Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, 04/05/2014, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông từ ngày 02/5 đến 15/8. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trên nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Theo luật pháp quốc tế: vùng lãnh hải của các quốc gia rộng 200 hải lý tính từ đường nội thủy. Như vậy, giàn khoan của Trung Quốc đã vào sâu lãnh thổ Việt Nam ít nhất 80 hải lý.
Sự kiện này người dân Việt Nam không thể không đặt ra các câu hỏi sau đây:
1- Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đến đâu? Kể từ ngày nào để mất Hoàng Sa, Trường Sa (một số đảo), Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc… ngày nào là ngày chót để lãnh thổ, chủ quyền của Tổ Quốc thôi rơi vào tay giặc Tàu?
2- 16 chữ vàng, phương châm 4 tốt có lợi cho ai?
3- Những đồng tiền thuế từ mồ hôi, nước mắt của người dân để mua sắm vệ tinh viễn thám, khí tài quân sự, nuôi dưỡng quân đội… để làm gì khi giàn khoan này rời khỏi cảng Trung Quốc đi vào Biển Đông và đi sâu vào lãnh hải đến hơn 80 hải lý với tốc độ không thể nhanh hơn 10 hải lý/ giờ. Nói cách khác sự kiện này đã được biết trước hàng tuần, tại sao Nhà nước Việt Nam không có cảnh báo sớm và răn đe tương thích?
4- Bao giờ báo chí mới thôi đưa tin “cướp, hiếp, giết, loạn luân…”, các kênh truyền hình với đủ các loại trò chơi, giải trí có thưởng để ru ngủ người dân mà quên đi hiện tình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước?
5- Đến khi nào thì Nhà nước thôi dùng quân đội để cưỡng chế thu hồi đất đai của nông dân?
6- Đến khi nào thì Đảng và Nhà nước chỉ rõ “thế lực thù địch” của Đảng là ai? Thế lực cầm tù nhân dân là ai?
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học do GS Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 1998: Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đấy. Song lâu nay, trong suy nghĩ của không ít người, biểu tình vẫn được hiểu nhầm sang ý nghĩa chống đối. Thực tế, biểu tình cũng không có nghĩa là chống đối. Bởi trước chủ trương, hành động đúng đắn của Nhà nước, người dân ủng hộ thì họ xuống đường để bày tỏ quan điểm, thái độ. Ngược lại, có những vấn đề liên quan tới đời sống, người dân không đồng tình thì họ cũng được quyền biểu tình để phản đối. (Nguồn: Báchkhoa toàn thư mở Wikipedia)
Ở một xã hội toàn trị người dân không được quyền biểu đạt ý chí, nguyện vọng. Con người sống trong xã hội này được như là chỉ sống thực vật mà chết về tinh thần. Biểu tình là một quyền biểu đạt của công dân để chứng tỏ tinh thần công dân không phải là đã chết.
Nói về tôn giáo, Việt Nam không có đạo gốc. Các tôn giáo xuất hiện ở Việt Nam đều du nhập từ bên ngoài. Sự du nhập, tồn tại, phát triển của mỗi một tôn giáo đều xuất phát từ những nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng thực tế của lịch sử. Mọi tôn giáo mà thu hút được tín ngưỡng tự nguyện của người dân, chia sẽ trách nhiệm với sống chính trị, xã hội của đất nước thì không thể bị gán cho là lực lượng phản quốc. Nói cách khác tôn giáo nào mà chia sẻ trách nhiệm với sự an nguy của đất nước, lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền con người thì đó là tôn giáo yêu nước đích thực. Một công dân không thể đơn lẻ để bảo vệ được quyền công dân, quyền làm người chính đáng của mình mà cần phải gia nhập tập thể hay gia nhập tổ chức để có sức mạnh. Hiện nay, chính quyền không thừa nhận các tổ chức xã hội dân sự, không thừa nhận đa nguyên, đa đảng. Tuy nhiên ý chí của chính quyền không đồng nghĩa với diễn biến của thực tế. Nhưng vì yêu cầu cấp bách của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và dân chủ hóa xã hội, mỗi người dân khi mà chưa có tổ chức của riêng mình thì hãy là một “tín đồ” hoặc hiệp thông với một tôn giáo yêu nước.
Biểu tình để biểu đạt ý chí, nguyện vọng của công dân để phản đối hành vi xâm lăng của giặc Tàu cho dù nó là bạn hay là thầy của bất kể ai.
Hà Nội, 05/05/2014
Hà Huy Sơn
Tác giả gửi BVN.
Theo luật pháp quốc tế: vùng lãnh hải của các quốc gia rộng 200 hải lý tính từ đường nội thủy. Như vậy, giàn khoan của Trung Quốc đã vào sâu lãnh thổ Việt Nam ít nhất 80 hải lý.
Sự kiện này người dân Việt Nam không thể không đặt ra các câu hỏi sau đây:
1- Trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đến đâu? Kể từ ngày nào để mất Hoàng Sa, Trường Sa (một số đảo), Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc… ngày nào là ngày chót để lãnh thổ, chủ quyền của Tổ Quốc thôi rơi vào tay giặc Tàu?
2- 16 chữ vàng, phương châm 4 tốt có lợi cho ai?
3- Những đồng tiền thuế từ mồ hôi, nước mắt của người dân để mua sắm vệ tinh viễn thám, khí tài quân sự, nuôi dưỡng quân đội… để làm gì khi giàn khoan này rời khỏi cảng Trung Quốc đi vào Biển Đông và đi sâu vào lãnh hải đến hơn 80 hải lý với tốc độ không thể nhanh hơn 10 hải lý/ giờ. Nói cách khác sự kiện này đã được biết trước hàng tuần, tại sao Nhà nước Việt Nam không có cảnh báo sớm và răn đe tương thích?
4- Bao giờ báo chí mới thôi đưa tin “cướp, hiếp, giết, loạn luân…”, các kênh truyền hình với đủ các loại trò chơi, giải trí có thưởng để ru ngủ người dân mà quên đi hiện tình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước?
5- Đến khi nào thì Nhà nước thôi dùng quân đội để cưỡng chế thu hồi đất đai của nông dân?
6- Đến khi nào thì Đảng và Nhà nước chỉ rõ “thế lực thù địch” của Đảng là ai? Thế lực cầm tù nhân dân là ai?
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học do GS Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 1998: Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đấy. Song lâu nay, trong suy nghĩ của không ít người, biểu tình vẫn được hiểu nhầm sang ý nghĩa chống đối. Thực tế, biểu tình cũng không có nghĩa là chống đối. Bởi trước chủ trương, hành động đúng đắn của Nhà nước, người dân ủng hộ thì họ xuống đường để bày tỏ quan điểm, thái độ. Ngược lại, có những vấn đề liên quan tới đời sống, người dân không đồng tình thì họ cũng được quyền biểu tình để phản đối. (Nguồn: Bách
Ở một xã hội toàn trị người dân không được quyền biểu đạt ý chí, nguyện vọng. Con người sống trong xã hội này được như là chỉ sống thực vật mà chết về tinh thần. Biểu tình là một quyền biểu đạt của công dân để chứng tỏ tinh thần công dân không phải là đã chết.
Nói về tôn giáo, Việt Nam không có đạo gốc. Các tôn giáo xuất hiện ở Việt Nam đều du nhập từ bên ngoài. Sự du nhập, tồn tại, phát triển của mỗi một tôn giáo đều xuất phát từ những nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng thực tế của lịch sử. Mọi tôn giáo mà thu hút được tín ngưỡng tự nguyện của người dân, chia sẽ trách nhiệm với sống chính trị, xã hội của đất nước thì không thể bị gán cho là lực lượng phản quốc. Nói cách khác tôn giáo nào mà chia sẻ trách nhiệm với sự an nguy của đất nước, lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền con người thì đó là tôn giáo yêu nước đích thực. Một công dân không thể đơn lẻ để bảo vệ được quyền công dân, quyền làm người chính đáng của mình mà cần phải gia nhập tập thể hay gia nhập tổ chức để có sức mạnh. Hiện nay, chính quyền không thừa nhận các tổ chức xã hội dân sự, không thừa nhận đa nguyên, đa đảng. Tuy nhiên ý chí của chính quyền không đồng nghĩa với diễn biến của thực tế. Nhưng vì yêu cầu cấp bách của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và dân chủ hóa xã hội, mỗi người dân khi mà chưa có tổ chức của riêng mình thì hãy là một “tín đồ” hoặc hiệp thông với một tôn giáo yêu nước.
Biểu tình để biểu đạt ý chí, nguyện vọng của công dân để phản đối hành vi xâm lăng của giặc Tàu cho dù nó là bạn hay là thầy của bất kể ai.
Hà Nội, 05/05/2014
Hà Huy Sơn
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét