Ảnh: Hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc (ảnh: Global Post) |
Đây là nội dung bài viết “China's Big Course Correction in the South China Sea?” của Ted Galen Carpenter, đăng trên trang National Interest ngày 25.7. Một Thế Giới xin trích dịch:
Sau nhiều tháng Trung Quốc hành xử hung hăng với các láng giềng, gần đây có những dấu hiệu cho thấy có thể Bắc Kinh đổi qua các chủ trương mang tính hòa giải hơn.
Như TQ bất ngờ đem giàn khoan Haiyang Shiyou 981 gây tranh cãi về nước, sau hai tháng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cuối tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp thượng đỉnh với nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee, tìm cách cải thiện quan hệ với nước này, sau vụ căng thẳng năm ngoái khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Ngay cả giọng điệu sôi sục của TQ cảnh cáo Mỹ nên đứng ngoài vụ tranh chấp chủ quyền biển Đông cũng “tắt tiếng”. Thay cho những tuyên bố inh ỏi rằng Mỹ can thiệp, các quan chức TQ nay yêu cầu Mỹ “hãy công bằng” trong các tuyên bố về các vấn đề.
Có thể đó chỉ là một đường lối hòa giải tạm thời, hoàn toàn là sự thay đổi chiến thuật. Nhưng cũng có một cách giải thích đáng khích lệ hơn:
Cuối cùng Bắc Kinh nhận ra mình phản ứng quá đáng trong việc gây sức ép đòi chủ quyền khu vực, và cách hành xử hung hăng ấy đã khiêu khích sự bức xúc của các nước láng giềng, vốn trở nên nghiêng nhiều hơn về chủ trương kiềm cương TQ một cách trực tiếp, do Mỹ khởi xướng.
Rõ ràng đã có nhiều chứng minh về sự phẫn nộ ngày càng tăng nơi các quốc gia Đông Á, đối với lối hành xử hung hăng ngang ngược của TQ trong 3, 4 năm qua, và chỉ có quan chức TQ nào "trì trệ, chậm hiểu" nhất mới có thể không biết những tín hiệu cảnh cáo ấy.
Từ những hành xử nguy hiểm nhất này của TQ, Nhật Bản đã “giải thích lại” điều khoản 9 trong Hiến pháp Nhật, để cho phép Nhật có các biện pháp phòng thủ tập thể.
Nhưng còn những thay đổi tinh tế khác. Hồi tháng sáu, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố chính phủ của ông sẽ ủng hộ Việt Nam và các nước khác có tranh chấp chủ quyền biển với TQ.
Vài tháng trước đó, Nhật cùng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khai thác các nỗ lực để có quyền tự do hàng hải an toàn hơn, một cái tát thẳng vào tuyên bố độc chiếm biển Đông kiểu bành trướng của TQ.
Cách tiếp cận mới của Nhật rõ ràng nhắm tới một loạt đối tác an ninh ngày càng lớn. Nhật và Úc thương lượng một thỏa thuận để Nhật bán công nghệ tàu ngầm cho Úc.
Nhật cũng công bố xem xét việc cung cấp tàu tuần dương cho Việt Nam, dù Nhật cũng đang có căng thẳng với TQ, nên việc giao tàu đòi hỏi phải đợi thêm một thời gian.
Quan hệ an ninh giữa Nhật và Ấn Độ cũng ấm lên, đến độ các học giả được tôn trọng nay nói đến khả năng hình thành một liên minh quân sự Nhật - Ấn.
Nhưng những nỗi lo ngại của TQ không chỉ giới hạn ở các chương trình hành động của Nhật vì an ninh khu vực.
Ngay cả các nước láng giềng nhỏ của TQ cũng có những phản ứng trước các hành vi hung hăng của TQ.
Việt Nam và Philippines đã tăng cường hợp tác quân sự và ngoại giao. Hàn Quốc đồng ý cung cấp tàu chiến cho hải quân Philippines hồi cuối tháng 6.
Indonesia đang chủ trương hiện đại hóa quân đội để có thể đối phó những “tình trạng khẩn cấp” ở Đông Nam Á, vì họ ngày càng quan ngại những tham vọng của TQ.
Dù có quan hệ kinh tế song phương lớn với TQ, Úc cũng ra một cảnh báo với TQ, rằng các hành vi của họ trên biển Đông là “khiêu khích và vô tích sự”.
Ngay sau đó, Úc đồng ý chi 11,6 tỉ USD để mua 58 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, một nỗ lực nâng cấp lớn của không quân Úc.
Sẽ không phải ngạc nhiên, nếu các quan chức TQ đầy mánh khóe trở nên cảnh giác trước các biện pháp đề phòng TQ của những nước láng giềng.
Trần Trí (lược dịch theo National Interest )
Sau nhiều tháng Trung Quốc hành xử hung hăng với các láng giềng, gần đây có những dấu hiệu cho thấy có thể Bắc Kinh đổi qua các chủ trương mang tính hòa giải hơn.
Như TQ bất ngờ đem giàn khoan Haiyang Shiyou 981 gây tranh cãi về nước, sau hai tháng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cuối tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp thượng đỉnh với nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hee, tìm cách cải thiện quan hệ với nước này, sau vụ căng thẳng năm ngoái khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Ngay cả giọng điệu sôi sục của TQ cảnh cáo Mỹ nên đứng ngoài vụ tranh chấp chủ quyền biển Đông cũng “tắt tiếng”. Thay cho những tuyên bố inh ỏi rằng Mỹ can thiệp, các quan chức TQ nay yêu cầu Mỹ “hãy công bằng” trong các tuyên bố về các vấn đề.
Có thể đó chỉ là một đường lối hòa giải tạm thời, hoàn toàn là sự thay đổi chiến thuật. Nhưng cũng có một cách giải thích đáng khích lệ hơn:
Cuối cùng Bắc Kinh nhận ra mình phản ứng quá đáng trong việc gây sức ép đòi chủ quyền khu vực, và cách hành xử hung hăng ấy đã khiêu khích sự bức xúc của các nước láng giềng, vốn trở nên nghiêng nhiều hơn về chủ trương kiềm cương TQ một cách trực tiếp, do Mỹ khởi xướng.
Rõ ràng đã có nhiều chứng minh về sự phẫn nộ ngày càng tăng nơi các quốc gia Đông Á, đối với lối hành xử hung hăng ngang ngược của TQ trong 3, 4 năm qua, và chỉ có quan chức TQ nào "trì trệ, chậm hiểu" nhất mới có thể không biết những tín hiệu cảnh cáo ấy.
Từ những hành xử nguy hiểm nhất này của TQ, Nhật Bản đã “giải thích lại” điều khoản 9 trong Hiến pháp Nhật, để cho phép Nhật có các biện pháp phòng thủ tập thể.
Nhưng còn những thay đổi tinh tế khác. Hồi tháng sáu, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố chính phủ của ông sẽ ủng hộ Việt Nam và các nước khác có tranh chấp chủ quyền biển với TQ.
Vài tháng trước đó, Nhật cùng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khai thác các nỗ lực để có quyền tự do hàng hải an toàn hơn, một cái tát thẳng vào tuyên bố độc chiếm biển Đông kiểu bành trướng của TQ.
Cách tiếp cận mới của Nhật rõ ràng nhắm tới một loạt đối tác an ninh ngày càng lớn. Nhật và Úc thương lượng một thỏa thuận để Nhật bán công nghệ tàu ngầm cho Úc.
Nhật cũng công bố xem xét việc cung cấp tàu tuần dương cho Việt Nam, dù Nhật cũng đang có căng thẳng với TQ, nên việc giao tàu đòi hỏi phải đợi thêm một thời gian.
Quan hệ an ninh giữa Nhật và Ấn Độ cũng ấm lên, đến độ các học giả được tôn trọng nay nói đến khả năng hình thành một liên minh quân sự Nhật - Ấn.
Nhưng những nỗi lo ngại của TQ không chỉ giới hạn ở các chương trình hành động của Nhật vì an ninh khu vực.
Ngay cả các nước láng giềng nhỏ của TQ cũng có những phản ứng trước các hành vi hung hăng của TQ.
Việt Nam và Philippines đã tăng cường hợp tác quân sự và ngoại giao. Hàn Quốc đồng ý cung cấp tàu chiến cho hải quân Philippines hồi cuối tháng 6.
Indonesia đang chủ trương hiện đại hóa quân đội để có thể đối phó những “tình trạng khẩn cấp” ở Đông Nam Á, vì họ ngày càng quan ngại những tham vọng của TQ.
Dù có quan hệ kinh tế song phương lớn với TQ, Úc cũng ra một cảnh báo với TQ, rằng các hành vi của họ trên biển Đông là “khiêu khích và vô tích sự”.
Ngay sau đó, Úc đồng ý chi 11,6 tỉ USD để mua 58 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ, một nỗ lực nâng cấp lớn của không quân Úc.
Sẽ không phải ngạc nhiên, nếu các quan chức TQ đầy mánh khóe trở nên cảnh giác trước các biện pháp đề phòng TQ của những nước láng giềng.
Trần Trí (lược dịch theo National Interest )
( Một Thế Giới )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét