Báo Đảng Trung Quốc vừa đăng bài của một nhà nghiên cứu nói Việt Nam "tự đả thương để cầu thương cảm từ cộng đồng quốc tế".
Ông Lu Yang trong bài báo có tựa đề "BấmHành xử với việc tống tiền trên biển của Việt Nam như thế nào?", đăng trên Nhân dân Nhật báo hôm 22/6, cáo buộc Việt Nam "không từ một biện pháp nào, kể cả cực đoan nhất" nhằm cản trở "hoạt động bình thường" của giàn khoan 981 mà Trung Quốc đưa vào vùng biển gần quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa).
Ông Lu cáo buộc chính phủ Việt Nam dung túng, thậm chí khuyến khích biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước, đề rồi một số cuộc biểu tình vượt ra ngoài tầm kiểm soát và trở nên bạo động nhằm vào các doanh nghiệp nước ngoài.Học giả này cho rằng mục đích chính của Việt Nam là khơi ngòi bùng nổ xung đột với Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông).
Cách hành xử của Việt Nam, theo học giả Trung Quốc, đã ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh của Hà Nội trên trường quốc tế.
Ông bình luận: "Kết cục này vẫn chưa khiến chính phủ Việt Nam ăn năn hay tự vấn".
Bài báo của Lu Yang sau đó đã được hãng thông tấn Tân Hoa Xã trích đăng lại.
Cảnh giác
Ông Lu Yang kêu gọi Trung Quốc "đặc biệt cảnh giác" về cái mà ông gọi là "mưu mẹo cũ mèm" mà Việt Nam sử dụng nhiều lần. Đó là việc mời phóng viên ngoại quốc lên tàu của Việt Nam để chứng kiến cảnh đối đầu của tàu bè hai bên.
Thậm chí ông này còn cho rằng một số vụ va chạm tàu thuyền là do Việt Nam chủ mưu dàn dựng.
Khi những mưu mẹo này không thành, theo ông Lu "Hà Nội tìm cách mô tả bản thân như nạn nhân".
Học giả Trung Quốc đưa ra một số khuyến cáo để đối phó với điều mà ông gọi là "chiến thuật bẩn thỉu" của phía Việt Nam.
"Tàu Trung Quốc tuần tra xung quanh giàn khoan [981] cần cảnh giác và nếu có thể nên tránh đụng đầu trực tiếp với các tàu gây hấn của Việt Nam."
"Trung Quốc cũng cần thu thập và giữ lại các bằng chứng về thái độ khiêu khích của Việt Nam, công bố chúng cho báo giới cũng như cộng đồng quốc tế để phơi bày các âm mưu đằng sau của Việt Nam."
Ông Lu Yang nói như vậy thế giới sẽ hiểu rằng yêu cầu của phía Việt Nam đòi trọng tài quốc tế cho xung đột trên Biển Đông "không có gì hơn là một trò hề".
Học giả này cũng nói nế́u Việt Nam bướng bỉnh tiếp tục va chạm với tàu Trung Quốc, Trung Quốc có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt dựa trên luật pháp Trung Quốc.
"Nói cho cùng, thực thi luật pháp trên vùng biển Tây Sa mà Trung Quốc giữ chủ quyền là chuyện nội bộ của Trung Quốc và không ai có quyền chỉ trích."
Bài báo của ông Lu được đăng tải ngay trước khi Việt Nam có động thái để chuẩn bị cho khả năng mang Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét