Quốc hội và yêu cầu công khai, minh bạch
TT - Thông tin báo chí hôm nay sẽ không được dự các phiên Quốc hội thảo luận, bỏ phiếu không khỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Tuổi Trẻ ngày 23-5-2013 cho biết: báo chí sẽ không được dự các phiên Quốc hội thảo luận, bỏ phiếu miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ và phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Tài chính mới, bỏ phiếu miễn nhiệm tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Đinh Tiến Dũng và bầu tổng Kiểm toán Nhà nước mới; phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và các phiên thảo luận về vấn đề này.
Thông tin này không khỏi khiến nhiều người băn khoăn bởi vì theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, “Quốc hội họp công khai” (điều 67), “đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội” (điều 70). Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Đây cũng là thông lệ ở các nước dân chủ vì dân chúng có quyền biết những người được mình ủy quyền đã bàn và quyết định như thế nào về những vấn đề quốc kế dân sinh.
Do Quốc hội nước ta chưa có đủ điều kiện để mời mọi công dân có nguyện vọng đến dự khán các kỳ họp như ở nhiều nước nên cử tri chỉ có thể theo dõi hoạt động của các đại biểu của mình qua phản ánh của báo chí và qua các phiên chất vấn, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội được truyền hình trực tiếp. Mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu của cử tri còn hạn chế như vậy nhưng thông tin của báo chí và truyền hình trực tiếp đã trở thành cầu nối giữa Quốc hội với cử tri, giúp cử tri theo dõi sát sao hơn hoạt động của Quốc hội và ngày càng gắn bó hơn với cơ quan đại diện cao nhất của mình. Với kế hoạch xây dựng kênh truyền hình Quốc hội, cử tri còn đang hi vọng có điều kiện theo sát hơn nữa hoạt động của cơ quan dân cử này.
Bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia. Việc tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được tổ chức ở Quốc hội, kể cả các buổi thảo luận về vấn đề này, cũng là một việc rất cần được công khai. Thông tin càng được công khai, dân chúng càng thêm tin tưởng vào sự công tâm của các đại biểu Quốc hội và ý nghĩa của hoạt động này. Quốc hội là của dân, cần đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu công khai, minh bạch trước nhân dân về hoạt động của mình.
NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên đại biểu Quốc hội)
Tuổi Trẻ ngày 23-5-2013 cho biết: báo chí sẽ không được dự các phiên Quốc hội thảo luận, bỏ phiếu miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ và phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Tài chính mới, bỏ phiếu miễn nhiệm tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Đinh Tiến Dũng và bầu tổng Kiểm toán Nhà nước mới; phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và các phiên thảo luận về vấn đề này.
Thông tin này không khỏi khiến nhiều người băn khoăn bởi vì theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, “Quốc hội họp công khai” (điều 67), “đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội” (điều 70). Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Đây cũng là thông lệ ở các nước dân chủ vì dân chúng có quyền biết những người được mình ủy quyền đã bàn và quyết định như thế nào về những vấn đề quốc kế dân sinh.
Do Quốc hội nước ta chưa có đủ điều kiện để mời mọi công dân có nguyện vọng đến dự khán các kỳ họp như ở nhiều nước nên cử tri chỉ có thể theo dõi hoạt động của các đại biểu của mình qua phản ánh của báo chí và qua các phiên chất vấn, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội được truyền hình trực tiếp. Mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu của cử tri còn hạn chế như vậy nhưng thông tin của báo chí và truyền hình trực tiếp đã trở thành cầu nối giữa Quốc hội với cử tri, giúp cử tri theo dõi sát sao hơn hoạt động của Quốc hội và ngày càng gắn bó hơn với cơ quan đại diện cao nhất của mình. Với kế hoạch xây dựng kênh truyền hình Quốc hội, cử tri còn đang hi vọng có điều kiện theo sát hơn nữa hoạt động của cơ quan dân cử này.
Bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia. Việc tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được tổ chức ở Quốc hội, kể cả các buổi thảo luận về vấn đề này, cũng là một việc rất cần được công khai. Thông tin càng được công khai, dân chúng càng thêm tin tưởng vào sự công tâm của các đại biểu Quốc hội và ý nghĩa của hoạt động này. Quốc hội là của dân, cần đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu công khai, minh bạch trước nhân dân về hoạt động của mình.
NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên đại biểu Quốc hội)
Nguồn: Tuổi Trẻ.
1 nhận xét:
Làm chuyện mờ ám, đê tiện, không chính danh mà cho nhà báo biết thì cũng như không?
Đăng nhận xét