Tr. N/ Người Việt
Ảnh bên:Với chiều cao 37 tầng, tòa nhà trung tâm hành chính 2,000 tỷ đồng giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Ðà Nẵng. (Hình: VNExprees)
Những dự án khổng lồ cứ đội vốn, nhiều tỉnh, thành đua xây trụ sở ngàn tỷ, nợ nước ngoài ngày càng tăng... dân Việt Nam gánh nợ ngày càng nhiều, song nhà cầm quyền CSVN vẫn “chơi sang như...quan Việt!”
Tại phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN, nợ của Việt Nam ngày càng tăng, 72% ngân sách phải chi thường xuyên, 28% ngân sách còn lại vừa phải chi cho phát triển, trả nợ, làm việc khác..., đã khiến người dân rất lo lắng bởi chắc chắn viễn cảnh tương lai sẽ rất nặng nề.
Theo Ðất Việt, với tỉ lệ chi “khủng” thường xuyên như trên, nhiều người dân than thở: “Nghèo nhưng xài sang là căn bệnh của phần lớn các tỉnh, thành ở Việt Nam hiện nay.”
Tỉnh, thành nào cũng ồ ạt chi tiêu mà không ngần ngại nhìn vào nguồn thu của quốc gia thế nào. Chỉ nhìn vào trụ sở, bãi xe của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh là đã thấy rất rõ việc này.
Hàng loạt tỉnh lao vào xây trụ sở mới, cái nào cũng ngàn tỷ thì ngân sách nào chịu nổi?
Việc xây trụ sở mới đã trở thành mốt của rất nhiều địa phương, từ Ðà Nẵng, Bình Dương, Ðồng Nai cho đến những tỉnh nghèo “rớt mồng tơi” như Lai Châu cũng xin hơn 550 tỷ đồng để xây trụ sở mới. Gần đây nhất, tỉnh Hải Dương vừa kiến nghị xây trụ sở mới hơn 2,000 tỷ đồng.
Hiện nay, phần lớn địa phương vẫn sống bám vào ngân sách trung ương, thế nhưng “bệnh” xài sang thì chẳng kém cạnh ai. “Xây trụ sở thì dùng tiền ngân sách mà tiền ngân sách thì do dân đóng. Ngồi trong trụ sở hoành tráng chính là ngồi trên 'vai' của người dân lam lũ,” ông Nguyễn Khuê, một quan chức về hưu ta thán!
Một trong những nguồn chi lớn nhất của ngân sách chính là tiền lương cho công chức. Trong những cuộc họp gần đây, các cơ quan chức năng CSVN cũng đã đưa ra con số khoảng 30% công chức làm việc “có cũng như không.”
Tại nhiều nơi, mỗi xã có đến vài trăm người hưởng lương từ ngân sách. Thế nhưng, để tinh giản những “cán bộ” này thì không có biện pháp. Nói cách khác, 30% tiền lương đã bị phung phí.
Nguồn chi thì thế, còn nguồn thu thì sao? Con số hơn 51,000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, gần 19,000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 213,000 doanh nghiệp kê khai lỗ trong 9 tháng đầu năm 2014 đã cho thấy thực trạng của nguồn thu không mấy sáng sủa.
Chi cao, nguồn thu tăng chậm, nợ ngày càng lớn... quả là một viễn cảnh tối tâm. Ðáng ngại hơn là cho đến lúc này, nhà cẩm quyền CSVN vẫn chưa có giải pháp cụ thể, căn cơ cho vấn đề trên. (Tr.N)
Tại phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN, nợ của Việt Nam ngày càng tăng, 72% ngân sách phải chi thường xuyên, 28% ngân sách còn lại vừa phải chi cho phát triển, trả nợ, làm việc khác..., đã khiến người dân rất lo lắng bởi chắc chắn viễn cảnh tương lai sẽ rất nặng nề.
Theo Ðất Việt, với tỉ lệ chi “khủng” thường xuyên như trên, nhiều người dân than thở: “Nghèo nhưng xài sang là căn bệnh của phần lớn các tỉnh, thành ở Việt Nam hiện nay.”
Tỉnh, thành nào cũng ồ ạt chi tiêu mà không ngần ngại nhìn vào nguồn thu của quốc gia thế nào. Chỉ nhìn vào trụ sở, bãi xe của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh là đã thấy rất rõ việc này.
Hàng loạt tỉnh lao vào xây trụ sở mới, cái nào cũng ngàn tỷ thì ngân sách nào chịu nổi?
Việc xây trụ sở mới đã trở thành mốt của rất nhiều địa phương, từ Ðà Nẵng, Bình Dương, Ðồng Nai cho đến những tỉnh nghèo “rớt mồng tơi” như Lai Châu cũng xin hơn 550 tỷ đồng để xây trụ sở mới. Gần đây nhất, tỉnh Hải Dương vừa kiến nghị xây trụ sở mới hơn 2,000 tỷ đồng.
Hiện nay, phần lớn địa phương vẫn sống bám vào ngân sách trung ương, thế nhưng “bệnh” xài sang thì chẳng kém cạnh ai. “Xây trụ sở thì dùng tiền ngân sách mà tiền ngân sách thì do dân đóng. Ngồi trong trụ sở hoành tráng chính là ngồi trên 'vai' của người dân lam lũ,” ông Nguyễn Khuê, một quan chức về hưu ta thán!
Một trong những nguồn chi lớn nhất của ngân sách chính là tiền lương cho công chức. Trong những cuộc họp gần đây, các cơ quan chức năng CSVN cũng đã đưa ra con số khoảng 30% công chức làm việc “có cũng như không.”
Tại nhiều nơi, mỗi xã có đến vài trăm người hưởng lương từ ngân sách. Thế nhưng, để tinh giản những “cán bộ” này thì không có biện pháp. Nói cách khác, 30% tiền lương đã bị phung phí.
Nguồn chi thì thế, còn nguồn thu thì sao? Con số hơn 51,000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, gần 19,000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 213,000 doanh nghiệp kê khai lỗ trong 9 tháng đầu năm 2014 đã cho thấy thực trạng của nguồn thu không mấy sáng sủa.
Chi cao, nguồn thu tăng chậm, nợ ngày càng lớn... quả là một viễn cảnh tối tâm. Ðáng ngại hơn là cho đến lúc này, nhà cẩm quyền CSVN vẫn chưa có giải pháp cụ thể, căn cơ cho vấn đề trên. (Tr.N)
1 nhận xét:
Tỉnh,thành nào thì cũng do đảng csVN cai trị tức là đều có ban Bí thư Đảng ủy lãnh đạo .Chơi sang được ngày nào thì chơi vì : 1-Biết chắc chắn là sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào .2-Vẫn chưa hết tiền thế chấp non sông đất nước VN cho Tàu cộng .3-Chơi sang 10 nhưng cũng vô túi riêng được 6,7 nên vẫn còn tiền lo hậu sự cho cả nhà là tỵ nạn ở các nước "anh em xhcn cũ " .Nếu anh chị là csVN tay đã nhuốm đầy máu đồng bào thì có làm như bọn họ không ?
Đăng nhận xét