Pages

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Nga – Trung gây « xáo trộn » nội bộ Phương Tây

mediaLính thủy Nga trong lễ kỷ niệm một năm sáp nhập Crimée, ngày 18/03/2015.REUTERS/Maxim Shemetov
Nga áp đặt luật chơi trong cuộc khủng hoảng Ukraina, Trung Quốc gây đảo lộn trật tự tài chính thế giới với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng AIIB. Mỗi bên theo cách riêng của mình đang thách thức trật tự thế giới đã được hình thành sau Đệ nhị Thế chiến. Le Monde số ra ngày Chủ nhật 12 và thứ Hai 13/04/2015 có bài bình luận đề tựa : « Náo loạn trong sân chơi của các ông lớn ».


 






Tác giả bài viết Sylvie Kauffmann ví không gian địa chính trị của chúng ta như sau : Trong không gian bé nhỏ đó, có hai cường quốc mà người ta tạm cho là những quốc gia mới trỗi dậy. Đây là cấp độ trung gian giữa sân chơi cho trẻ nhỏ và sân chơi người lớn. Lối vào sân chơi người lớn sẽ được tiến hành theo một quy định bất thành văn do một nhóm nhỏ những« ông lớn » trong sân áp đặt : đó là « tuyển chọn ».
Sân « ông lớn » chính là câu lạc bộ phương Tây, mà đứng đầu là một cường quốc có sức mạnh trội hơn hoặc chí ít cũng xấp xỉ với một số khác : đó là Hoa Kỳ. Xung quanh « ông anh cả » này sẽ bao gồm nhiều quốc gia có cùng chung quyền lợi. Dĩ nhiên trong sân lớn đó cũng có những nhóm nhỏ hơn và đôi khi còn làm đối trọng với « anh cả » chẳng hạn như là « Liên Hiệp Châu Âu ». Nhìn chung bầu không khí khá ôn hòa, dù thỉnh thoảng cũng có chút xung khắc nhưng rồi cũng vượt qua.
Nhưng giờ đây hai cường quốc mới trỗi dậy đó lại không chấp nhận luật chơi này. Trung Quốc và Nga, mỗi bên có cách riêng của mình, đang tìm cách thách thức và thay đổi trật tự trên, rũ bỏ vị thế « mới trỗi dậy » để có thể hội nhập vào sân các « ông lớn ».
« Thế giới Nga »
Nước Nga của ông Vladimir Putin đang tìm cách lấy lại vai trò cường quốc trong khu vực. Một vai trò mà Matxcơva đã bị tước đi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Nga phải rút quân khỏi các quốc gia Đông Âu vào năm 1989, nước Đức hợp nhất Đông – Tây, và Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991.
Một trật tự mới được hình thành, Phương Tây tỏ ra hài lòng về điều đó. Nhưng nước Nga thì không. Hai thập niên sau, Vladimir Putin khi lên cầm quyền đã bắt đầu có những phản ứng mạnh mà điển hình nhất vụ khủng hoảng tại Ukraina gần đây. Ông Putin không chấp nhận Kiev gia nhập phe phương Tây. Đối với ông, Ukraina phải thuộc về cái « thế giới Nga ». Để chứng minh rằng ông không hề đùa, Nga đã cho sáp nhập một phần lãnh thổ và xâm chiếm một phần khác của Ukraina.
Rõ ràng là « nước Nga đã cắt đứt với hệ thống của hậu chiến tranh lạnh » theo như nhận định của ông Dmitri Trenin, chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Carnegie vào năm 2014. Nga phản đối Châu Âu mở rộng liên minh và sự phản đối đó được thực hiện bằng sức mạnh, bằng cách thay đổi đường biên giới và áp đặt sự hình thành Liên hiệp Á – Âu với các nước láng giềng như Belarus và Kazakhstan.

Không có nhận xét nào: