Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Giàn khoan của Trung Quốc và bước ngoặt của Việt Nam

Thay đổi lớn nhất và bất ngờ đối với TQ, đó là sự thoát khỏi lệ thuộc vào TQ của VN. Khi Liên Xô sụp đổ, ĐCS VN trong lúc hoang mang sợ sụp đổ theo đã chạy sang TQ cầu cứu với hội nghị Thành Đô. Kết quả là từ thời điểm đó cho đến nay, VN đã trở thành một thứ chư hầu của TQ, lệ thuộc vào TQ một cách toàn diện, về cả chính trị lẫn kinh tế. Sự lệ thuộc đó khiến VN dù có muốn cũng không dám làm gì mếch lòng TQ, các phản đối đều yếu ớt, các đàm phán với TQ đều ở thế bất lợi.
Và có một tình huống đang xảy ra có thể nằm ngoài sự tính toán của TQ: đó là cái giàn khoan 981 là ngòi châm làm bùng nổ một cuộc thay đổi lớn ở Việt Nam. Thay đổi lớn nhất và bất ngờ đối với TQ, đó là sự thoát khỏi lệ thuộc vào TQ của VN. Khi Liên Xô sụp đổ, ĐCS VN trong lúc hoang mang sợ sụp đổ theo đã chạy sang TQ cầu cứu với hội nghị Thành Đô… TQ có lẽ chắc mẩm rằng lần này cũng vậy, với cái vòng kim cô đeo trên đầu VN cũng sẽ chỉ yếu ớt phản đối rồi thôi, đâu sẽ lại vào đấy… Bởi vậy, phản ứng mạnh của VN lần này có lẽ là bất ngờ lớn với TQ.
 
Giàn khoan HD981 của TQ không phải tự dưng xuất hiện, mà nó nằm trong một kế hoạch lấn chiếm dần Biển Đông mà TQ đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay. Theo tính toán kỹ lưỡng của TQ, Việt Nam đang ở thế nhược tiểu cô lập sẽ chẳng làm được gì đủ mạnh để chống cự lại, còn thế giới thì đang bận bịu nhiều vấn đề khác để mà quan tâm đến chuyện tranh giành nhau giữa hai “anh em cộng sản” này.

Nhật Ký Biển Đông: Trận Chiến Ngọai Giao, Công Luận và Pháp Lý

Sự thất bại đưa tới xụp đổ của Trung Quốc nếu xảy ra theo như tiên đoán thì cũng chỉ là “Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả vong”. Thiên ở đây là lòng người. Khi mà toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu nhìn Hoa Lục như một đe dọa an ninh của họ thì “lòng người không còn tựa Hoa Lục nữa rồi”. Khi “lòng người” đã không còn thì thế ngọai giao xụp đổ. Đó là lúc Hoa Lục dù mạnh gấp ba lần bây giờ cũng sẽ bại vong.
 Cali Today News - Hai tuần lễ sau cùng của Tháng 5, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
-Báo Điện Tử Thanh Niên ngày 19/5/2014: “Nhật Bản có thể can dự vào xung đột ở biển Đông nếu quyết định mở rộng quyền phòng vệ tập thể đối với các nước Đông Nam Á. Đó là nhận định của Asahi Shimbun, tờ báo lớn thứ hai của Nhật. Theo Asahi Shimbun, một số quan chức cấp cao của Nhật đã đề cập khả năng mở rộng quyền phòng vệ tập thể không chỉ đối với Mỹ mà còn cả những quốc gia như Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.”
-TTX/VN  Ngày 20/5/2014: “Trả lời câu hỏi của phóng viên TTX/VN tại Liên hợp quốc trong cuộc họp báo ngày 19-5, ông Stephane Dujarric (Xti-phen Đu-gia-rích), người phát ngôn LHQ, cho biết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Tổng Thư ký Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) thảo luận với giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhân chuyến thăm nước này.”

Giàn khoan HD 981 sẽ di chuyển dọc theo “đường lưỡi bò” và “cắm mốc” ở Trường Sa?


Nếu Việt Nam chậm trễ, chần chừ, thiếu quyết đoán trong hành xử và cộng đồng quốc tế làm ngơ, Trung Quốc sẽ leo thang. Sau khi “bịp” dư luận ở Hoàng Sa, họ bắt đầu di chuyển giàn khoan DH 981 xuống vùng biển phía Nam biển Đông, đồng thời "cắm mốc" từng điểm một trên mặt biển như đường lưỡi bò phi lý đã vẽ. Đó là nước cờ tiếp theo trong ván bài lớn ở Biển Đông với “điểm đến” là mỏ dầu khổng lồ ở vùng biển Trường Sa.

ĐÁNH LỪA DƯ LUẬN

Trung Quốc tuyên bố đã thực hiện xong giai đoạn đầu tiên của quá trình thăm dò.

Shangri La 2014 sẽ sôi động với an ninh ở Biển Đông

Hội nghị Shangri-La lần thứ 13 tại Singapore họp trong 3 ngày từ Thứ Sáu 30 tháng 5 đến Chủ Nhật 1 tháng 6 chắc chắn sẽ đem thêm nhiều yếu tố cho cuộc đối đầu căng thẳng trên Biển Đông, dù đây chỉ là cuộc đối thoại về an ninh Châu Á.

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đến phi cảng quốc tế Changi, Singapore. (Hình: IISS/SLD)

Tên chính thức của hội nghị là Asia Security Summit : Shangri-La Dialogue (SLD), nghĩa là Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á: Đối thoại Shangri-La. Đây là một diễn đàn an ninh liên chính phủ do cơ quan nghiên cứu độc lập IISS (International Institute for Strategic Studies=Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế) trụ sở ở London, Anh, tổ chức hàng năm từ 2002 tại Singapore, với sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng và các tướng lãnh quân đội 27 quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương.

Chỉ cần vượt qua nỗi sợ

Ðã gần một tháng trôi qua kể từ khi Trung Cộng kéo giàn khoan khổng lồ Hải Dương- 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Và cho đến bây giờ thì Trung Cộng vẫn hoàn toàn làm chủ tình thế, muốn neo giàn khoan đến chừng nào, muốn kéo đi đâu, làm gì, bao giờ rút...là tùy theo ý họ. Không những thế, họ còn đâm, húc, rượt đuổi tàu chấp pháp Việt Nam chạy...tóe khói, tấn công, đánh chìm tàu cá, làm ngư dân Việt bị thương, bị mất tích...mà không thèm quan tâm, lo ngại bất cứ cái gì. 

Tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam và tàu hải cảnh của Trung Quốc đụng độ nhau trong vụ giàn khoan HD 981. (Hình: Getty Images)

Hẳn nhiên, trước khi tiến hành bước đi ngang ngược này, tập đoàn Trung Nam Hải đã ngồi tính toán rất kỹ, từ thời gian, địa điểm, tại sao lại chọn Việt Nam để khiêu khích mà không, hay chưa phải, là nước khác...Và thực tế có vẻ cho thấy họ đã tính đúng.

Nguyễn đình Thắng: Tin vui cho VN

Thưa Quý Anh, Chị,
Kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thái độ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hứa hẹn nhiều thay đổi. Trước hết, là một số nhận định và cập nhật.
image
(1)    Vụ giàn khoan HD 981 tạo một cơ hội bất ngờ và hạn hữu để chúng ta đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá đất nước. Lý do là Việt Nam mất điểm tựa Trung Quốc. Trên nguyên tắc Hoa Kỳ không còn phải sợ Việt Nam ngả về Trung Quốc nếu mạnh tay đòi hỏi nhân quyền và dân chủ.

Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc

Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. 

Một tàu Trung Quốc mở vòi rồng chĩa ra hai bên khi tiến sát các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền gần giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Nguyễn Đông

Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Ngô Nhân Dụng - Thủ đoạn mập mờ

Một bạn đọc, ký tên Dang Nguyen , đã góp ý kiến về bức công hàm Phạm Văn Ðồng 1958 như sau: “Ðiểm khác biệt cần làm rõ là chế độ chính trị ở hai miền Nam-Bắc và cả hai đều được quốc tế công nhận là hai nước. Vì thế, nó không như lập luận của tác giả (Ngô Nhân Dụng) rằng ông Phạm Văn Ðồng nhân danh nước Việt nam - có lãnh thổ từ ải Nam Quan đến Cà Mau. Sự toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị là hai khái niệm riêng biệt - trong thời điểm lịch sử của Việt Nam.” Một độc giả khác, ký tên Tran, nhận xét: “Bức công hàm của Phạm Văn Ðồng làm người đọc cảm thấy không rõ ràng, mập mờ khó hiểu, nhất là không đề cập gì tới Hoàng Sa và Trường Sa...”

Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Thứ Sáu 23-5-2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, trong cuộc họp báo với mục đích “làm rõ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” đã đưa ra các lý luận để phản bác các quan điểm của Trung Cộng.

Việt gian Phùng Quang Thanh và chính sách đầu hàng quân xâm lược của đảng CSVN


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nếu "hòa bình" là mục tiêu nhắm đến trong "cuộc xung đột" giữa Việt Nam và Tàu cộng thì mục tiêu ấy chỉ có hy vọng đạt được khi quân xâm lược thấy rằng quân đội Việt Nam sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc bằng mọi giá. "Hòa bình" chỉ hiện hữu trong sự lo ngại từ cả hai phía về hiểm họa chiến tranh. Trong bàn cờ cân não, nếu ở lãnh vực ngoại giao cần phải có những tuyên bố khéo léo thì phía quân đội, các tướng lãnh phải luôn bày tỏ thái độ cứng rắn, không nhân nhượng, không lùi bước, không đầu hàng. 

'Tiền đạo' Phùng Quang Thanh và trận bóng đá định hướng tại Shangri-La


ZiaZia (Danlambao) - Cách đây không lâu bác Phó Đam tuy ốm yếu, cận thị vẫn "ôm bóng ra sân" làm nức lòng giới quan sát. Hình ảnh một phó Thủ tướng năng động, trẻ trung xông pha giữa... một rừng chân cẳng làm hao tốn không ít giấy mực của báo chí trong nước. Người ta trông đợi một thế hệ lãnh đạo mới, trẻ trung, nhiệt huyết... ra sân thi thố tài năng!

Phản biện 6 luận điểm của Ngô Viễn Phú


Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Luận điểm số 1: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.

Thôi rồi… Con sáo sang sông!?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - 'Ông Phùng Quan Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.

Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng [1].'...

Ông Dũng và thời cuộc




Ông Dũng: cấp tiến hay cấp lùi

LMHT (Danlambao) Ông Nguyễn Tấn Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị - là thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là người gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ trong bộ sậu chính trị Việt Nam hiện thời. 

Ngoài sự trì trệ và sụt giảm kinh tế trong thời gian ông nắm quyền từ năm 2006 đến nay, thì việc ông đưa ảnh hưởng của Chính phủ lên một tầm cao mới, ít còn chịu sự chi phối của Quốc Hội, Ban Bí thư là một điểm đáng lưu ý - cân nhắc. Từ điểm đó, ông đã có những phát ngôn chính trị đặc biệt.

Ý nghĩa chính xác "4 Tốt 16 Chữ Vàng"


Hạnh Ngô (Danlambao)
Kính gởi bác Trọng và các đảng viên đảng cộng sản:

Thưa bác và các đồng chí của bác mà còn mơ hồ tin tưởng: “4 Tốt 16 chữ Vàng” nên đọc qua một lần để hiểu cho thật thấu đáo ý nghĩa của câu nói này trước khi trách móc tụi tàu không giữ đúng được câu nói này.

Theo như văn hóa phương đông của mình, thì câu nói “4 tốt – 16 chữ vàng” là lối nói của kẻ cả, lối nói của cha dạy con, lối nói của bậc đàn anh đàn chị nói với một người bên dưới. Nghĩa là các bác chỉ là tôi tớ, chỉ là đàn em, chỉ là con cái, chỉ là những người dưới, là những người dốt nát, cần phải được dạy dỗ. 

Shangri-La 2014: Trung cộng cầm cờ




David Thiên Ngọc (Danlambao) - Bụi thời gian lẫn gió Biển Đông đã xóa nhòa “lòng tin chiến lược” của những ngày này năm ngoái, làm tịt ngòi những quả pháo đại ở thông điệp đầu năm nay, đồng thời đang gặm nhắm cái bánh “hòa bình, hữu nghị viễn vông...” mới được ra lò hơn một tuần qua.

Hèn nhát, bán nước thì không thể đánh giặc


Le Nguyen (Danlambao) - Một con người bình thường với khối óc tự do tư duy và trái tim độc lập cảm xúc thuộc loại trung bình, không cần phải nổi trội cho lắm, khi tiếp cận nhiều nguồn tài liệu lịch sử đa chiều hoặc chứng kiến mắt thấy tai nghe những việc cộng sản đã, đang làm trên tổ quốc thân yêu Việt Nam từ trong qua khứ xa cho đến quá khứ gần và ngay cả trong hiện tại. Tất cả đều làm cho những ai quan tâm đến tương lai Việt nam, không khỏi ngậm ngùi chua xót lẫn trào dâng phẫn nộ, bức xúc đối với hành động ngu xuẩn, độc ác phi nhân, thú tính của tập đoàn gian manh cộng sản Việt Nam.

Công hàm Phạm Văn Đồng: Kẻ cắp bán đồ gian


Nhóm cựu Nữ sinh Trưng Vương SG (Danlambao) - Thỉnh thoảng đi chợ, chúng tôi thấy có những người bán hàng rong đổ đồ ra một chỗ “tạm chiếm” trong chợ hay trên lề đường để buôn bán nhất thời. Nhất thời vì họ không thường xuyên, không phải là người làm nghề buôn bán, mà chỉ thỉnh thoảng “có hàng” mới bán, và hàng đó thì là đồ gian, hay nói rõ là hàng ăn cắp.

Hàng ăn cắp đó có khi là đồ dùng như quần áo, mắt kiếng, giỏ xách, cái máy tính… Nghĩa là đồ dùng của một chủ nhân hay một gian hàng nào đó bị mất cắp; và cũng nhiều khi hàng bán là thực phẩm, cũng là thực phẩm ăn cắp từ các cơ quan, xí nghiệp xuất khẩu như tôm, cá, mực...

LÀM CÁCH NÀO XÓA MỐI NHỤC BÁN NƯỚC ?


Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng).
Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải.

“Các Ông Chỉ Có Một ĐƯỜNG BINH…”


Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.
Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm.

NHỮNG MƯU MA CHƯỚC QUỈ TRONG VIỆC CHỐNG TRUNG CỘNG .. VIỄN VÔNG CỦA CSVN


Âm mưu đưa côn đồ trà trộn vào các cuộc biểu tình tự phát của công nhân ngày 13-5-2014 để xách động đập phá các cơ sở thương mại của các chủ nhân (giống) người Tàu lan tràn từ Bình Dương, Biên Hòa, Vũng Áng trước sự làm ngơ khó hiểu của côn an đã bị vạch trần ngay sau khi báo chí đưa tin, nhà cầm quyền CS lại tiếp tục biên soạn những phù phép mới.

Nếu Không Tấn Công Việt Nam Trung Cộng Sẽ Sụp Đổ


Vũ Trọng Khải
Bà Holly Morrow, một chuyên viên nghiên cứu Biển Đông của trường ĐH/ Havard đưa ra nhận định:
“Cái gía về ngọai giao mà TC phải trả về những gì đang làm là quá cao, vì thế, những gì mà TC mong muốn phải CAO HƠN những lợi ích của an ninh năng lượng đem lại cho TC.”
Nhận định của Bà Holly Morrow như trên về hành động của Trung Cộng (TC) khi cắm dàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, là, một nhận định đáng để suy ngẫm nhiều nhất so với những lời nhận định khác của các chuyên viên quốc tế nghiên cứu tình hình Biển Đông qua sự kiện HD 981.

Tình hình sức khỏe nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tại tòa án thành phố Hải Phòng hôm 08/10/2009
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tại tòa án thành phố Hải Phòng hôm 08/10/2009
AFP

Tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thông tin ra cho gia đình biết ông bị chữa trị sai cách khiến cho tình trạng thể xác của ông tiếp tục đớn đau trong Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Đau một răng, nhổ ba răng

Từ Hải Phòng bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông kể lại nội dung cuộc điện đàm ngắn ngủi hôm 31 tháng 3 vừa qua với ông chồng từ nhà giam. Trước hết bà cho biết:

Thư kêu gọi lên án hành động đàn áp hoạt động nhân quyền

Gởi từ Hà Nội, Việt Nam

XHDS-1-622.jpg
Các vụ bạo lực xảy ra đối với những người hoạt động nhân quyền ôn hòa trong thời gian gần đây.
Citizen photo



















Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Kính gửi: Chính phủ các nước, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Chúng tôi, các tổ chức Xã hội dân sự và bảo vệ nhân quyền của Việt Nam, cùng nhau  bày tỏ sự quan ngại và bất bình về các vụ bạo lực xảy ra đối với những người hoạt động nhân quyền ôn hòa trong thời gian gần đây.

Biển Đông : Việt Nam lại "chuẩn bị" kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan ?

Carte / RFI
Thụy My
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài trả lời phỏng vấn được đăng trên bản tin của hãng Bloomberg hôm nay 31/05/2014 tuyên bố, Việt Nam đã chuẩn bị các chứng cứ để khởi kiện Trung Quốc về việc xâm phạm chủ quyền biển đảo, và đang nghiên cứu thời điểm thuận lợi nhất để nộp đơn kiện. Việt Nam cũng đã gởi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.

'Kiện TQ như thế nào thì hiệu quả nhất?'


Nghe Bài Này
Tiến hành hành động pháp lý như thế nào là 'hiệu quả nhất', nếu Việt Nam cuối cùng quyết định thưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
Trong một cuộc trao đổi tuần này với BBC, chuyên gia công pháp quốc tế cho rằng Việt Nam cần phối hợp kiện đơn phương Trung Quốc với các bên khác nhau ở khu vực vốn có xung đột hoặc lợi ích liên quan trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu cũng trình bày quan điểm vì sao theo ông Việt Nam không nên kiện riêng vụ 'giàn khoan' mà nên phối hợp luôn cả hai vụ việc: kiện giàn khoan và kiện chủ quyền biển đảo, như với Hoàng Sa, ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Mời quý vị theo dõi phần I cuộc trao đổi với PGS. Hoàng Ngọc Giao Bấmtại đây.

'Dù thế nào ngư dân cũng nên kiện TQ'

Ngư dân Việt Nam
Luật gia cho rằng Việt Nam có các cơ hội thắng kiện nếu ngư dân kiện Trung Quốc.
Dù có rút giàn khoan đi chăng nữa, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục quấy phá, ngăn cản ngư dân Việt nam đánh bắt trên vùng biển quanh Hoàng sa, Trường sa để chứng tỏ chủ quyền và hoạt động quản lý trên thực tế của họ.
Trong tình hình hiện nay, ngư dân khởi kiện là một trong những cách dễ thực hiện và rất hiệu quả, vừa hạn chế không cho họ thực hiện ý đồ này; đồng thời tạo điều kiện đảm bảo tốt nhất và lâu dài cho tính mạng, tài sản và quyền tự do đánh bắt của ngư dân Việt nam. Khả năng thành công và thất bại khi ngư dân ta khởi kiện là như nhau.

'VN đã sẵn sàng kiện TQ vụ giàn khoan'

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
Hôm 30/5/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng nói với tờ báo Mỹ Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng 'các bằng chứng' và đang cân nhắc thời điểm để đưa vụ kiện ra quốc tế.

Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa

Nam Nguyên, phóng viên RFA

000_Hkg8715299-305

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 6 năm 2013. (ảnh minh họa)
AFP

Nghe Bài Này

Nhà nước Việt Nam luồn lách giữa các giải pháp song phương và đa phương trong vấn đề biển Đông. Trong vụ giàn khoan Trung Quốc HD 981 xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam có vẻ nhà nước đang chuyển qua giải quyết đa phương.

Bộ chính trị chưa thống nhất trước thời cơ lịch sử: cựu ĐT Bùi Tín

Việt-Long - RFA

col-bui-tin

Ông Bùi Tín: "Ông đã nói hay, bây giờ hãy làm đi..."
RFA file

Nghe Bài Này

Còn gay go, chưa nhất trí

Việt-Long: Ông có thể biết được gì về kế hoạch củaViệt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc?
Ô. Bùi Tín: Tôi cũng đang theo dõi tình hình ấy. Theo những gì tôi được thông tin từ trong nước ngay từ đêm hôm qua, thì hiện nay người ta vẫn còn chờ đợi. Bộ chính trị (BCT) xem ra đang thảo luận rất gắt gao nhưng chưa đạt được sự nhất trí, chưa được cả một đa số cho quyết định giải quyết theo hướng nào. Đây có thể là một thời cơ lớn để bẻ lái về đối nội cũng như đối ngoại, nhưng BCT có nắm được thời cơ này hay không, BCT có nghe được đúng lòng dân, mà khi chủ quyền quốc gia bị đụng đến, đã bật dậy, hoặc là vẫn chịu khuất phục quân bành trướng như trước đây, hoạc là phải theo một đường hướng mới, dứt tình với Trung Quốc, do anh gây sự như thế, không còn tình nghĩa đồng chí bạn bè tốt nữa mà chỉ còn giữ một mối quan hệ bình thường, và chúng ta phải gắn bó với lực lượng dân chủ của thế giới, của châu Á, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Liên Âu, Hoa Kỳ, có chỗ dựa vững chắc để đương đầu với cuộc xâm lăng thực sự của bọn bành trướng Trung Quốc.

Việt Nam: có làm mạnh như nói?

Việt-Long - RFA

drilling

Sơ đồ vị trí giàn khoan HD-981 dời đến
Courtesy of VNExpress

Nghe Bài Này

Bành trướng chịu kéo lui?

Hôm thứ ba Trung Quốc đã dời giàn khoan về hướng đông đông bắc, đến vị trí cách đảo Lý Sơn 150 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa 25 hải lý hướng đông đông nam, tức là vẫn nằm trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng hải cảnh, hải giám và tàu sắt quanh vị trí mới, sau khi tuyên bố hoàn tất giai đoạn 1 đạt kết quả khả quan về khảo sát địa chất.  Trước đó hôm thứ hai, tàu cá Trung Quốc đã đâm chìm nghỉm một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, gây thiệt hại tới 5-6 tỉ đồng.

Căng thẳng biển Hoa Đông : Mỹ cảnh cáo Trung Quốc

Máy bay tuần tra Nhật Bản OP -3C (DR)
Thụy My
Hoa Kỳ hôm 29/05/2014 đã cảnh cáo Trung Quốc trước tình hình căng thẳng tại không phận quốc tế, sau khi một máy bay tiêm kích Trung Quốc bay sát các phi cơ quân sự Nhật Bản phía trên biển Hoa Đông, nơi Nhật-Trung đang tranh chấp chủ quyền biển đảo.

Đàn áp Thiên An Môn và chính sách thực dụng của phương Tây với Trung Quốc

Một khu thương mại ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông
- Trung Quốc, 04/04/2014.  
REUTERS/Alex Lee
Đức Tâm
Một phần tư thế kỷ sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc từ chỗ bị cộng đồng quốc tế lên án, cô lập, đã trở thành một cường quốc rất được phương Tây ve vãn. Trong quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây, vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc dần dần được xếp xuống hàng thứ yếu.

Shangri-la: Mỹ ủng hộ kế hoạch "phòng vệ tập thể" của Nhật

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Diễn đàn
An ninh Khu vực Shangri-La, Singapore - REUTERS /Edgar Su
Tú Anh
Chiến lược an ninh khu vực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được Hoa Kỳ công khai hậu thuẫn. Tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Nhật Bản sẽ phải năng động hơn trong vai trò bảo vệ an ninh khu vực và Hoa Kỳ hết lòng yễm trợ.

Vì an ninh châu Á, Nhật Bản đối trọng với Trung Quốc

Thủ tướng Shinzo Abe: Nhật sẽ giao cho Philippines, Indonesia và
Việt Nam tàu tuần duyên để tăng khả năng tự vệ - Reuters /P. Hackett
Tú Anh
Trung Quốc đơn độc tại Diễn đàn An ninh Châu Á Shangrila diễn ra hàng năm tại Singapore. Hành động gây bất ổn định của Bắc Kinh bị Washington cảnh cáo trong khi Tokyo, nhân danh hòa bình khu vực tuyên bố sẽ chủ động hơn và giúp đỡ nhiều hơn các quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc lấn hiếp.

Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có tấn công Việt Nam vào thời điểm này ?

Quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, với
ngân sách quốc phòng sẽ tăng mỗi năm gần 20%.  
Reuters
Thụy My
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ mặt Trung Quốc gây bất ổn tại Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Diễn đàn an ninh
khu vực Shangri-La - REUTERS /Edgar Su
Anh Vũ
Sau Thủ tướng Nhật Bản, hôm nay 31/5/2014, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng tố cáo mạnh mẽ Trung Quốc đang có « những hành động đơn phương gây bất ổn » tại Biển Đông đồng thời cảnh báo Washington sẽ không thụ động nếu trật tự thế giới bị đe doạ.