Pages

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Cuộc chiến đầu tiên giữa GONGO và các tổ chức Xã hội dân sự độc lập

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Malaysia

Các đại diện với bản Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức Xã hội dân sự ASEAN: Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân.

Các đại diện với bản Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức Xã hội dân sự ASEAN: Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân.
 aseanpeople.org




Vào lúc 8 giờ 30 sáng hôm nay GONGO đã mời các tổ chức Xã hội dân sự của Việt Nam có mặt tại Diễn đàn Công Dân ASEAN tham gia thảo luận chọn người đại diện cầm cờ VN trong buổi dạ tiệc mở đầu Diễn đàn vào tối hôm nay.

Như chúng tôi đã trình bày, GONGO (Government Organized NGO) là một tổ chức mang danh nghĩa Xã hội dân sự nhưng hoàn toàn được điều hành và quản lý  bởi nhà nước, vì vậy mọi quyết định đều dựa trên chính sách nhất quán do chính quyền đưa ra.
GONGO đã gửi thư cho mọi người biết mở một cuộc họp nhằm biểu quyết chọn người đại diện cầm quốc kỳ Việt Nam cùng với 9 nước khác trong dạ tiệc chào mừng vào tối hôm nay. Những tổ chức của người Việt có mặt tham dự Diễn đàn đều có quyền tham gia cuộc họp và động thái này được đánh giá cao vì tôn trọng sự khác biệt, rất khác với một thời gian dài trong suốt 9 năm trước đó.
Tuy nhiên do đây là cuộc họp ngoài chương trình nghị sự của APF nên báo chí không được phép ghi âm hay chụp ảnh mà chỉ được quan sát.
Bà Nguyễn Hoàng Vân, được biết đã tham gia nhiều Diễn đàn APF trước đây như một lãnh đạo chính của GONGO đã trình bày rằng mỗi phái đoàn chỉ được 2 người tham dự cầm cờ và cuộc họp sáng nay nhằm biểu quyết để tìm người thích hợp nhất.
Tham gia vào trong Diễn dàn nhân dân ở đây thì Thầy vẫn thấy rằng đó là một vinh dự chung cho bản thân và giới Phật giáo và nhân dân. Đó là việc nói theo Phật học là tăng sai, nhân dân yêu cầu gì thì mình làm vậy thôi cho nên không có suy nghĩ gì hết mà đó là nhiệm vụ
Hòa thượng Thích Thiện Tâm
Trong phòng họp chúng tôi nhận thấy khoảng hơn 50 người, trong đó các phái đoàn Xã hội  dân sự độc lập của Việt Nam khắp nơi chỉ hơn 10 người và số còn lại đều đến từ chính phủ Việt Nam dưới nhiều tên gọi khác nhau.
Tranh luận đã diễn ra trong hơn 45 phút giữa các ý kiến tuy trái chiều  nhưng nhìn chung là ôn hòa.
Người đầu tiên được cả phòng họp chọn lựa là bà Nguyễn Hoàng Vân vì những đóng góp của bà trong các Diễn đàn trước đây không thể phủ nhận. Người thứ hai mà các tổ chức Xã hội dân sự đề nghị là anh Nguyễn Thanh Tâm đến từ Cồn Dầu Việt Nam. Anh Tâm tuy nhanh chóng tình nguyện cầm cờ nhưng phía Việt Nam đã bác bỏ bởi số đông áp đảo và đề nghị chọn Hòa thượng Thích Thiện Tâm người đi chung với phái đoàn đến từ Việt Nam sẽ cầm lá cờ này.
Do túc số quá ít so với phái đoàn Việt Nam nên đại diện các tổ chức Xã Hội dân sự độc lập đã rời phòng họp như một thái độ phản đối.
Sau khi đếm con số người biểu quyết cho Hòa thượng Thích Thiện Tâm chúng tôi ghi nhận có tất cả 39 người. Người duy nhất chống lại là một đại diện đến từ Hoa Kỳ.
Sau khi rời phòng họp chúng tôi được Hòa thượng Thích Thiện Tâm cho biết cảm tưởng của ông:
-Tham gia vào trong Diễn dàn nhân dân ở đây thì Thầy vẫn thấy rằng đó là một vinh dự chung cho bản thân và giới Phật giáo và nhân dân. Đó là việc nói theo Phật học là tăng sai, nhân dân yêu cầu gì thì mình làm vậy thôi cho nên không có suy nghĩ gì hết mà đó là nhiệm vụ bởi vì Phật giáo đã tham gia vào trong quá trình lịch sử của đất nước, luôn luôn có mặt tăng ni phật tử cho nên đến tham gia vào Diễn đàn này là cũng nghĩ rằng Phật giáo mang tinh thần hội nhập, nhập thế một tu sĩ tham gia vào một hoạt động như thế này thì cũng như đi vào cuộc đời vậy thôi.
Anh Nguyễn Thanh Tâm, người tình nguyện cầm cờ không thành cho chúng tôi biết suy nghĩ của mình:
Tôi rất buồn vì mình là một công dân Việt Nam đến từ đất nước Việt Nam nhưng tình nguyện cầm lá cờ Việt Nam nhưng trong hội nghị đã không cho, tôi rất thất vọng và rất buồn
Anh Nguyễn Thanh Tâm
-Tôi rất buồn vì mình là một công dân Việt Nam đến từ đất nước Việt Nam nhưng tình nguyện cầm lá cờ Việt Nam nhưng trong hội nghị đã không cho, tôi rất thất vọng và rất buồn.
Khi chúng tôi nhận xét rằng dù sao thì đây cũng là một cuộc họp tốt, rất ôn hòa mặc dù con số áp đảo đã làm kết quả không như ý muốn của các tổ chức Xã hội dân sự độc lập, ông Trần Thanh Tùng chia sẻ ý kiến của mình:
-Ngay từ đầu chúng tôi đã biết rằng nếu mà biểu quyết thì đây không phải là quá trình dân chủ vì dân chủ có nghĩa là phải hài hòa và các con số phải điều hòa ở đây. Phái đoàn của chính quyền Việt Nam gửi đi trên năm mươi mấy người còn chúng tôi ở đây chỉ có hơn mười người thôi mà nếu biểu quyết thì chắc chắn chúng tôi sẽ thua. Hòa thượng đó là đại diện cho Phật giáo nhưng chúng tôi không biết là Phật giáo nào do đó khi biểu quyết chúng tôi không thể thắng được do đó chúng tôi đã không chấp nhận chuyện dân chủ như vậy và chúng tôi đã đi ra khỏi phòng họp.
Sự chuẩn bị của cả hai bên cho thấy cuộc giằng co tìm cách lên tiếng giữa Diễn đàn APF là có thật và tính cách quyết liệt của nó có thể dễ dàng nhận ra mặc dù cả hai phía đều cố gắng kềm chế trong không gian một hội nghị quốc tế có hàng ngàn đôi mắt của tham dự viên đến từ các nước ASEAN cùng hướng tới.
Mặc Lâm tường trình từ Kuala Lumpu
r

Không có nhận xét nào: