Pages

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Cải cách ở Việt Nam trong tình hình mới



Ở Việt Nam và không phải chỉ ở Việt Nam, nhiều khi chúng ta phải chấp nhận từ “cải cách” là hoàn toàn vô nghĩa, là hai chữ đáng thích nói nhất của một số người thật sự bảo thủ (túc là thích nói, thích cho mình là thoáng mà trên thực tế là lạc hậu như thời đồ đá), không muốn thay đổi gì cả.

Có lúc “cải cách” cũng có nghĩa thực tế không tốt… Chẳng hạn cải cách ruộng đất ngày xưa (ý rất hay, phương thức hồng, kết quả đáng buồn)….Vậy, nói “cải cách” chưa chắc là ý hay, là lời kêu gọi hay…phải cự thể hóa nó mới đánh giá được chứ…..

Thế nhưng giả định là khi nói về “cải cách” hiện nay ở Việt Nam bao hàm một số yếu tố nhất định như “thống trị pháp quyền” chẳng hạn… thì trong bối cảnh này những người nói “cải cách” cũng có nhiều kiểu… Có người hình như chẳng biết muốn “cải” cái gì và “cách” ra sao, nhưng cho rằng “cải cách” nghe rất hay, rất hợp thời: ”Ah, cải cách’? “Hay quá, hay quá!” Nhưng trên thực tể họ thực sự chẳng biết gì… Và tôi cũng thấy nhiều người muốn cải cách thực sự nhưng luôn đi kèm điệp khúc: “phải dần dần…”

Cũng có kiểu người hoàn toàn giả vờ. Miệng thì luôn kêu “phải đúng cách, đúng thời”, và phải “chống lực lượng thù địch”, “chống diễn biển hòa bình”… vân vân và vân vân…

Cũng có nhiều người rất thật lòng và muốn đẩy mạnh nhưng lo sợ …. họ sống trong những tình thế thật phực tập… Tôi cũng có thể hiểu cái lý và hành vi của họ. Dù nhiều khi tôi không đồng ý với những người này, nhưng tôi hiểu vì sao họ nghĩ như thế: Họ phải sống và làm việc hàng ngày trong một môi trường không quyên khích tự duy độc lập….phải “nghe cái loa” cả ngày… Đặc biệt, quyền lợi cá nhân, gia đình, tổ chức luôn đối mặt với những sự tác động của các phái chống cải cách sâu rọng.

Có những người cả bên trong lẫn bên ngoài đảng, bộ máy nhà nước có tư tưởng muốn thúc đẩy cải cách sâu rộng tại Việt Nam, thì có tham gia nói, viết, đấu tranh về các vấn đề xã hội chính trị hiện nay… Họ thật sự quyết tâm đóng góp, giúp Việt Nam tiến bộ về mặt thể chế xã hội, chính trị, thoát khởi tình trạng lợi ích nhóm v.v….

Những người như thế này chắc là đang có cảm giác như họ đang tham gia một “trò chơi nghiêm trọng” mà trong nó luật chơi không có ai biết hoặc chưa được quyết định. Việc tạo ra những luật chơi này chỉ được quyết định qua một quá trình đấu tranh mà chẳng theo bất cứ một quy luật lịch sử nào…

Vẫn còn nhiều phương thức “lên tiếng” bị hạn chế qua những “biện pháp” kiểu Stalin (như đàn áp, bất giữ, “mời uống cafe” để đe dọa v.v.).

Thế nhưng, ở Việt Nam  hiện nay có một số hiện tượng chính trị rõ ràng là mới hoặc ít nhất là khác hẳn so với trước đây… Đó là những phương thức biểu đạt chính trị (modes of political expression) và những phương thức đấu tranh (modes of political struggle) hình như là mới… Chẳng hạn nói thẳng và một cách công khai chính kiến của mình, viết và đăng tải lên blog những ý kiến này, công khai bình luận trên Facebook, thậm chí tổ chức và dự “picnic nhân quyền”….

Một cách chính thức, đến bây giờ, xét trên những gì thể hiện, Việt Nam thay đổi với nhịp độ rất chậm, thậm chí có thể nói là chưa có thay đổi đáng kể nào… Nhưng, cũng như những gì thường thấy lâu nay, những biểu hiện thay đổi chính thức ở Việt Nam luôn luôn đi chậm hơn thức tế…

Mặt khác, nhiều khi có thay đổi trước mặt của mình mà không nhìn rõ vì quá gần… Nếu quan sát từ xa, về mặt dư luận chính trị, thì những gì đang xảy ra mỗi ngày ở Việt Nam hiện nay là khác nhiều so với cách đây 1 năm…

Và theo tôi, những phương thức mới này là một dấu hiệu cho thấy chắc chắn Việt Nam  đã và đang có một quá trình thay đổi. Tuy nhiên, xu hướng và kết quả của sự thay đổi này ra sao thì khó ai có thể biết được…

Trong một bối cảnh như hiện nay, tức là chưa rõ ‘biên giới’ ở đâu, luật chơi là như thế nào… thì  mỗi một người ửng hộ cải cách phải luôn nghĩ cách cần làm gì, và làm thế nào…

Đối với những người có quan tâm đến chính trị – xã hội, dù trong hoặc ngoài bộ mấy, một câu hỏi đặt ra hôm nay, ngoài những câu hỏi quen thuộc (làm gì, làm thế nào) chính là: đẩy mạnh cải cách ở mức độ nào?!

Tất nhiên nhiều người ở Việt Nam vẫn sợ cải cách, và những người có trách nhiệm đều muốn có một quá trình có tính trật tự… Cuối cùng, công cuộc cải cách sẽ được thúc đẩy nhanh hay chậm trong thời gian tới chủ yếu sẽ phụ thuộc vào những người cải cách ấy chứ không phải là những yếu tố bảo thủ, lạc hậu…

Câu hỏi cơ bản cho ai muốn đẩy mạnh cải cách là: cải cách đến mức độ nào? Kể từ mấy tháng gần đây, càng ngày càng nhiều người Việt Nam (trong và ngoài bộ máy của đảng, nhà nước) đã trả lời một cách quả quyết, dũng cảm….làm cho Ông tây này thật ấn tượng.

May 9, 2013

Jonathan London

(On The Net)

Không có nhận xét nào: