Lạm phát tại Việt Nam tăng ở mức gần 20% trong tháng Năm và vẫn đang tăng.
Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bình luận rằng Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn tồi tệ nhất của sự bất ổn vĩ mô, phóng viên Ben Bland của Financial Times đưa tin trênBấm blog ngày 02/06.
Tuy nhiên Kinh tế gia Trưởng Deepak Mishra từ Ngân hàng Thế giới có văn phòng tại Hà Nội cũng lưu ý lạm phát tại Việt Nam đã tăng tới mức 20% và vẫn còn tăng, nhập siêu vẫn tăng, và bắt đầu có một số dấu hiệu về thực trạng khó khăn trong thanh toán tại khu vực bất động sản.
Ngân hàng Thế giới nhận định đã có sự phục hồi niềm tin thông qua điều được mô tả là việc thực hiện thành công các biện pháp giải quyết khủng hoảng.
Các biện pháp này bao gồm chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ cũng như chống đôla hóa nền kinh tế theo Nghị quyết 11.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ Việt Nam có khả năng thực hiện triệt các biện pháp nhằm bình ổn kinh tế hay không.
Ông Mishra cũng cảnh báo còn quá sớm để ăn mừng thắng lợi trong cuộc chiến chống bất ổn vĩ mô.
Một số nhà đầu tư đã nói với Financial Times rằng một khi có các ghế bộ trưởng mới (dự kiến cuối tháng Bảy đầu tháng Tám) thì họ trông đợi những vị này sẽ đưa ra hành động cho một loạt các vấn đề quan trọng từ việc cải thiện thị trường chứng khoán có tính thanh khoản kém hay nợ xấu của tập đoàn nhà nước bên bờ phá sản Bấm Vinashin.
Hôm 22/05 phóng viên Ben Bland có bài blog nhận định điều nhà báo này gọi là Bấm Cuộc chiến 'giả tạo' trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài viết vào lúc đó phản ánh về các quan ngại đối với thực trạng chính phủ Việt Nam thường ban hành các nghị định mà hiệu quả thực hiện các nghị định là kém.
Bài viết này cho thấy sự lo lắng của giới đầu tư cho đến khi họ thấy bằng chứng rõ ràng hơn về việc chính phủ thực hiện triệt để và có kết quả đối với Nghị quyết 11 nhằm bình ổn kinh tế.
Vào tuần cuối cùng của tháng Năm thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự sụt điểm mạnh do có việc Bấm bán cổ phiếu ra ồ ạt từ giới đầu tư trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, với VN Index có lúc xuống ngưỡng 380 điểm.
Tuy nhiên hiện chỉ số VN Index đã tăng trở lại trong khoảng một tuần qua.
Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam có tổng giá trị vốn hóa trên thị trường chưa tới một phần ba GDP, được coi là còn nhỏ và chưa được xem là "nhiệt kế" của nền kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét