Chuyện Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy không cho họ có quyền áp đặt những tuyên bố chủ quyền giả tạo. Thế nhưng đó chính là điều Bắc Kinh đang làm ở Nam Hải, hay Biển Đông Nam Á, nếu ta muốn dùng một tên gọi trung lập về chính trị không có những hàm ý thực dân hay đế quốc. Với những người như tôi đã từng quan sát sự phát triển của Trung Quốc với niềm hy vọng và hứng thú, kiểu bành trướng không nhượng bộ gần đây của Bắc Kinh là điều vô cùng đáng thất vọng và thật sự đáng lo ngại cho toàn khu vực.
Hành động mang một giàn khoan trị giá cả tỉ đô-la đến đặt ở một vị trí xa xôi nằm hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác đòi hỏi phải có không chỉ vốn và chuyên môn kỹ thuật, mà còn cả thái độ kiêu căng chính trị và việc rõ ràng bất chấp các chuẩn mực quốc tế.
Chỉ trong trí tưởng tượng của Bắc Kinh mới có chuyện chủ quyền đối với vùng biển nơi họ đặt giàn khoan của mình là điều không thể chối cãi. Do một quan chức ĐàiLoan quá rảnh rỗi tưởng tượng ra hồi thập niên 1940, đường 11 đoạn, nay là đường chín đoạn mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố chủ quyền với tám mươi phần trăm Biển Đông Nam Á hoàn toàn không có cơ sở pháp lý hay lịch sử nào.
Những hành động xâm lấn phi pháp kiểu như chúng ta đang thấy hiện nay chẳng phải là điều mới mẻ. Những lần Bắc Kinh chiếm đoạt đẫm máu và phi pháp các đảo trong Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Quần đảo Trường Sa năm 1988 đã khiến hàng chục người Việt thiệt mạng và vẫn chưa phai nhòa trong tâm trí người Việt Nam. Bản thân những biến cố này, vốn đã tiếp theo một lịch sử lâu đời của những quan hệ căng thẳng giữa hai nước, lại được tiếp theo bằng hai thập niên Trung Quốc liên tục quấy nhiễu và ngược đãi vô số ngư dân Việt Nam.
Tuy sự cực đoan chính trị hay cực đoan quốc gia chủ nghĩa không bao giờ hữu ích, có gì đáng ngạc nhiên khi người Việt trên khắp thế giới nhìn Bắc Kinh bằng con mắtnghi ngờ và bất tín?
Trên khắp đất nước Việt Nam, những hành động giàn khoan của Bắc Kinh đang được xem là sự vi phạm trắng trợn và thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Việt Nam, mà quả là đúng như vậy. Hà Nội sẽ phản ứng ra sao? Ở Philippines, hành vi gây hấn tương tự đã khiến Manila tái thiết lập hợp tác quân sự với Mỹ và các nước khác. Về phần mình, Hà Nội đã phát tín hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục với các nỗ lực giải quyếttranh chấp này bằng các biện pháp ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác, có lẽ thông qua các cuộc đàm phán bí mật giống như những cuộc đàm phán đã tổ chức ở Thành Đô năm 1985.
Nếu ngoại giao không mang lại kết quả và Bắc Kinh vẫn gây hấn, thì chẳng ai tiên đoán được tình hình sẽ ra sao.Tuy người Việt không muốn xung đột, họ nổi tiếng là quyết tâm khi đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Nếu các cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu thì sao? Tuy Việt Nam có các tài sản quân sự đáng nể, Hà Nội đã nói rằng chúng chỉ được dùng để phòng vệ. Thế nhưng vẫn có rủi ro rất cao xảy ra một biến cố dẫn đến những hành động phòng vệ.
Trong những tháng và năm sắp đến, tính hiệu quả của Hà Nội trong việc quản lý mối quan hệ của mình với nước láng giềng thích gây hấn có thể phụ thuộc vào tính hiệu quả của Hà Nội trong việc kết hợp sự ngăn ngừa với sức mạnh mềm. Về sức mạnh mềm, sự đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới và việc tăng cường các liên minh chiến lược sẽ là điều thiết yếu. Tiến hành các cải cách thể chế đã mong đợi từ lâu và cải thiện nhân quyền cũng sẽ hữu ích về những phương diện này. Nếu có thể, những đàm phán với Bắc Kinh phải tiếp tục.
Những mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã và sẽ luôn luôn phức tạp. Lịch sử và số phận của hai nước này đan quyện lẫn nhau và chẳng sớm thì muộn cũng sẽ đạt được giải pháp nào đó cho những căng thẳng hiện tại. Vẫn chưa rõ liệu có thể đạt được trạng thái cân bằng tương lai đó một cách hợp lý hay không. Nếu không thì sẽ là một phát triển thật xấu cho toàn khư vực và sự phát triển toàn diện của không chỉ Việt Nam và Trung Quốc mà toàn khu vực.
Suy đoán về việc những căng thẳng hiện tại có thể lún sâu đến mức nào có thể làm nản lòng đến mức khiến ta nhớ đến sự điên rồ của chuyện này. Về kinh tế, các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng đáng kể. Quan hệ giữa hai nước này nên toàn diện và hai bên cùng có lợi. Thách thức hiện nay – với Hà Nội và khu vực – là đối phó với một nước láng giềng mà hành vi của nước đó đe dọa toàn cộng đồng. Bản thân tôi hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ sớm hiểu rằng làm láng giềng tốt sẽ có lợi cho chính họ.
Chỉ trong trí tưởng tượng của Bắc Kinh mới có chuyện chủ quyền đối với vùng biển nơi họ đặt giàn khoan của mình là điều không thể chối cãi. Do một quan chức Đài
Những hành động xâm lấn phi pháp kiểu như chúng ta đang thấy hiện nay chẳng phải là điều mới mẻ. Những lần Bắc Kinh chiếm đoạt đẫm máu và phi pháp các đảo trong Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Quần đảo Trường Sa năm 1988 đã khiến hàng chục người Việt thiệt mạng và vẫn chưa phai nhòa trong tâm trí người Việt Nam. Bản thân những biến cố này, vốn đã tiếp theo một lịch sử lâu đời của những quan hệ căng thẳng giữa hai nước, lại được tiếp theo bằng hai thập niên Trung Quốc liên tục quấy nhiễu và ngược đãi vô số ngư dân Việt Nam.
Tuy sự cực đoan chính trị hay cực đoan quốc gia chủ nghĩa không bao giờ hữu ích, có gì đáng ngạc nhiên khi người Việt trên khắp thế giới nhìn Bắc Kinh bằng con mắt
Trên khắp đất nước Việt Nam, những hành động giàn khoan của Bắc Kinh đang được xem là sự vi phạm trắng trợn và thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Việt Nam, mà quả là đúng như vậy. Hà Nội sẽ phản ứng ra sao? Ở Philippines, hành vi gây hấn tương tự đã khiến Manila tái thiết lập hợp tác quân sự với Mỹ và các nước khác. Về phần mình, Hà Nội đã phát tín hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục với các nỗ lực giải quyết
Nếu ngoại giao không mang lại kết quả và Bắc Kinh vẫn gây hấn, thì chẳng ai tiên đoán được tình hình sẽ ra sao.Tuy người Việt không muốn xung đột, họ nổi tiếng là quyết tâm khi đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Nếu các cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu thì sao? Tuy Việt Nam có các tài sản quân sự đáng nể, Hà Nội đã nói rằng chúng chỉ được dùng để phòng vệ. Thế nhưng vẫn có rủi ro rất cao xảy ra một biến cố dẫn đến những hành động phòng vệ.
Trong những tháng và năm sắp đến, tính hiệu quả của Hà Nội trong việc quản lý mối quan hệ của mình với nước láng giềng thích gây hấn có thể phụ thuộc vào tính hiệu quả của Hà Nội trong việc kết hợp sự ngăn ngừa với sức mạnh mềm. Về sức mạnh mềm, sự đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới và việc tăng cường các liên minh chiến lược sẽ là điều thiết yếu. Tiến hành các cải cách thể chế đã mong đợi từ lâu và cải thiện nhân quyền cũng sẽ hữu ích về những phương diện này. Nếu có thể, những đàm phán với Bắc Kinh phải tiếp tục.
Những mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã và sẽ luôn luôn phức tạp. Lịch sử và số phận của hai nước này đan quyện lẫn nhau và chẳng sớm thì muộn cũng sẽ đạt được giải pháp nào đó cho những căng thẳng hiện tại. Vẫn chưa rõ liệu có thể đạt được trạng thái cân bằng tương lai đó một cách hợp lý hay không. Nếu không thì sẽ là một phát triển thật xấu cho toàn khư vực và sự phát triển toàn diện của không chỉ Việt Nam và Trung Quốc mà toàn khu vực.
Suy đoán về việc những căng thẳng hiện tại có thể lún sâu đến mức nào có thể làm nản lòng đến mức khiến ta nhớ đến sự điên rồ của chuyện này. Về kinh tế, các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng đáng kể. Quan hệ giữa hai nước này nên toàn diện và hai bên cùng có lợi. Thách thức hiện nay – với Hà Nội và khu vực – là đối phó với một nước láng giềng mà hành vi của nước đó đe dọa toàn cộng đồng. Bản thân tôi hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ sớm hiểu rằng làm láng giềng tốt sẽ có lợi cho chính họ.
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét