Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán mật giữa 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nói là đàm phán mật vì các văn kiện và nội dung đàm phán không được công bố, và chỉ có một số ít đối tượng trong chính phủ và các tổ chức hữu quan của các nước thành viên được biết đến.
Mặc dù là đàm phán mật, nhưng một số tài liệu và nội dung liên quan đến đàm phán đã rò rỉ ra ngoài. Từ đó, công luận mới phần nào nắm bắt được sự việc và có những phân tích, mổ xẻ.
Tuy được gọi là một hiệp định thương mại với mục đích là khuyến khích thương mại giữa các thành viên và thống nhất các biểu thuế và các luật định thương mại khác, song trong 29 điều khoản của TPP, chỉ có 5 điều khoản là liên quan đến thương mại. Còn lại liên quan đến những vấn đề phi thương mại như giới hạn sự riêng tư trên Internet, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, quyền kiện tụng đòi bồi thường, tự do hóa tài chính…
Theo TPP, nông dân nuôi trồng, sản xuất lương thực thực phẩm có thể phải chịu thiệt hại khi không thể cạnh tranh được (về giá) với lương thực thực phẩm nhập ngoại |
Cũng như mọi thỏa thuận song và đa phương khác, TPP cũng sẽ mang đến những lợi ích và thiệt hại khác nhau cho từng quốc gia, từng nhóm lợi ích nếu nhìn từ các góc độ và lập trường khác nhau. Tuy nhiên, có một số tác động tiêu cực được cho rằng sẽ xảy đến với không chỉ một (nhóm) nước nào đó mà với hầu như mọi nước thành viên. Đó là:
Làm suy yếu các quy định và luật lệ về bảo vệ môi trường: TPP cho phép các công ty đa quốc gia kiện và đòi chính phủ các nước thành viên bồi thường cho những thiệt hại gây ra khi các chính phủ này thực thi một số luật định liên quan đến môi trường vì mục đích công cộng như cấm hay dần loại bỏ các hóa chất độc hại, khai thác gỗ rừng, giấy phép khai mỏ, chương trình năng lượng sạch v.v... mà có thể làm phương hại đến lợi ích của các công ty đa quốc gia đó (ví dụ, khi chính quyền địa phương yêu cầu các dự án năng lượng tái tạo phải dùng các thiết bị phát điện tái tạo trong nước sản xuất, chứ không được nhập khẩu, do đó làm ảnh hưởng đến nhu cầu về thiết bị nhập khẩu).
Làm suy yếu quyền tự do trên Internet: Điều khoản về sở hữu trí tuệ sẽ tác động tiêu cực đến khả năng sáng tạo nội dung, hạn chế khả năng của các công ty công nghệ tạo ra các sản phẩm mới, và khả năng của người dùng Internet sử dụng nội dung theo cách thức mới.
Làm phương hại đến nông nghiệp và an toàn thực phẩm: Trong khi các công ty đa quốc gia buôn bán và chế biến lương thực thực phẩm thu được lợi nhuận khổng lồ thì nông dân nuôi trồng, sản xuất lương thực thực phẩm lại là người chịu thiệt hại khi không thể cạnh tranh được (về giá) với lương thực thực phẩm nhập ngoại. Về an toàn thực phẩm, TPP buộc chính phủ phải cho phép nhập các sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong nước, cũng như hạn chế việc kiểm tra thực phẩm và các sản phẩm.
Tác động tiêu cực đến các luật về sức khỏe, an toàn, môi trường, người tiêu dùng và lao động: Một số điều khoản trong TPP cho phép các công ty/nhà đầu tư được kiện đòi bồi thường các khoản “lợi nhuận tương lai” từ những luật định liên quan. Bởi thế, chính phủ các quốc gia sẽ phải tránh ban hành các điều luật mà có khả năng làm phương hại đến lợi nhuận của các công ty này, dẫn đến kiện tụng và bồi thường nặng nề. Quyền được kiện cáo các chính phủ trở thành một trở ngại cho chính phủ thực thi các hành động bảo vệ công nhân, người tiêu dùng, sức khỏe và môi trường.
Làm tăng chi phí y tế vượt quá khả năng chi trả: Dưới áp lực của Mỹ, có thể TPP sẽ có những điều khoản mở rộng sự bảo vệ độc quyền dược phẩm (ví dụ, bảo vệ nhãn hiệu độc quyền với thời gian kéo dài, làm tăng giá thuốc), tước đi khả năng tiếp cận với dược phẩm giá rẻ của đại chúng, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam. TPP còn buộc hệ thống y tế công cộng mở cửa cho các hãng dược phẩm với sự kiểm soát lớn hơn về giá thuốc của chúng, hạn chế khả năng đàm phán của quốc gia được mua thuốc với giá rẻ, cũng tức là hạn chế cung cấp dịch vụ y tế với giá rẻ cho đại chúng.
Ngăn chặn hoạt động của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và các luật định về tài chính, ngân hàng: Điều khoản về doanh nghiệp nhà nước cũng được áp dụng cho các ngân hàng thuộc sử hữu nhà nước. Những đặc quyền mà các ngân hàng nhà nước đang được hưởng hay đảm nhận (ví dụ như tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của chính phủ) sẽ bị coi là đặc quyền bất công bằng, vi phạm quy định tự do thương mại của TPP, và do đó bị cấm hoặc bị kiện cáo.
Về ảnh hưởng của TPP lên luật định ngân hàng: TPP yêu cầu tự do hóa tối đa cho hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bao gồm cấm đối với các hạn chế về quy mô của tổ chức tài chính (vốn là một biện pháp phòng chống chuyện “quá lớn để cho phá sản”), cấm việc đặt ra các vách ngăn giữa các loại hình tổ chức tài chính, cho phép sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh độc hại, cũng như cho phép vốn được tự do lưu chuyển vào và ra khỏi quốc gia thành viên.
Lưu ý rằng việc lơi lỏng/bất lực trong kiểm soát lưu chuyển vốn, đặc biệt là luồng “tiền nóng”, là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Trước nguy cơ này, đã có hơn trăm nhà kinh tế học, trong đó có nhiều người nổi tiếng, cùng ký vào một đơn thỉnh cầu gửi đến các đoàn đàm phán TPP kêu gọi cho phép các chính phủ được kiểm soát và chế tài lưu chuyển vốn mà không bị rủi ro, bị kiện cáo, đòi bồi thường.
Tóm lại, nếu được thông qua như những gì đã biết hiện nay thì, ngoài những tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa các nước thành viên, mặt trái của TPP được cho là tước đi sự tự chủ của chính quyền ở mọi cấp trong các quốc gia thành viên, đồng thời khuyến khích các hành động thương mại mang tính hủy diệt cộng đồng và môi trường - theo cách nhìn nhận của một số nhóm người.
Làm suy yếu quyền tự do trên Internet: Điều khoản về sở hữu trí tuệ sẽ tác động tiêu cực đến khả năng sáng tạo nội dung, hạn chế khả năng của các công ty công nghệ tạo ra các sản phẩm mới, và khả năng của người dùng Internet sử dụng nội dung theo cách thức mới.
Làm phương hại đến nông nghiệp và an toàn thực phẩm: Trong khi các công ty đa quốc gia buôn bán và chế biến lương thực thực phẩm thu được lợi nhuận khổng lồ thì nông dân nuôi trồng, sản xuất lương thực thực phẩm lại là người chịu thiệt hại khi không thể cạnh tranh được (về giá) với lương thực thực phẩm nhập ngoại. Về an toàn thực phẩm, TPP buộc chính phủ phải cho phép nhập các sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong nước, cũng như hạn chế việc kiểm tra thực phẩm và các sản phẩm.
Tác động tiêu cực đến các luật về sức khỏe, an toàn, môi trường, người tiêu dùng và lao động: Một số điều khoản trong TPP cho phép các công ty/nhà đầu tư được kiện đòi bồi thường các khoản “lợi nhuận tương lai” từ những luật định liên quan. Bởi thế, chính phủ các quốc gia sẽ phải tránh ban hành các điều luật mà có khả năng làm phương hại đến lợi nhuận của các công ty này, dẫn đến kiện tụng và bồi thường nặng nề. Quyền được kiện cáo các chính phủ trở thành một trở ngại cho chính phủ thực thi các hành động bảo vệ công nhân, người tiêu dùng, sức khỏe và môi trường.
Làm tăng chi phí y tế vượt quá khả năng chi trả: Dưới áp lực của Mỹ, có thể TPP sẽ có những điều khoản mở rộng sự bảo vệ độc quyền dược phẩm (ví dụ, bảo vệ nhãn hiệu độc quyền với thời gian kéo dài, làm tăng giá thuốc), tước đi khả năng tiếp cận với dược phẩm giá rẻ của đại chúng, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam. TPP còn buộc hệ thống y tế công cộng mở cửa cho các hãng dược phẩm với sự kiểm soát lớn hơn về giá thuốc của chúng, hạn chế khả năng đàm phán của quốc gia được mua thuốc với giá rẻ, cũng tức là hạn chế cung cấp dịch vụ y tế với giá rẻ cho đại chúng.
Ngăn chặn hoạt động của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và các luật định về tài chính, ngân hàng: Điều khoản về doanh nghiệp nhà nước cũng được áp dụng cho các ngân hàng thuộc sử hữu nhà nước. Những đặc quyền mà các ngân hàng nhà nước đang được hưởng hay đảm nhận (ví dụ như tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của chính phủ) sẽ bị coi là đặc quyền bất công bằng, vi phạm quy định tự do thương mại của TPP, và do đó bị cấm hoặc bị kiện cáo.
Về ảnh hưởng của TPP lên luật định ngân hàng: TPP yêu cầu tự do hóa tối đa cho hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bao gồm cấm đối với các hạn chế về quy mô của tổ chức tài chính (vốn là một biện pháp phòng chống chuyện “quá lớn để cho phá sản”), cấm việc đặt ra các vách ngăn giữa các loại hình tổ chức tài chính, cho phép sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh độc hại, cũng như cho phép vốn được tự do lưu chuyển vào và ra khỏi quốc gia thành viên.
Lưu ý rằng việc lơi lỏng/bất lực trong kiểm soát lưu chuyển vốn, đặc biệt là luồng “tiền nóng”, là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Trước nguy cơ này, đã có hơn trăm nhà kinh tế học, trong đó có nhiều người nổi tiếng, cùng ký vào một đơn thỉnh cầu gửi đến các đoàn đàm phán TPP kêu gọi cho phép các chính phủ được kiểm soát và chế tài lưu chuyển vốn mà không bị rủi ro, bị kiện cáo, đòi bồi thường.
Tóm lại, nếu được thông qua như những gì đã biết hiện nay thì, ngoài những tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa các nước thành viên, mặt trái của TPP được cho là tước đi sự tự chủ của chính quyền ở mọi cấp trong các quốc gia thành viên, đồng thời khuyến khích các hành động thương mại mang tính hủy diệt cộng đồng và môi trường - theo cách nhìn nhận của một số nhóm người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét