Chính quyền thành phố Thiên Tân sẽ phân phối 60.000 số biển xe hơi mới (10.000 biển xe trong số này sẽ được dành cho các phương tiện nào tiêu thụ năng lượng ít nhất) qua con đường bốc thăm và bán đấu giá 40.000 biển xe còn lại.
Hiện tại, đã có bốn thành phố lớn khác tại Trung Quốc đã hoặc tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp này : Bắc Kinh, vùng đô thị Thượng Hải, Quảng Châu và Quý Dương (tỉnh Quý Châu).
Bắc Kinh, với cư dân hơn 20 triệu, hiện có hơn 5,3 triệu xe hơi. Thủ đô Trung Quốc cấp khoảng 240.000 biển xe mới từ năm 2011.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc được đánh giá là hết sức nghiêm trọng. Hiện tượng sương mù dầy đặc do khí thải công nghiệp rất phổ biến tại nhiều thành phố, nhất là tại vùng đông bắc nước này. Mật độ bụi siêu nhỏ, với đường kính 2,5 micrômét, được coi là nguy hiểm nhất cho con người, đạt tới 834 micrôgram trên một mét khối, ở nhiều nơi. Đây là lượng bụi cao gấp 30 lần số lượng tối đa cho phép trong vòng 24 giờ, theo tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới. Ngay cả Lhassa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng trên núi Himalaya cũng không thoát khỏi tình trạng ô nhiễm nặng nề. Ngày 20/12, theo một thông tin của chính phủ Trung Quốc, mật độ ô nhiễm ở đây đã vượt 20 lần tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.
Đầu tháng 12, trong nhiều ngày, tất cả các trường học ở hai thành phố lớn miền đông Trung Quốc, Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) và Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông), hoặc phải đóng cửa, hoặc phải chấm dứt các hoạt động ngoài trời vì ô nhiễm không khí.
AFP, đầu tháng 9/2013, dẫn lại một thông tin chính thức của chính quyền Trung Quốc, theo đó Trung Quốc có kế hoạch giảm một phần tư lượng ô nhiễm tại các thành phố lớn, từ đây đến năm 2017.
Hiện tại, đã có bốn thành phố lớn khác tại Trung Quốc đã hoặc tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp này : Bắc Kinh, vùng đô thị Thượng Hải, Quảng Châu và Quý Dương (tỉnh Quý Châu).
Bắc Kinh, với cư dân hơn 20 triệu, hiện có hơn 5,3 triệu xe hơi. Thủ đô Trung Quốc cấp khoảng 240.000 biển xe mới từ năm 2011.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc được đánh giá là hết sức nghiêm trọng. Hiện tượng sương mù dầy đặc do khí thải công nghiệp rất phổ biến tại nhiều thành phố, nhất là tại vùng đông bắc nước này. Mật độ bụi siêu nhỏ, với đường kính 2,5 micrômét, được coi là nguy hiểm nhất cho con người, đạt tới 834 micrôgram trên một mét khối, ở nhiều nơi. Đây là lượng bụi cao gấp 30 lần số lượng tối đa cho phép trong vòng 24 giờ, theo tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới. Ngay cả Lhassa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng trên núi Himalaya cũng không thoát khỏi tình trạng ô nhiễm nặng nề. Ngày 20/12, theo một thông tin của chính phủ Trung Quốc, mật độ ô nhiễm ở đây đã vượt 20 lần tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.
Đầu tháng 12, trong nhiều ngày, tất cả các trường học ở hai thành phố lớn miền đông Trung Quốc, Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) và Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông), hoặc phải đóng cửa, hoặc phải chấm dứt các hoạt động ngoài trời vì ô nhiễm không khí.
AFP, đầu tháng 9/2013, dẫn lại một thông tin chính thức của chính quyền Trung Quốc, theo đó Trung Quốc có kế hoạch giảm một phần tư lượng ô nhiễm tại các thành phố lớn, từ đây đến năm 2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét