Pages

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Con đường hiện đại nhất Việt Nam mới đi vào sử dụng


Đạt Lê - Trong khi việc khắc phục lún, nứt trên mặt đường Đại lộ Thăng Long đang được tiến hành thì dưới hầm đường bộ lại rơi vào tình cảnh nứt ngang, nứt dọc…

Theo ghi nhận của PV Laodong.com.vn, tại khu vực hầm đường bộ gần cầu vượt đi tỉnh lộ 70 (rẽ vào quận Hà Đông) xuất hiện rất nhiều vết nứt. Có những vết nứt rộng khoảng 2cm. Những vết nứt chủ yếu là nứt chạy dọc theo đường hầm tới vài chục mét. Đặc biệt, những vết nứt ngang nhiều chỗ bị tác động của xe trọng tải lớn đã “cày” bung mặt đường.

Ngoài ra, theo quan sát, trên các vách đường hầm cũng xuất hiện những vết nứt rộng từ 2 – 3cm. Trên nóc hầm đường bộ, những khe nứt liên tục rỉ nước xuống mặt đường. Cùng với đó là vỉa hè dưới đường hầm có những chỗ đã bị lún nứt…

Một số hình ảnh hầm đường bộ trên Đại lộ Thăng Long bị nứt do PV ghi lại:

Những vết nứt “xé” hầm đường bộ Đại lộ Thăng Long.
Tại những vết nứt, mặt đường bị cày bung lên và ngày càng loang rộng.

Vết nứt “xé ngang, xé dọc” dưới đường hầm.
Vết nứt trên vách đường hầm.

Phần vỉa hè dưới hầm đường bộ cũng đã bắt đầu xuống cấp.


http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nut-ngang-nut-doc-o-ham-duong-bo-Dai-lo-Thang-Long/41365

Công an Bắc Giang bắt bớ, đánh đập dân oan


Đỗ Hiếu, phóng viên RFA - Công an Bắc Giang bắt bớ, giam cầm, đánh đập 5 dân oan, tất cả đều là phụ nữ, khi họ đến trước Ủy Ban nhân dân tỉnh khiếu kiện, đòi lại đất đai bị địa phương tịch thu.

Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở trung tâm Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai đề xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh minh họa.

Phóng viên RFA liên lạc với một đại diện dân oan, một trong năm người bị giam ở đồn công an và một cấp chỉ huy Công an tỉnh để ghi nhận thêm chi tiết về thông tin này.

Tổ Dân Oan
Ông Nguyễn Văn Thành, một đại diện dân oan ở Bắc Giang cho biết vì sao người dân lâu nay bị ức hiếp cần phải lên tiếng trước công luận:

“Chúng tôi là dân oan của Bắc Giang, ngày xưa gọi là Kinh Bắc, hiện thời hình thành Tổ Dân Oan, trong đó có 2 Hội nhỏ ở Việt Yên và Tân Yên, toàn tỉnh để bảo vệ quyền lợi chính yếu của mình. Tôi là thành viên Ban Liên lạc của Hội Dân oan tỉnh Bắc Giang, sự việc xảy ra, chúng tôi rất buồn phiền, không tán thành việc làm của công an tỉnh, công an thành phố Bắc Giang trực thuộc tỉnh.

Công an bắt giam dân oan chúng tôi một cách vô tội, người ta đi đòi quyền lợi chính đáng của mình, quyền lợi không được trả mà lại tổ chức bắt bớ dân oan chúng tôi, đưa vào đồn công an không được ăn, không được sinh hoạt, vệ sinh, còn đánh đập, tra tấn dân oan chúng tôi.

Khi bị nhốt trong đồn, công an còn tịch thu hết tài sản của dân oan, không có tội và cũng chưa mất quyền công dân. Việc thu điện thoại là sự lạm quyền của công an Bắc Giang. Họ chà đạp, đánh đập những công dân, trong đó có một người ở Hiệp Hòa, tên là chị Thanh, bị đánh sưng hết cả mặt, sưng cả mắt đến bây giờ chưa mở được, không được đi chữa bệnh , bị nhốt trong buồng kín, không được ăn uống.

Những người tiếp tế không được công an cho vào, những sự việc này không phải chỉ xảy ra một lần mà đã lập đi lập lại nhiều lần, làm mất quyền của người dân chính là tội của công an Bắc Giang, công an là công cụ bạo lực của chính quyền, ngăn chặn dân oan là việc ngang trái, bảo vệ cho một chính quyền làm sai, chúng tôi đang phản đối chính quyền, phải đấu tranh chống tham nhũng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.”

Ông Thành kể thêm về lý lịch những phụ nữ bị bắt giam hôm thứ tư vừa qua tại trụ sở công an:

“Năm người bị bắt một là chị Thanh bị công an đánh , thứ hai là chị Hằng, ở thị trấn Lĩnh, Việt Yên, Bắc Giang, ba là chị Ngát ở xã Linh Thượng, xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, bốn là chị Hòa ở Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang, năm là chị Sửu là một nữ tài ba, thời son trẻ đã hy sinh để vào chiến sự, vượt Trường Sơn sang Lào, thời quân ngũ, đến bây giờ chị đã có công với dân với nước, nhưng chính quyền này người ta đối xử với nhưng người có công, không bằng cái gì cả, buộc phải lốc cốc đi đòi quyển lợi đã hai chục năm nay.”

Chị Thanh, một trong 5 phụ nữ bị công an câu lưu, bị hành hung, mang thương tích mà không được cứu chữa, thuật lại về tình cảnh đau xót hiện giờ:

“Những thằng mặt người, không có đạo đức nó làm khổ dân như thế này, không nói đến tên ai, thế mà nó quay lại, hỏi: chị nói ai? Tôi bảo: không có nói ai đâu, em có biết anh là ai mà em nói. Nghe thế là nó đánh thôi, hai thằng công an dằn nó ra, nó đập em mấy cái, không thuốc thang gì, đang nằm không ở đây, đánh em bây giờ sưng hết mặt, mắt không mở được.”

Người dân thấp cổ bé miệng
Trở lại chuyện công an bắt bớ dân oan hôm thứ tư, anh Thành kể tiếp:

“Trong đấu tranh chống tham nhũng là phải đi đến chuyện va chạm, không là gì hại ai, cũng không gây khó khăn gì cho tổ chức, nhưng người ta dùng quyền người ta bắt. Chúng tôi rất không hài lòng việc làm của công an, chúng tôi đề nghị trực tiếp yêu cầu anh công an đánh chị Thanh phải truy tố trước vành móng ngựa, đối chất trước pháp luật, để cho công bằng.

Dân chúng tôi là thấp cổ bé họng, chúng tôi không kêu được, chúng tôi đã đi cấp tỉnh, lên đến trung ương rồi, mà trung ương cứ xua đi, buộc chúng tôi phải nhờ đến các sóng đài, về trường hợp bất thường xảy ra hôm qua ở Bắc Giang, bắt người vơ cớ, bỏ tù người vô tội.

Người ta coi con người chúng tôi không bằng con vật, như mớ giẻ rác, người ta khiêng quẳng lên xe ôtô, luật Việt Nam không cho phép ôtô tải chở người mà công an Bắc Giang vẫn cứ làm, việc trái pháp luật này, ai là người xử lý để trả lại công bằng cho người dân chúng tôi.”

Chúng tôi hỏi thăm tin tức về số phận của năm chị dân oan còn bị cầm giữ nơi đồn công an tỉnh Bắc Giang, anh Thành cho biết:

“Đang ngồi trước vòng thẩm vấn của công an, không nhốt trong buồng kín nữa, hiện nay về sức khỏe năm chị em trong nhà lao thì sáng nay càc chị đều mòn mỏi cả, vì không chăn, không màn, không chiếu, không ăn uống, không tắm, không vệ sinh, và bị đánh đập.”
Ban Việt Ngữ chúng tôi gọi nói chuyện với một cấp chỉ huy công an tỉnh, xin mời quý vị nghe đoạn trao đổi ngắn sau đây:

“Chúng tôi xin được nói chuyện với ông Nguyễn Văn Giang, công an Bắc Giang, có phải ông là ông Giang không?" "Rồi, đúng rồi!"

"Chúng tôi nghe nói là có 5 phụ nữ dân oan đi khiếu kiện, bị bắt đưa về đồn công an, ông có biết thông tin gì về chuyện này không?"

"Tôi nghe thì người ta thả rồi, thấy bảo ra cổng tỉnh ủy, chửi bới gì ấy, thì chỗ đồn an ninh, trật tự người ta giữ, cho về rồi, cho về rồi, chiều ông gọi lại nhé, chúng tôi đang đi trên đường, đang đi xe nghe."

"Chúng tôi xin cám ơn ông Giang.”

Tuy ông Giang nói vậy, nhưng ông Thành thì báo là 5 phụ nữ đó đã được công an đưa lên xe chở đi một nơi nào khác. Chúng tôi tiếp tục theo dõi và sẽ có thông tin cập nhật gởi đến quý vị thính giả.

Qua lời kể của Tổ Dân Oan Bắc Giang thì, các nhân chứng và người thân của 5 phụ nữ bị giam trong đồn công an có nhìn thấy xe bịt kín nghi là chở theo các chị dân oan, chuyển đến nơi khác.

Đến chiều hôm nay, thứ 5, các chị nhờ liên lạc về gia đình để báo tin là xe công an đưa họ đến chân núi Yên Tử, thuộc tỉnh Quảng Ninh, rồi thả ở nơi đó. Các chị đang tìm cách vượt đoạn đường trên 100 km để trở về nhà.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-detained-land-protest-dh-04282011162553.html

Quản lý việc sử dụng vàng : cấm đoán hay điều tiết ?


Trọng Thành - Cách đây một tuần, vào ngày 21/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra quyết định về việc các ngân hàng sẽ ngừng cho vay vàng kể từ 1/5 tới.Cũng liên quan đến việc quản lý sử dụng vàng, các ngân hàng sẽ có thời gian chuẩn bị trong hai năm để chấm dứt việc “huy động” vàng, tức là kể từ tháng 5/2013. Quyết định mới đây nằm trong một loạt các biện pháp được chính phủ Việt Nam ban hành từ hai, ba tháng trở lại đây với mục tiêu “siết” lại việc sử dụng vàng.
Tại sao chính phủ Việt Nam lại đưa ra chính sách mới đối với các hoạt động sử dụng vàng ? Vì đâu nhiều biện pháp của chính phủ trong lĩnh vực này lại gây ra sự lo ngại trong xã hội ? Và liệu có thể dùng các biện pháp cấm đoán để điều chỉnh được việc sử dụng vàng trong xã hội ? Từ Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A phân tích.

RFI : Xin thân chào tiến sĩ Nguyễn Quang A. Như anh biết, ngày 21/5 vừa qua, theo kết luận giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, thì các ngân hàng sẽ ngừng cho vay vàng vào đầu tháng Năm tới, và có lộ trình để ngừng huy động vàng trong hai năm tới, để loại bỏ hẳn việc sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán. Như vậy, anh có thể giải thích ý nghĩa của quyết định mới đưa ra này được không ?

Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng tất cả mọi quốc gia đều có chính sách để bảo vệ đồng nội tệ của mình. Khi vào một nước nào, người ta chỉ dùng đồng tiền của nước đó thôi. Ở Việt Nam, tình trạng dùng đô la trong nền kinh tế khá là nhiều, như thế người ta gọi là « đô la hóa », «vàng hóa ». Trước kia người ta mua bất động sản, các khoản lớn đều tính bằng vàng cả. Tôi nghĩ rằng đấy là điều không lành mạnh. Cho nên, chủ trương của chính phủ là làm sao để quản lý lĩnh vực ngoại tệ, cũng như là vàng với tư cách là phương tiện thanh toán, tôi cho là một việc cần làm.

RFI : Thưa anh, việc sử dụng vàng ở Việt Nam đã có từ lâu. Theo anh, thời gian gần đây việc dùng vàng có những điểm gì đặc biệt ?

Nguyễn Quang A : Việc sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán vài chục năm trước còn phổ biến hơn bây giờ nhiều. Đến khi đồng tiền Việt Nam mạnh lên, chủ yếu là lạm phát thấp, thì người dân tin tưởng vào tiền Đồng Việt Nam, thì lúc đó về cơ bản tình trạng vàng hóa và đô la hóa giảm đi một cách rõ rệt.

Bên cạnh việc dùng vàng như một phương tiện thanh toán, vàng còn được dùng như một công cụ lưu trữ giá trị rất quan trọng. Tất cả các ngân hàng trung ương các nước đều có kho lưu trữ vàng của quốc gia, và người dân Việt Nam đã có tập quán từ rất xa xưa là dùng vàng để trữ tài sản của mình, tránh sự mất giá. Cũng có người dùng vàng như công cụ để đầu tư.

Trong hai ba năm trở lại đây, tình hình kinh tế khá bất ổn, lạm phát tăng cao, thì phản ứng rất tự nhiên của người dân, mà tôi nghĩ không có gì có thể cản được. Đó là tìm các kênh đầu tư khác. Chuyện người ta bỏ đồng tiền Việt Nam, chạy đi mua vàng để giữ vàng, hay chuyển sang mua ngoại tệ, hay bất động sản, đấy là chuyện đặc biệt của vài năm qua.

RFI : Thưa anh, trong vài năm qua, hoặc trước nữa, có xuất hiện các vàng miếng do một số công ty sản xuất, được sử dụng như một phương tiện lưu trữ hay thanh toán. Vậy việc sử dụng này được nhìn nhận ra sao ? Theo anh, liệu có thể tách biệt rạch ròi hai việc này được không ?

Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, khó tách biệt được hai phương tiện này. Bởi vì, trong khi luật kinh doanh thương mại chưa được rõ ràng, việc sử dụng tiền mặt ở Việt Nam còn quá tràn lan trong dân cư, tôi không muốn nói giữa các doanh nghiệp với nhau. Vàng được dùng rất phổ biến trong việc thanh toán tiền mua bán nhà, hoặc người ta không thanh toán trực tiếp bằng vàng miếng, nhưng lấy vàng miếng làm đơn vị để tính. Như vậy, việc sử dụng vàng miếng vừa như phương tiện thanh toán, vừa như phương tiện lưu trữ đã xuất hiện, và điều này thực sự chủ yếu là do một số công ty của Nhà nước tiến hành. Về cơ bản đấy là công ty Vàng bạc đá quý của thành phố Hồ Chí Minh, tuy bây giờ có thể công ty này đã được cổ phần hóa.

RFI : Gần đây, khi nói về các nguyên nhân của lạm phát tại Việt Nam, có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau xung quanh tác động của vàng đối với lưu thông tiền tệ và đối với lạm phát. Có một quan điểm cho rằng, vàng không đóng vai trò gì khiến lạm phát tăng lên, mà chính vì lạm phát người ta mới phải mua vàng. Lại có một quan điểm ngược lại, coi vàng chính là thủ phạm khiến nền kinh tế Việt Nam bị thiếu tiền. Vậy anh nhìn nhận như thế nào về các quan điểm này, và anh đánh giá ra sao về tác động của vàng đến lạm phát ?

Nguyễn Quang A : Cho rằng vàng là thủ phạm của việc thiếu tiền và lạm phát, tôi cho rằng, không đúng. Nhưng dùng vàng tràn lan thì có ảnh hưởng. Nói rằng vàng là « vô tội » cũng không phải là đúng. Bởi vì, nguyên nhân chính của lạm phát không phải là vàng. Nguyên nhân chính của lạm phát là do chính phủ. Bởi vì, chỉ có Nhà nước mới là người gây ra lạm phạt và Nhà nước có công cụ để kiềm chế lạm phát. Lạm phát, nói một cách khác, là in ra nhiều tiền quá. Đấy là một thứ thuế trá hình đánh vào tất cả mọi người. Tất nhiên, khi nhập vào nhiều vàng quá có thể khiến cho ngoại tệ dùng cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

Nhưng trong thời gian vừa qua, ngay trong thống kê của Nhà nước, người ta cũng rất là lập lờ, coi vàng miếng như vàng trang sức. Có khi, người ta xuất rất nhiều vàng để nâng thành tích xuất khẩu. Nhưng nếu coi việc xuất khẩu vàng như là kinh doanh tiền tệ, thì không thể tính lượng vàng xuất khẩu vào thương mại thuần túy được.

RFI : Thưa anh, anh có thể nói rõ thêm ý này được không ? Việc Nhà nước đưa xuất khẩu vàng trang sức vào xuất khẩu có một cái gì đó không rõ ràng, phải không ?

Nguyễn Quang A : Nếu mà, nó chỉ là đồ trang sức, thì đấy là loại hàng hóa bình thường. Nhưng vấn đề là người ta ghi là vàng trang sức, nhưng thực chất đấy lại là vàng miếng, vàng ký. Lúc đó, hàng hóa này không còn là đồ trang sức nữa, như vậy cần phải loại nó ra khỏi kinh doanh xuất nhập khẩu. Đấy thực chất là kinh doanh tiền tệ.

Theo tôi, cần phải kiểm soát chuyện này, phải điều tiết. Vì chuyện kinh doanh tiền tệ và tài chính như thế, nếu không kiểm soát tốt, có thể gây ra các hậu quả rất tai hại, mà cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua là một minh chứng.

RFI : Thưa anh, trở lại vấn đề về cái nỗ lực và quyết tâm mà chính phủ Việt Nam thể hiện trong hai tháng vừa qua trong việc điều chỉnh thị trường vàng. Anh có thể cho biết một số nét lớn trong hành động của chính phủ và xin anh cho biết vì sao chính sách của chính phủ Việt Nam lại nhận được nhiều phản ứng lo ngại từ phía những người đang sử dụng vàng ?

Nguyễn Quang A : Các biện pháp được Nhà nước đưa ra trong thời gian vừa qua khá là cấp tập, và nhiều khi mang tính hành chính : nào là cấm, kiểm tra, nào là thu giữ, bắt, v.v. Tôi nghĩ rằng, những biện pháp như thế không phải là biện pháp lâu dài. Các biện pháp lâu dài là phải có khung pháp lý đường hoàng. « Anh » quản lý như thế là như thế nào, và trong quản lý đó, phải dùng được các công cụ thị trường càng nhiều càng tốt, chứ không phải dùng biện pháp hành chính. Hãy xác lập một khung pháp lý thật rạch ròi, đường hoàng, và cứ để cho người ta tự do. Bởi vì, không thể cấm được việc người ta mua vàng, thậm chí mua vàng miếng, thậm chí dùng vàng miếng như phương tiện đầu tư, lưu giữ giá trị, bởi vì với tình hình đồng tiền Việt Nam mất giá như thế này thì có cấm như thế nào cũng không thể cấm được.

Rất đáng tiếc là những chính sách của Nhà nước Việt Nam nhiều khi không nhất quán với nhau, mâu thuẫn với nhau. Một thời người ta để cho các ngân hàng mở các sàn giao dịch vàng rất rầm rộ, và nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, chuyện đấy là không thể chấp nhận được. Cuối cùng nó chỉ khuyến khích người ta đi đầu cơ thôi. Đến khi phát hiện ra là cái đó không thể duy trì được, thì bắt đầu dẹp.

Chuyện (cấm) « cho vay bằng vàng », rồi chuyện (cấm) « huy động bằng vàng », tôi nghĩ có thể làm được. Ra các quy định như thế không phải là hành chính, bởi vì khi anh cho vay bằng vàng, gửi vàng vào ngân hàng, thì vàng ấy là tiền. Còn nếu anh có vàng, có kim cương, có đá quý, gửi vào ngân hàng để bảo quản giúp, người gửi phải trả phí cho ngân hàng, thì đấy là chuyện hoàn toàn khác.

RFI : Điều vừa rồi, anh gọi là điều chỉnh bằng phương tiện của thị trường, đối với việc sử dụng vàng, cụ thể là như thế nào, anh có thể cho một hai ví dụ ?

Nguyễn Quang A : Việc gửi vàng vào ngân hàng để lấy lãi, theo tôi nên chấm dứt, bởi vì lúc đó, người ta sử dụng vàng như là đồng tiền. Cho vay bằng vàng, chấm dứt, cái đó tôi cho là đúng. Còn khi người ta mua, người ta để ở nhà, hay người ta làm cái gì đấy thì Nhà nước có các công cụ (điều chỉnh) như thuế. Anh mua vàng, anh trữ cũng được, nhưng cũng giống như mua thuốc lá, hay thứ khác, đều phải đóng thuế. Khi anh bán, cũng phải có thuế. Còn chuyện để ngăn chặn người ta dùng nó như một phương tiện thanh toán khi mua bất động sản chẳng hạn, thì lúc đó phải dùng các công cụ hoàn toàn khác.

Tôi nói ví dụ như thuế nhà đất. Nếu anh thanh toán chui với nhau bằng vàng, mà anh chỉ ghi bằng này, đến lúc anh bán đi lợi nhuận rất cao, lúc đó thuế phải đóng sẽ khác đi rất nhiều.

Thí dụ bằng những công cụ như thế, sẽ có thể dần dần đưa được hoạt động sử dụng vàng vào khuôn khổ hơn.

RFI : Xin trân trọng cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110428-quan-ly-viec-su-dung-vang-cam-doan-hay-dieu-tiet

Đơn xin côn đồ khoan hồng


Nguyễn Bá Chổi (danlambao) - Nay đã 29/4, chợ nào cũng đang lo dọn dẹp sạch sẽ để mừng lễ lớn, “Ngày Giải Phóng” , ngày “sinh nhật bác Hồ”, nên Chổi bị biên chế, điều đi tứ tung; mệt, quét không ra hơi, nhưng ra rác. Đúng là “bói ra ma quét nhà ra rác”.

Đây lại không phải quét nhà mà quét chợ, lại gặp chợ Ba Đình: có đống to cao bằng mấy cái mả cái . Sức người có hạn, lại nhớ câu “ Chủ làm theo khả năng, đầy tớ hưởng theo nhu cầu”, Chổi ngồi phệt giải lao.Thói quen nghề nghiệp, buông chủi nghỉ mà tay không yên, cứ cào cào rác. Chổi vớ được tờ giấy của ai đã cũ (rác thì có gì mới), đọc thấy hay hay, xem ra có lý, lại hữu ích vì có thể làm kiểu mẫu cho những ai cần làm đơn xin .. , nên Chổi xin phép tác giả Cu Tèo phổ biến dưới đây:



Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập --Tự Do --Hạnh Phúc

ĐƠN XIN KHOAN HỒNG

Kính gửi Bọn Côn Đồ Xã Hội Chủ Nghĩa VN

Kính thưa Bọn Côn Đồ Xã Hội Chủ Nghĩa VN,

Trước tiên tôi xin tự trích ngang lý lịch:

Họ và tên: Cu Tèo;

Tuổi: cở gấp hai, gấp ba quý Bọn (tùy theo mặt từng vị trong hình chụp qúy bọn đang hành sự tại các hiện trường Toà Khâm Sứ, Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, Nhà thờ Tam Toà Qu ảng B ình, Chùa Bát Nhã Lâm Đồng..);

Quê quán: đồng hương Bác Hồ

Quá trình hoạt động: nguyên là “cháu ngoan Bác Hồ”; cựu thành viên đội nhảy Hòa Bình , múa hát Dân Liên Xô, Cánh Đồng Hoa, Anh Kim Đồng, Đêm Qua Em Mơ Gặp Bác, Ai Yêu Các Em Bằng ...;

Tình trạng hiện nay : Dân Oan

Thưa Bọn Côn Đồ đáng kính,

Vì cực kỳ bức xúc trước những cảnh dân oan đi khiếu kiện “chính quyền của dân do dân vì dân do Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh lãnh đạo” bị đập đánh te tua,bị hốt quăng lên xe ; cảnh tượng Đức Mẹ Sầu Bi bị trét lên mặt đồ ô uế; cảnh chó nghiệp vụ đã phải mắt nhắm mắt mở lúc ba giờ sáng nghênh mõm tru tru để bảo vệ công nhân làm vườn hoa trên khu đất Giáo xứ Thái Hà; cảnh giáo dân Tam Tòa bị hành hung, linh mục giáo xứ bạn đến thăm bị đánh u đầu, bầm mặt, gãy tay; và mới đây nhất, cảnh 400 tăng ni Chùa Bát Nhã bị khủng bố, hành hung , lột quần xé áo đuổi khỏi chùa trong dông bão;

Vì cực kỳ biết rõ những người-nhưng-không (phải là người) cầm quyền của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam “dân chủ gấp triệu lần” luôn thượng tôn pháp luật chẳng những đã không can thiệp vào nội vụ của nhà dân,nhà thờ, nhà chùa mà còn hậu thuẩn qúy côn đồ thanh toán kịp thời chớp nhoáng bất chấp đêm ngày hay thời tiết khắc nghiệt những mục tiêu mang tính lịch sử.. nguyền rủa muôn đời;

Vì cực kỳ đau lây cái đau của dân oan, cha oan, sư ni chú tiểu oan mà không biết cầu
khẩn cùng ai, bởi vì như lời ông Võ Ngọc Hiệp - người phát ngôn của UBND tỉnh Lâm Đồng trả lời Thông tấn xã Việt Nam ngày 6 tháng 10 năm 2009,”đó chỉ là xung đột nội bộ giữa Phật tử Tu viện Bát Nhã do Thượng toạ Thích Đức Nghi làm viện chủ và một số người tu theo pháp môn Làng Mai. Chính quyền không can thiệp”.

Như vậy rõ ràng là tất cả các lực lượng đến bao vây, hăm dọa, đập phá, hành hung, xua đuổi,kể cả những người mặc sắc phục công an nhân dân, vũ khí xe cộ đều thuộc lực lượng qúy Bọn (Côn Đồ).

Chỉ có qúy vị côn đồ là giai cấp tiên phong, là cơ quan quyền lực cao nhất nước hiên nay là chỗ dựa duy nhất cho 85 triệu nhân dân anh hùng mà cả thế giới ao ước ngủ dậy trở thành...

Chỉ có quý Bọn (Côn Đồ) mới can thiệp vào đó.

Nên nay Tèo tôi mạo muội đệ đơn thỉnh nguyện này lên qúy vị côn đồ vốn thấm nhuần đạo đức cách mạng và nhất là đạo đức bác Hồ khoan hồng, nhẹ tay cho các sư, ni, chú cô tiểu được nhờ.Không cho họ tu ở chùa Bát Nhã, thì cho họ tu ở chùa khác, kể cả vào nhà thờ gần đó theo lời mời của ông cố đạo.

Bắt chước đại thi hào Tố Hữu, Cu Tèo kính xin tặng qúy bọn (Côn Đồ) :

Phúc biết mấy
khi con chọn nghiệp
Ngành Côn Đồ
con cứ việc mà xin

Bọn Côn Đồ bách chiến bách thắng muôn năm .

Bọn Côn Đồ sống mãi trong sự nghiệp chúng ta.

Trân trọng chào thua qúy Bọn

Đương đơn,

Cu Tèo

Nguyễn Bá Chổi

Thế hệ 36 tuổi

Những em bé sinh ngày 30 tháng Tư năm 1975, hôm nay đã 36 tuổi. Ngày cậu con trai út đủ 36 tuổi, tôi nói với cháu: “Trong đầu bố mẹ vẫn nghĩ như con còn nhỏ lắm.

Nhưng nhớ lại, hồi nhà mình chạy qua Canada, thì bố cũng chỉ bằng tuổi con bây giờ thôi!”
Những bạn trẻ 36 tuổi, ở nước ngoài hay ở trong nước, gọi là họ đã trưởng thành không đủ. Ðúng ra, họ là những người lớn, mà thế hệ cha anh thường không biết. Họ lớn hơn chính các bậc cha chú hồi cũng 36 tuổi! Một “thanh niên” gốc Việt Nam sống ở Ðức, Philipp Roesler sinh trưởng ở Khánh Hòa, đã từng được cử làm bộ trưởng Kinh tế, rồi làm phó thủ tướng của Bang Saxony Thấp (Niedersachsen); rồi sau đó, lên làm Bộ trưởng Y tế trong chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Tất cả xảy ra trong cùng một năm, khi Dr. Philipp Roesler đúng 36 tuổi. Năm nay 38, anh lại được bầu làm lãnh tụ đảng Tự Do Dân Chủ, một đảng chính trị lớn ở Ðức, để lên làm phó thủ tướng chính phủ liên bang! Các bạn trẻ Việt Nam 36 tuổi nếu được tự do phát triển, nhiều người không thua kém gì Dr. Philipp Roesler!

Ba phần tư dân số Việt Nam, kể cả người Việt sống ở khắp thế giới bây giờ, ở tuổi từ 36 trở xuống. Họ là tương lai của nước Việt Nam. Thế hệ cha anh phải thành tâm cầu nguyện họ được mọi điều may mắn để thành công. Họ may mắn là nước Việt Nam may mắn! Họ thành công thì hy vọng nước Việt Nam thành công.

Thế hệ 36 tuổi bây giờ may mắn hơn chúng tôi vì khi sinh ra chiến tranh đã chấm dứt. Những bạn ở trong nước thiếu may mắn hơn chúng tôi hồi 20, 30 tuổi. Tuổi đó là lúc chúng tôi lăn mình vào các công tác giúp ích đồng bào. Lập hội đoàn, đi cắm trại, tổ chức học sinh, sinh viên đi làm công tác xã hội. Thời Hoàng Ðạo viết Mười Ðiều Tâm Niệm, năm 1940 ông đã hô hào giới trẻ đi “làm việc xã hội,” như chính ông đã làm. Phải giúp ích xã hội, đó là điều tâm niệm của nhiều thế hệ thanh niên sau đó. Không phải là những việc mà người lớn đã “động viên” mình làm! Phải giúp ích với tinh thần tự nguyện, tự do! Thời nay ít có cơ hội như vậy.

Nhưng hiện giờ ở trong nước vẫn có rất nhiều đoàn thể thanh niên theo đuổi các công tác xã hội. Trong khuôn khổ các chùa, nhà thờ, vẫn có các đoàn Phật tử, các Hướng đạo Công Giáo sinh hoạt. Ðó là những môi trường để rèn luyện chí khí, tập sống chung theo lối dân chủ. Khi các thanh niên họp nhau làm việc, chắc chắn họ muốn quyết định mọi việc chung theo các quy tắc dân chủ; đoàn thể nào không dân chủ thì các bạn trẻ sẽ không muốn gia nhập. Chắc chắn, trong sinh hoạt đoàn thể các bạn trẻ sẽ tập được tinh thần giúp ích, thói quen tôn trọng công ích. Ðời sống tập thể, tự nguyện và tự do, là nơi nuôi dưỡng tinh thần, chuẩn bị xây dựng một xã hội công dân, nền tảng của mọi thể chế dân chủ tự do. Tôi được tin nhiều bạn Hướng đạo ở miền Nam đang tìm cách cho phong trào Hướng đạo được chính thức hoạt động lại, sau khi bị giải tán năm 1975. Họ còn muốn phục hồi lại sinh hoạt Hướng đạo ở miền Bắc. Ðó là những tin mừng. Ước vọng của tuổi trẻ, thế nào rồi cũng thành công!

Thế hệ 36 tuổi nhìn quá khứ khác cách nhìn của thế hệ cha, anh. Cách nhìn thế giới của lớp trẻ bây giờ khác hẳn thời chúng tôi. Họ vượt lên trên biên giới quốc gia, họ thấy một thế giới mở rộng. Chuyện gì xẩy ra ở Tunisia, ở Syria, những người ở lứa tuổi 30 đều biết. Ðặc biệt là những người sống ở nước ngoài, quê hương của họ là cả thế giới. Một người bạn tôi có ba đứa con. Hôm rồi tôi nghe một người khác nói, cháu lớn nhất đang ở Canada, gần đây cháu thứ nhì sang Pháp, còn cô con út đang ở đâu đó bên Tàu! Chính anh bạn này, trước dậy Vật lý ở một đại học Canada nay đã về hưu, tình cờ đang ở Phi Châu vài năm. Anh bạn tôi có lần báo tin mừng: Ðã tìm được một tiệm phở trong thành phố Yaoundé, thủ đô Cameroun! Hai vợ chồng anh đã dậy cách nấu ăn Việt Nam, cho nhiều người bạn ngoại quốc. Cuối Tháng Năm 2011 anh sẽ dậy một lớp về Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh đạo và Phật Giáo Việt Nam. Người Việt Nam sống khắp thế giới, địa bàn sống của giới trẻ Việt Nam bây giờ cũng là cả thế giới, không như thế hệ chúng tôi hồi xưa không bao giờ tính chuyện sống ở ngoài nước mình!

Ngay trong giới trẻ ở nước ngoài, nhiều người vẫn thấy mình dính dáng mật thiết với nước Việt Nam, một cách tự nhiên. Hồi 1975, 76, trong một buổi họp với các trưởng Hướng đạo ở Montrea1, tôi bất đồng ý kiến với một bạn trẻ về việc giáo dục trẻ. Tôi đề nghị khi huấn luyện các em lớn lên ở nước này, họ là công dân Canada, có bổn phận với nước Canada, không nên đặt kỳ vọng sẽ dậy các em những bổn phận đối với nước Việt Nam quá xa xôi. Anh bạn tôi, trẻ hơn mươi tuổi, đã kịch liệt phản đối. Anh nghĩ rằng mình phải hun đúc tinh thần yêu nước Việt Nam cho những em sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Vấn đề này chắc bây giờ cũng còn nhiều người tranh luận.

Nhưng anh bạn trẻ của tôi đã làm đúng điều anh tin tưởng. Bây giờ, cô con gái anh ở tuổi 30, sinh ra và lớn lên ở Montreal, đang hoạt động tích cực trong một phong trào trẻ vận động dân chủ tự do cho Việt Nam! Chính cháu đã chọn lý tưởng đó, chọn con đường phục vụ cho quê hương của cha mẹ mình! Cuống rún của cha mẹ vẫn nối liền đến đời con cái!

Con gái tôi, sinh ở Sài Gòn, lớn lên ở Canada, đã về Việt Nam hồi 30 tuổi, đi thăm quê nội, quê ngoại lần đầu. Cháu kể khi đứng lễ trước ngôi mộ ông nội giữa cánh đồng làng thì cảm thấy rõ ràng mình có liên hệ thân thiết với mảnh đất quê hương và những thế hệ tổ tiên đời trước. Cháu đã tới một làng quê ở Quảng Trị thăm một ngôi trường mẫu giáo nơi mà mẹ con cháu có đóng góp để giúp cô giáo và học sinh. Cháu dậy các em bé những trò chơi và các bài hát Hướng đạo, những bài mà cháu học từ nhỏ. Lòng cháu tràn ngập một niềm vui lớn. Trở về, cháu nói cảm thấy rõ mình là người Việt. Khi dậy nhạc ở Ðại Học Mahidol bên Thái Lan, vợ chồng cháu mời các giáo sư và nhạc sinh Việt Nam sang tham dự những cuộc tập họp và thi tài giữa các nhạc sinh Ðông Nam Á; cháu rất vui mừng khi gặp các nhạc sinh Việt Nam xuất sắc so với nhạc sinh các nước khác. Cháu vẫn hãnh diện về tài năng của người cùng giống Việt như mình.

Những bạn trẻ 36 tuổi ở trong nước không có dịp đi qua những kinh nghiệm đó. Ðối với họ, trách nhiệm đối với dân tộc, với lịch sử, cha ông, là một điều tự nhiên. Họ dính liền với quê hương, nhưng đồng thời cũng coi thế giới có thể là nhà của mình. Hầu như ai cũng khao khát được ra nước ngoài học hỏi. Và những bậc phụ huynh ở thành phố cũng chỉ muốn con mình được đi du học. Thời chúng tôi còn trẻ cũng vậy. Các bạn sẽ học được gì khi ra ngoại quốc? Ðiều quan trọng nhất là tập nếp sống tự do. Cuộc sống tự do có nhiều cách thể hiện lạ lắm!

Con gái một người bạn tôi sinh ra ở Mỹ năm nay chưa 36 tuổi, cháu đã về thăm Việt Nam khi mới ngoài 20. Cháu đi một mình, nhưng về đến nơi thì được họ hàng trong Nam, ngoài Bắc đón tiếp, thương yêu. Trước khi đi Việt Nam cháu không bao giờ nói tiếng Việt, trừ khi bị bắt buộc; nhưng sau một tháng cháu đã nói tiếng Việt thông thạo. Và khi trở về Mỹ cháu nhất định chỉ nói tiếng Việt khi gặp hàng chú bác, bạn bè của cha mẹ. Cháu được “Việt Nam hóa” không phải vì nhờ một tháng “du học” trong nước, mà vì suốt hai mươi năm cha mẹ, cô chú đã làm gương cho cháu những cách ăn ở theo tình nghĩa, đạo lý của người Việt.

Khi về nước, cháu cũng hiến tặng cho bà con họ hàng những món quà mà cháu không ngờ tới. Ðó là phong cách sống rất hồn nhiên, vô tư, thành thật, thẳng thắn của một đứa trẻ lớn lên và sống ở một nước dân chủ. Ở Hà Nội mọi người trong họ đều công nhận cháu là một “con ngố”. Nó ngây thơ, tin tưởng ai cũng như mình. Nhưng họ hàng thấy là “con ngố” này đã được giáo dục y như các cụ dậy ngày xưa. Cứ sống lương thiện, chính trực, tin người và nghĩ ai cũng tin mình, kính cẩn và giản dị khi đối xử với người chung quanh. Quen sống ở nước ngoài, cháu dám bầy tỏ ý kiến riêng của mình, khi muốn nói không là nói không, không hề ngần ngại. Cháu lắng nghe học hỏi và bắt chước ngay những lời nói, cử chỉ do các chú bác, anh em chỉ cho. Cháu tôn kính với mọi người nhưng không có thói quen sợ hãi. Cháu đối xử bình đẳng với bất cứ ai trong xã hội, không phân biệt quan với dân, sang hay hèn. Con bé ngố đó tiêu biểu cho một tâm hồn tự do và trong sáng, giản dị. Một tháng cháu sống trong vòng tay âu yếm của họ hàng bà con, cháu cũng hiến tặng cho mọi người hình ảnh một thanh niên được sống không khí lành mạnh và tự do từ thủa nhỏ. Nhìn cách sống của cháu người chung quanh có thể cảm thấy một nền giáo dục tự do trong một xã hội tự do có thể đào tạo nên những con người lương hảo.

Thế hệ các thanh niên Việt Nam trên dưới 20 tuổi, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, đều có thể tập lối sống hiền lương chính trực. Cha mẹ các em trong thâm tâm cũng đều muốn như thế. Chính các bạn thanh niên phải chọn lối sống chính đại, quang minh, tin người và giúp đời; các bạn sẽ xây dựng một nước Việt Nam theo lối sống lương hảo. Chắc chắn đó phải là một nước tự do.

Hiện Tại, Cuộc Biểu Tình Ngày Quốc Hận Đang Diễn Ra Tại Úc Châu

Theo thư mời của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, đông đảo đồng bào, khoảng 2000, ở khắp nơi đã tụ tập về Canberra, hôm nay đúng ngày thứ bảy 30 tháng tư năm 2011, trước Tòa Đại Sứ của VC tại Canberra để biểu tình đòi hỏi Nhà Cầm Quyền VN phải giải thể ngay lập tức vì những tội phạm tham nhũng, buôn dân, bán nước, đã làm cho đa số nhân dân Việt Nam bị nghèo khổ và một thiểu số đảng viên ĐCSVN giàu có, sống trên xương máu của nhân dân Việt Nam. Ngay tại hiện trường, chúng ta đã nghe những lời hô vang dội đất trời của đồng bào Việt Nam:

- Đả Đảo VC

- Human Rights For Vietnam

- Freedom For Vietnam
- Democracy For Vietnam

- Nhân Quyền Cho Việt Nam
- Giải Thể Nhà Cầm Quyền Việt Nam
- Giải Thể Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Tự Do Cho Việt Nam
- Dân Chủ Cho Việt Nam
- Đả Đảo Bọn Cộng Sản Bán Nước Cho Tàu
- Đả Đảo Bọn Việt Cộng Bán Nước
- Đả Đảo Bọn VC Giết Hại Dân Lành
- Đả Đảo Hồ Chí Minh Phản Quốc

- …

Cuộc biểu tình đã bắt đầu vào lúc 11:30 sáng bên Úc Châu. AnhThưVN đã có mặt tại hiện trường để tường thuật cho phóng viên LạcViệt để được truyền âm vào Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ, thuộc hệ thống www.paltalk.com. Trong cuộc biểu tình đã có người lên án việc buôn người của cái gọi là “xuất khẩu lao động” của Nhà Cầm Quyền Hà Nội, có người lên án việc làm giàu bất chính của đám cầm quyền, có người lên án việc bán nước cho Tàu Cộng, nhưng có lẽ đặc biệt nhất là sự lên tiếng của cô Đỗ Thị Kiều Oanh là Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tại Úc Châu đã phát biểu với chủ đề “Nhân Phẩm Con Người Dưới Chế Độ Cộng Sản” nguyên văn như sau:

- … Hơn 65 năm chiếm đoạt miền Bắc, và 36 năm xâm chiếm miền Nam, chủ nghĩa gian manh và phi dân tộc của những người CS đã phá nát những gía trị đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã đưa đất nước từng bước tới bờ vực thẳm và có nguy cơ bị diệt vong. Muốn cứu nguy đất nước, hơn lúc nào hết, chúng ta, quốc nội và hải ngoại, hãy xiết chặt tay nhau, đẩy mạnh cao trào đấu tranh để giải thể tận gốc chế độ độc tài CSVN. Cao trào lật đổ bạo quyền độc tài đảng trị trên đà thuận lợi trên thế giới. Đây cũng là cơ hội, thuận tiện cho dân tộc chúng ta quyết giành lại quyền tự chủ và các quyền tự do căn bản của con người. Đã đến lúc toàn thể người dân chúng ta phải hành động để giải thể chế độ CSVN. Một chế độ thực chất chỉ là một bọn cướp, một lũ hèn hạ, chỉ biết đàn áp dân lành, coi dân như nô lệ, còn đối với ngoại bang thì ươn hèn khiếp nhược, chỉ biết gục mặt vâng lời, làm nô lệ và sẵn sàng dâng đất dâng biển cho ngoại bang… Chúng ta không thể tiếp tục chờ đợi sự phản tỉnh của tập đoàn VC, chúng ta hãy đứng lên đấu tranh để giải thể chế độ CS ngay từ bây giờ. Đất nước VN là của người VN, đất nước VN không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ ai, dân tộc VN phải có quyền tự do dân chủ, dân tộc VN phải có quyền tự do căn bản của con người…

Kế đến, các bạn trẻ Việt Nam tại Úc Châu đã khẳng định bài thơ của anh hùng Lý Thường Kiệt chính là bài Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam ta:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.

(Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!)”

Rồi Bài Ca Đại Việt (phổ từ thơ của Bắc Phong) đã được hát vang dội tại hiện trường:

“…

Gặp nhau từ khởi nghĩa Mê Linh
Đứa giữ voi trận, đứa tiền binh
Cùng đứng trên bờ ôm nhau khóc
Khi Nhị Trưng sông Hát trầm mình



Vì hòa bình là ước mơ chung

Phải kiên gan chiến đấu không ngừng

Để lịch sử giở qua trang mới
Trang bắt đầu cho cuộc phục hưng “

Tiếp theo sau đó, bài Một Cánh Tay Vươn Lên được tất cả mọi người tham dự đều đồng ca:

“Một cách tay đưa lên

Hàng vạn cánh tay vươn lên

Quyết đấu tranh cho nền hòa bình công chính



Thề quyết chiến, quyết chiến

Để mai này về sau con cháu ta sống còn…”

Ngoài ra còn có sự phát biểu của bạn trẻ Nguyễn Bá Vương đại diện cho Tổng Hội Sinh Viên phát biểu và hô to nhiều lời đả đảo. Đặc biệt có bé Cường, chắc chỉ vừa hơn 10 tuổi đã hăng hái hô to nhiều lời đả đảo làm mọi người nhưng có thêm sức mạnh hô vang lên lớn lên gấp bội.

Ngoài ra, còn có phần đặt vòng hoa tưởng niệm cho những quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và những Quân Nhân Úc đã hy sinh cho lý tưởng bảo vệ tự do cho Việt Nam. Tiếp theo sau, tất cả mọi người đã đồng ca bài nhạc Đáp Lời Sông Núi của nhạc sỹ Trúc Hồ:

“Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,

Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,

Quyết bảo vệ giang sơn, ta thề chết cho quê hương…”

Kế đến người bạn trẻ Khánh Vân đã phát biểu:

- Chúng ta mất nước đã 36 năm, cộng sản đã ngự trị trên quê hương 57 năm, tính từ năm 1954, đã là một thời gian qúa dài. Họ đã hành xử như một đám giặc cướp vô nhân tính, tự xưng Đảng là tổ quốc…

Phải nói rằng, cuộc biểu tình tại Tòa Đại Sứ VC tại Canberra rất hào hùng và đầy khí thế của tất cả các bạn trẻ tham dự, tất cả nhưng muốn thổi ngọn lửa đấu tranh bay liền về Việt Nam, để tiếp nối cao trào đòi tự do dân chủ sau sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài trên thế giới như sự sụp đổ của chế độ độc tài Ben Ali ở Tunisia, chế độ độc tài Hosni Mubarak tại Ai Cập, và sự đấu tranh vẫn còn đang tiếp diễn tại Libya, Yemen, Jordan, Bahrain, Iran, Bắc Hàn, Trung Quốc..

Được biết, sau cuộc biểu tình này, sẽ có nhiều cuộc biểu tình nhỏ tại các địa phương sẽ xảy ra tại Brisbane thuộc tiểu bang Queensland, tại Adelaide thuộc South Australia, tại Pert thuộc West Australia.

Tổng Nổi Dậy Xuống Đường Bà Con Ơi,

Giải Thể Chế Độ Cộng Sản Việt Nam.

Ngày 30 tháng 4 năm 2011 (11:30 sáng giờ VN)

Mylinhng@aol.com

http://mylinhng.wordpress.com

Xin phổ biến tự do

Cờ Vàng Tung Bay trên Thành Phố Cần Thơ ngày 30 tháng 4 năm 2011

30/4/1975, ngày quốc hận ấy Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt quốc gia đã bị hạ xuống bởi những người Cộng Sản chiến thắng, từ ngày vắng bóng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên quê hương miền Nam Việt Nam thì ngày đó không còn tự do. Trong ngày Quốc Hận 30/04 thứ 36 năm nay, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lại tung bay ở miền Tây do thanh niên sinh viên Cần Thơ treo lên ở thành phố Cần Thơ để nhớ lại những ngày sống trong không khí thanh bình của tự do của đời người.

Từ ngày lá cờ Đỏ Sao Vàng chiến thắng tung bay, là ngày mà người dân bắt đầu cuộc sống trong không khí đầy ngột ngạt, khó thở…thanh niên sinh viên Cần Thơ đâu có muốn hít thở không khí độc tài ngột ngạt ấy. Hôm nay những người Thanh Niên Sinh Viên Cần Thơ phải đi tìm không khí tự do ngày nào.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng của tự do bay trên đường phố Cần Thơ sau 36 năm vắng bóng. Chắc đồng bào Cần Thơ tim đập mạnh hồi hộp khi thấy bóng dáng biểu tượng này…đừng ngạc nhiên sẽ có ngày cờ này tung bay trước mọi nhà, trên đường phố, lúc ấy tràn đầy không khí tự do để hít thở.

Ngày này, 36 năm về trước cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bị hạ xuống, giờ đây đang sừng sững trở về phất phới trên đường phố thơ mộng Cần Thơ. Thanh niên sinh viên Cần Thơ chỉ mong sao dân tộc Việt Nam được tự do và hạnh phúc. Tự do và hạnh phúc đích thực có được khi chế độ độc tài không còn ngư trị trên quê hương Việt Nam…mộng ước của tuổi trẻ bao giờ cũng ước mơ cho tương lai của dân tộc đi lên, mộng ước của người thanh niên sinh viên đến trường để mở rộng kiến thức, để có tầm nhìn ra xa thế giới văn minh không thể cúi đầu sống trong ao tù của nô lệ độc tài mãi mãi được…

Đêm nay cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay trên đường phố Cần Thơ là một biểu tượng tự do đang đến với đồng bào Cần Thơ, đang đến với người Việt….xin các bạn thanh niên sinh viên, xin mọi mọi người hãy đón nhận nó như một biểu tượng tự do chứ không phải của một kẻ thù như sự tuyên truyền thiếu lương thiện…

Lời của Thanh Niên Sinh Viên Cần Thơ treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

http://thanhniensinhviencantho.tuoitreyeunuoc.com

Dưới đây là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tự do bay trên thành phố Cần Thơ 30/04/2011

Danh sách ứng cử viên cần gạch bỏ theo tiêu chuẩn cuộc cách mạng 2 X

Ðể bạn đọc dễ dàng tra cứu và tìm biết hai tên cọng sản cao nhất trong lá phiếu cần gạch bỏ theo tiêu chuẩn của cuộc cách mạng 2 X. Chúng tôi đã chọn lựa sẵn và phổ biến công khai, rộng rãi để bạn đọc dễ dàng sử dụng.

Danh sách này được sắp xếp theo thứ tự từng tỉnh và đơn vị bầu cử của tỉnh.
Ðiểm lưu ý 14 tên trong bộ chính trị được in đỏ để mong được cử tri săn sóc tận tình.

http://www.baucukhoa13.quochoi.vn/default.asp?xt=xt&page=newsdetail&newsid=1883

1- Thành phố Hà Nội:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 10
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 30 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 50 NGƯỜI.

Đơn vị bầu cử Số 1: Quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm và quận Tây Hồ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

STT HỌ VÀ TÊN GIỚI TÍNH NGHỀ NGHIỆP CHỨC VỤ NƠI LÀM VIỆC
1 Nguyễn Quế Anh Nữ Ủy viên Ban chấp hành Thành đoàn, Quận ủy viên Quận đoàn Ba Đình, Hà Nội
4 Nguyễn Phú Trọng Nam Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Vp Trung ương Đảng,

Đơn vị bầu cử Số 2: Quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Phạm Quang Nghị Nam Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Thành ủy Hà Nội
5 Đỗ Kim Tuyến Nam Thiếu tướng, Tổng Cục phó Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Bộ Công an

Đơn vị Số 3: Quận Hà Đông, quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Ngọ Duy Hiểu Nam Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội
3 Đào Trọng Thi Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,

Đơn vị bầu cử Số 4: Huyện Thanh Trì, Gia Lâm và Hoàng Mai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Thị Hồng Hà Nữ Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Nội Đại biểu Quốc hội Hà Nội
2 Nguyễn Hồng Sơn Nam Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tập đoàn đầu tư phát triển

Đơn vị bầu cử Số 5: Huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức và huyện Từ Liêm
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Đức Chung Nam Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Đại tá, PGD công an Công an Thành phố Hà Nội
5 Đinh Xuân Thảo Nam Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Quốc hội khóa XII Viện Nghiên cứu lập pháp,

Đơn vị Số 6: Huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và Thường Tín
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Thị Nguyệt Hường Nữ Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam
4 Nguyễn Văn Thanh Nam Thiếu tướng, Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân chủng Phòng không -

Đơn vị bầu cử Số 7: Huyện Quốc Oai, huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Nguyễn Quang Huân Nam Bí thư Chi bộ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Thăng Long Cty Cổ phần Thăng Long
5 Nguyễn Đình Quyền Nam Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XII , Hà Nội

Đơn vị Số 8: Huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Chu Sơn Hà Nam Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XII Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội
5 Nguyễn Bắc Son Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng

Đơn vị bầu cử Số 9: Huyện Đông Anh và quận Long Biên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Ngọc Bảo Nam Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Hà Nội, Bí thư Đảng ủy, Công ty TNHH đầu tư Việt Hà
3 Nguyễn Sơn Nam Thành ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thẩm phán, Chánh án Hà Nội Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Đơn vị bầu cử Số 10: Huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Phạm Huy Hùng Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, Ngân hàng TM cổ phần công thương VN
4 Trần Thị Quốc Khánh Nữ Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Quốc hội khóa XII, Ủy ban Khoa học, Công nghệ Quốc hội

2 -Thành phố Hồ Chí Minh: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 10
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 30 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 51 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Quận 1, quận 3 và quận 4
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Trần Du Lịch Nam Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tpHCM khóa XII Vp Đoàn Đại biểu Quốc hội
3 Trương Tấn Sang Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Văn phòng Trung ương Đảng

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và quận 7
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Trương Thị Ánh Nữ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hội đồng Nhân dân tpHCM
3 Ngô Ngọc Bình Nam Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7 Bộ Tư lệnh Quân khu 7 – TP. HCM

Đơn vị bầu cử Số 3: Quận 6 và quận Bình Tân
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Nguyễn Thanh Dương Nam Hàm vụ trưởng, Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
5 Huỳnh Thành Lập Nam Ủy viên thường vụ Thành ủy, Phó trưởng Đoàn Quốc hội tp HCM Vp Đoàn Đại biểu Quốc hội tphcm

Đơn vị bầu cử Số 4: Quận 5, quận 10 và quận 11
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Lê Thanh Hải Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
4 Nguyễn Phước Lộc Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Thanh niên Việt Nam,

Đơn vị bầu cử Số 5: Quận Tân Bình và quận Tân Phú
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Đỗ Văn Đương Nam Kiểm sát viên Viện KSND tối cao, Kiểm sát nhân dân tối cao
4 Nguyễn Bách Phúc Nam Chủ tịch HĐTV KH-CN và QLTP, Viện trưởng Viện Điện-Điện tử-Tin học thành phố Hội tư vấn KHCN và quản lý

Đơn vị bầu cử Số 6: Quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 06 người.

1 Nguyễn Ngọc Đào Nam Ủy viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Hành chính,
3 Đinh Thị Bạch Mai Nữ Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hội liên hiệp phụ nữ tp HCM
4 Mach Dares Samael Nam Trưởng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo

Đơn vị bầu cử Số 7: Quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Huỳnh Ngọc Ánh Nam Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Tòa án Nhân dân tphcm
3 Nguyễn Thị Quyết Tâm Nữ Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Ban Tuyên giáo Thành ủy

Đơn vị bầu cử Số 8: Quận 12 và quận Gò Vấp
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

4 Lê Đông Phong Nam Đại tá, Phó Giám đốc Công an thành phố Công an Thành phố Hồ Chí Minh
5 Trần Thị Diệu Thuý Nữ Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị bầu cử Số 9: Huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Văn Hưng Nam Đại tá, Chính ủy Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh Bộ Tư lệnh tpHồ Chí Minh
2 Nguyễn Văn Minh Nam Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch thành phố, Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch

Đơn vị bầu cử Số 10: Huyện Bình Chánh và quận 8
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Lê Trọng Sang Nam Phó Giám đốc thường trực Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tp HCM Sở Lao động-Thương binh
5 Nguyễn Thị Kim Tiến Nữ Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ Y tế -

3 – Thành phố Hải Phòng:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 9 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 15 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Huyện Thủy Nguyên, Cát Hải, Bạch Long Vỹ, Hồng Bàng và Lê Chân
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

4 Lương Văn Thành Nam Bí thư Đảng ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Viện Kiểm sát nhân dân
5 Trần Ngọc Vinh Nam Thành ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng -

Đơn vị Số 2: Huyện An Dương, Kiến Thụy, Ngô Quyền, Hải An và Đồ Sơn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Nguyễn Thị Nghĩa Nữ Phó Bí thư thường trực thành ủy, Phó chủ tịch HĐND thành phố (2004-2011) Thành ủy Hải Phòng -
5 Lê Thanh Vân Nam Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội 51B Phan Đình Phùng, Hà Nội

Đơn vị Số 3: Huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An và quận Dương Kinh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Quang Cường Nam Phó Bí thư Đảng ủy quân sự, Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Bộ Chỉ huy quân sự Quân khu 3
2 Nguyễn Tấn Dũng Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng CP, Thủ tướng Chính phủ Văn phòng Chính phủ,

4 – Thành phố Đà Nẵng:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Huyện Hòa Vang, Hoàng Sa, Hải Châu và quận Sơn Trà
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

4 Nguyễn Bá Thanh Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thành ủy, Văn phòng thành ủy Đà Nẵng
5 Nguyễn Thị Kim Thúy Nữ Đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XII Đoàn đại biểu Quốc

Đơn vị Số 2: Quận Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và quận Cẩm Lệ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

4 Huỳnh Nghĩa Nam Ủy viên Ban thường vụ thành ủy, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Hội đồng nhân dân Đà Nẵng
5 Huỳnh Ngọc Sơn Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, 37 Hùng Vương, Ba Đình,

5 – Thành phố Cần Thơ:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng và huyện Phong Điền
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Minh Kha Nam Công an, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ Công an tp Cần Thơ
2 Trần Thanh Mẫn Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Thành ủy Cần Thơ

Đơn vị bầu cử Số 2: Quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

3 Huỳnh Văn Tiếp Nam Công chức, Thành ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội Cần Thơ

Đơn vị bầu cử Số 3: Quận Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

1 Lê Hồng Anh Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Số 44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm,

6 – Tỉnh An Giang: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 04
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 10 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 17 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

2 Trần Văn Độ Nam Thiếu tướng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án Quân sự Trung ương

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Châu Phú và huyện Châu Thành
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.

1 Lê Bộ Lĩnh Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT Quốc hội, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, KH-CN-MT của Quốc hội
2 Nguyễn Thanh Phong Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Chợ Mới và huyện Phú Tân
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Bùi Trí Dũng Nam Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân An Giang
3 Nguyễn Văn Giàu Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Ngân hàng Nhà nước VN

Đơn vị Số 4: Huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, tx Châu Đốc và Tân Châu
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Lê Dân Khiết Nữ Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Viện ksnd tỉnh An Giang
5 Lê Việt Trường Nam Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội XII Ủy ban Quốc phòng Quốc hội,

7 – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.

Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Tân Thành, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

4 Thuận Hữu Nam Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nhà báo, Tổng biên tập Báo nhân dân Báo Nhân dân
5 Nguyễn Thị Bạch Ngân Nữ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu,

Đơn vị Số 2: Huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Lê Thị Công Nữ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ỦBND huyện Long Điền,
5 Nguyễn Văn Tuyết Nam Uỷ viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

8 – Tỉnh Bắc Giang:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 8 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Huyện Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng và tpBắc Giang
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Thân Văn Khoa Nam Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
5 Nguyễn Đăng Tiến Nam Phó Trưởng ban Thường trực thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội 37 Hùng Vương, Hà Nội

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Tân Yên, huyện Hiệp Hòa và huyện Việt Yên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Hoàng Thị Hoa Nữ Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Văn hóa, tỉnh Bắc Giang
3 Nguyễn Thiện Nhân Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng , Phó Thủ tướng Chính phủ Văn phòng Chính phủ,

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

1 Nguyễn Quốc Cường Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Trung ương Hội nông dân VN

9 – Tỉnh Bắc Kạn:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì và huyện Pác Nặm
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Văn Minh Nam Đại tá, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn
5 Phương Thị Thanh Nữ Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Bí thư Huyện ủy Huyện ủy Ngân Sơn

Đơn vị Số 2: Huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Hà Văn Khoát Nam Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tỉnh ủy Bắc Kạn
5 Bế Xuân Trường Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thiếu tướng, Tư lệnh quân khu I Bộ Tư lệnh Quân khu I -

10 – Tỉnh Bạc Liêu: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Vĩnh Lợi, huyện Hoà Bình và thành phố Bạc Liêu
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Trương Minh Chiến Nam Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh ủy Tỉnh ủy Bạc Liêu
3 Lê Quang Huy Nam Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, của Quốc hội khóa XII Ủy ban Khoa học,

Đơn vị Số 2: Huyện Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai và huyện Đông Hải
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Trần Bình Minh Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, \ Đài truyền hình Việt Nam,
3 Phan Tấn Tài Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy khối Đảng ủy Bạc Liêu

11 – Tỉnh Bắc Ninh: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Văn Chiến Nam Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Bắc Ninh, Văn phòng Đoàn ĐBQH
3 Nguyễn Thị Thanh Hòa Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đơn vị Số 2: Huyện Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình và huyện Lương Tài
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Tô Huy Rứa Nam Ủy viên Bộ Chính trị, , Trưởng ban Tổ chức Trung ương Ban Tổ chức Trung ương Đảng,
5 Trần Văn Túy Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

12 – Tỉnh Bến Tre:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Huyện Châu Thành, Bình Đại và thành phố Bến Tre
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

3 Đặng Thuần Phong Nam Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Ủy ban Tư pháp -,

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

2 Nguyễn Thị Kim Ngân Nữ Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Đơn vị Số 3: Huyện Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Trịnh Thị Thanh Bình Nữ Tỉnh ủy viên, Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre
2 Nguyễn Hải Châu Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre

13 – Tỉnh Bình Dương:SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 8 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Huyện Bến Cát, huyện Dầu Tiếng và thị xã Thủ Dầu Một
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

4 Mai Thế Trung Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương
5 Phương Hữu Việt Nam Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Số 2 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo và thị xã Dĩ An
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Huỳnh Ngọc Đáng Nam Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Bình Dương Văn phòng Đoàn Đại biểu
3 Nguyễn Thanh Hồng Nam Đại tá Công an, Đảng ủy viên, Phó Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân Tạp chí Công an nhân dân -

Đơn vị bầu cử Số 3: Thị xã Thuận An
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

1 Lê Thị Thu Ba Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

14 – Tỉnh Bình Định: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 8 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 14 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và tp Quy Nhơn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Vương Đình Huệ Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước -
3 Đặng Công Lý Nam Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện An Nhơn, huyện Phù Cát và huyện Phù Mỹ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Nguyễn Hữu Đức Nam Hàm Vụ trưởng, Thư ký Phó Chủ tịch Quốc hội Văn phòng Quốc hội -
3 Phạm Thị Thu Hồng Nữ Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Hoài Nhơn, huyện Hoài Ân và huyện An Lão
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.

1 Trần Văn Bản Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Đông y Việt Nam -
4 Nguyễn Thanh Thụy Nữ Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội Bình Định

15 – Tỉnh Bình Phước: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh và Bình Long
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Nguyễn Văn Lợi Nam Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Bình Phước Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
5 Nguyễn Tân Xuân Nam Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước Thị xã Bình Long, Bình Phước

Đơn vị Số 2: Thị xã Đồng Xoài, tPhước Long, Bù Gia Mập, Bù Đốp và Bù Đăng
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Bùi Mạnh Hùng Nam Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc
3 Ngô Xuân Lịch Nam Trung tướng, Bí thư Trung ương Đảng Tổng cục Chính trị QDNDVN

16 – Tỉnh Bình Thuận: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.


Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình và huyện Phú Quý
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


2 Ngô Đức Mạnh Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bí thư Chi bộ Vụ Đối ngoại, Ủy ban Đối ngoại

Đơn vị Số 2: Huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và tp Phan Thiết
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Hà Minh Huệ Nam Phó Chủ tịch thường trực, Phó Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam,
5 Huỳnh Văn Tí Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh và thị xã La Gi
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Lê Đắc Lâm Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận

17 – Tỉnh Cà Mau: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Thới Bình, huyện U Minh và thành phố Cà Mau
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Dương Thanh Bình Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau
5 Trần Văn Nam Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Khóa XII Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Đơn vị Số 2: Huyện Cái Nước, Phú Tân và huyện Trần Văn Thời
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Nguyễn Tuấn Khanh Nam Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban tổ chức Trung ương Ban Tổ chức Trung ương

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Đầm Dơi, huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Bùi Ngọc Chương Nam Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy cơ quan Văn phòng QH, Bí thư Chi bộ VPQH Văn phòng Quốc hội

18 – Tỉnh Cao Bằng: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1:Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hà Quảng, Thông Nông và Hòa An
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Nguyễn Thị Nương Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban dân vận Trung ương, Ban Dân vận Trung ương,
3 La Ngọc Thoáng Nam Trưởng ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh Đoàn Đại biểu Quốc hội

Đơn vị Số 2:Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Cao Bằng
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Hà Ngọc Chiến Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Tỉnh ủy Cao Bằng
2 Phùng Văn Hùng Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng, Văn phòng Quốc hội -

19 – Tỉnh Đắk Lắk: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 9 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 15 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M`Gar và tp Buôn Ma Thuột
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Y Khút Niê Nam Ủy viên Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk
3 Tòng Thị Phóng Nữ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Văn phòng Quốc hội -

Đơn vị Số 2: Huyện Krông Bông, Krông Pắc, Lắk, M`Drắk, Cư Kuin và Krông Ana
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Trần Đình Sơn Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Viện KSND tỉnh Đắk Lắk
4 Niê Thuật Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Đắk Lắk

Đơn vị Số 3: Huyện Ea H`Leo, Krông Búk, Krông Năng, Ea Kar và thị xã Buôn Hồ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Trần Mạnh Cường Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đắk Lắk , TP. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
5 Cao Đức Phát Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Số 2 Ngọc Hà, Hà Nội

20 – Tỉnh Đắk Nông: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Đắk Glong, Đắk R`Lấp, Tuy Đức, Đắk Song và thị xã Gia Nghĩa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Lê Diễn Nam Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông
5 Nguyễn Đắc Vinh Nam Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Đoàn TNCS HCM

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Đắk Mil, huyện Cư Jút và huyện Krông Nô
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 06 người.


3 K` KRáh Nam Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ủy ban MTTQVN Đắk Nông
4 Trần Đình Long Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XII Ủy ban Pháp luật,

21 – Tỉnh Điện Biên: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng, Điện Biên và tp Điện Biên Phủ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Lò Văn Muôn Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội
5 Đỗ Bá Tỵ Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trung tướng, Tổng tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng -

Đơn vị Số 2: Huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Tủa Chùa và tx Mường Lay
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Sùng A Hồng Nam Phó Bí thư Đảng ủy, Đại tá, Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên Công an tỉnh Điện Biên
3 Dương Ngọc Ngưu Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội

22 – Tỉnh Đồng Nai: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 04
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 11 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 19 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Long Thành, Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Nguyễn Văn Khánh Nam Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Công an tỉnh Đồng Nai
4 Đặng Ngọc Tùng Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LDLD VN Tổng Liên đoàn Lao động VN

Đơn vị Số 2: Huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Thống Nhất
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.



1 Vũ Hải Hà Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại - Văn phòng Quốc hội -
4 Hồ Văn Năm Nam Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai Viện KSND tỉnh Đồng Nai

Đơn vị Số 3: Huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và thị xã Long Khánh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Nguyễn Công Hồng Nam Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính, Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp,
5 Trương Văn Vở Nam Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai khóa XII Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai

Đơn vị bầu cử Số 4: Huyện Định Quán và huyện Tân Phú
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.


2 Bùi Xuân Thống Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Tỉnh đoàn Đồng Nai
3 Bùi Thị Bích Thủy Nữ Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan tỉnh đoàn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Tỉnh đoàn Đồng Nai

23 – Tỉnh Đồng Tháp: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 8 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông và thị xã Hồng Ngự
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Nguyễn Kim Hồng Nam Uỷ viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ủy ban Pháp luật

Đơn vị Số 2: Huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và thành phố Cao Lãnh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Huỳnh Thị Hoài Thu Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn, Tỉnh đoàn Đồng Tháp
4 Đào Việt Trung Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban cán sự Đảng, Thứ Bộ Ngoại giao

Đơn vị Số 3: Huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Lê Minh Hoan Nam Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ỦBND tỉnh Đồng Tháp
4 Ngô Tự Nam Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Ủy viên Ban chỉ đạo nhân quyền Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

24 – Tỉnh Gia Lai: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện K`Bang, Kông Chro, Đăk Pơ, Mang Yang, Đăk Đoa và An Khê
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.


1 Hà Sơn Nhin Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Gia Lai Tỉnh ủy Gia Lai
2 Trần Đình Thu Nam Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Công an tỉnh Gia Lai

Đơn vị Số 2: Huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông và thành phố Pleiku
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Bùi Văn Cường Nam Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy Gia Lai Tỉnh ủy Gia Lai,
5 Trần Thị Kim Tuyến Nữ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai ỦBND huyện Chư Păh,

Đơn vị Số 3: Huyện Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh và thị xã Ayun Pa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.


3 KSor Phước
(KPă Bình) Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội -
4 Huỳnh Thành Nam Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai

25 – Tỉnh Hà Giang: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê và tp Hà Giang
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Triệu Thị Nái Nữ Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội 37 Hùng Vương – Hà Nội
4 Thào Hồng Sơn Nam Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó trưởng đoàn ĐBQH Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội

Đơn vị Số 2: Huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì , Xín Mần
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Hà Thị Khiết Nữ Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Ban Dân vận
5 Mai Xuân Quyến Nam Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy Bắc Quang Văn phòng huyện ủy Bắc Quang,

26 – Tỉnh Hà Nam: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Lý Nhân, huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Trần Xuân Hùng Nam Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam
4 Phùng Đức Tiến Nam Thường vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng uỷ, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi -

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên và huyện Thanh Liêm
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Nguyễn Thị Doan Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN Vp Chủ tịch
3 Lê Văn Tân Nam Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tỉnh ủy Hà Nam

27 – Tỉnh Hà Tĩnh: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê và thành phố Hà Tĩnh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Trần Tiến Dũng Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội
4 Nguyễn Sinh Hùng Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Văn phòng Chính phủ,

Đơn vị Số 2: Huyện Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân và huyện Lộc Hà
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.


3 Nguyễn Văn Phúc Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội -
4 Nguyễn Văn Sơn Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Đơn vị Số 3: Huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang và thị xã Hồng Lĩnh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.


1 Võ Kim Cự Nam Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ỦBND tỉnh Hà Tĩnh
4 Trần Ngọc Tăng Nam Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

28 – Tỉnh Hải Dương: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 9 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn và thị xã Chí Linh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.



2 Lê Đình Khanh Nam Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương
4 Nguyễn Văn Rinh Nam Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thượng tướng, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Đơn vị Số 2: Huyện Thanh Hà, Bình Giang, Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 04 người.


1 Phạm Hồng Hương Nam Thiếu tướng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 3 Bộ Tư lệnh Quân khu 3 -
2 Bùi Thanh Quyến Nam Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HDND tỉnh Hải Dương Tỉnh ủy Hải Dương

Đơn vị Số 3: Huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Tứ Kỳ và huyện Ninh Giang
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 04 người.


3 Phạm Xuân Thăng Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Trung ương Mặt trận
4 Đỗ Hoàng Yến Nữ Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp -

29 – Tỉnh Hậu Giang: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A và thành phố Vị Thanh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Nguyễn Thanh Thủy Nữ Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang
4 Nguyễn Văn Tính Nam Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Huỳnh Minh Chắc Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Hậu Giang
3 Mai Xuân Hùng Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Ủy ban Kinh tế của Quốc hội -

30 – Tỉnh Hòa Bình: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Đinh Thế Huynh Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Ban Tuyên giáo Trung ương,
3 Nguyễn Cao Sơn Nam Ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Ct CP ĐTNLXDTM Hoàng Sơn

Đơn vị Số 2: Huyện Cao Phong, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


4 Nguyễn Tiến Sinh Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Huyện ủy Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
5 Bùi Văn Tỉnh Nam Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

31 – Tỉnh Hưng Yên: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Kim Động, Khoái Châu, Yên Mỹ và thành phố Hưng Yên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Đặng Ngọc Quỳnh Nam Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
4 Phùng Quang Thanh Nam Ủy viên Bộ Chính trị, , Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng -

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ và huyện Ân Thi
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Doãn Thế Cường Nam Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy Văn phòng tỉnh ủy Hưng Yên

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Văn Giang, huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Cù Thị Hậu Nữ Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội người cao tuổi VN Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam -

32 – Tỉnh Khánh Hòa: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐƯỢC BẦU LÀ 7 NGƯỜI. SỐ NGƯỜI ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.


Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


2 Vũ Viết Ngoạn Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội -

Đơn vị bầu cử Số 2: Thành phố Nha Trang
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


2 Đặng Đình Luyến Nam Vụ trưởng Vụ Pháp luật - Văn phòng Quốc hội -

Đơn vị Số 3: Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Trường Sa và Cam Ranh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Lê Hữu Đức Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng -
3 Nguyễn Tấn Tuân Nam Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, Trưởng Đoàn Đại biểu Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa

33 – Tỉnh Kiên Giang: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 9 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 15 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Tân Hiệp, Kiên Hải, Giồng Riềng và huyện Gò Quao
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Bùi Đặng Dũng Nam Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội
5 Võ Ngọc Thứ Nữ Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh tỉnh Kiên Giang Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Đơn vị Số 2: Huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Châu Thành
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


5 Trần Minh Thống Nam Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang Tỉnh ủy Kiên Giang

Đơn vị Số 3: Huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Phú Quốc, Giang Thành, Hà Tiên và Rạch Giá
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Trương Thái Hiền Nam Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang,
5 Danh Út Nam Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang

34 – Tỉnh Kon Tum: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Kon Plông, Kon Rẫy, Sa Thầy và thành phố Kon Tum
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Y Mửi Nữ Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum
4 Tô Văn Tám Nam Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Trường Chính trị tỉnh Kon Tum

Đơn vị Số 2: Huyện Đắk Hà, Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi và huyện Đắk Glei
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


4 Võ Trọng Việt Nam Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng, Bí thư Đảng ủy Biên phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng -
5 Quách Cao Yềm Nam Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum khóa XII Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội

35 – Tỉnh Lai Châu: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường và thị xã Lai Châu
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Giàng Páo Mỷ Nữ Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu
5 Bùi Quang Vinh Nam Ủy viên Ban chấp hànhTrung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Phong Thổ, huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Chu Lê Chinh Nam Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu
4 Bùi Đức Thụ Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội

36 – Tỉnh Lạng Sơn: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và huyện Hữu Lũng
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


4 Nguyễn Lâm Thành Nam Vụ trưởng Vụ địa phương I, Ủy ban Dân tộc Uỷ ban Dân tộc Hà Nội
5 Nguyễn Thế Tuy Nam Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị Số 2: Huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, tpLạng Sơn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Vũ Huy Hoàng Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Bộ Công thương
4 Trần Thị Hoa Sinh Nữ Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội t

37 – Tỉnh Lào Cai: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 09 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Huyện Bát Xát, huyện Sa Pa, Văn Bàn và thành phố Lào Cai
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 04 người.


1 Phạm Văn Cường Nam Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh Lào Cai Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
2 Ngô Văn Hùng Nam Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 2, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 2 Bộ Tư lệnh Quân khu 2 -

Đơn vị Số 2: Huyện Bảo Thắng, Bảo Yên,Bắc Hà, Mường Khương và huyện Si Ma Cai
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Giàng Seo Phử Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Ủy ban Dân tộc,
4 Trịnh Quang Trung Nam Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng

38 – Tỉnh Lâm Đồng: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Lê Văn Học Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Quốc hội Ủy ban Văn hoá, Giáo dục,
5 Vũ Công Tiến Nam Phó Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh ủy Lâm Đồng

Đơn vị Số 2: Huyện Lâm Hà, huyện Đam Rông và huyện Di Linh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Trương Thị Mai Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban về các vấn đề xã hội

Đơn vị Số 3: Huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Bảo Lộc
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Nguyễn Bá Thuyền Nam Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Viện KSND tỉnh Lâm Đồng

39 – Tỉnh Long An: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 8 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và huyện Thủ Thừa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Trương Hòa Bình Nam Bí thư Trung ương Đảng; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao,
4 Trương Văn Nọ Nam Phó Bí thư chi bộ cơ quan, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Liên đoàn lao động tỉnh Long An

Đơn vị Số 2: Huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và Tân An
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Đào Xuân Cần Nam Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam -
2 Đinh Thị Phương Khanh Nữ Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan, Sở Nông nghiệp và phát triển

Đơn vị Số 3: Huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Đặng Thế Vinh Nam Vụ trưởng, Bí thư chi bộ Vụ Kinh tế, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Quốc hội -

40 – Tỉnh Nam Định: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 9 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 15 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên và thành phố Nam Định
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Phạm Hồng Hà Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh ủy Nam Định
5 Vũ Xuân Trường Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Viện KSND tỉnh Nam Định

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Nam Trực, huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Vũ Văn Ninh Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ tài chính Bộ Tài chính, , Hà Nội
4 Nguyễn Anh Sơn Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Văn phòng Đoàn ĐBQH Nam Định

Đơn vị Số 3: Huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Trần Quang Chiểu Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Hải Hậu, tỉnh Nam Định Huyện ủy Hải Hậu – Nam Định
2 Nguyễn Thị Thu Hằng Nữ Phó phòng Kế hoạch Tài chính Sở Nông nghiệp và phát triển

41 – Tỉnh Nghệ An: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 05
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 13 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 21 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Đô Lương
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Nguyễn Đức Hiền Nam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Văn phòng Quốc hội -

Đơn vị Số 2: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ , Thái Hoà
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Trần Văn Hằng Nam Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Ban Tuyên giáo Trung ương,
4 Nguyễn Sỹ Hội Nam Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá, CHT Bộ chỉ huy quân sự Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Yên Thành và huyện Quỳnh Lưu
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.



1 Phạm Văn Hà Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Nghệ An Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
2 Phan Trung Lý Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật QH

Đơn vị Số 4: Huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và tp Vinh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Trịnh Ngọc Sơn Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối doanh nghiệp Nghệ An, Bí thư Đảng ủy, Ct cổ phần thương mại Nghệ An
4 Lê Thị Tám Nữ Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An

Đơn vị Số 5: Huyện Diễn Châu, huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Phan Đình Trạc Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng,Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Nghệ An

42 – Tỉnh Ninh Bình: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư và thành phố Ninh Bình
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.



3 Trần Đại Quang Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Trung tướng, Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an Bộ Công an,
4 Nguyễn Thị Thanh Nữ Ủyviên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình

Đơn vị Số 2: Huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và thị xã Tam Điệp
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Đinh Trịnh Hải Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội khóa XII Ủy ban Tài chính-Ngân sách
3 Bùi Văn Phương Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy

43 – Tỉnh Ninh Thuận: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Nguyễn Sỹ Cương Nam Ủy viên Thường vụ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ
3 Huỳnh Thế Kỳ Nam Thiếu tướng, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Công an tỉnh Ninh Thuận

Đơn vị Số 2: Huyện Ninh Hải, huyện Thuận Nam và huyện Ninh Phước
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Phan Xuân Dũng Nam Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ,
2 Châu Thanh Hải Nam Tỉnh ủy viên, Ủy viên Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VI, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh

44 – Tỉnh Phú Thọ: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập và Việt Trì
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Nguyễn Doãn Khánh Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh ủy Phú Thọ
5 Lê Thị Yến Nữ Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giáo đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Sở Lao động – thương binh

Đơn vị Số 2: Huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Đoan Hùng và thị xã Phú Thọ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Nguyễn Thúy Anh Nữ Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội Văn phòng Quốc hội Văn phòng Quốc hội

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Thanh Ba, huyện Hạ Hòa và huyện Cẩm Khê
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


2 Nguyễn Kim Khoa Nam Thiếu tướng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Ủy ban Quốc phòng Quốc hội

45 – Tỉnh Phú Yên: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.

Đơn vị Số 1: Phú Hòa, huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa và huyện Sông Hinh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Nguyễn Thái Học Nam Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Yên
2 Phạm Văn Hổ Nam Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên

Đơn vị bầu Số 2: Huyện Đồng Xuân, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Đặng Thị Kim Chi Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Hội Liên hiệp phụ nữ Phú Yên
2 Đào Tấn Lộc Nam Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên Tỉnh ủy Phú Yên

46 – Tỉnh Quảng Bình: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch và huyện Bố Trạch
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Nguyễn Mạnh Cường Nam Vụ trưởng – Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử – Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội -
4 Hoàng Đăng Quang Nam Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Quảng Bình Tỉnh ủy Quảng Bình

Đơn vị Số 2: Huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Hà Hùng Cường Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp
5 Nguyễn Ngọc Phương Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Đảng ủy khối Quảng Bình



47 – Tỉnh Quảng Nam: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 8 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Phước Sơn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Ngô Văn Minh Nam Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội

Đơn vị Số 2: Huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Nông Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức và Hội An
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Nguyễn Xuân Phúc Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm V p Chính phủ Văn phòng Chính phủ
5 Nguyễn Đức Thành Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an tỉnh, Thượng tá, Công an tỉnh Quảng Nam

Đơn vị Số 3: Núi Thành, Tiên Phước, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh và Tam Kỳ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Nguyễn Đức Hải Nam Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam
3 Lê Văn Lai Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, ỦB MTTQVN tỉnh Quảng Nam

48 – Tỉnh Quảng Ngãi: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây và Sơn Hà
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Nguyễn Hòa Bình Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Tỉnh ủy Quảng Ngãi
2 Mã Điền Cư Nam Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc QH Hội đồng Dân tộc QH

Đơn vị số 2: Huyện Tư Nghĩa, huyện Nghĩa Hành, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Võ Tuấn Nhân Nam Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Ngãi

Đơn vị Số 3: Huyện Mộ Đức, huyện Đức Phổ, huyện Ba Tơ và huyện Minh Long
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


1 Vũ Trọng Kim Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

49 – Tỉnh Quảng Ninh: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thành phố Uông Bí
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Trần Xuân Hoà Nam Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản
3 Đỗ Thị Hoàng Nữ Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Tỉnh ủy Quảng Ninh

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Đông Triều, huyện Yên Hưng và huyện Hoành Bồ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Vũ Chí Thực Nam Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh Công an tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị Số 3: Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ và Móng Cái
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


2 Phạm Bình Minh Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao,

50 – Tỉnh Quảng Trị: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa và Cồn Cỏ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


2 Hà Sỹ Đồng Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Lâm nghiệp Bến Hải,
4 Phạm Vũ Luận Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị Số 2: Huyện Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.



1 Phạm Đức Châu Nam Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị khóa XII Văn phòng Đoàn ĐBQH
5 Lê Như Tiến Nam Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục,

51 – Tỉnh Sóc Trăng: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm và thành phố Sóc Trăng
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Võ Minh Chiến Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Sóc Trăng
5 Hoàng Thanh Tùng Nam Hàm vụ trưởng, Thư ký Phó chủ tịch Quốc hội Văn phòng Quốc hội,

Đơn vị Số 2: Huyện Kế Sách, Long Phú và huyện Cù Lao Dung
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.


2 Hồ Thị Cẩm Đào Nữ Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng
4 Nguyễn Đức Kiên Nam Phó Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng Tỉnh ủy Sóc Trăng -

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Mỹ Xuyên, huyện Vĩnh Châu và huyện Trần Đề
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.


1 Bùi Hữu Dược Nam Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Phật giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ Ban Tôn giáo Chính phủ
2 Hòa thượng Thạch Huôl Nam Phó Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Chùa Pray Chóp, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng

52 – Tỉnh Sơn La: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.


Đơn vị Số 1: Huyện Mộc Châu, huyện Phù Yên, huyện Bắc Yên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Đinh Công Sỹ Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Tỉnh đoàn Sơn La

Đơn vị Số 2: Huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn, Sông Mã và huyện Sốp Cộp
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Nguyễn Văn Cảnh Nam Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã Văn phòng Hội đồng nhân dân, tỉnh Sơn La
4 Bùi Nguyên Súy Nam Phó Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ban Dân nguyện Thường vụ Quốc hội

Đơn vị Số 3: Huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và thành phố Sơn La
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.


3 Thào Xuân Sùng Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La

53 – Tỉnh Tây Ninh: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.


Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Bến Cầu, huyện Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và huyện Châu Thành
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Hoàng Tuấn Anh Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch,
5 Lê Minh Trọng Nam Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tây Ninh Văn phòng tỉnh ủy Tây Ninh

Đơn vị Số 2: Huyện Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu và thị xã Tây Ninh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Nguyễn Hoài Phương Nam Tỉnh ủy viên, Đại tá, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng
5 Nguyễn Mạnh Tiến Nam Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

54 – Tỉnh Thái Bình: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 9 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 15 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Vũ Thư, huyện Hưng Hà và huyện Quỳnh Phụ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


1 Khúc Thị Duyền Nữ Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình
3 Hoàng Trung Hải Nam Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Văn phòng Chính phủ -

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.


3 Vũ Tiến Lộc Nam Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Bí thư Đảng đoàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp
5 Phạm Xuân Thường Nam Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội

Đơn vị số 3: Huyện Tiền Hải, huyện Kiến Xương và thành phố Thái Bình
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

STT HỌ VÀ TÊN GIỚI TÍNH NGHỀ NGHIỆP CHỨC VỤ NƠI LÀM VIỆC
1 Cao Sĩ Kiêm Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiệp hội DN nhỏ và vừa
2 Nguyễn Hạnh Phúc Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình

55 – Tỉnh Thái Nguyên: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 11 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Đại Từ, huyện Định Hóa, huyện Phú Lương
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

3 Đỗ Mạnh Hùng Nam Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Uỷ viên Uỷ ban về các vấn đề xã hội của QH Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Đơn vị Số 2: Huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai và thành phố Thái Nguyên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Phạm Xuân Đương Nam Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ỦBND tỉnh Thái Nguyên Văn phòng tỉnh ủy Thái Nguyên
5 Phan Văn Tường Nam Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên, Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên – \

Đơn vị Số 3: Huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình và thị xã Sông Công
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

3 Lê Thị Nga Nữ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Ủy ban Tư pháp của Quốc hội,

56 – Tỉnh Thanh Hoá: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 06
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 16 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 26 NGƯỜI.
Đơn vị Số 1: Huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, thị xã Sầm Sơn và tpThanh Hóa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Uông Chu Lưu Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.
5 Lê Minh Thông Nam Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương Đảng

Đơn vị Số 2: Huyện Hà Trung, huyện Nga Sơn, Hậu Lộc và thị xã Bỉm Sơn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

2 Đặng Văn Hiếu Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Số 44 Yết Kiêu, Hà Nội

Đơn vị Số 3: Huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống và huyện Tĩnh Gia
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Bùi Sỹ Lợi Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội
5 Đào Xuân Yên Nam Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Tỉnh đoàn Thanh Hóa

Đơn vị Số 4: Huyện Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Thạch Thành và Cẩm Thủy
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

4 Phạm Trí Thức Nam Vụ trưởng – Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp ỦB thường vụ Quốc hội
5 Trịnh Xuyên Nam Thường vụ tỉnh ủy, Đại tá, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa Công an tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị Số 5: Huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Như Xuân, Như Thanh và Thường Xuân
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Lê Quang Hiệp Nam Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Tập đoàn phát triển nhà và đô thị, Bí thư Đảng ủy, Ct cổ phần Đầu tư và Xây dựng
4 Lê Nam Nam Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức Tỉnh ủy Ban tổ chức tỉnh ủy Thanh Hóa

Đơn vị Số 6: Huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

1 Đinh La Thăng Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

57 – Tỉnh Thừa Thiên – Huế: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 7 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và A Lưới
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.

3 Trần Đình Nhã Nam Thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khóa XII Ủy ban Quốc phòng và An ninh
4 Bùi Đức Phú Nam Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Bác sĩ cao cấp, Bệnh viện Trung ương Huế

Đơn vị bầu cử Số 2: Thị xã Hương Thuỷ và thành phố Huế
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Đặng Ngọc Nghĩa Nam Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Nguyễn Ngọc Thiện Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 04 người.

2 Đồng Hữu Mạo Nam Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
4 Hà Huy Thông Nam Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan; Bộ Ngoại giao, Hà Nội

58 – Tỉnh Tiền Giang: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 8 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 13 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Trần Văn Tấn Nam Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Tiền Giang; Văn phòng Đoàn ĐBQH Tiền Giang
5 Trần Quốc Vượng Nam Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện ksnd tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Tân Phước, huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

3 Nguyễn Văn Tiên Nam Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Phó Chủ tịch Ủy ban Về các vấn đề xã hội

Đơn vị Số 3: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông và Gò Công
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Nguyễn Hữu Hùng Nam Đại tá, Uỷ viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và an ninh
4 Huỳnh Văn Tính Nam Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

59 – Tỉnh Trà Vinh: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Càng Long, Cầu Kè, huyện Tiểu Cần và thành phố Trà Vinh
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Trần Trí Dũng Nam Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9, Tỉnh ủy Trà Vinh
3 Nguyễn Thị Khá Nữ Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Ủy ban về Các vấn đề xã

Đơn vị Số 2: Huyện Châu Thành, Cầu Ngang, huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Thái Bình Nam Ủy viên BCH TƯ Đảng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ
4 Thạch Dư Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Ủy viên Ban Thường vụ Ủy ban MTTQ tỉnh Trà Vinh

60 – Tỉnh Tuyên Quang: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 03
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 9 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Na Hang, huyện Lâm Bình và huyện Chiêm Hóa
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.

2 Nguyễn Sáng Vang Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bi thư Đảng đoàn, Tỉnh ủy Tuyên Quang

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Hàm Yên và huyện Yên Sơn
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.
2 Hoàng Bình Quân Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Ban Đối ngoại Trung ương

Đơn vị bầu cử Số 3: Huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 02 người. Số người ứng cử: 03 người.
1 Đỗ Văn Chiến Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Ct ỦBND Tuyên Quang Ủy ban nhân dân Tuyên Quang

61 – Tỉnh Vĩnh Long: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình và thành phố Vĩnh Long
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

3 Nguyễn Văn Thanh Nam Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
5 Đặng Thị Ngọc Thịnh Nữ Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Tỉnh ủy Vĩnh Long

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Bình Minh, huyện Bình Tân, huyện Trà Ôn và huyện Vũng Liêm
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Nguyễn Thanh Bình Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Huyện ủy Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
5 Hồ Trọng Ngũ Nam Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng Quốc hội khóa XII Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội

62 – Tỉnh Vĩnh Phúc: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và tp Vĩnh Yên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Trần Hồng Hà Nam Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
5 Nguyễn Thế Trường Nam Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Ngô Văn Dụ Nam Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ủy ban Kiểm tra Trung ương
5 Hồ Thị Thủy Nữ Tỉnh ủy viên, Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Văn hóa, xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Vp Đoàn Đại biểu Quốc hội

63 – Tỉnh Yên Bái: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 02
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÀ 6 NGƯỜI. SỐ ỨNG CỬ LÀ 10 NGƯỜI.
Đơn vị bầu cử Số 1: Huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên và thành phố Yên Bái
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

2 Nguyên Công Bình Nam Phó Trưởng Ban thường trực Ban tổ chức tỉnh ủy Ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái
3 Phùng Quốc Hiển Nam Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội Ủy ban Tài chính – Ngân sách

Đơn vị bầu cử Số 2: Huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên và tx Nghĩa Lộ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

1 Giàng A Chu Nam Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hội đồng dân tộc – 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
5 Dương Văn Thống Nam Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Văn phòng tỉnh ủy tỉnh Yên Bái