... . Ngay cả năm 2009 Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại vẫn cho Vinashin phát hành thêm 3.000 tỉ đồng trái phiếu.
Nói tóm lại, đứng về phương diện quản trị tài chánh công và phát triển kinh tế thì các hoạt động của Vinashin trong bốn năm qua rõ ràng đã phá hoại tài sản của nhân dân, lũng đoạn tài chánh công và làm tan nát kinh tế VN! Nhưng trong Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng đã đổ lỗi tất cả cho Phạm Thanh Bình!
Trong khi ấy, Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn im lặng về chính các sai lầm vô cùng nghiêm trọng của chính ông trong tư cách làm Thủ tướng suốt từ 2006. Trong phần trách nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng chỉ đưa ra nhận định rất chung chung là « chính phủ chịu trách nhiệm ». Thái độ trốn tránh trách nhiệm của mình cũng được chính Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp trình bày trong diễn văn trước Quốc hội ngày 20.10:
“Tình trạng nghiêm trọng hiện nay của Vinashin chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo Tập đoàn.“
Tuy nhận “ Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu.“ Và còn lên giọng” Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của Tập đoàn.“
Nhưng ai trong chính phủ, người đứng đầu nào phải chịu trách nhiệm và xử lí trách nhiệm như thế nào thì Nguyễn Tấn Dũng không nói tới! Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng tìm mọi cách phủ nhận trách nhiệm cá nhân, coi đây là trách nhiệm tập thể. Nghĩa là tìm cách xí xóa, huề cả làng!
Nhiều người đứng đầu các bộ và cơ quan đã phản pháo lại Nguyễn Tấn Dũng
đồng thời tố lẫn nhau
Vụ nợ khổng lồ làm thiệt hại ngân quĩ quốc gia như thế nhưng vẫn không được đưa vào chương trình thảo luận của kì họp thứ 8 của Quốc hội từ ngày 20.10 . Tuy nhiên trong khi thảo luận tại các tổ về tình hình kinh tế-xã hội trong năm qua nhiều đại biểu đã đặt thẳng vụ Affair này với nhiều bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước...Cũng trong các dịp này một số người đứng đầu các bộ và cơ quan đã để cho báo chí phỏng vấn. Họ đã phân bua là không có quyền hành gì đối với Vinashin, tức là tố ngược Nguyễn Tấn Dũng và đồng thời họ còn đổ lỗi lẫn cho nhau.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tiền phong ngày 25.10 đã cho biết, từ 2006 khi Vinashin trở thành Tập đoàn kinh tế thì bộ Giao thông vận tải không còn là chủ quản nữa:
“Cơ quan nhà nước chấm dứt tình trạng can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn. Phân rõ quyền quản lý nhà nước và quyền chủ động sản xuất kinh doanh.“
Vẫn theo lời Hồ Nghĩa Dũng, khi ấy các bộ liên hệ như Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương…chỉ đóng vai trò tham mưu mà thôi:
“Chúng tôi chỉ có ý kiến còn việc tiếp thu hay không là quyền của tập đoàn. Kể cả về quy hoạch phát triển, công tác cán bộ, nếu không được hỏi ý kiến thì bộ cũng chịu.“
Hồ Nghĩa Dũng đã nói đúng, vì trong thực tế từ khi làm Thủ tướng vào giữa năm 2006 Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp điều khiển các Tập đoàn Nhà nước, trong đó có Vinashin. Điều này đã được ngay cả các tổ chức quốc tế xác nhận như trình bày ở phần trên. Vì Thủ tướng bổ nhiệm các Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị các tập đoàn này, trong đó có Vinashin. Chính vì thế, trái với nguyên tắc phân quyền giữa các cơ quan chính của một tập đoàn kinh doanh, Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Phạm Thanh Bình cùng lúc bao thầu nắm giữ 4 chức vụ là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn và Tổng giám đốc. Đây là nguyên nhân chính đã khiến cho Phạm Thanh Bình dám lập các báo cáo sai lầm, coi thường các cơ quan thanh tra, kiểm toán và dám đưa cả thân nhân vào giữ các chức vụ then chốt trong Vinashin.
Quan điểm trên đây của Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng được Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư và Đầu tư Võ Hồng Phúc chia sẻ rất rõ ràng:
“Năm 2008, khi Chính phủ [ở đây ám chỉ là TT, ghi chú của người viết] chỉ định chúng tôi kiểm tra các tập đoàn kinh tế, vào các tập đoàn họ không tiếp vì họ nói bộ không còn chức năng nữa. Chúng tôi phải nói đây là làm theo chỉ thị đột xuất (về chống lạm phát) chứ không phải theo luật. Tuy nhiên, kiểm tra đột xuất họ chỉ báo tổng đầu tư các dự án, còn dự án nào cụ thể thì không được làm, mà cái đó là quyền của Bộ Tài chính, của Bộ Giao thông vận tải...”
Vì được người đứng đầu chính phủ đỡ đầu nên Phạm Thanh Bình đã coi thường cả các hoạt động và kết quả thanh tra tại Vinashin. Chính điều này đã được Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gián tiếp xác nhận ngày 21.10 tại hành lang Quốc hội:
“Từ năm 2005 đến nay đã có 13-14 cuộc thanh, kiểm tra, giám sát tại đơn vị này.“ và “phát hiện rất nhiều sai phạm và đã kiến nghị.“
Ông Truyền cho biết thêm:
“Nhưng đáng tiếc là Vinashin chẳng những không nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh, kiểm tra mà còn tìm cách báo cáo không đúng sự thật, gian dối để lấp liếm việc làm của mình.“
Nhưng dựa vào nhân vật nào mà Phạm Thanh Bình đã dám cả gan làm như vậy ? Gợi ý cho câu trả lời về việc này ông Truyền đã cho biết:
"Ngay ca? khi có kê?t luâ?n cu?a Thu? tươ?ng thi? cũng có ai phu?c tra đâu? Mà đa? không phu?c tra thi? co? châ?p hành nghiêm hay không, cu?ng không ai biê?t".
Trong khi ấy trước một tháng của Kì họp thứ 8 của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ đã viết thư trả lời cho một đại biểu Quốc hội nói lí do tại sao đã không kiểm toán sổ sách của Vinashin. Tuy không nêu đích danh một nhân vật nào trong chính phủ, nhưng ông Huệ đã tố Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Trưởng ban thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã tìm nhiều mánh lới khác nhau ngăn cản Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành nhiệm vụ kiểm toán tại Vinashin. Ông đưa ra các dẫn chứng :
“Cụ thể, năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã lên kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn, nhưng do Thanh tra Chính phủ đã đưa Tập đoàn Vinashin vào kế hoạch thanh tra năm 2009 - nhưng rồi lại hoãn - nên theo quy chế phối hợp và để tránh trùng lặp, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra ngoài kế hoạch và lùi sang năm 2010.
Tuy nhiên, kế hoạch này lại tiếp tục bị "trì hoãn" bởi không được phê duyệt.“
Ông Huệ còn xác nhận một tin động trời mà tới nay Nguyễn Tấn Dũng vẫn cố tình im lặng, đó là không phải chỉ để Tổng thanh tra Chính phủ lấy cớ để tìm cách không cho Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành nhiệm vụ tại Vinashin mà sau đó cũng đã cấm cả Tổng thanh tra Chính phủ không được thanh tra Vinashin với lí do viện dẫn trong lúc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới vào thời điểm 2008-09:
“Nhưng rồi, chính Thanh tra Chính phủ cũng không được Thủ tướng chấp nhận kế hoạch thanh tra Vinashin với lý do "để doanh nghiệp tập trung phát triển sản xuất, chống suy giảm kinh tế, Thủ tướng đề nghị điều chỉnh sang kế hoạch thanh tra năm 2010"“.
Trong khi tìm cách ngăn cản các cơ quan thanh tra và kiểm toán như thế, nhưng trong Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng lại trí trá nối dối cả Quốc hội làm như ông ta rất quan tâm và vẫn nắm sát được các hoạt động của Vinashin:
"Từ 2008 đến nay khi tập đoàn bộc lộ khó khăn, Thủ tướng liên tục yêu cầu theo sát chỉ đạo và ngăn chặn sai phạm".
Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cũng còn cho biết, phụ họa với Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, thay vì thúc đẩy tính độc lập và cạnh tranh giữa Tổng kiểm toán Nhà nước và Tổng thanh tra Chính phủ trong việc giữ sạch bộ mày nhà nước, đã viện cớ “tránh trùng hợp“ để cản Tổng kiểm toán Nhà nước kiểm tra sổ sách Vinashin:
“Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bổ sung: "Kiểm toán Nhà nước nên phối hợp với Thanh tra Chính phủ để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động Thanh tra, tránh trùng lặp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành tốt cả nhiệm vụ phục vụ kiểm toán, thanh tra theo quy định, cũng như tập trung thời gian chuyên môn và sản xuất".“
Người ta được biết, từ đầu tháng 8.2010 sau khi Bộ chính trị đưa ra “Kết luận“ về Vinashin thì Nguyễn Sinh Hùng được cử làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Vẫn theo lời Vương Đình Huệ thì cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đứng đầu là Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cũng đã về hùa với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và ra lệnh ngăn cản Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành công vụ tại Vinashin:
“Ngay cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng: "Nên xem xét, cân nhắc chưa đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2010 các tập đoàn, tổng công ty mà Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính đã có quyết định thanh tra năm 2009 nhưng tạm dừng thanh tra theo chỉ đạo của Thủ tướng".
Ngoài ra, cũng trong thư trên Vương Đình Huệ đã nói toạc ra là, ngay cả Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng đã lấy lí do tránh “sự trùng lặp“ để tìm cách ngăn không cho Tổng kiểm toán Nhà nước tới xét sổ sách chi thu của Vinashin:
"Thanh tra Chính phủ thấy có sự trùng lặp về một số lĩnh vực và đối tượng kiểm toán".
Việc này Trần Văn Truyền đã biện bạch “tránh chồng chéo“ để bảo vệ cho các đơn vị được họ bao che.
“Thứ hai, tránh chồng chéo. Vì doanh nghiệp cứ kêu là thanh tra dày đặc. Nên hễ cứ có kiểm toán thì thanh tra không la?m. Mà hễ thanh tra làm thì kiểm toán không làm.”
Là cơ quan Tổng thanh tra Chính phủ tất nhiên phải dưới quyền Thủ tướng, phải làm theo ý muốn của người đứng đầu chính phủ là Nguyễn Tấn Dũng, nên khi được lệnh cản các cơ quan thanh tra hay kiểm toán nào thì ông Truyền đã lắt léo đưa ra nhiều viện cớ khác nhau!
Những lời giải thích trên đây của Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ và một số người đứng đầu các bộ đã chứng tỏ rõ ràng: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đã là hai nhân vật trực tiếp tìm cách cản trở các hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc thanh tra, kiểm toán sổ sách và hoạt động của Vinashin trong nhiều năm qua. Vì các tập đoàn nhà nước đặt dưới quyền của chính phủ và trong thực tế Thủ tướng trực tiếp điều khiển. Chẳng những thế trong danh nghĩa Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng còn tìm cách vô hiệu hóa những kết luận thanh tra của các cơ quan hữu quan và cố tình bao che các việc làm sai trái của Phạm Thanh Bình trong Vinashin khiến đã đưa tới tình trạng là chỉ nội tron hơn 4 năm Vinashin đã gây ra một món nợ rất lớn là 120.000 tỉ đồng cho đất nước! Tình hình đã xẩy ra ở Vinashin trong các năm qua cũng đã được Ngân hàng Thế giới và báo chí quốc tế xác nhận, như đã nói ở trên.
Trong những ngày qua nhiều đại biểu Quốc hội và nhiều chuyên viên, nhân sĩ trong nước đã tõ ra rất bất bình trước thái độ trốn tránh trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng. Vì ngay Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã xác nhận có bao che trong vụ Vinashin:
“Việc phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm nhưng không được xử lý, ngăn chặn kịp thời, điển hình như vụ Vinashin qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm như đầu tư dàn trải, tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề; tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản; sản xuất kinh doanh đình trệ; tình hình nội bộ diễn biến phức tạp: 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc, trên 5.000 công nhân mất việc làm, nợ lương... mà Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Qua đó xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của Nhà nước.,
* * *
Xét công và tội của một chính khách phải căn cứ trên các sự kiện rõ ràng: quyền hành được giao phó tới mức độ nào, trách nhiệm theo dõi công việc ra làm sao, thành quả đạt được như thế nào và thái độ của chính khách đứng trước thành công cũng như thất bại. Dựa trên các cơ sở khách quan này để xét về trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Affair Vinsahin:
- Theo qui định về tổ chức và điều hành của hai loại doanh nghiệp nhà nước lớn nhất là Tập đoàn và Tổng công ti 91 thì Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các chức Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mặc dầu trái với nguyên tắc phân quyền, nhưng từ năm 2006 trong tư cách là Thủ tướng, ông Dũng đã giao cho Phạm Thanh Bình, người đồng hương Cà mâu với mình, cả 4 chức vụ chủ chốt trong tập đoàn Vinashin: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn và Tổng giám đốc.
- Cũng trong thời gian hơn 4 năm này, trong tư cách là Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho các bộ Tài chánh, Ngân hàng Nhà nước rót tiền rất lớn cho Vinashin. Ngoài ra ông Dũng còn cho phép Vinashin, dưới dự bảo lãnh của chính phủ, được quyền phát hành trái phiếu cả Dollar lẫn tiền đồng trị giá lên hàng chục ngàn tỉ đồng để Phạm Thanh Bình thực hiện việc mở rộng rất lớn và rất nhanh những hoạt động của Vinashin ngoài cả những lãnh vực không dính dấp gì tới đóng tầu và sửa chữa tầu.
- Cũng trong thời gian hơn 4 năm này Nguyễn Tấn Dũng trong tư cách là Thủ tướng, nhưng đã không lưu ý tới các lời cảnh báo và các đề nghị của nhiều bộ liên hệ với Vinashin, kể các chuyên viên độc lập. Tuy các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã tới kiểm soát 9 lần và đã khám phá ra những sai lầm nghiêm trọng của Vinashin. Ông Dũng đã được thông báo, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn để Phạm Thanh Bình tiếp tục tự do hành động. Không những thế, Nguyễn Tấn Dũng còn dùng uy quyền và cả mánh lới để ngăn cản không cho Tổng kiểm toán Nhà nước được quyền kiểm toán sổ sách chi thu của Vinashin.
- Từ 2008-09 khi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chánh thế giới bùng nổ thì kinh tế VN cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng, khiến cho số nợ đã quá lớn của Vinashin không thể còn dấu kín được nữa thì Nguyễn Tấn Dũng đã tìm cách, một mặt đổ thừa do nguyên nhân khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chánh thế giới và mặt khác còn trút tất cả tội lên Phạm Thanh Bình và đổ lỗi cho một số bộ và cơ quan chính phủ. Trong các báo cáo trình bày tại Bộ chính trị cuối tháng 7 cũng như gởi Quốc hội giữa tháng 10 vừa qua Nguyễn Tấn Dũng vẫn tìm cách che dấu những sai lầm do chính mình gây ra, chỉ bảo đó là “chính phủ chịu trách nhiệm“, tức là trách nhiệm tập thể và phủ nhận trách nhiệm cá nhân của chính ông Dũng.
Các sự kiện dẫn chứng trên đây đã cho thấy, trong tư cách là Thủ tướng nhưng Nguyễn Tấn Dũng đã đi vào nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc giao phó, điều hành, kiểm soát, thông tin và mức độ ý thức trách nhiệm trong vụ Affair Vinashin. Vì thế, dưới quyền chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng chỉ trong vòng hơn 4 năm Vinashin đã gây thiệt hại cho ngân quĩ quốc gia lên tới 120.000 tỉ đồng, bằng khoảng gần 1/6 tổng thu của ngân sách nhà nước năm 2009 do tiền thuế của nhân dân !
Những gì đã xẩy ra tại Vinashin trong hơn 4 năm qua chứng tỏ rõ ràng là, Nguyễn Tấn dũng đã giao công việc cho người không đúng khả năng, trao quyền rộng rãi nhưng lại không có kiểm soát chặt chẽ, tới khi xẩy ra những thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia thì lại không dám công khai nhìn nhận trách nhiệm cá nhân, lại đổ thừa cho những người dưới quyền và viện dẫn các lí do khách quan. Như thế ông Dũng đã tự đánh mất lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm, làm mất uy tín của Chính phủ.
Vì vậy xét về mặt trách nhiệm chính trị, trong tư cách đứng đầu chính phủ ông Dũng phải là người chịu trách nhiệm chính trị đầu tiên về sự phá sản và món nợ thật khủng khiếp của Vinsahin từ 2006-2010. Xét về mặt tư cách và khả năng lãnh đạo, ông Dũng đã tự chứng tỏ bất tài và thiếu tư cách. Do đó đúng ra Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức Thủ tướng ngay. Vì ngay sau khi Nguyễn Tấn Dũng nhận chức Thủ tướng, ông đã có Quyết định rõ ràng là, bất cứ cơ quan nào trong chính phủ để xẩy ra những sai trái thì người đứng đầu cơ quan đó phải chịu trách nhiệm !
Những hành vi này là vi phạm kỉ luật và đã dẫn tới gây thiệt hại công quĩ rất lớn. Nhưng các việc làm hiện nay của Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy, ông Dũng đã không đủ can đảm nhìn nhận trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ, mà lại đổ riêng cho Phạm Thanh Bình, các bộ và cơ quan khác trong chính phủ. Thái độ này lại chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng không chỉ có tác phong trốn tránh trách nhiệm mà còn mất cả tư cách và đạo đức nữa. Một chính khách mà không biết chọn người, không có ý thức trách nhiệm và đánh mất cả tư cách đạo đức, như thế là đã tự đánh mất uy tín và không xứng đáng ở vai trò lãnh đạo tiếp tục. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang tìm cách leo cao hơn, ngồi lâu hơn trong Đại hội 11 sắp tới!
Trọng vụ Affair Vinashin, ngoài việc xác định trách nhiệm chính trị cá nhân đối với người cầm đầu chính phủ còn cần phải làm rõ trách nhiệm tinh thần. Ở đây mọi người càng thấy rõ, chính nguyên tắc “Tập trung dân chủ“, xương sống của cơ cấu tổ chức và vận hành ở cấp cao nhất của chế độ độc tài toàn trị, đã dung túng chủ nghĩa trốn tránh trách nhiệm cá nhân, phủ nhận tội lỗi của những người có quyền lực…Mọi sai lầm, tội lỗi trút cả lên đầu kẻ dưới. Cho nên trong tất cả các Affair từ tiền bạc tới lợi dụng chức quyền thì chỉ các con tép bị bắt còn các con cá sộp vẫn nhởn nhơ và ngạo mạn tiếp tục!
Trong một xã hội dân chủ đa nguyên và pháp trị thì vụ Affairs khủng khiếp như Vinashin chắc chắn sẽ bị đưa ra trước quốc hội thảo luận. Trước đó Quốc hội sẽ cử một Ủy ban độc lập điều tra về việc này, trong đó có đại diện của các chính đảng có chân trong Quốc hội. Từ Thủ tướng cho tới các bộ trưởng và những người đứng đầu các cơ quan sẽ phải trình bày trước Quốc hội và trả lời các chất vấn của các dân biểu. Cuối cùng Quốc hội sẽ biểu quyết kín về tín nhiệm hay cách chức những người trong chính phủ, kể cả Thủ tướng. Trong nhiều chế độ dân chủ đa nguyên còn thừa nhận, trong trường hợp nghiêm trọng thì quốc hội phải giải tán và bầu cử quốc hội mới để thành lập chính phủ mới. Khi ấy có thể đảng đang cầm quyền sẽ bị mất quyền trong cuộc bầu cử mới.
Tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN hiện nay theo chế độ độc tài toàn trị thì lại hoàn toàn khác. Tuy rằng “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước“, nhưng vụ Affair cực kì nghiệm trọng của Vinashin đã không có trong chương trình thảo luận. Trong khi ấy thì chủ trương để các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ “vai trò chủ đạo“ và làm “nền tảng“ cho các hoạt động kinh tế vẫn được ghi rõ trong dự thảo Cương lĩnh chính trị 2011 sẽ được thông qua trong Đại hội 11 vào tháng 1.2011. Không những thế trong Dự thảo này còn ghi rõ ĐCSVN là “đảng cầm quyền“. Điều này có nghĩa là, những phần tử đang có quyền lực, tuy bất tài và thất đức, nhưng vẫn tìm mọi mánh lới và thủ đoạn để leo cao hơn, ngồi lâu hơn để độc quyền tham nhũng và đàn áp nhân dân! Do đó sẽ còn hàng trăm, hàng ngàn Affair khủng khiếp như Vinashin. Vì “Đảng cầm quyền“ vẫn độc quyền thao túng hàng ngàn Công ti, Tổng công ti và Tập đoàn Nhà nước. Tại những nơi này bọn tham quan đang đục khoét tài sản nhân dân và phá hoại một cách vô tội vạ nền kinh tế VN, như đã diễn ra ở Vinashin! ?
GHI CHÚ:
. Xem thêm: Nguyễn Trung, Từ chuyện Vinashin - Con tầu không bến đến một cơ chế cần khai tử, trong Dân chủ & Phát triển (DC&PT). Lê Trung Thành, Vinashin –chuyện bây giờ mới kể, loạt bài trên Bauxit Vietnam gần đây. Âu Dương Thệ, Vụ Affair Vinashin: Chống phá lẫn nhau ở Trung ương để giữ ghế chia phần trong ĐH 11, trong DC&PT
. Thanh niên, 23.10
. Tuần VN, 2210
. Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội 19.10 (BCCP)
. BCCP
. BCCP
. Nhân dân 1.12.09
. Vietnam Net (VNN), 20.10
. Tiền phong (TP), 6.8
. RFI 19.10
. BBC 22.9
. Như trên
. Lao động (LĐ) 6.8
. Pháp luật (PL) 6.8, LĐ 7.8
. PL 10.8
. LĐ 6.8
. PL 10.8.
. BCCP
. Diễn văn của Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội ngày 20.10
. TP 25.10
. TP 25
. Tuổi trẻ 22.10
. LĐ 22.10
. LĐ 22.10
. VNN 21.10
. VNN 25.10
. Như trên
. BCCP
. VNN 25.10
. Như trên
. Như trên
. Như trên
. LĐ 26.10
. Nguyễn Quang A, Kinh tế Nhà nước giữ chủ đạo: Sự lẫn lộn trong tư duy, Tuần VN 29.9
ÂU DƯƠNG THỆ
Cuối tháng 7 vừa qua Bộ chính trị đã đưa ra «Kết luận của Bộ chính trị » về Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy VN (Vinashin), một tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo đó Vinashin đã làm ăn thua lỗ và đang gây ra một số nợ khổng lồ từ trước tới nay là 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Đây là con số do Bộ chính trị xác nhận. Trong những ngày vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Lê Quang Bình đã tiết lộ, theo các số liệu ông được biết thì số nợ của Vinashin không phải chỉ là 86.000 tỉ đồng mà có thể lên tới 120.000 tỉ đồng (6,3 tỉ USD) , tức là gấp gần 1,5 lần so với con số của Bộ chính trị đã đưa ra.
Số nợ khổng lồ này các ủy viên Bộ chính trị không phải trả, Thủ tướng cũng không và các bộ trưởng cũng không. Nhưng nhân dân VN phải còng lưng trả số nợ khổng lồ này qua tiền đóng thuế ! Nếu số nợ của tập đoàn nhà nước Vinashin là 120.000 tỉ đồng thì tính đổ đồng mỗi người dân VN, từ sơ sinh tới cao tuổi, phải trả 1,5 triệu đồng để bù cho sự làm ăn thua lỗ của Vinashin. Đối với đại đa số khoảng 60 triệu nông dân VN nghèo khó thì đây là gánh nặng rất lớn!
Việc phải tổ chức lại Vinashin cho thấy tập đoàn này trên thực tế đã phá sản. TS Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội xác nhận:
"Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi". Ông Kiên gọi đây là "phá sản theo kiểu Việt Nam".
Có lẽ « phá sản theo kiểu VN » (đúng ra phải nói « phá sản theo kiểu CSVN ») cho nên tới nay trong vụ Affair Vinashin mới chỉ có người đứng đầu Vinashin là Phạm Thanh Bình và một số người dưới quyền bị cách chức và bắt giam. Vì thế dư luận rộng rãi trong xã hội rất bức xúc, vì làm sao chỉ một mình Phạm Thanh Bình mà nội trong hơn 4 năm đã gây ra một món nợ thật khủng khiếp cho ngân sách quốc gia như vậy ? Làm thế nào mà cả 11 lần thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan nhưng vẫn không tìm thấy những sai phạm và kinh doanh thua lỗ khổng lồ của Vinashin ? Đã thế, tại sao trong kì họp thứ 8 hiện nay của Quốc hội vấn đề bức xúc như vậy vẫn không được đưa ra thảo luận công khai?
Cho tới nay những người có trách nhiệm thực sự vẫn còn lẩn tránh, vẫn chỗm trệ rung đùi hô to hét lớn. Sự nghiêm minh của pháp chế XHCN là như thế sao ? Ai chịu trách nhiệm chính trị ? Ai có trách nhiệm tinh thần ?
Báo cáo Chính phủ đã nói gì về vụ phá sản của Vinashin?
Trong Báo cáo dài 18 trang của Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10.10 (một ngày trước khi QH họp) do Văn phòng Chính phủ thực hiện theo lệnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành khoảng 1/3 nói về sự hình thành và các hoạt động của Vinashin. Phần nói về nguyên nhân các đổ vỡ hiện nay của Vinashin Nguyễn Tấn Dũng đổ cho nguyên nhân khách quan do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới từ 2008 và đổ tội cho người đứng đầu tập đoàn này là Phạm Thanh Bình. Nghĩa là trong Báo cáo gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng chỉ lập lại những gì mà « Thông báo của Văn phòng Chính phủ » đã công bố ngày 4.8 mà thôi.
Trong phần đổ tội cho Phạm Thanh Bình, Báo cáo của Chính phủ đã buộc tội : “Người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng” và “báo cáo không trung thực”
Bản Báo cáo Chính phủ còn nói rằng :
« Nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.“
Không những thế, trong Báo cáo này Nguyễn Tấn Dũng lại còn đổ thừa cho các bộ phải chịu trách nhiệm: “Các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”.
Nếu so sánh số nợ của Vinashin với số thu của ngân sách quốc gia năm 2009 thì gần bằng 1/6. Đây là con số cực kì lớn ! Chỉ nội trong hơn 4 năm 2006-2010 Vinashin đã làm ăn thua lỗ đưa đến số nợ khủng khiếp như vậy. Chính trong thời gian này Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng (TT). Ông Dũng đã từng tâng bốc Vinashin là một “quả đấm thép“ trong hệ thống tập đoàn kinh tế nhà nước của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có lẽ chưa có một công ti nào trên thế giới lại gây ra một số nợ cao như vậy trong một thời gian tương đối ngắn.
Dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng thì Phạm Thanh Bình cùng lúc giữ bốn chức vụ then chốt nhất trong Vinashin là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc. Nhờ bao biện các chức vụ then chốt này nên Phạm Thanh Bình toàn quyền tự do quyết định, đã đưa con trai, em trai và em vợ vào nắm giữ các chức vụ then chốt trong Vinashin. Nghĩa là lợi dụng sự ưu đãi của Nguyễn Tấn Dũng nên Phạm Thanh Bình chỉ trong hơn 4 năm đã biến Vinashin từ một tập đoàn kinh tế nhà nước trở thành như công ti gia đình. Không những thế đã lập các báo cáo sai về tài chánh, coi thường các cuộc thanh tra, kiểm sát của các cơ quan.
Cả Ngân hàng Thế giới và báo Wall Street cũng thấy rõ sự dung túng Vinashin của Nguyễn Tấn Dũng. Mới đây trong phần báo cáo về tình hình kinh tế VN Ngân hàng Thế giới đã nhận định:
“Tập đoàn Vinashin đã sử dụng các nguồn tiền lấy từ bảo lãnh chính phủ để đầu tư vào những hoạt động không dính dáng gì đến nhiệm vụ chính, đã thế lại còn giả mạo các báo cáo tài chính và nay đang nằm bên bờ vực phá sản. »
Hai tác giả tường thuật trên tờ Wall Street ngày 22.9 còn đi sâu hơn và nói rõ nhân vật nào đứng đằng sau đỡ đầu cho Vinashin:
“Thủ tướng Dũng để nhiều tập đoàn lớn nhất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của mình thay vì để các bộ giám sát các tập đoàn này như Việt Nam làm trước đây. Ông Dũng hy vọng nhanh chóng biến các doanh nghiệp thành những tập đoàn quốc tế.“
Nghĩa là tác giả bài báo này biết rất rõ tính thích nổ và cái gì cũng muốn nhất của Nguyễn Tấn Dũng. Các tác giả bài báo còn nhận xét về con người mà ông Dũng đã giao cho đứng đầu Vinashin:
“Những người biết ông Bình, cựu Chủ tich Vinashin, nói ông là người dễ chèo kéo được khách hàng nước ngoài và cũng giỏi lo lót ở trong nước.“
Ngay báo chí theo “lề phải“ trong nước cũng đã cho biết, Phạm Thanh Bình đã mở rộng lãnh vực hoạt động của Vinashin từ đóng tầu mới thành mua tầu cũ của nước ngoài, chỉ trong vòng hai năm 2006-07 kí quyết định cho mua tới 10 tầu ngoại quốc cũ với tống số là trên 3.000 tỉ đồng. Trong số này có những tầu cũ đến nỗi đã phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để tu sửa và canh tân trở thành “khách sạn 3 sao“ trên biển chở khách Bắc-Nam, như tầu Hoa sen trị giá 60 triệu Euro nhưng chỉ dùng được vài lần đã phải buộc neo ở hải cảng Nha trang. Hay tàu Bạch Đằng giang trị giá trên 168 tỉ đồng, sau nhiều lần tu sửa và nâng cấp thành “khách sạn 4 sao“. Nhưng sau thời gian dài để phơi nắng phơi sương, cuối cùng phải bán thanh lý phần thân vỏ tàu sắt vụn để thu được 66 tỉ 190 triệu đồng. Chỉ riêng hai việc này ngân sách Nhà nước, tức thuế của nhân dân, đã mất hàng trăm tỉ đồng… Sở dĩ Phạm Thanh Bình đã có thể chi tiền rộng rãi như thế là vì Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho bộ Tài chánh và Ngân hàng Nhà nước ưu đãi đặc biệt về tài chánh cho Vinashin. Không những thế Vinashin đã được Chính phủ đứng bảo lãnh để vay nước ngoài 750 triệu USD. Chỉ tính riêng từ 9.2006 đến 4.2007, Vinashin đã phát hành 6 đợt trái phiếu trong nước với tổng số tiền huy động lên đến 8.300 tỉ đ. và các khoản vay khác tổng giá trị lên tới 13.672 tỉ đ... . Ngay cả năm 2009 Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại vẫn cho Vinashin phát hành thêm 3.000 tỉ đồng trái phiếu.
Nói tóm lại, đứng về phương diện quản trị tài chánh công và phát triển kinh tế thì các hoạt động của Vinashin trong bốn năm qua rõ ràng đã phá hoại tài sản của nhân dân, lũng đoạn tài chánh công và làm tan nát kinh tế VN! Nhưng trong Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng đã đổ lỗi tất cả cho Phạm Thanh Bình!
Trong khi ấy, Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn im lặng về chính các sai lầm vô cùng nghiêm trọng của chính ông trong tư cách làm Thủ tướng suốt từ 2006. Trong phần trách nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng chỉ đưa ra nhận định rất chung chung là « chính phủ chịu trách nhiệm ». Thái độ trốn tránh trách nhiệm của mình cũng được chính Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp trình bày trong diễn văn trước Quốc hội ngày 20.10:
“Tình trạng nghiêm trọng hiện nay của Vinashin chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo Tập đoàn.“
Tuy nhận “ Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu.“ Và còn lên giọng” Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của Tập đoàn.“
Nhưng ai trong chính phủ, người đứng đầu nào phải chịu trách nhiệm và xử lí trách nhiệm như thế nào thì Nguyễn Tấn Dũng không nói tới! Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng tìm mọi cách phủ nhận trách nhiệm cá nhân, coi đây là trách nhiệm tập thể. Nghĩa là tìm cách xí xóa, huề cả làng!
Nhiều người đứng đầu các bộ và cơ quan đã phản pháo lại Nguyễn Tấn Dũng
đồng thời tố lẫn nhau
Vụ nợ khổng lồ làm thiệt hại ngân quĩ quốc gia như thế nhưng vẫn không được đưa vào chương trình thảo luận của kì họp thứ 8 của Quốc hội từ ngày 20.10 . Tuy nhiên trong khi thảo luận tại các tổ về tình hình kinh tế-xã hội trong năm qua nhiều đại biểu đã đặt thẳng vụ Affair này với nhiều bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước...Cũng trong các dịp này một số người đứng đầu các bộ và cơ quan đã để cho báo chí phỏng vấn. Họ đã phân bua là không có quyền hành gì đối với Vinashin, tức là tố ngược Nguyễn Tấn Dũng và đồng thời họ còn đổ lỗi lẫn cho nhau.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tiền phong ngày 25.10 đã cho biết, từ 2006 khi Vinashin trở thành Tập đoàn kinh tế thì bộ Giao thông vận tải không còn là chủ quản nữa:
“Cơ quan nhà nước chấm dứt tình trạng can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn. Phân rõ quyền quản lý nhà nước và quyền chủ động sản xuất kinh doanh.“
Vẫn theo lời Hồ Nghĩa Dũng, khi ấy các bộ liên hệ như Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương…chỉ đóng vai trò tham mưu mà thôi:
“Chúng tôi chỉ có ý kiến còn việc tiếp thu hay không là quyền của tập đoàn. Kể cả về quy hoạch phát triển, công tác cán bộ, nếu không được hỏi ý kiến thì bộ cũng chịu.“
Hồ Nghĩa Dũng đã nói đúng, vì trong thực tế từ khi làm Thủ tướng vào giữa năm 2006 Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp điều khiển các Tập đoàn Nhà nước, trong đó có Vinashin. Điều này đã được ngay cả các tổ chức quốc tế xác nhận như trình bày ở phần trên. Vì Thủ tướng bổ nhiệm các Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị các tập đoàn này, trong đó có Vinashin. Chính vì thế, trái với nguyên tắc phân quyền giữa các cơ quan chính của một tập đoàn kinh doanh, Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Phạm Thanh Bình cùng lúc bao thầu nắm giữ 4 chức vụ là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn và Tổng giám đốc. Đây là nguyên nhân chính đã khiến cho Phạm Thanh Bình dám lập các báo cáo sai lầm, coi thường các cơ quan thanh tra, kiểm toán và dám đưa cả thân nhân vào giữ các chức vụ then chốt trong Vinashin.
Quan điểm trên đây của Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng được Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư và Đầu tư Võ Hồng Phúc chia sẻ rất rõ ràng:
“Năm 2008, khi Chính phủ [ở đây ám chỉ là TT, ghi chú của người viết] chỉ định chúng tôi kiểm tra các tập đoàn kinh tế, vào các tập đoàn họ không tiếp vì họ nói bộ không còn chức năng nữa. Chúng tôi phải nói đây là làm theo chỉ thị đột xuất (về chống lạm phát) chứ không phải theo luật. Tuy nhiên, kiểm tra đột xuất họ chỉ báo tổng đầu tư các dự án, còn dự án nào cụ thể thì không được làm, mà cái đó là quyền của Bộ Tài chính, của Bộ Giao thông vận tải...”
Vì được người đứng đầu chính phủ đỡ đầu nên Phạm Thanh Bình đã coi thường cả các hoạt động và kết quả thanh tra tại Vinashin. Chính điều này đã được Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gián tiếp xác nhận ngày 21.10 tại hành lang Quốc hội:
“Từ năm 2005 đến nay đã có 13-14 cuộc thanh, kiểm tra, giám sát tại đơn vị này.“ và “phát hiện rất nhiều sai phạm và đã kiến nghị.“
Ông Truyền cho biết thêm:
“Nhưng đáng tiếc là Vinashin chẳng những không nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh, kiểm tra mà còn tìm cách báo cáo không đúng sự thật, gian dối để lấp liếm việc làm của mình.“
Nhưng dựa vào nhân vật nào mà Phạm Thanh Bình đã dám cả gan làm như vậy ? Gợi ý cho câu trả lời về việc này ông Truyền đã cho biết:
"Ngay ca? khi có kê?t luâ?n cu?a Thu? tươ?ng thi? cũng có ai phu?c tra đâu? Mà đa? không phu?c tra thi? co? châ?p hành nghiêm hay không, cu?ng không ai biê?t".
Trong khi ấy trước một tháng của Kì họp thứ 8 của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ đã viết thư trả lời cho một đại biểu Quốc hội nói lí do tại sao đã không kiểm toán sổ sách của Vinashin. Tuy không nêu đích danh một nhân vật nào trong chính phủ, nhưng ông Huệ đã tố Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Trưởng ban thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã tìm nhiều mánh lới khác nhau ngăn cản Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành nhiệm vụ kiểm toán tại Vinashin. Ông đưa ra các dẫn chứng :
“Cụ thể, năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã lên kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn, nhưng do Thanh tra Chính phủ đã đưa Tập đoàn Vinashin vào kế hoạch thanh tra năm 2009 - nhưng rồi lại hoãn - nên theo quy chế phối hợp và để tránh trùng lặp, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra ngoài kế hoạch và lùi sang năm 2010.
Tuy nhiên, kế hoạch này lại tiếp tục bị "trì hoãn" bởi không được phê duyệt.“
Ông Huệ còn xác nhận một tin động trời mà tới nay Nguyễn Tấn Dũng vẫn cố tình im lặng, đó là không phải chỉ để Tổng thanh tra Chính phủ lấy cớ để tìm cách không cho Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành nhiệm vụ tại Vinashin mà sau đó cũng đã cấm cả Tổng thanh tra Chính phủ không được thanh tra Vinashin với lí do viện dẫn trong lúc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới vào thời điểm 2008-09:
“Nhưng rồi, chính Thanh tra Chính phủ cũng không được Thủ tướng chấp nhận kế hoạch thanh tra Vinashin với lý do "để doanh nghiệp tập trung phát triển sản xuất, chống suy giảm kinh tế, Thủ tướng đề nghị điều chỉnh sang kế hoạch thanh tra năm 2010"“.
Trong khi tìm cách ngăn cản các cơ quan thanh tra và kiểm toán như thế, nhưng trong Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng lại trí trá nối dối cả Quốc hội làm như ông ta rất quan tâm và vẫn nắm sát được các hoạt động của Vinashin:
"Từ 2008 đến nay khi tập đoàn bộc lộ khó khăn, Thủ tướng liên tục yêu cầu theo sát chỉ đạo và ngăn chặn sai phạm".
Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cũng còn cho biết, phụ họa với Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, thay vì thúc đẩy tính độc lập và cạnh tranh giữa Tổng kiểm toán Nhà nước và Tổng thanh tra Chính phủ trong việc giữ sạch bộ mày nhà nước, đã viện cớ “tránh trùng hợp“ để cản Tổng kiểm toán Nhà nước kiểm tra sổ sách Vinashin:
“Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bổ sung: "Kiểm toán Nhà nước nên phối hợp với Thanh tra Chính phủ để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động Thanh tra, tránh trùng lặp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành tốt cả nhiệm vụ phục vụ kiểm toán, thanh tra theo quy định, cũng như tập trung thời gian chuyên môn và sản xuất".“
Người ta được biết, từ đầu tháng 8.2010 sau khi Bộ chính trị đưa ra “Kết luận“ về Vinashin thì Nguyễn Sinh Hùng được cử làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Vẫn theo lời Vương Đình Huệ thì cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đứng đầu là Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cũng đã về hùa với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và ra lệnh ngăn cản Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành công vụ tại Vinashin:
“Ngay cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng: "Nên xem xét, cân nhắc chưa đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2010 các tập đoàn, tổng công ty mà Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính đã có quyết định thanh tra năm 2009 nhưng tạm dừng thanh tra theo chỉ đạo của Thủ tướng".
Ngoài ra, cũng trong thư trên Vương Đình Huệ đã nói toạc ra là, ngay cả Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng đã lấy lí do tránh “sự trùng lặp“ để tìm cách ngăn không cho Tổng kiểm toán Nhà nước tới xét sổ sách chi thu của Vinashin:
"Thanh tra Chính phủ thấy có sự trùng lặp về một số lĩnh vực và đối tượng kiểm toán".
Việc này Trần Văn Truyền đã biện bạch “tránh chồng chéo“ để bảo vệ cho các đơn vị được họ bao che.
“Thứ hai, tránh chồng chéo. Vì doanh nghiệp cứ kêu là thanh tra dày đặc. Nên hễ cứ có kiểm toán thì thanh tra không la?m. Mà hễ thanh tra làm thì kiểm toán không làm.”
Là cơ quan Tổng thanh tra Chính phủ tất nhiên phải dưới quyền Thủ tướng, phải làm theo ý muốn của người đứng đầu chính phủ là Nguyễn Tấn Dũng, nên khi được lệnh cản các cơ quan thanh tra hay kiểm toán nào thì ông Truyền đã lắt léo đưa ra nhiều viện cớ khác nhau!
Những lời giải thích trên đây của Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ và một số người đứng đầu các bộ đã chứng tỏ rõ ràng: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đã là hai nhân vật trực tiếp tìm cách cản trở các hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc thanh tra, kiểm toán sổ sách và hoạt động của Vinashin trong nhiều năm qua. Vì các tập đoàn nhà nước đặt dưới quyền của chính phủ và trong thực tế Thủ tướng trực tiếp điều khiển. Chẳng những thế trong danh nghĩa Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng còn tìm cách vô hiệu hóa những kết luận thanh tra của các cơ quan hữu quan và cố tình bao che các việc làm sai trái của Phạm Thanh Bình trong Vinashin khiến đã đưa tới tình trạng là chỉ nội tron hơn 4 năm Vinashin đã gây ra một món nợ rất lớn là 120.000 tỉ đồng cho đất nước! Tình hình đã xẩy ra ở Vinashin trong các năm qua cũng đã được Ngân hàng Thế giới và báo chí quốc tế xác nhận, như đã nói ở trên.
Trong những ngày qua nhiều đại biểu Quốc hội và nhiều chuyên viên, nhân sĩ trong nước đã tõ ra rất bất bình trước thái độ trốn tránh trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng. Vì ngay Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã xác nhận có bao che trong vụ Vinashin:
“Việc phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm nhưng không được xử lý, ngăn chặn kịp thời, điển hình như vụ Vinashin qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm như đầu tư dàn trải, tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề; tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản; sản xuất kinh doanh đình trệ; tình hình nội bộ diễn biến phức tạp: 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc, trên 5.000 công nhân mất việc làm, nợ lương... mà Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Qua đó xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của Nhà nước.,
* * *
Xét công và tội của một chính khách phải căn cứ trên các sự kiện rõ ràng: quyền hành được giao phó tới mức độ nào, trách nhiệm theo dõi công việc ra làm sao, thành quả đạt được như thế nào và thái độ của chính khách đứng trước thành công cũng như thất bại. Dựa trên các cơ sở khách quan này để xét về trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Affair Vinsahin:
- Theo qui định về tổ chức và điều hành của hai loại doanh nghiệp nhà nước lớn nhất là Tập đoàn và Tổng công ti 91 thì Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các chức Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mặc dầu trái với nguyên tắc phân quyền, nhưng từ năm 2006 trong tư cách là Thủ tướng, ông Dũng đã giao cho Phạm Thanh Bình, người đồng hương Cà mâu với mình, cả 4 chức vụ chủ chốt trong tập đoàn Vinashin: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn và Tổng giám đốc.
- Cũng trong thời gian hơn 4 năm này, trong tư cách là Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho các bộ Tài chánh, Ngân hàng Nhà nước rót tiền rất lớn cho Vinashin. Ngoài ra ông Dũng còn cho phép Vinashin, dưới dự bảo lãnh của chính phủ, được quyền phát hành trái phiếu cả Dollar lẫn tiền đồng trị giá lên hàng chục ngàn tỉ đồng để Phạm Thanh Bình thực hiện việc mở rộng rất lớn và rất nhanh những hoạt động của Vinashin ngoài cả những lãnh vực không dính dấp gì tới đóng tầu và sửa chữa tầu.
- Cũng trong thời gian hơn 4 năm này Nguyễn Tấn Dũng trong tư cách là Thủ tướng, nhưng đã không lưu ý tới các lời cảnh báo và các đề nghị của nhiều bộ liên hệ với Vinashin, kể các chuyên viên độc lập. Tuy các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã tới kiểm soát 9 lần và đã khám phá ra những sai lầm nghiêm trọng của Vinashin. Ông Dũng đã được thông báo, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn để Phạm Thanh Bình tiếp tục tự do hành động. Không những thế, Nguyễn Tấn Dũng còn dùng uy quyền và cả mánh lới để ngăn cản không cho Tổng kiểm toán Nhà nước được quyền kiểm toán sổ sách chi thu của Vinashin.
- Từ 2008-09 khi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chánh thế giới bùng nổ thì kinh tế VN cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng, khiến cho số nợ đã quá lớn của Vinashin không thể còn dấu kín được nữa thì Nguyễn Tấn Dũng đã tìm cách, một mặt đổ thừa do nguyên nhân khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chánh thế giới và mặt khác còn trút tất cả tội lên Phạm Thanh Bình và đổ lỗi cho một số bộ và cơ quan chính phủ. Trong các báo cáo trình bày tại Bộ chính trị cuối tháng 7 cũng như gởi Quốc hội giữa tháng 10 vừa qua Nguyễn Tấn Dũng vẫn tìm cách che dấu những sai lầm do chính mình gây ra, chỉ bảo đó là “chính phủ chịu trách nhiệm“, tức là trách nhiệm tập thể và phủ nhận trách nhiệm cá nhân của chính ông Dũng.
Các sự kiện dẫn chứng trên đây đã cho thấy, trong tư cách là Thủ tướng nhưng Nguyễn Tấn Dũng đã đi vào nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc giao phó, điều hành, kiểm soát, thông tin và mức độ ý thức trách nhiệm trong vụ Affair Vinashin. Vì thế, dưới quyền chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng chỉ trong vòng hơn 4 năm Vinashin đã gây thiệt hại cho ngân quĩ quốc gia lên tới 120.000 tỉ đồng, bằng khoảng gần 1/6 tổng thu của ngân sách nhà nước năm 2009 do tiền thuế của nhân dân !
Những gì đã xẩy ra tại Vinashin trong hơn 4 năm qua chứng tỏ rõ ràng là, Nguyễn Tấn dũng đã giao công việc cho người không đúng khả năng, trao quyền rộng rãi nhưng lại không có kiểm soát chặt chẽ, tới khi xẩy ra những thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia thì lại không dám công khai nhìn nhận trách nhiệm cá nhân, lại đổ thừa cho những người dưới quyền và viện dẫn các lí do khách quan. Như thế ông Dũng đã tự đánh mất lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm, làm mất uy tín của Chính phủ.
Vì vậy xét về mặt trách nhiệm chính trị, trong tư cách đứng đầu chính phủ ông Dũng phải là người chịu trách nhiệm chính trị đầu tiên về sự phá sản và món nợ thật khủng khiếp của Vinsahin từ 2006-2010. Xét về mặt tư cách và khả năng lãnh đạo, ông Dũng đã tự chứng tỏ bất tài và thiếu tư cách. Do đó đúng ra Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức Thủ tướng ngay. Vì ngay sau khi Nguyễn Tấn Dũng nhận chức Thủ tướng, ông đã có Quyết định rõ ràng là, bất cứ cơ quan nào trong chính phủ để xẩy ra những sai trái thì người đứng đầu cơ quan đó phải chịu trách nhiệm !
Những hành vi này là vi phạm kỉ luật và đã dẫn tới gây thiệt hại công quĩ rất lớn. Nhưng các việc làm hiện nay của Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy, ông Dũng đã không đủ can đảm nhìn nhận trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ, mà lại đổ riêng cho Phạm Thanh Bình, các bộ và cơ quan khác trong chính phủ. Thái độ này lại chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng không chỉ có tác phong trốn tránh trách nhiệm mà còn mất cả tư cách và đạo đức nữa. Một chính khách mà không biết chọn người, không có ý thức trách nhiệm và đánh mất cả tư cách đạo đức, như thế là đã tự đánh mất uy tín và không xứng đáng ở vai trò lãnh đạo tiếp tục. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang tìm cách leo cao hơn, ngồi lâu hơn trong Đại hội 11 sắp tới!
Trọng vụ Affair Vinashin, ngoài việc xác định trách nhiệm chính trị cá nhân đối với người cầm đầu chính phủ còn cần phải làm rõ trách nhiệm tinh thần. Ở đây mọi người càng thấy rõ, chính nguyên tắc “Tập trung dân chủ“, xương sống của cơ cấu tổ chức và vận hành ở cấp cao nhất của chế độ độc tài toàn trị, đã dung túng chủ nghĩa trốn tránh trách nhiệm cá nhân, phủ nhận tội lỗi của những người có quyền lực…Mọi sai lầm, tội lỗi trút cả lên đầu kẻ dưới. Cho nên trong tất cả các Affair từ tiền bạc tới lợi dụng chức quyền thì chỉ các con tép bị bắt còn các con cá sộp vẫn nhởn nhơ và ngạo mạn tiếp tục!
Trong một xã hội dân chủ đa nguyên và pháp trị thì vụ Affairs khủng khiếp như Vinashin chắc chắn sẽ bị đưa ra trước quốc hội thảo luận. Trước đó Quốc hội sẽ cử một Ủy ban độc lập điều tra về việc này, trong đó có đại diện của các chính đảng có chân trong Quốc hội. Từ Thủ tướng cho tới các bộ trưởng và những người đứng đầu các cơ quan sẽ phải trình bày trước Quốc hội và trả lời các chất vấn của các dân biểu. Cuối cùng Quốc hội sẽ biểu quyết kín về tín nhiệm hay cách chức những người trong chính phủ, kể cả Thủ tướng. Trong nhiều chế độ dân chủ đa nguyên còn thừa nhận, trong trường hợp nghiêm trọng thì quốc hội phải giải tán và bầu cử quốc hội mới để thành lập chính phủ mới. Khi ấy có thể đảng đang cầm quyền sẽ bị mất quyền trong cuộc bầu cử mới.
Tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN hiện nay theo chế độ độc tài toàn trị thì lại hoàn toàn khác. Tuy rằng “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước“, nhưng vụ Affair cực kì nghiệm trọng của Vinashin đã không có trong chương trình thảo luận. Trong khi ấy thì chủ trương để các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ “vai trò chủ đạo“ và làm “nền tảng“ cho các hoạt động kinh tế vẫn được ghi rõ trong dự thảo Cương lĩnh chính trị 2011 sẽ được thông qua trong Đại hội 11 vào tháng 1.2011. Không những thế trong Dự thảo này còn ghi rõ ĐCSVN là “đảng cầm quyền“. Điều này có nghĩa là, những phần tử đang có quyền lực, tuy bất tài và thất đức, nhưng vẫn tìm mọi mánh lới và thủ đoạn để leo cao hơn, ngồi lâu hơn để độc quyền tham nhũng và đàn áp nhân dân! Do đó sẽ còn hàng trăm, hàng ngàn Affair khủng khiếp như Vinashin. Vì “Đảng cầm quyền“ vẫn độc quyền thao túng hàng ngàn Công ti, Tổng công ti và Tập đoàn Nhà nước. Tại những nơi này bọn tham quan đang đục khoét tài sản nhân dân và phá hoại một cách vô tội vạ nền kinh tế VN, như đã diễn ra ở Vinashin! ?
GHI CHÚ:
. Xem thêm: Nguyễn Trung, Từ chuyện Vinashin - Con tầu không bến đến một cơ chế cần khai tử, trong Dân chủ & Phát triển (DC&PT). Lê Trung Thành, Vinashin –chuyện bây giờ mới kể, loạt bài trên Bauxit Vietnam gần đây. Âu Dương Thệ, Vụ Affair Vinashin: Chống phá lẫn nhau ở Trung ương để giữ ghế chia phần trong ĐH 11, trong DC&PT
. Thanh niên, 23.10
. Tuần VN, 2210
. Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội 19.10 (BCCP)
. BCCP
. BCCP
. Nhân dân 1.12.09
. Vietnam Net (VNN), 20.10
. Tiền phong (TP), 6.8
. RFI 19.10
. BBC 22.9
. Như trên
. Lao động (LĐ) 6.8
. Pháp luật (PL) 6.8, LĐ 7.8
. PL 10.8
. LĐ 6.8
. PL 10.8.
. BCCP
. Diễn văn của Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội ngày 20.10
. TP 25.10
. TP 25
. Tuổi trẻ 22.10
. LĐ 22.10
. LĐ 22.10
. VNN 21.10
. VNN 25.10
. Như trên
. BCCP
. VNN 25.10
. Như trên
. Như trên
. Như trên
. LĐ 26.10
. Nguyễn Quang A, Kinh tế Nhà nước giữ chủ đạo: Sự lẫn lộn trong tư duy, Tuần VN 29.9
ÂU DƯƠNG THỆ
2 Hãng Bình Dương, Sài Gòn: 2,150 Thợ Đình Công
HANOI (VB) -- Cuộc đình công kéo dài cả tuần lễ ở xưởng giày Nam Hàn Samil Tong Sang Company ở huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương vẫn chưa ngưng, lại có thêm tin bộc phát đình công ở xưởng keo Đài Loan Shinih ở Củ Chi hôm Thứ Ba.
Bản tin thông tấn Đức DPA hôm 27-10-2010 loan tin rằng hơn 2,000 công nhân vẫn đình công ở xưởng giày Samil Tong Sang -- hôm Thứ Tư là đã đình công tới 7 ngày liền.
Mục đích đình công là xin tăng lương, nhưng vẫn thương thao chưa xong.
Trong khi đó, theo báo SGGP, ngày 26/10 vưà qua, tại huyện Củ Chi, thành phố Sài Gòn, hơn 100 công nhân công ty Shinih (100% vốn Đài Loan), chuyên sản xuất keo và gòn công nghiệp TPSG đã ngừng việc.
Bản tin SGGP ghi nhận rằng nguyên nhân ngừng việc là do thu nhập không đủ sống. Đại diện công nhân cho biết mức lương cơ bản 1,273,000 đồng/tháng cộng với khoản tiền chuyên cần 100,000 đồng/người/tháng không đủ để họ ổn định cuộc sống. Do đó, tập thể công nhân kiến nghị ban giám đốc công ty tăng 20% lương cơ bản; phụ cấp xăng xe 100,000 đồng/tháng; phụ cấp độc hại 150,000 đồng/tháng.
Cũng theo SGGP, họp với các cơ quan chức năng huyện Củ Chi, ban giám đốc công ty cho biết sẽ giải quyết các kiến nghị của tập thể công nhân trong vòng 1 tuần.
Bản tin thông tấn Đức DPA hôm 27-10-2010 loan tin rằng hơn 2,000 công nhân vẫn đình công ở xưởng giày Samil Tong Sang -- hôm Thứ Tư là đã đình công tới 7 ngày liền.
Mục đích đình công là xin tăng lương, nhưng vẫn thương thao chưa xong.
Trong khi đó, theo báo SGGP, ngày 26/10 vưà qua, tại huyện Củ Chi, thành phố Sài Gòn, hơn 100 công nhân công ty Shinih (100% vốn Đài Loan), chuyên sản xuất keo và gòn công nghiệp TPSG đã ngừng việc.
Bản tin SGGP ghi nhận rằng nguyên nhân ngừng việc là do thu nhập không đủ sống. Đại diện công nhân cho biết mức lương cơ bản 1,273,000 đồng/tháng cộng với khoản tiền chuyên cần 100,000 đồng/người/tháng không đủ để họ ổn định cuộc sống. Do đó, tập thể công nhân kiến nghị ban giám đốc công ty tăng 20% lương cơ bản; phụ cấp xăng xe 100,000 đồng/tháng; phụ cấp độc hại 150,000 đồng/tháng.
Cũng theo SGGP, họp với các cơ quan chức năng huyện Củ Chi, ban giám đốc công ty cho biết sẽ giải quyết các kiến nghị của tập thể công nhân trong vòng 1 tuần.
Nga Giúp Hải Quân Vn Đóng Tàu Chiến Hỏa Tiễn
Hải Quân VN đang tìm cách trang bị vũ khí nặng, theo tin từ thông tấn VietnamDefence dựa vào nguồn arms-tass.su.
Bản tin nhan đề “Việt Nam đóng ồ ạt tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8” cho biết, trích:
“Việt Nam đã bắt tàu vào đóng hàng loạt 10 tàu (xuồng) tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.
Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh khai mạc tại Moskva ngày 26.10.2010 đưa tin.
Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao. Phía Nga cũng phụ trách giám sát việc đóng tàu và tư vấn.
Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.
Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.”
Bản tin nhan đề “Việt Nam đóng ồ ạt tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8” cho biết, trích:
“Việt Nam đã bắt tàu vào đóng hàng loạt 10 tàu (xuồng) tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.
Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh khai mạc tại Moskva ngày 26.10.2010 đưa tin.
Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao. Phía Nga cũng phụ trách giám sát việc đóng tàu và tư vấn.
Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.
Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.”
15,000 Máy Tính Tấn Công Web Dân Chủ
15,000 Máy Tính Tấn Công Web Dân Chủ, Trong đó 13,000 máy từ VN bị nhiễm botnet
QUẬN CAM (VB) -- Hơn 15,000 máy điện toán đã bị nối mạng để đánh tập trung vào các trang web của giới hoạt động dân chủ Việt Nam toàn cầu, theo bản tin hôm Thứ Năm của thông tấn AP.
Bản tin cho biết rằng các tin tặc đã dùng nhu liệu nối mạng để gây nhiễm hơn 15,000 máy điện toán để chỉ đánh vào một số trang mạng, và nhóm tin tặc này tự xưng là “một nhóm thanh niên VN” -- tấn công điện toán này trùng hợp với thời điểm chính phủ CSVN bố ráp các nhà viết blog.
Nhưng cuộc nghiên cứu về trận chiến tin tặc này của công ty SecureWorks, bản doanh ở Atlanta, một công ty về an toàn mạng, không xác minh được là các tin tặc này hoạt động độc lập hay là làm theo chỉ thị của chính phủ VN.
Joe Stewart, giám đốc nghiên cứu về nhu liệu tin tặc của đơn vị SecureWorks Counter Threat Unit, nói rằng trong khi việc sử dụng nhiều mạng điện toán đế tấn công là chuyện tương đối bình thường, nhưng đợt này có chủ ý nhắm vào các đối tượng trang web chính trị của các nhà hoạt động VN -- chứ không phải là đơn giản nhắm kiếm tiền như các phần khác trên thế giới.
Stewart viết trong bản phân tích, “Thấy rõ rằng mục tiêu trận đánh theo hình thức botnet này nhắm bịt miệng những người chỉ trích nền chính trị VN, nơi tiếng nói của họ có thể vượt qua các biên giới của VN.”
Stewart trong phần Giới thiệu của bản phân tích, nói rằng đợt tấn công điện toán toàn lực n ày diễn ra quanh thời điểm nhà báo tự do Điếu Cày hết hạn tù (nhưng bây giờ vẫn chưa được trả tự do).
Bản tin nói đầu năm nay, giới sử dụng Internet Việt ngữ khắp thế giới cũng bị một đợt tấn công -- được cuộc nghiên cứu mệnh danh là trận “Vulcanbot” -- trong đó chiêu dụ người dùng Internet hạ tải một nhu liệu xấu. Giới phân tích lúc đó đã thấy trận tấn công đó là nhắm vào các nhà hoạt động dân chủ, kể cả những người chỉ trích dự án bauxite tại VN đã giao thầu cho Trung Quốc.
Stewart nói rằng đợt tấn công mới tuần này, ông mệnh danh là trận “Vecebot”, có thể nhắm tiếp tục trận đánh Vulcanbot, và có thể thực hiện bởi cùng các tin tặc.
Có một số giả thuyết rằng chính phủ VN đứng sau các trận tin tặc này, nhưng không có chứng cớ cụ thể.
Theo bản phân tích SecureWorks, có hơn 13,000 máy điện toán bị nhiễm nhu liệu xấu để bị nối mạng tấn công hình thức trận botnet là từ Việt Nam, trong khi vài trăm máy điện toán khác là từ Hoa Kỳ. Các máy khác bị tin tặc lôi vào trận đánh này cũng từ Châu Âu và Châu Á, kể cả Pháp, Đức, Ý, Nhật và Nam Hàn.
Việt Nam là nước độc đảng, và đã nói là có quyền có “hành động thích nghi” chống các trang web bị xem là nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Cũng cần nhắc, Tướng Công An Vũ Hải Triều đã từng ca ngợi một đơn vị đặc công mạng đã “đánh sập” hơn 300 trang web lề trái.
QUẬN CAM (VB) -- Hơn 15,000 máy điện toán đã bị nối mạng để đánh tập trung vào các trang web của giới hoạt động dân chủ Việt Nam toàn cầu, theo bản tin hôm Thứ Năm của thông tấn AP.
Bản tin cho biết rằng các tin tặc đã dùng nhu liệu nối mạng để gây nhiễm hơn 15,000 máy điện toán để chỉ đánh vào một số trang mạng, và nhóm tin tặc này tự xưng là “một nhóm thanh niên VN” -- tấn công điện toán này trùng hợp với thời điểm chính phủ CSVN bố ráp các nhà viết blog.
Nhưng cuộc nghiên cứu về trận chiến tin tặc này của công ty SecureWorks, bản doanh ở Atlanta, một công ty về an toàn mạng, không xác minh được là các tin tặc này hoạt động độc lập hay là làm theo chỉ thị của chính phủ VN.
Joe Stewart, giám đốc nghiên cứu về nhu liệu tin tặc của đơn vị SecureWorks Counter Threat Unit, nói rằng trong khi việc sử dụng nhiều mạng điện toán đế tấn công là chuyện tương đối bình thường, nhưng đợt này có chủ ý nhắm vào các đối tượng trang web chính trị của các nhà hoạt động VN -- chứ không phải là đơn giản nhắm kiếm tiền như các phần khác trên thế giới.
Stewart viết trong bản phân tích, “Thấy rõ rằng mục tiêu trận đánh theo hình thức botnet này nhắm bịt miệng những người chỉ trích nền chính trị VN, nơi tiếng nói của họ có thể vượt qua các biên giới của VN.”
Stewart trong phần Giới thiệu của bản phân tích, nói rằng đợt tấn công điện toán toàn lực n ày diễn ra quanh thời điểm nhà báo tự do Điếu Cày hết hạn tù (nhưng bây giờ vẫn chưa được trả tự do).
Bản tin nói đầu năm nay, giới sử dụng Internet Việt ngữ khắp thế giới cũng bị một đợt tấn công -- được cuộc nghiên cứu mệnh danh là trận “Vulcanbot” -- trong đó chiêu dụ người dùng Internet hạ tải một nhu liệu xấu. Giới phân tích lúc đó đã thấy trận tấn công đó là nhắm vào các nhà hoạt động dân chủ, kể cả những người chỉ trích dự án bauxite tại VN đã giao thầu cho Trung Quốc.
Stewart nói rằng đợt tấn công mới tuần này, ông mệnh danh là trận “Vecebot”, có thể nhắm tiếp tục trận đánh Vulcanbot, và có thể thực hiện bởi cùng các tin tặc.
Có một số giả thuyết rằng chính phủ VN đứng sau các trận tin tặc này, nhưng không có chứng cớ cụ thể.
Theo bản phân tích SecureWorks, có hơn 13,000 máy điện toán bị nhiễm nhu liệu xấu để bị nối mạng tấn công hình thức trận botnet là từ Việt Nam, trong khi vài trăm máy điện toán khác là từ Hoa Kỳ. Các máy khác bị tin tặc lôi vào trận đánh này cũng từ Châu Âu và Châu Á, kể cả Pháp, Đức, Ý, Nhật và Nam Hàn.
Việt Nam là nước độc đảng, và đã nói là có quyền có “hành động thích nghi” chống các trang web bị xem là nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Cũng cần nhắc, Tướng Công An Vũ Hải Triều đã từng ca ngợi một đơn vị đặc công mạng đã “đánh sập” hơn 300 trang web lề trái.
VN in quá nhiều tiền để kích thích tăng trưởng
SÀI GÒN (Bloomberg) - Việt Nam nên tăng lãi suất căn bản và giảm bớt đà tín dụng phát triển để cứu cả nền kinh tế cũng như cần tạo niềm tin tưởng cho đồng nội tệ.
Hình chụp bên ngoài một ngân hàng ở Hà Nội, Việt Nam. Giới tài chính quốc tế khuyên Việt Nam nên giảm tín dụng, tăng lãi suất để cứu nền kinh tế. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ðây là nhận định của ông Jim Walker, giám đốc công ty đầu tư tài chính Asianomics Ltd.
Chế độ Hà Nội thúc đẩy “tín dụng tăng quá nhiều.” Ông Walker nhận xét như vậy trong một cuộc hội thảo ở Sài Gòn ngày 27 tháng 10, 2010 vừa qua. “Lý do đồng tiền mất giá nhanh chỉ vì họ in quá nhiều tiền.”
Nhiều chuyên gia của các định chế tài trợ quốc tế từng khuyến cáo Hà Nội phải giảm bớt tín dụng, tăng lãi suất, nhưng đã không được nghe theo. Ðiều này đã là một trong những nguyên nhân chính làm mất niềm tin của thị trường tài chính.
Ngược với lời khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hà Nội, hôm 20 tháng 10, 2010 vừa qua loan báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm tới sẽ khoảng 7.5% trong khi năm nay tăng trưởng khoảng 6.7%.
“Ngoại hối sẽ vẫn nằm trong khuynh hướng tuột dốc cho tới khi nào nhà cầm quyền trung ương hành động về lãi suất.” Ông Walker nói trong cuộc hội thảo do tổ chức đầu tư tài chính VinaCapital Investment Management Ltd., lớn nhất ở Việt Nam tổ chức.
Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã đánh sụt giá đồng nội tệ 3 lần kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.
Tỉ lệ ký thác và cấp tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam giảm trong các ngày từ 15 đến 21 tháng 10, ngân hàng Trung Ương CSVN loan báo hôm Thứ Tư.
Nhà cầm quyền trung ương Hà Nội dự trù tín dụng gia tăng 25% năm nay. Lãi suất hiện tại khoảng 11% cho ký thác và cấp tín dụng với phân lãi 13% đến 15% nhưng nếu muốn giới hạn tín dụng, các mức lãi suất này cần phải tăng lên cao hơn nữa, theo ý kiến ông Walker.
Theo ông, muốn đối phó với tình thế, Việt Nam cần phải hạ mức tăng trưởng kinh tế xuống còn 5% hay 6%. Ông cũng cho rằng Việt Nam cần phải tìm mọi cách để hạ mức lạm phát xuống còn dưới 5%, một điều chế độ Hà Nội đang lo kềm giữ cho lạm phát đừng vượt quá 8% khiến dân chúng kêu ca vì giá thực phẩm gia tăng chóng mặt thời gian gần đây.
Hình chụp bên ngoài một ngân hàng ở Hà Nội, Việt Nam. Giới tài chính quốc tế khuyên Việt Nam nên giảm tín dụng, tăng lãi suất để cứu nền kinh tế. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ðây là nhận định của ông Jim Walker, giám đốc công ty đầu tư tài chính Asianomics Ltd.
Chế độ Hà Nội thúc đẩy “tín dụng tăng quá nhiều.” Ông Walker nhận xét như vậy trong một cuộc hội thảo ở Sài Gòn ngày 27 tháng 10, 2010 vừa qua. “Lý do đồng tiền mất giá nhanh chỉ vì họ in quá nhiều tiền.”
Nhiều chuyên gia của các định chế tài trợ quốc tế từng khuyến cáo Hà Nội phải giảm bớt tín dụng, tăng lãi suất, nhưng đã không được nghe theo. Ðiều này đã là một trong những nguyên nhân chính làm mất niềm tin của thị trường tài chính.
Ngược với lời khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hà Nội, hôm 20 tháng 10, 2010 vừa qua loan báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm tới sẽ khoảng 7.5% trong khi năm nay tăng trưởng khoảng 6.7%.
“Ngoại hối sẽ vẫn nằm trong khuynh hướng tuột dốc cho tới khi nào nhà cầm quyền trung ương hành động về lãi suất.” Ông Walker nói trong cuộc hội thảo do tổ chức đầu tư tài chính VinaCapital Investment Management Ltd., lớn nhất ở Việt Nam tổ chức.
Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã đánh sụt giá đồng nội tệ 3 lần kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.
Tỉ lệ ký thác và cấp tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam giảm trong các ngày từ 15 đến 21 tháng 10, ngân hàng Trung Ương CSVN loan báo hôm Thứ Tư.
Nhà cầm quyền trung ương Hà Nội dự trù tín dụng gia tăng 25% năm nay. Lãi suất hiện tại khoảng 11% cho ký thác và cấp tín dụng với phân lãi 13% đến 15% nhưng nếu muốn giới hạn tín dụng, các mức lãi suất này cần phải tăng lên cao hơn nữa, theo ý kiến ông Walker.
Theo ông, muốn đối phó với tình thế, Việt Nam cần phải hạ mức tăng trưởng kinh tế xuống còn 5% hay 6%. Ông cũng cho rằng Việt Nam cần phải tìm mọi cách để hạ mức lạm phát xuống còn dưới 5%, một điều chế độ Hà Nội đang lo kềm giữ cho lạm phát đừng vượt quá 8% khiến dân chúng kêu ca vì giá thực phẩm gia tăng chóng mặt thời gian gần đây.
Ðô la ở Việt Nam tăng giá chóng mặt
Giá chợ đen 1 đô la ăn 20,350 VND
HÀ NỘI (TH) - Giá đô la trên thị trường ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh dù có tin từ thị trường tài chính Hoa Kỳ dự báo đồng đô la Mỹ có khuynh hướng sụt giá.
Nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội đang đếm tiền đô la. Loại ngoại tệ mạnh này đang tăng giá chóng mặt tại Việt Nam trong những ngày gần đây. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Giá đô la chợ đen liên tục tăng trong thời gian gần đây và một đô la đổi được 20,350 đồng VN vào cuối giờ chiều ngày 28 tháng 10.
Nhận định về tình hình, ông Trần Du Lịch một đại biểu Quốc Hội, cho rằng “tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa.”
Hôm đầu tuần, kinh tế gia của một số tổ chức đầu tư tài chính dự đoán Việt Nam sẽ phá giá tiền thêm lần nữa từ nay đến cuối năm. Lạm phát tăng nhanh và cán cân chi trả ngoại quốc bằng ngoại tệ mạnh của Việt Nam xuống tới mức nguy hiểm. Nhà cầm quyền Hà Nội lại vẫn muốn bơm tín dụng kích thích sản xuất để lấy thành tích tăng trưởng kinh tế trong dịp đại hội đảng vào Tháng Giêng năm tới, làm tăng thêm lạm phát.
Theo VNExpress tường thuật tình hình thị trường ở Sài Gòn qua lời một chủ tiệm vàng kiêm dịch vụ trao đổi đô la trên đường Lê Thánh Tôn, thì “mở cửa là giá đô la tăng chóng mặt nhưng tôi cũng không rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Bạn hàng báo giá tăng thì mình cũng tăng.”
VNExpress dẫn lời chủ hiệu kim hoàn gần chợ Bến Thành nói: “Cơn sốt giá đô la đầu ngày đã khiến cho giao dịch mua bán đồng bạc xanh ngoài thị trường có phần sôi động. Từ sáng tới giờ đã nhen nhóm vài người đến mua bán, trong đó mua nhiều hơn.”
Phát biểu ở bên lề cuộc họp ở Quốc Hội với báo Dân Trí, ông Trần Du Lịch nhìn nhận: “Nếu chúng ta không kìm lạm phát ở mức một con số thì tác động về kinh tế và tâm lý xã hội rất lớn. Bởi vì lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân. Mà người thu nhập càng cố định thì thiệt hại càng lớn.”
Theo bản tin Dân Trí khảo sát tình hình mua bán chợ đen đô la ở Hà Nội, chiều 28 tháng 10, “giá đô la được một số cửa hàng kinh doanh ngoại tệ trên phố Hà Trung niêm yết ở mức 20,300 VND (mua vào)-20,350 VND (bán ra), chiều mua tăng 90 VND và chiều bán tăng 50 VND so với buổi sáng cùng ngày.”
Trong vòng 10 ngày, so với giá thời điểm trước khi Ngân Hàng Nhà Nước điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 2% (ngày 18 tháng 8), giá USD hiện đã tăng hơn 1,000 VND/1 USD. Tỷ giá VND/USD liên tiếp tăng mạnh thời gian gần đây khiến VND mất giá tới hai lần. Trong khi đó, đồng USD giảm mạnh trên thị trường thế giới, nhất là khi so sánh với Euro.
Những người có tiền ở Việt Nam đã tìm cách tích trữ và và đô la thay vì giữ tiền đồng vì không muốn thiệt hại nặng bởi ôm loại tiền mất giá quá nhanh chóng.
Ông Trần Du Lịch, cũng có nhận định tương tự của giới chuyên viên quốc tế: “Nguyên nhân là do tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa. Diễn biến này tạo sức ép đối với dự trữ quốc gia, khả năng cân đối cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.”
HÀ NỘI (TH) - Giá đô la trên thị trường ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh dù có tin từ thị trường tài chính Hoa Kỳ dự báo đồng đô la Mỹ có khuynh hướng sụt giá.
Nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội đang đếm tiền đô la. Loại ngoại tệ mạnh này đang tăng giá chóng mặt tại Việt Nam trong những ngày gần đây. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Giá đô la chợ đen liên tục tăng trong thời gian gần đây và một đô la đổi được 20,350 đồng VN vào cuối giờ chiều ngày 28 tháng 10.
Nhận định về tình hình, ông Trần Du Lịch một đại biểu Quốc Hội, cho rằng “tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa.”
Hôm đầu tuần, kinh tế gia của một số tổ chức đầu tư tài chính dự đoán Việt Nam sẽ phá giá tiền thêm lần nữa từ nay đến cuối năm. Lạm phát tăng nhanh và cán cân chi trả ngoại quốc bằng ngoại tệ mạnh của Việt Nam xuống tới mức nguy hiểm. Nhà cầm quyền Hà Nội lại vẫn muốn bơm tín dụng kích thích sản xuất để lấy thành tích tăng trưởng kinh tế trong dịp đại hội đảng vào Tháng Giêng năm tới, làm tăng thêm lạm phát.
Theo VNExpress tường thuật tình hình thị trường ở Sài Gòn qua lời một chủ tiệm vàng kiêm dịch vụ trao đổi đô la trên đường Lê Thánh Tôn, thì “mở cửa là giá đô la tăng chóng mặt nhưng tôi cũng không rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Bạn hàng báo giá tăng thì mình cũng tăng.”
VNExpress dẫn lời chủ hiệu kim hoàn gần chợ Bến Thành nói: “Cơn sốt giá đô la đầu ngày đã khiến cho giao dịch mua bán đồng bạc xanh ngoài thị trường có phần sôi động. Từ sáng tới giờ đã nhen nhóm vài người đến mua bán, trong đó mua nhiều hơn.”
Phát biểu ở bên lề cuộc họp ở Quốc Hội với báo Dân Trí, ông Trần Du Lịch nhìn nhận: “Nếu chúng ta không kìm lạm phát ở mức một con số thì tác động về kinh tế và tâm lý xã hội rất lớn. Bởi vì lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân. Mà người thu nhập càng cố định thì thiệt hại càng lớn.”
Theo bản tin Dân Trí khảo sát tình hình mua bán chợ đen đô la ở Hà Nội, chiều 28 tháng 10, “giá đô la được một số cửa hàng kinh doanh ngoại tệ trên phố Hà Trung niêm yết ở mức 20,300 VND (mua vào)-20,350 VND (bán ra), chiều mua tăng 90 VND và chiều bán tăng 50 VND so với buổi sáng cùng ngày.”
Trong vòng 10 ngày, so với giá thời điểm trước khi Ngân Hàng Nhà Nước điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 2% (ngày 18 tháng 8), giá USD hiện đã tăng hơn 1,000 VND/1 USD. Tỷ giá VND/USD liên tiếp tăng mạnh thời gian gần đây khiến VND mất giá tới hai lần. Trong khi đó, đồng USD giảm mạnh trên thị trường thế giới, nhất là khi so sánh với Euro.
Những người có tiền ở Việt Nam đã tìm cách tích trữ và và đô la thay vì giữ tiền đồng vì không muốn thiệt hại nặng bởi ôm loại tiền mất giá quá nhanh chóng.
Ông Trần Du Lịch, cũng có nhận định tương tự của giới chuyên viên quốc tế: “Nguyên nhân là do tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa. Diễn biến này tạo sức ép đối với dự trữ quốc gia, khả năng cân đối cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.”
Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010
RSF lên tiếng về vụ bắt blogger
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đặt trụ sở ở Paris ra thông cáo về vụ nữ blogger Hương Trà bị bắt tại Việt Nam.
Nổi tiếng trong giới viết blog tiếng Việt trên mạng qua tên hiệu Cô Gái Đồ Long, cô bị cáo buộc tội "vu khống" một quan chức cao cấp trong đảng cộng sản Việt Nam và gia đình của ông.
Tổ chức chuyên ủng hộ tự do báo chí kêu gọi thả cô ngay lập tức và bày tỏ sự quan ngại về mức độ gia tăng các vụ bắt giữ người viết blog ở Việt Nam trong vài tuần qua.
"Chính phủ cần ý thức được rằng, bất kể họ làm gì đi nữa thì dân chúng vẫn tiếp tục chỉ trích chính quyền trên mạng," RSF nói trong thông cáo ra ngày 27.10.2010.
"Đây là cuộc chiến mà chính phủ vốn đã thua."
Nếu bị kết án, cô Lê Nguyễn Hương Trà có thể phải chịu mức án đến 7 năm tù giam.
Hồi tuần trước, tổ chức Phóng viên không biên giới từng ra đánh giá thường niên xếp Việt Nam ở vị trí thứ 165 trên tổng số 178 nước trong bảng danh sách tự do báo chí.
Cho rằng đang có 17 người cây bút internet bị ngồi tù, RSF coi Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới với công dân mạng, sau Trung Quốc.
Trong một thông cáo hôm 27/10, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng nhắc đến trường hợp blogger Hương Trà.
"Chúng tôi cũng lo ngại về những vụ bắt giữ những người viết blog internet là Lê Nguyễn Hương Trà và Phan Thanh Hải, cũng như việc tái bắt giữ người viết blog Nguyễn Văn Hải (hay Điếu Cày) là người mới mãn án 2,5 năm tù về tội trốn thuế," thông cáo của sứ quán Mỹ nói.
Cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ nói họ "quan ngại về việc kết án Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương vào ngày 26/10 về tội gây rối trật tự công cộng để chống phá chính quyền nhân dân".
"Những hành động này - cùng với phiên xét xử sáu giáo dân Cồn Dầu ngày 27/10, mà ba người trong số đó bị từ chối quyền được có đại diện pháp lý theo luật Việt Nam - mâu thuẫn với cam kết của chính Việt Nam đối với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về nhân quyền," theo lời sứ quán Mỹ.
Nổi tiếng trong giới viết blog tiếng Việt trên mạng qua tên hiệu Cô Gái Đồ Long, cô bị cáo buộc tội "vu khống" một quan chức cao cấp trong đảng cộng sản Việt Nam và gia đình của ông.
Tổ chức chuyên ủng hộ tự do báo chí kêu gọi thả cô ngay lập tức và bày tỏ sự quan ngại về mức độ gia tăng các vụ bắt giữ người viết blog ở Việt Nam trong vài tuần qua.
"Chính phủ cần ý thức được rằng, bất kể họ làm gì đi nữa thì dân chúng vẫn tiếp tục chỉ trích chính quyền trên mạng," RSF nói trong thông cáo ra ngày 27.10.2010.
"Đây là cuộc chiến mà chính phủ vốn đã thua."
Nếu bị kết án, cô Lê Nguyễn Hương Trà có thể phải chịu mức án đến 7 năm tù giam.
Hồi tuần trước, tổ chức Phóng viên không biên giới từng ra đánh giá thường niên xếp Việt Nam ở vị trí thứ 165 trên tổng số 178 nước trong bảng danh sách tự do báo chí.
Cho rằng đang có 17 người cây bút internet bị ngồi tù, RSF coi Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới với công dân mạng, sau Trung Quốc.
Trong một thông cáo hôm 27/10, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng nhắc đến trường hợp blogger Hương Trà.
"Chúng tôi cũng lo ngại về những vụ bắt giữ những người viết blog internet là Lê Nguyễn Hương Trà và Phan Thanh Hải, cũng như việc tái bắt giữ người viết blog Nguyễn Văn Hải (hay Điếu Cày) là người mới mãn án 2,5 năm tù về tội trốn thuế," thông cáo của sứ quán Mỹ nói.
Cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ nói họ "quan ngại về việc kết án Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương vào ngày 26/10 về tội gây rối trật tự công cộng để chống phá chính quyền nhân dân".
"Những hành động này - cùng với phiên xét xử sáu giáo dân Cồn Dầu ngày 27/10, mà ba người trong số đó bị từ chối quyền được có đại diện pháp lý theo luật Việt Nam - mâu thuẫn với cam kết của chính Việt Nam đối với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về nhân quyền," theo lời sứ quán Mỹ.
Hội nghị Thượng đỉnh Asean khai mạc
Hội nghị thượng đỉnh Asean khai mạc chiều thứ Năm 28/10 tại Hà Nội với mục tiêu đẩy mạnh liên kết khu vực.
Lãnh đạo các quốc gia có mặt tại thủ đô Việt Nam cam kết lên kế hoạch liên minh về kinh tế-chính trị trong toàn khối cho trước 2015.
Vào thứ Sáu, hội nghị các nước Asean sẽ tiếp nhận thêm đại diện của sáu cường quốc Á châu, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, để cùng thảo luận về vai trò của châu Á trong tư cách đầu tàu tăng trưởng toàn cầu.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton theo dự kiến sẽ tới Hà Nội vào thứ Sáu và ngày thứ Bảy bà Clinton sẽ tham gia họp với 16 quốc gia châu Á. Đây là một minh chứng cho chiến lược quay trở lại Á châu của Washington.
Bên cạnh bà Clinton, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng sẽ có mặt tham gia các cuộc họp ở Hà Nội.
Một trong các chủ đề được trông đợi sẽ nổi lên là căng thẳng Trung-Nhật xung quanh quần đảo Điếu ngư. Lãnh đạo hai nước lớn này được tin sẽ gặp nhau, có thể ngay trong ngày thứ Sáu, để thảo luận "các vấn đề hai bên cùng quan tâm".
Các khác biệt giữa các quốc gia trong chủ đề Miến Điện có thể cũng sẽ gây sóng gió trên bàn hội nghị lần này. Miến Điện đang chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử ngày 07/11 tới và các nước Đông Nam Á sẽ tỏ ra quan tâm làm sao để cuộc bầu cử diễn ra công bằng và minh bạch.
Các vấn đề kinh tế
Tuy các khó khăn về hối đoái trên toàn cầu không nằm trong nghị trình, nhưng các nước Đông Nam Á được cho là đều đang quan ngại về nguy cơ bị mắc kẹt giữa hai bên trong cuộc chiến về ngoại tệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Các nước Asean do vậy được tin sẽ cùng nhau hợp tác để đương đầu với các thử thách đặt trước các nền kinh tế coi nặng xuất khẩu của khối.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã đề xuất với Tổng thống Philippines Benigno Aquino rằng các quan chức tài chính khu vực cần họp thường xuyên hơn để bàn thảo cách đối phó với những khó khăn, thí dụ như sự mạnh lên của các đồng tiền quốc nội như baht và peso có thể là rào cản cho xuất khẩu.
Cả khối Asean gồm mười quốc gia nay có tổng c̣ông 580 triệu dân. Để hình thành một liên minh đa phương diện trước năm 2015 quả thực là một công việc vô cùng nặng nề, nhất là khi các quốc gia này có mặt bằng phát triển khác nhau, lại còn nhiều mâu thuẫn về thể chế và lãnh thổ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)