Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Chính trị cho người dân trong thời kỳ đổi mới

Huyền Trang (Danlambao) - Thắm thoát Việt Nam đã trải qua gần ba mươi năm đổi mới, với biết bao biến đổi, xê dịch lẩn vô thường trong cuộc sống, trong thời gian gần như chiếm hết nữa thời gian của kiếp sống con người đó. Hôm nay ta thử kiểm điểm và nhìn lại xem người dân Việt Nam hưởng được những gì trong suốt quãng thời gian cải cách của đất nước. 
Trong phạm vi của bài viết này, tác giả hy vọng sẻ đem đến cho người đọc một cái nhìn khách quan, trung thực và thực tế về bộ mặt thật của xã hội nhân dịp quốc hội của Việt Nam sắp sửa tiến hành việc bỏ phiếu tín nhiệm cho tất cả 49 chức danh cán bộ cao cấp do các đại biểu quốc hội bầu ra. Phải công nhận đây là một cải cách đáng chú ý trong thời kỳ hiện nay, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc phát triển đất nước, vì đất nước muốn được giàu mạnh thì đòi hỏi phải có những nhà lãnh đạo lỗi lạc biết lo cho nước cho dân đến chổ cường thịnh và giàu sang. Việt nam đã đánh mất một thời gian dài trì trệ về vấn đề này trong suốt quãng thời gian mấy chục năm qua.
Nhưng theo cách nhìn của người viết, thì liệu việc bỏ phiếu này có được công tâm đúng với ý nghĩa phiếu tín nhiệm dân chủ không? Khi mà số đại biểu quốc hội hầu hết là do đảng cộng sản chọn lọc ra, và đa thành phần đại biểu là những quan chức cốt cán của đảng ở các địa phương, lấy người của mình để biểu quyết cho người của mình thì người dân cũng khó hy vọng có sự thay đổi gì lớn lao, tuy nhiên:
Trong đại hội trung ương lần 7 vừa qua, chúng ta thấy có một chi tiết quan trọng đó là việc ngài TBT Nguyễn Phú Trọng đã thất bại hoàn toàn trong việc đưa hai nhân vật thân cận là ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào bộ CT trong khi đó thì hai nhân vật coi như thuộc phe cấp tiến là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại được chọn vào bộ chính trị, điều này chứng tỏ nhóm thân tây phương của ngài TT Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thế. Trong việc bỏ phiếu tín nhiệm lần này, liệu nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể loại được phe bảo thủ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng trong lần biểu quyết này nữa chăng? Vì chúng ta biết hầu hết các đại biểu quốc hội là những quan chức của các địa phương không ít thì nhiều đều thân thiết nhiều với Nguyễn Tấn Dũng hơn là với ông Nguyễn Phú Trọng một TBT quá bảo thủ.
Đứng về vị trí của một người dân thì phe nào thắng thì cũng vậy thôi, người dân cũng bị đè đầu, cưỡi cổ. Nhưng về mặt chính trị, nếu phe của ông Nguyễn Tấn Dũng chiếm ưu thế thì người dân hy vọng có một xã hội cởi mở hơn, vì nhóm của ông này hầu hết là những nhà tư bản đỏ hiện nay họ thân thiết với dân chủ tây phương. Hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng chỉ biết trước sau có một tư tưởng giáo điều hoang tưởng duy nhất của Mác-Lê thì dân Việt Nam lớp lớn tuổi ít nhiều chắc đã quá hiểu như thế nào rồi.
Trở lại vấn đề chính trong bài viết này là cần cho người dân có được quyền chính trị trong thời kỳ đổi mới này, đó là quyền được bầu cử đúng nghĩa, quyền được thảo luận về chính trị, quyền được đối xử như trong hiến pháp quy định, các quyền tư pháp phải minh bạch đây là các quyền mà suốt ba chục năm qua người dân việt nam chưa từng được hưởng theo đúng thực tế
Nếu quay ngược về lịch sử của Việt Nam trước đây từ ngày đảng cộng sản thành lập cho đến nay, đảng cộng sản cũng nhờ vào nhân dân mà hình thành, và nước VNDCCH đầu tiên cũng do nhiều thành phần từ nhân dân mà được thành lập. Thì không có lý do vì để biện minh cho việc độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản hiện nay để loại bỏ hoàn toàn tiếng nói của người dân trong đời sống chính trị thời kỳ đổi mới này.
Vả lại nếu thể chế của đảng CS Việt Nam hiện nay muốn chủ trương độc tài tuyệt đối như theo cách của Bắc Triều Tiên hiện nay, thì họ không nên hội nhập hoàn toàn mọi mặt vào thế giới; không nên cho đảng viên làm kinh tế; không nên cho các công ty tư bản nước ngoài vào làm ăn ở trong nước; cứ tự lực theo nền kinh tế của riêng mình thì chắc hẳn đảng CS sẽ được sự kính nể của tất cả người dân. Trong khi đó thì thực tế xã hội Việt Nam trải qua gần ba mươi năm đổi mới, với biết bao vấp ngã, với biết bao lần thất bại trong việc lãnh đạo đất nước với những bất cập về mọi mặt mà lý do duy nhất chỉ vì độc quyền muốn lãnh đạo đất nước theo phương thức độc đảng. Thậm chí hiện nay hầu như đa số các đảng viên của đảng cộng sản hiện nay có mức sống cao nhất xã hội hiện nay, một số đảng viên lãnh đạo cao cấp khác cũng đã trở thành những nhà tư bản đỏ, có tiếng tăm trong khu vực và thế giới. Vậy mà với những đòi hỏi đơn giản nhất của người dân, như là được bầu cử một cách minh bạch để họ có thể toàn tâm toàn ý chọn lựa người đại biểu xứng đáng để đại diện mình trong việc góp ý xây dựng đất nước; được có một tòa án luật pháp rõ ràng minh bạch để xử án người dân khi có tội; được thể hiện lòng yêu nước tự nhiên của mình đối với dân tộc. Thế mà những ý nguyện bình thường đó lại trở thành quá xa xỉ trong thời đại khoa học văn minh này. Thì rõ ràng đó là một bất công lớn đối với người dân hôm nay, họ cảm thấy bị phản bội vì trong những giai đoạn khó khăn trước đây đảng hay kêu gọi sự giúp đỡ của người dân, bây giờ khi đảng đã vững vàng lại trở lại phụ bạc xem thường người dân. Thiết nghĩ nếu đảng cộng sản Việt Nam hiện nay họ luôn tự hào đảng của họ thoát thai từ nhân dân và vì nhân dân thì họ nên xét lại cách đối xử của họ đối với nhân dân hiện nay.
Trong những thời gian gần đây Việt Nam có những tiếng nói đòi hỏi, quyền làm người và nhân quyền xuất phát từ cuộc sống của thời đại, những tiếng nói nhỏ nhoi nhưng rất chính đáng đó không có gì gọi là lớn lao. Nhưng chính quyền họ lại lo ngại đây là những mầm mống để lật đổ chế độ, và chính những xung đột tưởng như không có gì lớn lao cho lắm này nếu không giải quyết minh bạch chắc chắn nó sẽ là những hậu quả to lớn cho mai sau. Không thể nào dùng súng đạn hoặc tù ngục để giải quyết tận gốc được vấn đề, người cộng sản họ cũng thừa hiểu được điều này vì mấy mươi năm trước đây lớp cha chú của họ đã từng đóng vai trò đó. Khi người tranh đấu họ có lý tưởng và chính nghĩa thì họ sẽ xem thường tất cả, và một nhà nước chính nghĩa thì không bao giờ dùng bạo lực độc tài để đàn áp người yếu thế, vì sau lưng của những người này họ còn có hàng triệu người khác đang dõi theo hành động của nhà cầm quyền. Những khối người im lặng này họ không bao giờ tha thứ cho một chính thể nào đó đàn áp người dân tay không, khi những đòi hỏi của người dân là chính đáng, và nếu không, cứ như thế mâu thuẫn sẽ lan rộng khi vấn đề không giải quyết được tận gốc.
Nên nhớ là hạnh phúc của con người thời đại hội nhập này không chỉ có cơm ăn áo mặc, nhà cao cửa rộng là đủ, người dân còn cần có nhiều nhu cầu và quyền lợi khác để được hưởng như một con người thật sự. Đây là một nhu cầu có thật của hơn phân nữa dân việt nam, chỉ trừ những người thiểu năng trí tuệ; những người thần kinh; những người cộng sản cực đoan; những trẻ em chưa đủ trưởng thành; những người già mất khả năng nhận thức, còn ngoài ra tất cả đều cần có nhân quyền, cần có quyền con người để sống đúng chức năng mình hơn. Thực tế những gì xảy ra gần đây người dân lương thiện hiện nay cảm thấy bất an khi những người đại diện cho họ đứng ra đòi hỏi quyền lợi làm người đã bị đối xử một cách bất công, dập tắt mọi niềm hy vọng chính đáng của người dân.
Có người nói hiện nay ở Việt Nam hầu hết người dân đều cầu an, chỉ lo miếng cơm manh áo, còn quyền chính trị là món ăn xa lạ, họ không muốn dính líu với nhà cầm quyền bởi các chuyện không đâu, chính các thái độ thờ ơ này làm cho nhiều người lầm tưởng họ là một bầy cừu vô dụng. Nhưng thực tế trong lịch sử Thế Giới và Việt Nam những cuộc chiến tranh và các biến loạn thường ban đầu chỉ là những việc tình cờ, không đâu, rồi thì tự nhiên có gió có bảo nổi lên, đôi khi nó giống như những hiện tượng thiên nhiên làm chúng ta rất dể bị lầm lẫn vì cái tính chất hiền lành ban đầu của nó.
Đề nghị chính quyền nên có chính sách mới đối với người dân, không nên xem những bức xúc hiện nay của người dân là không chính đáng. Mà nên xem đó là những vấn đề gắn liền với sự phát triển đất nước, một đất nước muốn hùng mạnh không thể không có sự đồng lòng của người dân, không thể không nhờ sự phát triển trí tuệ, kiến thức luật pháp của người dân, không thể không cần sự tin tưởng của người dân đối với luật pháp của đất nước. Người dân lân bang thế giới họ sẽ nghĩ gì khi nhìn vào một đất nước chỉ toàn là những người dân chỉ biết làm công việc của rôbô không có khả năng sáng tạo, không dám can thiệp vào những công việc của xã hội, vô cảm với các vấn đề quan trọng của đất nước, chính chủ tịch nước Trương Tấn Sang gần đây cũng phải than trách về sự vô cảm của người dân đối với các vấn đề thời sự trong nước.

Không có nhận xét nào: