Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Việt Nam 'sẽ tập trung vào cải tổ'



Hình minh họa
Việt Nam sẽ có thể vượt qua khủng hoảng?
Hiện thật dễ chê bai Việt Nam, đất nước mà mấy năm qua đã sứt mẻ danh tiếng là biểu tượng của tiềm năng kinh tế ở các thị trường mới nổi.
Lạm phát là đe dọa thường trực, tăng trưởng đang chậm lại, và các ngân hàng cùng doanh nghiệp nhà nước đang chống chọi với mức nợ xấu đe dọa gây bất ổn. Chưa hết, các lãnh đạo chính trị Việt Nam đang đánh nhau trong khi tình hình đòi hỏi có hành động cương quyết.

Các định chế của Việt Nam không sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh. Điều này thể hiện rõ từ cuộc khủng hoảng diễn ra trong mấy năm qua: các định chế và lãnh đạo Việt Nam đã quản lý tồi dòng vốn chảy vào, gây nên lạm phát, quyết định đầu tư sai lầm và các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước bê bối.
Kết quả là giới đầu tư nước ngoài gãi đầu, tự hỏi liệu Việt Nam có thể xây dựng những định chế và năng lực cần thiết để gia nhập hàng ngũ nhữg quốc gia thị trường đang nổi.

Trung Quốc tiếp tục lừa đảo


Tâm Sự Y Giáo
China1Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 29-11-2012 nhấn mạnh: Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc biển, nhưng không phải là bá chủ (đại dương? thế giới?).
Geng Yansheng, phát ngôn BQPTQ nói tại cuộc họp báo định kỳ 29-11-2012: Trung quốc mong muốn trở thành một quyền lực trên biển nhằm khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền lợihàng hải và lợi ích của TQ, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế xã hội. Điều đó không có nghĩa TQ đang mở rộng sự hiện diện và giành quyền làm bà chủ đại dương. ( Xin lỗi bà con, ĐM ĐM ).
Hồ Cẩm Đào trong báo cáo Đại hội 18 ĐCSTQ nêu rõ” TQ phải nỗ lực xây dựng trở thành cường quốc biển”.

Hộ chiếu có bản đồ: hành động “rất có hệ thống” của Trung Quốc



Trung Quốc vừa mới tiến thêm một bước đáng ngại nữa trong tham vọng bành trướng bá quyền Đại Hán qua việc cho in hình bản đồ “lưỡi bò” vào hộ chiếu cấp cho hàng chục triệu công dân Trung Quốc.
AFP
Nhà lập pháp Walden Bello của Philippines xịt sơn lên hình hộ chiếu mới có in hình vùng lưỡi bò của TQ
Dấu hiệu đó chứng tỏ Bắc Kinh bằng mọi giá, mọi cách hay nói cách khác không từ thủ đoạn nào nhằm tạo điều kiện cho tham vọng “lưỡi bò” ấy “liếm” gần trọn biển Đông, dù bị hầu như toàn thế giới chứ không riêng những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Hoa Lục phản đối.

Bà Clinton: chính sách chuyển trọng tâm Châu Á không nhắm vào Trung Quốc




Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm thứ Năm nói rằng việc chính phủ của Tổng Thống Obama chuyển trọng tâm quân sự, ngoại giao và thương mại sang châu Á không phải là một mối đe dọa đối với Trung Quốc.
Thông tín viên Scott Stearns của Đài VOA tường trình từ Bộ Ngoại giao ở Washington.

Ngoại trưởng Clinton nói các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc lên nắm quyền lực vào một thời điểm đầy thách thức với một nền kinh tế đang chậm lại và các tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại Biển Nam Trung Hoa, mà người Việt Nam gọi là Biển Đông. Ngoại trưởng Clinton nói:
 
"Sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc thế giới đang bước tới một ngã rẽ. Hướng đi tương lai của Trung Quốc sẽ được xác định tùy theo Bắc Kinh xử lý các thách thức kinh tế mới như thế nào, giải quyết các khác biệt quan điểm với các nước láng giềng ra sao, và những khúc mắc trong hệ thống chính trị và kinh tế của họ như thế nào."
 

Ông Tập Cận Bình gửi thư riêng cho Kim Jong-Un.


Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc Lý Kiến Quốc tới Bình Nhưỡng. (Nguồn: Yonhap)

Ngày 30/11, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã tiếp phái đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc Lý Kiến Quốc dẫn đầu tới thăm Bình Nhưỡng.

Hai bên đã trao đổi các quan hệ song phương, tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhiều vấn đề cùng quan tâm.

Tàu ngầm lớp Soryu Nhật sẽ bán cho VN.

(Phunutoday) - Nhật Bản có thể bán tàu ngầm lớp Soryu cho Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu an ninh-quốc phòng của các nước ven biển Đông đang gia tăng là thông tin do tờ "Thời báo New York" Mỹ đưa ra và báo chí Trung Quốc dẫn lại.
Ngày 29/11 báo chí Trung Quốc đưa tin Nhật Bản có thể tạo điều kiện cho Việt Nam mua tàu ngầm lớp Soryu. Một quan chức Nhật tiết lộ họ sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu chiến có đơn giá khoảng 12 triệu USD và cũng có thể cung cấp tàu chiến tương tự cho Việt Nam.
Tàu ngầm lớp Soryu là mẫu cải tiến của tàu ngầm lớp Oyashio do lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật nghiên cứu và chế tạo.

Góp một phân tích xung quanh sự kiện Hộ chiếu lưỡi bò TQ



Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Đặng Tiểu Bình có nói một câu, ít nổi tiếng hơn câu bình luận về mầu sắc lông của các con mèo. Đấy là câu: Người TQ không làm gì mà không tính toán. Trường hợp, TQ tung tin, báo cho thế giới biết tấm hộ chiếu của người TQ hiện nay, có in, giữa các trang số 8, 24 và 46, hình lưỡi bò, hình các vùng đất biên giới có tranh chấp với Ấn Độ, vùng biển thuộc lãnh hải Philippines... là một tính toán trước của TQ.

Thực ra, TQ đã đưa vào sử dụng những hộ chiếu có hình lưỡi bò từ 5/2012, một cách lặng lẽ. Nhưng tại thời điểm những ngày giữa tháng 11/2012 vừa qua, Tân Hoa xã mới để lọt tin này ra ngoài. 

Vậy mục đích của TQ là gì? 

TQ muốn điều gì, khi tung tin này ra tại thời điểm: 

- Tổng thống Hoa Kỳ vừa đắc cử nhiệm kỳ 2, kết thúc chuyến công du sang Miến Điện, sang Phnom pêng; 

Thế giới phản ứng sau tin Trung Quốc sẽ lục soát tàu nước ngoài ở Biển Đông




VOA - Đông Nam Á quan ngại trước tin Trung Quốc sẽ cho cảnh sát biên giới lên lục soát, tịch thu, và trục xuất tàu nước ngoài ‘xâm nhập trái phép’ vùng biển mà Bắc Kinh nhận chủ quyền ở Biển Đông đang có tranh chấp.

Phát biểu với Reuters ngày 30/11, ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký của Hiệp hội 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam, nhấn mạnh kế hoạch của Bắc Kinh là một sự kiện hết sức nghiêm trọng. Người đứng đầu ASEAN cho rằng hành động này rõ ràng làm leo thang căng thẳng vốn có tại khu vực liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Đại sứ Úc Đại Lợi đến Thanh Minh Thiền Viện vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ



(PTTPGQT) - Đức Tăng Thống nhấn mạnh với Đại sứ Úc rằng vấn để Biển Đông không riêng là chuyện của Việt Nam. Dù rằng Việt Nam đã mất Hoàng Sa và 8 đảo thuộc Trường Sa; dù rằng Trung quốc đã đặt cơ quan hành chánh và quân đội ở Huyện Tam Sa để kiểm soát vùng biển không phải của Trung quốc. Thế nhưng Biển Đông liên hệ với toàn thế giới, trong có nước Úc. Trung quốc mà chiếm Biển Đông, làm chủ eo biển Malacca thông qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương thì nước Úc cũng sẽ gặp khó khăn. Nhà Phật có thuyết nhân duyên, cái này liên hệ với cái kia, tương quan chằng chịt. Cho nên Biển Đông cũng là vấn đề của thế giới, của nước Úc. Vì vậy các nước dân chủ, tiến bộ cần liên hệ, giúp đỡ nhau giải quyết vấn đề, thì an ninh và hòa bình khu vực mới hiện ra...

Bản Lên Tiếng của Thân Nhân, Gia Đình Các Thanh Niên Công Giáo Sắp Bị Đưa Ra Tòa Xét Xử Vụ Án “Bỏ Túi”



Kính gởi:
Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
Quý vị lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức người Việt trong và ngoài nước,
Các cơ quan thông tấn, truyền thông trong và ngoài nước,
Các tổ chức đấu tranh bảo vệ nhân quyền, dân chủ trên khắp thế giới,
Chúng con là người nhà của các Thanh niên Công Giáo và Tin Lành đã bị Công an Việt Nam bắt cóc, giam cầm trái pháp luật trong hơn 01 năm qua.

Toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn dân. Tại sao Đảng cứ tìm cách ém nhẹm?



Nguyễn Trung Chính - Vụ hộ chiếu Trung Quốc có in hình lưỡi bò tuồn qua biên giới một thời gian dài mà chính quyền đã nhắm mắt đóng dấu lên hộ chiếu tuyên truyền này, đồng thời giấu nhẹm tin tức trong 6 tháng cho đến khi phóng viên hãng Reuter gạn hỏi đã gây nhiều bức xúc trong dân chúng.
Ngày 25/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội số 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận 3 và 4 (TP HCM). Nhiều cử tri đã lên tiếng chất vấn nhưng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không trả lời thẳng mà chỉ “cám ơn các cử tri đã đóng góp những ý kiến tâm huyết” đồng thời để cho đại biểu Trần Du Lịch hứa tiếp thu các ý kiến và sẽ kiến nghị Quốc hội xem xét từng vấn đề cho phù hợp.

Tự mê hoặc mình bởi khẩu hiệu của đối phương


Sau khi thấy chiến thuật in đường lưỡi bò lên hộ chiếu không thành công, TQ tiếp tục có những biểu hiện mạnh mẽ khác như cấm tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển chiếm của VN trước đây là Hoàng Sa và Trường Sa.
AFP PHOTO/TED ALJIBE
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc in bản đồ lưỡi bò lên hộ chiếu ở phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào ngày 29 tháng 11 năm 2012.
Trong khi đó Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam lại tiếp tục khẳng định Việt Nam nhớ ơn Trung Quốc đã giúp Hà Nội trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Trung Quốc tăng tiền bồi thường cho nông dân bị tịch thu đất


Dân làng Ô Khảm biểu tình phản đối trưng thu đất đai,
ngày 15/12/ 2011  
REUTERS
Thanh Hà
Báo chí Trung Quốc ngày 30/11/2012 cho biết, các khoản bồi thường cho nông dân bị trưng thu đất có thể được tăng lên gấp 10 lần. Đây là một cử chỉ của Bắc Kinh nhằm xoa dịu căng thẳng trong xã hội.
 

Thời Báo Hoàn Cầu, ấn bản tiếng Anh, trích dẫn thông cáo của chính phủ, theo đó Bắc Kinh nhìn nhận : « Có quá nhiều đất nông nghiệp đã bị tước đoạt một cách quá vội vã trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đất nước.

Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin kiểm soát tàu bè ở Biển Đông


Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus hội đàm với bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc Lương Quang Liệt, Bắc Kinh, ngày 27/11/2012  
REUTERS
RFI
Hãng tin Mỹ UPI ngày hôm nay, 30/11/2012, cho biết, chính quyền Washington sẽ chất vấn Bắc Kinh về thông tin báo chí nói rằng cảnh sát Trung Quốc, kể từ năm 2013, có quyền lên tàu, chặn bắt các tàu xâm nhập trái phép vào vùng Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland, đã cho biết như trên.

Mỹ không hoàn toàn trung lập trên vấn đề Biển Đông


Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) đứng chụp ảnh chung nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 4, Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 19/11/2012
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) đứng chụp ảnh chung nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 4, Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 19/11/2012
REUTERS/ Samrang Pring

Trọng Nghĩa
Nhiều lần liên tiếp, kể từ ngày 26/11/2012, Bộ Ngoại giao Mỹ đã luôn phải lên tiếng về tình hình căng thẳng trở lại tại vùng Biển Đông với hai động thái của Trung Quốc : Hiển thị tấm bản đồ lưỡi bò đòi chủ quyền ngay trong hộ chiếu mới của mình và trao quyền cho lực lượng biên phòng chận giữ và trục xuất tàu nước ngoài bị xét là xâm nhập trái phép vào vùng Biển Đông mà hơn 80% diện tích bị Bắc Kinh tự nhận chủ quyền.

VÌ SAO CHƯA CÓ CÁCH MẠNG VIỆT NAM?



Gần đây, có một số bài viết đặt câu hỏi: Vì sao chưa có cách mạng Vệt Nam?
Nguyên lai là vì nông nỗi nầy đây:
“* Giới trẻ và sinh viên học sinh
Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước. Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

VN Sợ Dịch SARS Vào: Khám Bệnh Tại Sân Bay



Tin Chưa Kiểm Chứng: Việt Kiều Về VN Bị Nghi Nhiễm Cúm H1N1, Cô Lập, Giam Tới Khi Hết Bệnh
SAIGON (VietBao) — Báo Pháp Luật Thành Phố, báo Xã Luận và một số cơ quan thông tấn quốc nội hôm 27-11-2012 đã  đưa ra lời báo động về cơ nguy dịch SARS mới sẽ bùng nổ, trong khi Sở Y Tế TP Sài Gòn đã gửi công văn đòi giám sát kỹ  các phi trường, hải cảng về cơ nguy dịch bệnh này tràn vào Việt Nam.
Trong khi đó, một số thông tin từ người Việt hải ngoại báo động rằng:
“Người đi du lịch về Việt Nam coi chừng > Bị Bắt Giam & Bị Phạt gần $1000 USD vì hải quan Việt cộng bịa ra du khách bị nghi ngờ cúm H1N1 để bắt họ phải đi khám bệnh tại nơi đã ăn chia…” Tuy nhiên, lời báo động này không nói cụ thể rằng nạn nhân Việt kiều bị làm tiền này là ai, và họ đã có báo cáo gì với các viên chức tòa đại sứ hay tòa lãnh sự Hoa Kỳ hay chưa.

TRUNG QUỐC CHỊU SỨC ÉP CỦA CÁC NƯỚC TRONG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG COC

Biển Đông


Ngày 13/11/2012, tờ báo Đông phương buổi sáng trích đăng phát biểu ngày 10/11/2012 của ông La Chiếu Huy, Vụ trưởng Vụ Châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng một số nước ASEAN chưa chuẩn bị tốt cho việc trao đổi về COC. Phát biểu của ông La Chiếu Huy là “đổi trắng thay đen”, hoàn toàn không đúng sự thật, có ý đổ lỗi cho các nước ASEAN trong việc chưa thể tiến hành đàm phán về COC giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến căng thẳng do các hành động gây hấn của Trung Quốc thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông, tháng 11/2011 tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Indonesia, Lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí về việc sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông; giao cho Nhóm công tác trong khuôn khổ cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN (SOM ASEAN) bàn bạc về nội dung cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Sau hơn 7 tháng nỗ lực và qua 7 vòng đàm phán (trung bình 1 tháng họp 1 lần), các nước ASEAN đã nhất trí được với nhau về nội dung các thành tố chính của COC, xây dựng tài liệu quan điểm của ASEAN về các thành tố chính cần có của COC để trình lên Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN tại AMM – 45 ở Phnom-pênh (Căm-pu-chia) tháng 7/2011. Như vậy, có thể khẳng định rằng các nước ASEAN đã chuẩn bị sẵn sàng nội dung để trao đổi với Trung Quốc. Các nước ASEAN căn cứ vào nguyên tắc đồng thuận của ASEAN đã tiến hành tham vấn và đạt được nhất trí với nhau về nội dung các thành tố chính của COC. Tiếp đó, các nước ASEAN đã chủ động đề nghị Trung Quốc tiến hành thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Với sự chuẩn bị này không thể nói “ASEAN chưa chuẩn bị tốt”? như lời ông La Chiếu Huy đã nói.

Chính sách biển của Trung Quốc gây mối lo ngại cho các nước láng giềng

Biển Đông

Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc ngày 14/11/2012. Chính sách biển của Trung Quốc được nêu ra tại Đại hội đang gây sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế, gây mối quan ngại đối với các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc.
Báo cáo Chính trị được nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào trình bày tại Đại Hội 18 lần đầu tiên đã đề cập khá cụ thể đến chính sách biển của Trung Quốc. Báo cáo nhấn mạnh Trung Quốc phải “nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng quốc gia mạnh về biển”. Nếu đọc qua những nội dung đó, có vẻ như là việc làm bình thường của một quốc gia ven biển, tuy nhiên đối với Trung Quốc thì dư luận không thể xem thường được nhất là với những gì diễn ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông thời gian qua.

Trung Cộng Trước Sự Chuyển Trục Chiến Lược Về Châu Á-Thái Bình Dương Của Hoa Kỳ



Lý Đại Nguyên
  
  
Bộ Ngoại Giao Hoakỳ ngày 23/11/2012 đã công bố Bài Xã Luận phản ánh quan điểm chính thức về việc Mỹ tái cân bằng chính sách ngoại giao tại Châu Á – Thái Bình Dương, đã trích lời ông Tom Donilon, cố vấn An Ninh Quốc Gia của tổng thống Hoakỳ từng nói:
  
 “Chính phủ của tổng thống Obama đã tái cân bằng chính sách ngoại giao để tăng cường sự chú ý đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.Theo lời cố vấn Donilon: “Cách tiếp cận của Hoakỳ dựa trên một kế hoạch đơn giản, Hoakỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, có quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự Kinh Tế, An Ninh, Chính Trị của Châu Á; và do đó, sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của Châu Á”. Bài xã luận viết: “Không thể chối cãi tầm quan trọng của Châu Á đối với nền kinh tế toàn cầu. Từ giờ tới cuối năm 2017. Châu Á  dự kiến sẽ chiếm gần phân nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu bên ngoài Hoakỳ. Nhưng nếu muốn tiếp tục đà thịnh vượng, Châu Á cần một sự hiện diện ổn định của Hoakỳ”. Cố vấn Donilon cho biết: “Bên cạch những thách thức an ninh truyền thống và những lời đòi hỏi viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai; còn những đòi hỏi Hoakỳ phải tham gia kinh tế, hội nhập thương mại, củng cố định chế khu vực, các quy tắc ứng xử, các luật lệ để giải quyết tranh chấp, và bảo vệ Quyền Con Người của mỗi cá nhân”… “mục tiêu chính của Hoakỳ là duy trì một khung cảnh an ninh và một trật tự khu vực ổn định, khung cảnh này được bám rễ từ cởi mở về kinh tế, giải quyết hoà bình những tranh chấp, quản lý quốc gia theo kiểu Dân Chủ, và Tự Do Chính Trị”.

Mạnh dạn từ bỏ những gì không còn phù hợp đang cản trở con đường đi tới của đất nước.



Phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (Bản gốc)
Việc Trung Quốc cho in “đường lưỡi bò” lên tấm hộ chiếu phổ thông điện tử đang gây ra những phản ứng ngược từ dư luận quốc tế và ngay chính trong xã hội Trung Quốc.
 Trung Quốc luôn đặt họ ở vị trí siêu cường, điều ấy đòi hỏ họ cũng phải có những hành xử sao cho tương xứng. Theo ông, việc Trung Quốc cho in “đường 9 đoạn” lên hộ chiếu phổ thông điện tử vừa rồi có đáng mặt “anh hào” không?
Trung Quốc là một cường quốc đang lên, có tiếng nói nhất định trên các diễn đàn quốc tế. Họ luôn luôn tận dụng mọi ưu thế của họ để theo đuổi tham vọng bành trướng mà trước mắt là ở Biển Đông, nơi được coi như chìa khóa để Trung Quốc bước ra thế giới để“rửa nhục” cho quá khứ (thời “Bát liên quân xâu xé Trung Hoa”).

Phiên tòa xét xử côn đồ tấn công dân Văn Giang: Tranh cãi tội cố ý gây thương tích hay giết người



602790
* Hàng trăm người dân Văn Giang bên ngoài tòa án
TTO - Sáng nay 30-11, Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tiến hành xét xử vụ án “cố ý gây thương tích” xảy ra tại xã Xuân Quan ngày 12-7. 
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đọc cáo trạng
8g10, hội đồng xét xử bắt đầu phiên tòa. Các bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng (sinh năm 1977), Đinh Văn Huỳnh (sinh năm 1984) và ba người bị hại Lê Thạch Bàn, Đàm Văn Đồng, Đàm Văn Nghiệp có mặt. Luật sư Hà Huy Sơn là người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại.

Văn Giang: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”



Nguyễn Đình Ấm - Cách đây hơn 200 năm cụ Nguyễn Du phải thốt lên như thế trước cuộc đời lênh đênh gian truân chìm nổi của nàng Kiều do chế độ phong kiến thối nát gây ra. Thế nhưng, ngày nay nếu còn sống chắc đại thi hào sẽ phải nhiều lần kêu lên như thế khi thấy những gì xẩy ra với những người dân Văn Giang.
 Từ Hà Nội xuôi làng gốm Bát Tràng qua cống Xuân Quan chỉ độ hơn km nữa rẽ trái xuống dốc đê sông Hồng theo con đường lát bê tông chỉ vài trăm mét đã đến trung tâm xã Phụng Công (Văn Giang- một trong các xã bị thu hồi đất trái pháp luật làm khu đô thị Ecopark). Từ đây khách lạ không thể đi nhanh chẳng phải vì con đường hẹp mà là những cảnh tượng hấp dẫn ít nơi có được. Hai bên đường nhà cao tầng san sát, khang trang, vườn tược, làng quê xanh nướt một màu trù phú. Bên lề những con đường bê tông uốn lượn trong các thôn xóm là hàng hàng lớp lớp những chậu, ang (chậu bê tông lớn trồng cây to) cây cảnh, bon sai lớn, nhỏ xếp đặt, cao, thấp la liệt bên lối đi, ven đường, góc sân…nép dưới những hiên nhà sạch sẽ, ấm cúng…

Asean cảnh báo kế hoạch khám tàu của TQ


Tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan kêu gọi các bên kiềm chế
Người đứng đầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) tuyên bố kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát tàu qua lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng.

Tờ China Daily hôm thứ Năm đưa tin quy định mới, có hiệu lực từ ngày 1/1, sẽ cho phép cảnh sát tỉnh Hải Nam khám xét tàu thuyền tiến vào vùng biển Trung Quốc “bất hợp pháp”.
Tổng thư k‎ý Surin Pitsuwan nói với Reuters rằng kế hoạch của Bắc Kinh “là sự kiện bước ngoặt”.

Hậu 20 -11-2012: Nghĩ về Con Đường Việt Nam



“Tất cả mọi con đường… 
đều dẫn đến Thành Rôm”.

Nhà Báo Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - Trong khi hai thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu CHẤN là ông Trần Huỳnh Duy Thức một doanh nhân trẻ, Lê Công Định một luật sư trẻ rất nổi tiếng... vẫn đang trong vòng lao lý với những án phạt nặng nề của chế độ... thì việc ông Lê Thăng Long được giảm án ra tù nhờ ăn năn hối cải... vậy mà chỉ 6 ngày sau đã công khai giới thiệu “Con Đường Việt Nam” trước bàn dân thiên hạ và kêu gọi mọi người hưởng ứng tham gia vào con đường này. Động thái đó đã dấy lên biết bao tranh luận rất đa chiều. Người lạc quan thì coi đó là con đường cứu rỗi cho dân tộc, người giầu trí tưởng tượng thì nghĩ đến việc yêu cầu Hoàng Gia Thụy Điển phải tặng cho Trần Huỳnh Duy Thức giải Nô Ben! Trong khi đó một cây viết cự phách lại huỵch thẳng luôn: Con Đường Việt Nam” là Con Đường Đi Tù!

Lưỡi bò và lưỡi liềm



J.B Nguyễn Hữu Vinh - Sau mấy chục năm lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng để quản lý xã hội bằng đấu tranh giai cấp đã đưa đất nước đến thảm cảnh trong ngoài lục đục, trên duới không yên, thiên hạ bất đồng, nhân tâm ly tán. Đó là cơ hội cho đường lưỡi bò vươn ra liếm Biển Đông. Đó cũng là hậu quả của chiếc búa và lưỡi liềm mấy chục năm tung hoành trên đất nước chúng ta. Như vậy, cái lưỡi bò hôm nay là hệ quả tất yếu của cái lưỡi liềm mấy chục năm qua...

*

Có lẽ chưa bao giờ, một động thái của Trung Cộng liên quan đến chủ quyền được ngang nhiên bàn tán thoải mái như bây giờ ở Việt Nam. Thoải mái là nói theo nghĩa đã được “ẳng” lên trên báo lề phải, chứ không còn dấm dúi, tự bịt miệng như những năm trước đây. 

HÀNG LOẠT HÃNG XE VẬN TẢI TƯ NHÂN CÓ THỂ ĐÓNG CỬA HOẶC PHÁ SẢN TRONG NĂM 2013 VÌ LỆ PHÍ GIAO THÔNG TẬN THU



Để bù đắp cho ngân sách của chế độ đã quá mức hao hụt vì quản lý tệ hại lẫn tham nhũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang ra lệnh ban hành một loạt các cách đánh thuế giao thông mới, tận thu mà không kể đến sức dân, khiến nhiều nơi rên siết hoặc toan tính việc đóng cửa trong năm 2013. Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải hàng hóa hành khách Bù Đăng, Bình Phước nói với thông tín viên SBTN tại Saigon rằng rất nhiều anh em trong hợp tác xã đang nghĩ đến chuyện bán xe, bỏ bến. Hiện xã viên hợp tác xã đang gặp rất nhiều khó khăn do xăng dầu ngày càng tăng, bến bãi thu thêm tiền, do đó hiện nay dù có xuất bến thì các xã viên vẫn thường bị lỗ, từ 500 đến 600 ngàn đồng một chuyến, cứ kéo dài sẽ dấn đến chuyện phá sản như chơi.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Cơ hội để đoàn kết, nhìn thẳng ai là kẻ thù của chúng ta !



Lê Văn Thuần(Pháp)

Trung Quốc ngày càng tỏ ra táo tợn sau khi tung chiếc hộ chiếu lưỡi  bò xâm phạm chủ quyền lãnh hải và tự do hàng hải trên biển Đông, muốn đặt các nước “có tranh chấp về chủ quyền” trên biển Đông vào một thế cờ đã rồi, tự cho mình cái quyền kiểm soát biển Đông bằng cách ra tuyên bố mang tính đe dọa, rằng sẽ cho lực lượng  hải giám và cảnh sát biển kiểm tra chặt chẽ bằng vũ lực và xua đuổi tàu thuyền nước khác ra khỏi cái gọi là” lãnh hải lịch sử” bịa đặt của TQ.

Từ Mùa Xuân Mianma nghĩ tới Mùa Xuân cho Việt Nam


(Viết khi Chủ tịch nước thăm Mianma)

Nguyễn Nguyên Bình *

Mianma bước lên con đường dân chủ hóa mạnh mẽ với những cải cách mạnh bạo cả về đối nội và đối ngoại đã được hơn một năm, sự kiện đó không thể thiếu vai trò của tổng thống Thein Sein. Dư luận thế giới (trong đó có cả một số báo “quốc doanh” của Trung Quốc) đã gọi Thein Sein là Gorbachev của Mianma nhưng Thein Sein còn hay hơn Gorbachev. Người ta đã thấy Mianma thực thi chính thể mới nhanh chóng và ổn định, Mianma không xuất hiện màn kịch liên bang tan rã, dân tộc chia rẽ một cách đáng kinh sợ như ở Liên Xô hồi năm 1989, và “Mùa xuân Mianma” thì ấm áp, tương phản rõ rệt với sự thê thảm của “Mùa xuân Ả-rập” xảy ra cùng thời kỳ. Chế độ ở Mianma đã “thay đổi đột ngột một cách nhẹ nhàng” (theo ý tứ của tờ tạp chí “quốc doanh” Hòa bình và phát triển của Trung Quốc).

Bùi Tín - Quá thể, quá đáng, quá chừng, rồi gì nữa


Công an trước Tòa án Nhân dân TPHCM.

Đọc các blog tự do trong nước gần đây, tôi hay gặp những lời nhận định, nhận xét «quá thể», «quá chừng», «quá đáng» …

Một bạn trẻ nhận định việc tuyên án luật sư Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam, rồi nhà báo Điếu Cày 12 năm tù giam, cô Tạ Phong Tần 10 năm tù giam … - trong khi viên công an giết ông Trịnh Xuân Tùng chỉ bị 4 năm tù giam - là những «sự trả thù không thể tưởng tượng nổi», là «quá thể, là phi lý», từ một chính quyền tự cho là chính đáng, theo chế độ pháp quyền, nghiêm chỉnh theo pháp luật.

«Quá thể» ở đây có nghĩa là vượt qua giới hạn cao nhất của sự phi lý, của sự chà đạp luật pháp có khả năng xảy ra, bình thường rất ít ai nghĩ đến, rất ít ai dám làm.

LHQ mở chiến dịch truyền thông xã hội về nhân quyền


Văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc mới đây thông báo sẽ thực hiện một loạt các cuộc hội thoại trực tuyến trên Google plus nhân ngày quốc tế nhân quyền 10 tháng 12 sắp tới.

AFP photo
Bà Navi Pillay, người đứng đầu văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Việt Hà phỏng vấn bà Esther Lam, phụ trách truyền thông xã hội thuộc văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Chủ đề hội thoại

Việt HàThưa bà, trước hết xin bà cho biết về nội dung chương trình hội thoại trực tiếp trên Google Plus mà Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thực hiện trong thời gian tới?
Esther Lam: Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến chương trình hội thoại trực tiếp Google Plus của chúng tôi. Hoạt động này là một phần trong chiến dịch truyền thông của chúng tôi về nhân quyền trong năm nay. Mục đích là để thu hút tiếng nói của mọi người về vấn đề này. Chúng tôi nghĩ là những diễn đàn như thế này với sự tham gia của nhiều người sẽ làm cho tiếng nói của mọi người được chú ý hơn và quan trọng hơn trong một loạt các vấn đề về nhân quyền.

Không gì ngăn cản được ước mơ của con người


Cuộc sống hạnh phúc của một đôi vợ chồng khuyết tật rất nghèo khó chiếm cảm tình và sự tôn trọng của những người cùng xóm

RFA
Hôm đám cưới anh Nguyễn Văn Cúng và chị Vũ Thị Thơm
Người miền Nam, người miền Bắc
Nguyễn Văn Cúng quê ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Sóc Trăng miền Nam, lên Saigon bán vé số kiếm tiền độ nhật. Vũ Thị Thơm ở Duy Tiên, Hà Nam của miền Bắc, vào Saigon bán vé số để kiếm sống.
Cúng và Thơm gặp nhau, yêu nhau, lập gia đình, sinh được hai cháu trai, đứa đầu năm tuổi, đứa sau chín tháng. Tổ ấm của họ là một phòng trọ nhỏ bé chật hẹp trong một xóm lao động ở Gò Vấp.
Nếu chỉ vậy thì không có gì đáng nói, bởi cuộc sống của họ cũng là cuộc sống như bao người chung quanh dưới quê hay trên phố.

Sự khác biệt ở “Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần 4”


Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 diễn ra tại TP. HCM trong 3 ngày từ 19 đến 21/11. Giáo sư Carlyle Thayer dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn sau khi tham dự hội thảo này.

Photo courtesy of sgtt
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ tư do Học Viện Ngoại giao phối hợp cùng Hội Luật Gia Việt Nam tổ chức trong hai ngày 19 và 20 tháng 11 tại TPHCM.

Lên án trực tiếp

Hòa Ái: Trước tiên, xin cảm ơn Giáo sư Carlyle Thayer dành cho đài ACTD buổi phỏng vấn này. Thưa Giáo sư, Giáo sư có nhận thấy sự khác biệt đặc biệt nào trong Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 so với 3 lần Hội thảo trước đây không?

Gia đình ông Lê Thanh Tùng chỉ trích phiên toà phúc thẩm


Phiên phúc thẩm xử ông Lê Thanh Tùng, một cựu quân nhân viết bài cổ xúy dân chủ tự do cũng như giúp dân oan khiếu kiện, diễn ra với cách thức không để gia đình biết.

Source DR
Ông Lê Thanh Tùng bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế
Bà Trần Thị An, vợ của ông Lê Thanh Tùng, cho biết dù suốt sáng ngày 28 tháng 11 sau khi được một công an nói trong ngày sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm người chồng, bà đã đến tại những cơ quan tòa án tại Hà Nội để được dự phiên xử. Thế nhưng tại những nơi đó bà đều được cho biết  không hề có phiên xử nào cả. Đến chiều tối bà mới nhận được thông tin từ một người quen cho hay.
Tôi vừa mới biết tối hôm qua, có anh ở Hà Nội báo.

Hộ chiếu mới của TQ: Phản ứng của VN chưa xứng tầm


Khi tin tức về mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in hình bản đồ với đường lưỡi bò trên vùng Biển Đông được loan đi, thế hệ trẻ Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ, đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có phản ứng cứng rắn hơn.

AFP photo
Một công nhân đang đứng máy in hộ chiếu điện tử mới tại Trung Quốc hôm 08/5/2012

Trung Quốc gây hấn 

Góp phần không nhỏ trong việc ký tên và truyền tải bản “Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân” của gần 200 nhân sĩ trí thức Việt chính là những cư dân mạng trẻ tuổi. Đi kèm với hành động trên là việc nhất loạt thay đổi hình phản đối đường lưỡi bò, bày tỏ quan điểm cá nhân và loan tải những thông tin liên quan đến sự kiện này trên các trang mạng xã hội.

Tin khẩn: Một số người Việt tị nạn tại Bangkok đã bị bắt



Tin mới nhất, chiều ngày 28/11/2012 bốn người tị nạn Việt Nam đang tạm cư tại Bangkok – Thái Lan đã bị cảnh sát Thái bắt giữ. Những người bị bắt là các ông: Nguyễn Phùng Phong, Nguyễn Văn Mười, Siu A Nem và Siu Phạm.
Hiện tại chúng tôi chưa biết nhóm này đã bị dẫn giải đi đâu. Thông thường là những người nhập cư bất hợp pháp nếu bị cảnh sát Thái bắt, họ sẽ phải bị đưa về các đồn cảnh sát cấp quận, sau đó mới chuyển về Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép (IDC) tại số 507 Soi Suan Phlu, đường South Sathorn.