Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị gặp Thượng nghị sĩ John McCain tại Trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 22/7 (giờ địa phương). (Ảnh: Phạm Đạt - TTXVN)
Tiếp tục chuyến công tác theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 23/7/2014, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã tới New York.
Tại đây, ông Phạm Quang Nghị đã có cuộc gặp Phó Tổng Thư ký thứ nhất Liên Hợp Quốc Jan Eliasson; dự cuộc Tọa đàm do Hội châu Á tổ chức; trao đổi với Ban Lãnh đạo Quỹ Hòa giải và Phát triển; gặp gỡ đại diện các bạn bè cánh tả; bà con Việt kiều, và thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại New York.
Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, ông Phạm Quang Nghị đã giới thiệu tổng quan tình hình Việt Nam, chính sách đối nội, đối ngoại, thành tựu Đổi mới của đất nước, những thách thức và giải pháp trong thời gian tới.
Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Ông Phạm Quang Nghị cảm ơn các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đã hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả nỗ lực xóa đói, giảm nghèo và phát triển của Việt Nam, góp phần vào thành tựu Đổi mới của Việt Nam; khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh với bà con Việt kiều chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam; ghi nhận và hoan nghênh những tình cảm và đóng góp của bà con Việt kiều đối với quê hương, đất nước, nhất là những hoạt động vừa qua của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đã biểu thị lòng yêu nước, lên án, phê phán những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền biển đảo của nước ta. Đồng chí đã động viên, nhắc nhở bà con Việt kiều tiếp tục phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng luật pháp của sở tại, tiếp tục hướng về Tổ quốc.
Đặc biệt là cuộc gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu từ nhiều cơ quan, tổ chức Mỹ do Hội châu Á tổ chức, ông Phạm Quang Nghị đã điểm lại tình hình diễn biến ở biển Đông trong thời gian qua, nêu bật quyết tâm, chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời hết sức coi trọng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ gìn và củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước, trước hết là các nước láng giềng.
Phó Tổng Thư ký thứ nhất Jan Eliasson hoan nghênh ông Phạm Quang Nghị tới thăm Trụ sở Liên Hợp Quốc, đánh giá cao sự hợp tác và đóng góp tích cực trong 37 năm qua của Việt Nam; hoan nghênh Việt Nam chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; ca ngợi những thành tựu đáng khâm phục của Việt Nam trong xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong phát triển cho các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc, đồng thời cam kết tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Trao đổi với Hội châu Á với sự có mặt của nhiều vị học giả, nhà nghiên cứu, hoạt động xã hội có uy tín – một tổ chức xã hội của Hoa Kỳ có vị thế lớn trong quan hệ với châu Á nói riêng và với thế giới nói chung, các đại biểu đều bày tỏ sự quan tâm sâu sắc trước những diễn biến phức tạp, nhất là ở biển Đông do việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gây ra; nhiều vị học giả đánh giá cao các ý kiến trình bày thẳng thắn, cởi mở và xây dựng của ông Phạm Quang Nghị, làm rõ chủ trương đúng đắn, cách tiếp cận có nguyên tắc và thái độ kiềm chế của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề phức tạp, căng thẳng vừa qua do Trung Quốc gây ra; bày tỏ mong muốn tình hình khu vực sớm trở lại bình thường, bảo đảm hòa bình và ổn định ở một khu vực mà cộng đồng quốc tế có nhiều lợi ích chung.
Trước khi tới New York, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc, làm việc tại Washington DC, gặp-làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Thomas Shannon; Phó Cố vấn An ninh Quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken, Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng Nghị sĩ John McCain.
Tại đây, ông Phạm Quang Nghị đã có cuộc gặp Phó Tổng Thư ký thứ nhất Liên Hợp Quốc Jan Eliasson; dự cuộc Tọa đàm do Hội châu Á tổ chức; trao đổi với Ban Lãnh đạo Quỹ Hòa giải và Phát triển; gặp gỡ đại diện các bạn bè cánh tả; bà con Việt kiều, và thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội tại New York.
Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, ông Phạm Quang Nghị đã giới thiệu tổng quan tình hình Việt Nam, chính sách đối nội, đối ngoại, thành tựu Đổi mới của đất nước, những thách thức và giải pháp trong thời gian tới.
Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Ông Phạm Quang Nghị cảm ơn các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đã hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả nỗ lực xóa đói, giảm nghèo và phát triển của Việt Nam, góp phần vào thành tựu Đổi mới của Việt Nam; khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh với bà con Việt kiều chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam; ghi nhận và hoan nghênh những tình cảm và đóng góp của bà con Việt kiều đối với quê hương, đất nước, nhất là những hoạt động vừa qua của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đã biểu thị lòng yêu nước, lên án, phê phán những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền biển đảo của nước ta. Đồng chí đã động viên, nhắc nhở bà con Việt kiều tiếp tục phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng luật pháp của sở tại, tiếp tục hướng về Tổ quốc.
Đặc biệt là cuộc gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu từ nhiều cơ quan, tổ chức Mỹ do Hội châu Á tổ chức, ông Phạm Quang Nghị đã điểm lại tình hình diễn biến ở biển Đông trong thời gian qua, nêu bật quyết tâm, chủ trương, biện pháp đấu tranh đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời hết sức coi trọng, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ gìn và củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước, trước hết là các nước láng giềng.
Phó Tổng Thư ký thứ nhất Jan Eliasson hoan nghênh ông Phạm Quang Nghị tới thăm Trụ sở Liên Hợp Quốc, đánh giá cao sự hợp tác và đóng góp tích cực trong 37 năm qua của Việt Nam; hoan nghênh Việt Nam chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; ca ngợi những thành tựu đáng khâm phục của Việt Nam trong xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong phát triển cho các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc, đồng thời cam kết tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Trao đổi với Hội châu Á với sự có mặt của nhiều vị học giả, nhà nghiên cứu, hoạt động xã hội có uy tín – một tổ chức xã hội của Hoa Kỳ có vị thế lớn trong quan hệ với châu Á nói riêng và với thế giới nói chung, các đại biểu đều bày tỏ sự quan tâm sâu sắc trước những diễn biến phức tạp, nhất là ở biển Đông do việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gây ra; nhiều vị học giả đánh giá cao các ý kiến trình bày thẳng thắn, cởi mở và xây dựng của ông Phạm Quang Nghị, làm rõ chủ trương đúng đắn, cách tiếp cận có nguyên tắc và thái độ kiềm chế của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề phức tạp, căng thẳng vừa qua do Trung Quốc gây ra; bày tỏ mong muốn tình hình khu vực sớm trở lại bình thường, bảo đảm hòa bình và ổn định ở một khu vực mà cộng đồng quốc tế có nhiều lợi ích chung.
Trước khi tới New York, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc, làm việc tại Washington DC, gặp-làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Thomas Shannon; Phó Cố vấn An ninh Quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken, Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng Nghị sĩ John McCain.
Do việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phải đi công tác đột xuất để giải quyết tình hình tại Trung Đông nên đã cử bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, thay mặt đến chào và trao đổi. Ông Phạm Quang Nghị cũng đã có cuộc trao đổi làm việc với Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) Kenneth Wollack và Chủ tịch Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI) Mark Green trao đổi về những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Các cuộc gặp, làm việc diễn ra trong bầu không khí cởi mở, xây dựng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.
Ông Phạm Quang Nghị đã tới thăm, thông báo tình hình đất nước với Lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Ngày 28/7/2014, ông Phạm Quang Nghị đã rời New York, kết thúc chuyến công tác thành công tới Hoa Kỳ./.
Ông Phạm Quang Nghị đã tới thăm, thông báo tình hình đất nước với Lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Ngày 28/7/2014, ông Phạm Quang Nghị đã rời New York, kết thúc chuyến công tác thành công tới Hoa Kỳ./.
(TTXVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét