Pages

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Việt Nam bắt 7 kg sừng tê giác


Hải quan Việt Nam nói với báo giới họ vừa phát hiện và thu giữ 7 kg sừng tê giác nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.
Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh dẫn nguồn Hải quan địa phương nói số sừng tê có nguồn gốc châu Phi và được chuyển về Việt Nam đêm 4/5 trên chuyến bay QR-604 của hàng không Qatar đến Tân Sơn Nhất.
BấmPháp Luật nói các quan chức đã kiểm tra hành lý của một hành khách quốc tịch Việt Nam sau khi có "nhiều nghi vấn".
Tờ Thanh Niên trong khi đó nói vị hành khách 34 tuổi và đã dùng giấy bạc để che giấu số sừng tê giác, vốn thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu.
Báo Bấmcũng nói tang vật trong vụ này đã được giao cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm thuộc Bộ Công an để điều tra và xử lý.

Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tệ săn bắt trái phép loài động vật này ở Nam Phi.
Một điều tra của kênh truyền hình BấmITV, Anh Quốc hồi tháng Ba năm nay cho thấy người ta mài sừng tê giác để uống như thuốc và một lạng sừng có giá 5.000 đô la Mỹ.
Các chuyên gia cũng nói một bộ phận người Việt Nam thậm chí còn tin rằng sừng tê giác có tác dụng chữa ung thư.

Thất thu thuế

Tê giác
Việt Nam bị cho là thất thu thuế hàng triệu đô la vì sừng lậu
Tại cuộc họp trong khuôn khổ Công ước Buôn bán Quốc tế Các loài Động Thực vật Hoang dã Nguy cấp (Cites) ở Bangkok cách đây hai tháng, Anh Quốc và các nước khác đã kêu gọi Việt Nam và Trung Quốc có biện pháp để ngăn việc buôn bán trái phép sừng tê giác.
Nhu cầu tăng tại Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác đã khiến số tê giác bị săn bắt trộm ở châu Phi trong năm 2012 lên tới 745 con, tăng hơn 40% so với năm trước đó.
Thống kê của tổ chức theo dõi các hoạt động buôn bán động vật hoang dã (Traffic) cho thấy đa số các vụ săn trộm sừng tê giác diễn ra ở Nam Phi và trong 43 vụ người châu Á bị bắt vì tội này ở Nam Phi, quá nửa là người Việt Nam (24) và một phần ba là người Trung Quốc (13).
Các quan chức của Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi cũng từng bị tố cáo dính líu vào việc buôn lậu sừng tê giác.
Traffic cũng trích số liệu của Cites cho thấy từ năm 2003-2010 có 657 sừng tê giác của những người đi săn có giấy phép được xuất khẩu hợp pháp về Việt Nam nhưng số liệu nhập khẩu của Việt Nam chỉ cho thấy 170 sừng tê đã đi theo đường chính ngạch, gây thất thu thuế khoảng hai triệu đô la.

Không có nhận xét nào: