Ông nói một câu thật đáng quan tâm, dù là bạn hay thù, “Chúng tôi cũng chống đối bất cứ nỗ lực nào, từ bất cứ quốc gia nào, để giới hạn không lưu và hải lưu, dù là tàu quân sự hay tàu dân sự, từ bất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ,…” Ông nói tiếp: “Mỹ sẽ không nhìn đi chỗ khác khi mà những nguyên tắc căn bản của trật tự quốc tế bị thử thách.”
Cali Today News – Thế giới đang theo dõi và phân tích những tiếng nói bất đồng và mạnh mẽ tại Diễn Đàn An Ninh Shangri-La.
Diễn đàn an ninh nổi tiếng Shangri-La tại Singapore là một diễn đàn có uy tín và được chú ý về các vấn đề an ninh của châu Á Thái Bình Dương và thế giới.
Tại diễn đàn này, năm nay, thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel của Mỹ đã thẳng thừng chỉ trích Trung Cộng qua cách giành chủ quyền biển và đảo đã tạo ra “gây mất ổn định và căng thẳng” trong vùng, và họ công khai yêu cầu Trung Cộng phải chấm dứt những hành động gây mất ổn định đó (to stop 'destabilising actions'). Đồng thời Mỹ cũng cảnh cáo Trung Cộng đối với những giới hạn về không lưu và hải lưu trong khu vực này. Bộ trưởng Chuck Hagel cảnh cáo Trung Cộng rằng Mỹ sẽ không quay lưng, không nhìn vào chỗ khác (Washington "will not look the other way") nếu Trung Cộng tính toán chuyện hạn chế không lưu và hải lưu.
Có thể nói rằng cả phía Nhật và Mỹ đều sử dụng những ngôn ngữ nặng nề với Trung Cộng.
Để “ăn miếng trả miếng”, Trung Cộng cũng đáp trả lại mạnh mẽ. Tướng Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc tố cáo rằng Bộ trưởng Mỹ hát song ca với thủ tướng Nhật.
Thứ trưởng quốc phòng TQ là tướng Wang Guanzhong phản đòn ngay là Bộ trưởng Chuck Hagel “đã song ca” với thủ tướng Shinzo Abe mà thôi.
Những “cú pháo kích ngôn ngữ” như trên cho thấy sự căng thẳng tại vùng Đông Á và Đông Nam Á đang gia tăng.
Bộ trưởng Chuck Hagel không chỉ tố cáo TQ gây mất ổn định tại Đông Nam Á mà còn tuyên bố Mỹ sẽ quyết tâm bảo đảm an ninh cho vùng châu Á Thái Bình Dương. Ông còn tuyên bố rằng chuyện chuyển trục về Á châu của Mỹ, vấn đề tái cân bằng tại Á châu không phải là một lời hứa mà là một thực tế.
Ông nói một câu thật đáng quan tâm, dù là bạn hay thù, “Chúng tôi cũng chống đối bất cứ nỗ lực nào, từ bất cứ quốc gia nào, để giới hạn không lưu và hải lưu, dù là tàu quân sự hay tàu dân sự, từ bất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ,…” Ông nói tiếp: “Mỹ sẽ không nhìn đi chỗ khác khi mà những nguyên tắc căn bản của trật tự quốc tế bị thử thách.”
Vào tháng 11 năm trước, Trung Cộng tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển đông mà không tham khảo các nước láng giềng và còn tuyên bố rằng bất cứ máy bay ngoại quốc nào vào vùng nói trên phải báo cho chính phủ Trung quốc biết kế hoạch bay.
Ngoài những vấn đề căng thẳng nói trên, mối quan hệ Mỹ – Hoa đã căng thẳng thêm trong tháng qua khi các công tố viên Mỹ tố cáo 5 sĩ quan Trung quốc về tội gián điệp mạng và ăn cắp kỹ thuật của các công ty của Mỹ. Ông Hagel còn nói thêm là Mỹ sẽ tiếp tục nêu vấn đề an ninh mạng với TQ, bởi vì “đối thoại là căn bản để giảm rủi ro tính toán sai lầm và gia tăng căng thẳng trong không gian điện toán.”
Nguồn tin thân cận với chính phủ Mỹ cho biết rằng trong nội bộ chính phủ Mỹ đã tạo ra sức ép yêu cầu bộ trưởng quốc phòng Hagel nêu vấn đề an ninh mạng một cách mạnh mẽ trong cuộc đối thoại An Ninh Shangri-La này. Tuy nhiên, theo phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng TQ là ông Yang Yujun thì vấn đề này đã không được nói đến trong cuộc họp giữa hai bộ trưởng Mỹ và TQ.
Nói chuyện với báo chí TQ, ông phát ngôn nhân Bộ quốc phòng cho biết là “Bài diễn văn của Bộ trưởng Hagel đầy tính chất bá quyền và đe dọa, có thể gây ra mất ổn định trong vùng.”
Ông này nói tiếp: “Bài diễn văn của Hagel nhắc tôi nhớ đến bài diễn văn của thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong đêm trước. Tôi có cảm giác là họ sang hát song ca.”
Trong bài diễn văn chính của Hội nghị vào tối thứ sáu, ông Abe tuyên bố Nhật có thể sắm vai an ninh tích cực hơn trong vùng.
Bộ trưởng quốc phòng TQ nói với bộ trưởng quốc phòng Mỹ là bài diễn văn của ông ta “thành thật hơn điều mà ông ta mong đợi. Dầu tôi nghĩ là những ý kiến của ông, đúng hơn là những chỉ trích của ông, về Trung Quốc là thiếu cơ sở, thế nhưng thật thà nói quan điểm của mình thì không nhấr thiết là điều xấu.
Trên đây là một vài ghi nhận căn bản về sự đối đầu giữa Trung quốc và thế giới còn lại, do Mỹ – Nhật, dẫn đầu. Chúng ta thấy rằng Trung Quốc bị chỉ mặt là người gây rối, và bị các thế lực quốc tế xa lánh…
Chính sách chuyển trục của Mỹ tuy hơi trễ, nhưng cũng còn kịp lúc để chận đứng mộng bá quyền của TQ tại Đông Á, Nam á và Thái Bình Dương,…
Nếu không, thì…
Thật đáng sợ!
Nguyễn Xuân Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét