Pages

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

'Làm sai sẽ bồi thường bằng tiền túi'

Nhiều tập đoàn nhà nước nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Dũng.
Chính phủ Việt Nam vừa ban hành nghị định quy trách nhiệm bồi thường cho các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước điều hành kém.
Theo Nghị Định 206/2013 có hiệu lực từ tháng 2/2014, lãnh đạo sẽ phải bồi thường bằng tiền túi cá nhân và bị “xử l‎ý trước pháp luật” nếu để xảy ra tình trạng nợ khó đòi tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

“Trường hợp để cơ quan có thẩm quyền đôn đốc bằng văn bản hơn 1 lần thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp,” Nghị định này thông báo.
Văn bản này cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đề ra quy chế quản l‎ý nợ, nếu không sẽ bị cắt 20% lương, và sẽ bị cách chức nếu để nhắc nhở đến lần thứ hai.

Lãnh đạo DNNN cũng sẽ phải bồi thường và chịu “trách nhiệm hình sự” nếu để xảy ra tình trạng sử dụng vốn đi vay không hiệu quả.
Nghị định này được đưa ra trong bối cảnh nợ xấu tại DNNN đang là vấn đề hết sức nhức nhối.
Theo Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội vào tháng 11/2013, Bấmnợ xấu tại DNNN lên đến 3.4 tỉ đô la, chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu của toàn quốc gia.
Đây được coi là một nỗ lực nữa của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng làm ăn kém hiệu quả tại khu vực kinh tế chiếm đến hơn 1/3 GDP của Việt Nam.
Vào ngày 12/12 vừa qua tại Hà Nội, Tòa Án Nhân Dân đã Bấmtuyên án tử hình hai cựu lãnh đạo của tập đoàn nhà nước Vinalines, ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc, vì tội tham ô tài sản và quản lý‎ kinh tế kém.
'Được quyền bán nợ'
Cựu lãnh đạo Vinalines bị tuyên án tử hình trong vụ xử vào ngày 1212/2013.
Văn bản mới này cũng cho phép DNNN được quyền bán nợ xấu “theo giá thị trường.”
Tuy nhiên, DNNN chỉ được phép bán nợ cho “các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ,” theo nghĩa đó, họ chỉ được phép bán lại cho một công ty nhà nước khác là Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hay Công ty mua bán nợ (DATC).
Một số chuyên gia cho rằng làm như vậy “không đem lại tí hiệu quả nào” vì trên hình thức nó chỉ là “một DNNN này đứng ra gánh thay cho một DNNN khác”, và “nợ vẫn cứ lòng vòng trong khu vực DNNN chứ không hề mất đi,” Báo Đất Việt trích lời ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, chuyên gia kinh tế của chương trình giảng dạy Fulbright.
Mặt khác, DNNN cũng bị yêu cầu phải có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần.
Xét theo quy định mới này, có tới hơn 48 tập đoàn, tổng công ty nhà nước không đạt yêu cầu, nổi bật có Tổng công ty lắp máy Việt Nam (hơn 53 lần); Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (21 lần), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I (18 lần), báo VNexpess trích báo cáo của bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng. Hiện chưa rõ nếu DNNN không đạt được chuẩn này thì sẽ bị xử l‎ý ra sao.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2013 của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, chỉ số nợ công của Việt Nam có thể lên đến 95% GDP nếu tính thêm cả phần nợ bảo lãnh của DNNN.
“Chính vì lý do đó mà trọng tâm của quản lý nợ công là các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh và nợ trong khu vực DNNN có nguy cơ Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh giống như trường hợp Vinashin.” Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho biết trên Đất Việt.
“Việc bảo lãnh cho các khoản nợ xấu của các DNNN không chỉ gây ra tâm lý ỷ lại cho các DNNN mà còn ảnh hưởng đến một số phương diện khác như tỷ lệ nợ công tăng làm tăng chi phí tài trợ của Chính phủ. Khi tỷ nợ công tăng lên lãi suất vay nợ của Chính phủ tăng theo, làm tăng gánh nặng tài trợ ngân sách để trả lãi.”

Không có nhận xét nào: