Pages

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông: Đừng Mong

Trung Cộng câu giờ thấy rõ trong cuộc thảo luận giữa TC và ASEAN về Bộ Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông, tại Thành Phố Tô Châu ở Trung Cộng mấy ngày qua. Lý do rất dễ hiểu vì, thời gian càng kéo dài và nguyên trạng càng để lâu thì càng có lợi cho TC trong âm mưu TC lấn chiếm gần hết biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam, Phi luật tân và Nhựt bị nặng nhứt.

Thực vậy Bộ Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông hay DOC Ngoại trưởng Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN từ năm 2002, cả chục năm rồi chớ không phải mới đây. Nội dung văn kiện này kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà «không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng (thực thụ) vũ lực» và «tự kiềm chế tránh các hoạt động làm tranh chấp phức tạp thêm hoặc leo thang».
Thế nhưng mười mấy năm qua TC đơn phương quậy đục nước Biển Đông, đánh phá rất nhiều tàu của ngư dân VN, lấn chiếm, khuấy phá nhiều biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương. Các nước của hiệp hội ASEAN và Hoa kỳ cả chục năm nay đã tìm cách, kêu gọi TC hội họp, bàn luận mong đạt qui tắc ứng xử có tính ràng buộc trong các cuộc tranh chấp biển đảo với TC, nhưng vô ích. TC kiên quyết chống lại mọi cố gắng của ASEAN.
Chỉ mới đầu năm nay 2013 do bị quá nhiều tai tiếng, kiện ra toà quốc tế, TC mới đồng ý ‘chủ trì’ một cuộc họp ở thành phố Tô Châu nhưng vẫn có nhiều câu thòng nhưn nhị phải kéo dài. Chính phát ngôn viên của TC tuyên bố rằng, một bộ quy tắc ứng xử không phải là điều có thể đạt được trong ngày một ngày hai. Và y như rằng cuộc thảo luận ở Tô châu như ‘dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.”
TC chống vì TC đã cưỡng chiếm gần hết biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương, tuyên bố đó là thuộc quyền lợi bất khả tranh cãi. Tình trạng càng kéo dài càng có lợi cho TC. Thế giới coi như chuyện đã rồi. TC có thì giờ củng cố quyền lực, tổ chức hành chánh, quân sự, hợp thức hoá. Như trường họp đảo Hoàng sa và một phần lớn đảo Trường Sa của VN, TC lập thành huyện Tam Sa, rồi đổi thành thành phố Tam Sa sáp nhập và cho trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC.
Nên trong hội nghị ở Tô Châu, TC phá đám cho bể hội nghị. TC đổ tội cho Phi luật tân làm mất đoàn kết tinh thần hợp tác khi đâm đơn kiện TC về luật biển và về việc TC đóng những khối bê tông trên Bãi cạn Scarborough. Thế là còn lâu hay không bao giờ có bộ nguyên tắc ứng xủ lý do rất dễ hiểu. Thời gian và nguyên trạng Trung Cộng lấn chiếm biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương đang đứng vế phía TC, hoàn toàn có lợi cho TC. Đừng mong TC nhả ra món ngon mà TC đang ngoạm vào miệng—trừ khi bị tổng phản công bởi nhiều nước, mãnh hổ nan địch quần hồ.
TC biết rõ nên luôn chủ trương bẻ đũa từng chiếc, tuyên bố chỉ giải quyết tranh chấp biển đảo trên nguyên tắc song phương. Và TC không chánh thức dùng phương tiện quân sự như hải quân, không quân khi lấn chiếm, e ngại Mỹ xen vào, từ bỏ lời hứa không đứng về phía nào trong các tranh chấp và cho là quyền lợi quốc gia của Mỹ là tự do hải hành bị đe doạ.
Diễn tiến thời sự và sự kiện của TC cho thấy rõ chiến thuật tằm ăn lên của TC. Hai nước nhỏ bị TC tranh chấp là Phi luật tân và Việt Nam. Bước một Phi luật tân cương quyết hơn, dùng cả phi cơ chiến đấu, tàu chiến ra ngăn chận tàu hải giám và đánh cá của TC. Lúc này TC như chỉ để thăm dò phản ứng của Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ ký với Phi vào năm 1951 nên êm đềm rút lui.
Nhưng khi nghe thấy Mỹ tuyên bố chỉ bảo vệ hải lộ cho tự do thương thuyền, chớ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trong vùng, TC làm một cú mạnh hơn. Giai đoạn hai, TC chứng tỏ chủ quyền của TC bãi cạn Scarborough của Phi. TC cho tràn ngập vùng biển này với vừa tàu hải giám, vừa tàu đánh cá xuất hiện dần dần lên gần 33 chiếc. Trong khi Phi chỉ có hai tàu tuần cận duyên và hải quân quanh quẩn ở xa xa thôi.
Nhưng đặc biệt, TC không điều tàu hải quân ra, mà tòan tàu cảnh sát, bán quân sự trá hình làm tàu đánh cá và hải giám mà thôi. Nhưng những tàu này kiên trì bám trụ, có tăng, chớ không có giảm.
Chiến thuật biến việc cưỡng chiếm thành chuyện đã rồi, thời gian và nguyên trạng có lợi cho TC, TC cũng áp dụng cho nước láng giềng VN. TC lấy hai đảo Hòang sa và Trường sa của VN làm huyện Tam sa trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC. TC đơn phương tung ra một bản đồ hình lưỡi bò liếm mất 80% Biển Đông của VN. TC dùng căn cứ hải quân lớn nhứt ở Hải Nam gần như khóa chặt Vịnh Bắc Việt của VN.
Thời CS, Trung Cộng xâm lăng biển đảo VN dễ dàng như ăn cháo bào ngư vậy. Không cần một tiếng súng, một nhát gươm. TC lợi dụng tình đồng chí, cấy sinh tử phù – tiền, gái và quyền – biến một số cán bộ, đảng viên của đảng CS Việt Nam thành gia nô, thái thú và dán lên trán của những người mãi quốc cầu an, cầu vinh này lá bùa mười mấy chữ vàng và bốn cái tốt. Những gia nô của quân Tàu này biến VN thành một chế độ duy nhứt cấm dân bày tỏ lòng yêu nước, chống quân xâm lược, bằng lá bùa “định hướng dư luận” dán trên đầu Đảng CSVN.
Ngư dân VN bị quân Tàu Cộng bắn, bắt, đánh, tịch thu tàu, đòi tiền chuộc, thì phát ngôn viên ngọai giao của VNCS không dám nói Tàu của Trung Quốc mà nói ‘tàu lạ’ thôi.
Trong chánh trị, ngoại giao người ta giải quyết vấn đề trên tương quan quyền lợi và thế lực. Không ai buông một cái gì đã nắm được vì những lời đòi hỏi hay lên án. Nhứt là Trung Cộng, một chế độ tin quyền lợi nằm trên mũi súng như lời của Mao Trạch Đông, người khai sanh chế độ TC mà bây giờ TC vẫn còn tôn thờ./.

Không có nhận xét nào: