(GDVN) - "Nhật Bản vẫn chưa có các tiêu chí của siêu cường như hạt nhân, tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom chiến lược, tàu sân bay... nên PLA có thể ngủ ngon"
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc |
Nhật Bản sẽ tăng thêm 1 phi đội 20 máy bay chiến đấu F-15 cho căn cứ Naha, Okinawa |
Đài "Tiếng nói nước Nga" cho rằng: "Trung Quốc và Nhật Bản đã đi qua điểm không quay trở lại", đối đầu giữa Trung-Nhật đã đi rất xa, trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản, công khai quân sự bao trùm lên các phương diện khác. Nhật Bản tích cực tiến hành các hoạt động xây dựng quân sự, logic chung là ngăn chặn Trung Quốc.
Tờ "Thời báo Okinawa" Nhật Bản ngày 19 tháng 12 có xã luận cho rằng, hai nước Nhật-Trung đều đang nỗ lược trở thành cường quốc, nhưng, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản làm cho hai nước láng giềng tăng cường sự không tin cậy và tâm lý đề phòng đối với đối phương, sớm muộn sẽ xảy ra xung đột về quân sự.
Xã luận cho rằng, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh - trước khi trao cho Nhật Bản, Okinawa được gọi là "pháo đài" của Thái Bình Dương, sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh Đông-Tây cũng không đem lại hòa bình cho Okinawa, gánh nặng quân sự của Nhật Bản sau khi tiếp quản Okinawa không hề giảm đi chút nào, hiện nay không thể không cảm thấy lo ngại đối với cuộc xung đột Trung-Nhật sẽ biến Okinawa thành chiến trường.
Tàu khu trục Aegis Nhật Bản |
Tàu khu trục Type 051C của Hạm đội Bắc Hải |
Những ngày gần đây, các cuộc tranh cãi về việc nổ ra chiến tranh ở Đông Á hầu như trở thành một làn sóng. Trang mạng blog chính trị nổi tiếng "Left Foot Forward" của Anh có bài viết cho rằng, khủng hoảng trên bầu trời Đông Á ở khắp nơi, tràn ngập máy bay quân sự.
Trong tình hình căng thẳng như vậy, một sự kiện nhỏ sẽ có thể gây xung đột giữa Trung-Nhật, thậm chí hai nước lớn Trung-Mỹ. Theo bài viết, nhìn vào các thông tin trên truyền thông phương Tây, cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo sắp bùng nổ ở đây, Trung Quốc sẽ là người khởi xướng.
Tuy nhiên, báo Trung Quốc cho rằng, "Trung Quốc hoàn toàn không có hành động nào vi phạm luật pháp quốc tế không bình thường. Trái lại, Nhật Bản phủ định tội phạm chiến tranh trước đây và kiên quyết từ chối thừa nhận tranh chấp một số đảo ở biển Hoa Đông là vi phạm chính nghĩa".
Tuần san "Tiêu điểm" Đức ngày 19 tháng 12 bình luận: "Những xung đột này đe dọa hòa bình thế giới". Ngoài Kashmir, cao nguyên Goran, đảo tranh chấp biển Hoa Đông cũng đã trở thành thùng thuốc súng của Thái Bình Dương. Đây sẽ là "cuộc đối đầu cấp cao nhất thế giới", nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối đầu với nền kinh tế lớn nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C Nhật Bản |
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc |
Nhật Bản đã thực sự chuẩn bị tốt cho chiến tranh? Tờ "Quan điểm" Nga ngày 19 tháng 12 cho rằng, Nhật Bản đang tiến hành chuẩn bị cho chiến tranh. Đài BBC Anh cho rằng, căn cứ vào Hiến pháp Nhật Bản, nước này không thể có Lục quân, Hải quân hoặc Không quân, nhưng Nhật Bản lại bỏ ra tài chính khổng lồ cho quốc phòng. Năm 2013, Nhật Bản chi tiêu quân sự khoảng 60 tỷ USD, tương đương với chi tiêu quân sự của Anh, Pháp. Trên thực tế, Nhật Bản thực sự có quân đội, hơn nữa là một đội quân được hiện đại hóa lớn.
Nhưng, tờ "The Christian Science Monitor" cho rằng, mặc dù Nhật Bản tăng mạnh chi tiêu quân sự, "trong tương lai gần vẫn còn kém (số lượng) so với Trung Quốc. Nhật Bản vẫn chưa có vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình, máy bay ném bom chiến lược, tàu sân bay và các tiêu chí khác của một siêu cường, cho nên Quân đội Trung Quốc có thể yên tâm để ngủ ngon".
Vương Thiếu Phổ, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Đại học Giao thông Thượng Hải nói với phóng viên "Thời báo Hoàn Cầu" rằng, khả năng xảy ra chiến tranh ở Đông Á thực sự đang gia tăng.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc |
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản |
Nhưng, ông Shinzo Abe hiện không phải đang muốn tấn công, mà là đẩy Nhật Bản vào quỹ đạo cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc về ngoại giao, an ninh và kinh tế, thực hiện chiến lược phòng bị và bao vây đối với Trung Quốc, sử dụng chiến lược này để thực hiện mục tiêu “phục quốc” cánh hữu của ông.
(GDVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét