Hình ảnh các hoạt động khoan dầu ở nước ngoài trước trụ sở Công ty Dầu khí ngoàikhơi quốc gia Trung Quốc CNOOC tại Bắc Kinh. |
Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên án hành động của Bắc Kinh cho giàn khoan Hải dương 981 khoan và tác nghiệp tại khu vực Biển Đông từ ngày 2/5 đến ngày 15/8 là phi pháp, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Phát ngôn nhân Lê Hải Bình nói động thái này ‘xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam’, ‘nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý.’
Ông Bình khẳng định ‘Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối.’
Ông Bình nhắc lại ‘Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.’
Đáp lại, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh giàn khoan trị giá 1 tỷ đô la do công ty CNOOC Trung Quốc làm chủ ‘hoạt động hoàn toàn trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.’
Phản đối chính thức của chính phủ Việt Nam được đưa ra hai ngày sau khi Cục Hải Sự Trung Quốc
Công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam ngày 4/5 đã gửi thư phản đối tới công ty CNOOC của Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và kéo giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam, Cục Hải Sự Trung Quốc hôm nay mở rộng phạm vi khu vực cấm xung quanh giàn khoan thêm thành 4,8 km. Trước đó, trong thông cáo ngày 3/5, Cục này yêu cầu các tàu bè phải tránh xa giàn khoan Hải dương 1,6 km.
Báo Dân Trí của Việt Nam ngày 5/5 nói giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc là một ‘hàng không mẫu hạm dầu mỏ’ ‘phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược
Năm 2012, công ty CNOOC đã mời thầu các công ty nước ngoài cùng hợp tác phát triển 9 lô dầu khí ở phía Tây Biển Đông.
Lần đó, Việt Nam đã lên tiếng phản đối với lời tố cáo rằng đây là hành động bất hợp pháp vì một số lô dầu khí này nằm trong các vùng biển Hà Nội nói thuộc chủ quyền Việt Nam.
Giới phân tích cho rằng các hoạt động thăm dò dầu khí của Trung Quốc ở Biển Đông một phần nhằm khẳng định chủ quyền trên hầu hết toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên này.
Ngoài ra, tin cho hay hải quân Trung Quốc cũng đang chuẩn bị xây một sân bay trên Đảo Xích Qua mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
Nguồn: Reuters,
Theo VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét