Một cách kín đáo, ngày 21/12/2013 vừa qua, Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã gặp gỡ các đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov và Sergei Shoigu tại nhà khách của chính phủ ở Tokyo. Nhân cuộc họp gọi là 2+2 này, Nhật Bản và Nga đã đồng ý hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và hải tặc, tăng cường đối thoại trong lãnh vực an ninh tin học.
Một cách cụ thể, hai bên sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp để nang cao năng lực hợp tác chống khủng bố và cướp biển, đồng thời khởi động cơ chế « Đối thoại an ninh mạng Nhật-Nga », cũng như đẩy mạnh các cuộc thảo luận khác về an ninh và quốc phòng, trong đó có các cuộc họp cấp Bộ.
Đối thoại cấp cao liên Bộ Ngoại giao-Quốc phòng là một cơ chế thảo luận về an ninh, từng được Nhật Bản áp dụng với nhiều nước, đặc biệt là với các đồng minh nặng ký như Hoa Kỳ, hay là Úc. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên mà cơ chế này được Nhật Bản khai mở với Nga, một cựu đối thủ hiện vẫn đang kiểm soát một vùng quần đảo mà Tokyo muốn đòi lại.
Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố hoan nghênh sự kiện được ông đánh giá là bước tiến mới trong quan hệ Nhật-Nga : « Chúng tôi đã có một bước khởi đầu tốt trong việc chuyển quan hệ Nhật Bản-Nga sang một chương mới ».
Theo Ngoại trưởng Nhật : « Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh sẽ giúp tăng cường quan hệ toàn diện giữa Nhật Bản và Nga, tạo ra tác động tốt trên các cuộc đàm phán về việc ký kết một hiệp ước hòa bình (giữa hai nước) ».
Cho dù quan hệ thương mại giữa Mátxcơva và Tokyo rất quan trọng, đặc biệt trong lãnh vực dầu khí mà Nhật Bản rất cần mua, trong lúc Nga rất muốn bán, hai nước láng giềng này cho đến nay vẫn chưa ký được một hiệp ước hòa bình do còn tranh chấp lãnh thổ. Đối tượng gây rối chính là quần đảo Nam Kuril - mà Nhật Bản gọi là Vùng Lãnh thổ phía Bắc - đã bị quân đội Liên Xô chiếm đóng từ khi Thế chiến Thứ hai kết thúc.
Theo giới phân tích, các cố gắng của Nhật Bản nhằm cải thiện bang giao với Nga phải được lồng vào trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo với Bắc Kinh căng thẳng hẳn lên trong thời gian gần đây. Bị Trung Quốc ép ở vùng biển đảo Senkaku/Điếu Ngư ở phía nam, Nhật Bản cần phải mưu cầu sự hòa dịu ở phía Bắc để rảnh tay dồn lực đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng ở phía nam đến từ Trung Quốc.
Không phải là ngẫu nhiên mà nhịp độ gặp gỡ giữa các lãnh đạo Nhật -Nga trong những tháng gần đây càng lúc càng dồn dập, tỷ lệ thuận với các hành vi càng lúc càng hung hăng của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong hồ sơ biển Hoa Đông.
Trong sáu tháng vừa qua chẳng hạn, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có đến bốn lần tiếp xúc tay đôi với nhau. Đây quả là một tần số bất thường đối với những cuộc gặp cấp cao như vậy.
Hai ông Abe và Putin đã có vẻ rất tâm đầu ý hợp, một tình hình hoàn toàn trái ngược với quan hệ lạnh giá giữa Thủ tướng Nhật với Chủ tịch Trung Quốc : Cho dù phía Nhật đã nhiều lần đánh tiếng, nhưng cho đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn khăng khăng từ chối mọi hội nghị thượng đỉnh với ông Shinzo Abe.
Tóm lại, chiến lược của Tokyo càng lúc càng rõ nét : Hòa hoãn với cựu đối thủ ở phương bắc, đồng thời tìm cách liên kết với tất cả các nước ở phía nam cùng chung một suy nghĩ với mình là phải hạn chế chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN mới đây, cũng như các nỗ lực hướng về Việt Nam hay Philippines đã thể hiện ý định đó.
Dĩ nhiên là trên bình diện chính thức, Tokyo không thể nào nêu bật dụng tâm của mình. Sau cuộc họp đánh đấu sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Tokyo và Mátxcơva trong lãnh vực an ninh vào cuối tuần qua, Ngoại trưởng Kishida đã nhấn mạnh rằng đối thoại song phương Nhật-Nga không hề nhằm giải quyết một vấn đề, cũng như không hề nhắm vào một quốc gia cụ thể nào.
Một cách cụ thể, hai bên sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp để nang cao năng lực hợp tác chống khủng bố và cướp biển, đồng thời khởi động cơ chế « Đối thoại an ninh mạng Nhật-Nga », cũng như đẩy mạnh các cuộc thảo luận khác về an ninh và quốc phòng, trong đó có các cuộc họp cấp Bộ.
Đối thoại cấp cao liên Bộ Ngoại giao-Quốc phòng là một cơ chế thảo luận về an ninh, từng được Nhật Bản áp dụng với nhiều nước, đặc biệt là với các đồng minh nặng ký như Hoa Kỳ, hay là Úc. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên mà cơ chế này được Nhật Bản khai mở với Nga, một cựu đối thủ hiện vẫn đang kiểm soát một vùng quần đảo mà Tokyo muốn đòi lại.
Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố hoan nghênh sự kiện được ông đánh giá là bước tiến mới trong quan hệ Nhật-Nga : « Chúng tôi đã có một bước khởi đầu tốt trong việc chuyển quan hệ Nhật Bản-Nga sang một chương mới ».
Theo Ngoại trưởng Nhật : « Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh sẽ giúp tăng cường quan hệ toàn diện giữa Nhật Bản và Nga, tạo ra tác động tốt trên các cuộc đàm phán về việc ký kết một hiệp ước hòa bình (giữa hai nước) ».
Cho dù quan hệ thương mại giữa Mátxcơva và Tokyo rất quan trọng, đặc biệt trong lãnh vực dầu khí mà Nhật Bản rất cần mua, trong lúc Nga rất muốn bán, hai nước láng giềng này cho đến nay vẫn chưa ký được một hiệp ước hòa bình do còn tranh chấp lãnh thổ. Đối tượng gây rối chính là quần đảo Nam Kuril - mà Nhật Bản gọi là Vùng Lãnh thổ phía Bắc - đã bị quân đội Liên Xô chiếm đóng từ khi Thế chiến Thứ hai kết thúc.
Theo giới phân tích, các cố gắng của Nhật Bản nhằm cải thiện bang giao với Nga phải được lồng vào trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo với Bắc Kinh căng thẳng hẳn lên trong thời gian gần đây. Bị Trung Quốc ép ở vùng biển đảo Senkaku/Điếu Ngư ở phía nam, Nhật Bản cần phải mưu cầu sự hòa dịu ở phía Bắc để rảnh tay dồn lực đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng ở phía nam đến từ Trung Quốc.
Không phải là ngẫu nhiên mà nhịp độ gặp gỡ giữa các lãnh đạo Nhật -Nga trong những tháng gần đây càng lúc càng dồn dập, tỷ lệ thuận với các hành vi càng lúc càng hung hăng của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong hồ sơ biển Hoa Đông.
Trong sáu tháng vừa qua chẳng hạn, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có đến bốn lần tiếp xúc tay đôi với nhau. Đây quả là một tần số bất thường đối với những cuộc gặp cấp cao như vậy.
Hai ông Abe và Putin đã có vẻ rất tâm đầu ý hợp, một tình hình hoàn toàn trái ngược với quan hệ lạnh giá giữa Thủ tướng Nhật với Chủ tịch Trung Quốc : Cho dù phía Nhật đã nhiều lần đánh tiếng, nhưng cho đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn khăng khăng từ chối mọi hội nghị thượng đỉnh với ông Shinzo Abe.
Tóm lại, chiến lược của Tokyo càng lúc càng rõ nét : Hòa hoãn với cựu đối thủ ở phương bắc, đồng thời tìm cách liên kết với tất cả các nước ở phía nam cùng chung một suy nghĩ với mình là phải hạn chế chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN mới đây, cũng như các nỗ lực hướng về Việt Nam hay Philippines đã thể hiện ý định đó.
Dĩ nhiên là trên bình diện chính thức, Tokyo không thể nào nêu bật dụng tâm của mình. Sau cuộc họp đánh đấu sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Tokyo và Mátxcơva trong lãnh vực an ninh vào cuối tuần qua, Ngoại trưởng Kishida đã nhấn mạnh rằng đối thoại song phương Nhật-Nga không hề nhằm giải quyết một vấn đề, cũng như không hề nhắm vào một quốc gia cụ thể nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét