Một trạm xăng ở Việt Nam. Giá xăng dầu đã tăng liên tục từ đầu năm đến nay. Reuters |
Các doanh nghiệp thì càng thêm kiệt quệ trong bối cảnh làm ăn cực kỳ khó khăn, bởi vì giá xăng dầu tăng thì sẽ kéo chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển tăng theo. Vấn đề là họ lại không thể tăng giá bán, vì sức mua của người dân đang tuột dốc cùng với đà leo thang của giá xăng dầu. Hậu quả sau cùng dĩ nhiên là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ sụt giảm.
Việt Nam được coi là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất ở Đông Nam Á. Hiện giờ mỗi năm Việt Nam khai thác được khoảng 15 triệu tấn dầu thô, nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến 6 triệu tấn, chỉ đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Phần dầu thô còn lại được xuất ra ngoài. Cho nên, Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập thêm một phần dầu thô khác để chế biến thành xăng dầu sử dụng trong nước, cũng như nhập trực tiếp một khối lượng xăng dầu. Chính vì vậy mà giá xăng ở Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào giá xăng dầu của thế giới.
Không chỉ ở Việt Nam, mà tại nhiều nước khác, giá xăng dầu vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhất là những nước mà người dân đã quen với chuyện nhiên liệu được trợ giá như Indonesia. Nhưng vấn đề là trong khi giá xăng dầu trên thế giới hiện đang có xu hướng giảm, thì giá xăng dầu tại Việt Nam lại tăng liên tục từ đầu năm đến nay.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tăng giá một cách không minh bạch, không hợp lý chính là sự độc quyền, thiếu cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, theo như nhận định chung của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 17/07 vừa qua.
Không chỉ ở Việt Nam, mà tại nhiều nước khác, giá xăng dầu vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhất là những nước mà người dân đã quen với chuyện nhiên liệu được trợ giá như Indonesia. Nhưng vấn đề là trong khi giá xăng dầu trên thế giới hiện đang có xu hướng giảm, thì giá xăng dầu tại Việt Nam lại tăng liên tục từ đầu năm đến nay.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tăng giá một cách không minh bạch, không hợp lý chính là sự độc quyền, thiếu cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, theo như nhận định chung của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 17/07 vừa qua.
∇ TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét